Triethoc_9
Câu 9: Phân tích quan niệm của triết học M-L về sự phát triển của các hình thái KT-XH. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc Đổi Mới (1986), ĐCSVN đã vận dụng quan niệm này ntn?
I/Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin: sự phát triển của các hình thái KT-XH là quá trình lịch sử- tự nhiên.
1/ Phạm trù hình thái kinh tế xã hội
- K/N: hình thái Kt-XH là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xh đó phù hợp với một trình độ nhất định của \LLSX và với một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy
- Các quan điểm trước Mac: khi xem xét về xã hội đã cho rằng XH được nhìn nhận hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên, không có tính lặp lại.
- Quan điểm của CNDVBC về XH: xem xét XH là một chính thể, một hệ thống hoàn chỉh, có cấu trúc phức tạp mà trong đó QHSX phải phù hợp với trình độ pt nhất định của LLSX, QHSX là cái cơ bản quyết định tất cả mọi quan hệ xh.
Do đó xh được xem xét ơ 3 mặt cơ bản:
+/ LLSX
+/ QHSX
+/ KTTT
Ba mặt này có vị trí riêng, có tác động lẫn nhau và thống nhất với nhau.
*/ LLSX là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xh và giữ vai trò quyết định.
*/ QHSX là quan hệ cơ bản đầu tiên và quyết định tất cả các quan hệ sx khác.
*/ KTTT được hình thành trên cơ sơ hạ tầng và phù hợp với cơ sơ hạ tầng, là công cụ để bảo vệ và duy trì cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó.
2/ sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hôi là một quá trình lịch sử tự nhiên
- XH phát triển qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng vói mỗi giai đoạn nhất định là một hình thái kinh tế xh. Mác đã khẳng định lịch sử xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội.
- sự vận động thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử do các quy luật khách quan chi phối ( QHSX...LLSX, SCHT...KTTT )- đó là một quá trình lịch sử tự nhiên. Các mác viết: " tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xh là một quá trình lịch sử tự nhiên.
- nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của xh là do sự phát triển của LLSX.
"Chỉ có đem những quan hệ xh vào những quan hệ sx và đem quy những quan hệ sx vào trình độ của llsx thì ng ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái ktxh là một quá trình lịch sủ tự nhiên"
- Quy luật chung của nhân loại đi lên từ thấp đến cao. Song mỗi dân tộc đều có thể bị chi phối về các điều kiện về tự nhiên, chính trị, truyền thống, văn hóa và điều kiện quốc tế...do đó có những dân tộc có thể "bỏ qua" một số hình thái kinh tế - xh nào đó. Song sự "bỏ qua" đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không theo ý muốn chủ quan.
3/ Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó chỉ ra cho thấy động lực của lịch sử nằm ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con ng dưới tác động của các quy luật khách quan.
- Học thuyết này đã khắc phục được quan điểm duy tâm trừu tượng, vô căn cứ về xã hội.
- Học thuyết này là cơ sở khách quan cho đường lối cách mạng của Đảng cộng sản trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng cộng sản chủ nghĩa. Nó là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã hội và là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội.
- ngày nay trước thực tiễn lịch sử của nhân loại có nhiều bổ sung và phát triển mới, song cơ sở khoa học của học thuyết vẫn còn nguyên giá trị.
II/ Vận dụng vào Việt Nam:
*/ Do điều kiện đặc điểm tình hình đất nước, với sự sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã khẳng định con đường đi lên của cách mạng việt nam, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua phương thức sản xuất TBCN, tiến lên cnxh, đó là một quy luật hết sức tự nhiên phù hợp với quy luật khách quan chi phối.
- con đường cm viêt nam: Cm dân tộc dân chủ giành chính quyền cho nhân dân rồi mới đi theo cách mạng xhcn. Con đường này đúng đắn vì nó đem lại đời sống ấm no cho nhân dân. Sau khi hoàn thành cách mạng xhcn, ta sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
+/ Trong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, luận cương đầu tiên của Đảng ta đã khẳng định: " con đường của CM việt nam nhất định phải đi tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua thời kì TBCN"
+/ Qua các thời kì cm từ khi thành lập, Đảng ta luôn khẳng định chân lý: "độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường tất yếu khách quan, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta"
+/ Tại Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: "con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN"
- Đảng CSVN kiên trì theo con đường CNXH. Trong công cuộc đổi mới 1986, Đảng đã xác định được con đường đổi mới của đất nước nhưng đồng thời phải nắm vững nguyên lý CNDVBC vào tình hình VN. Đảng đã xác định được bước đi, xác định thành phần kinh tế, con đường đổi mới, mục tiêu đi lên CNXH.
- Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống,đổi mới kinh tế là đổi mới được thực hiện đầu tiên, sang đến thập niêu cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, chúng ta thực hiện đổi mới trên tất cả các mặt xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế quản lý đất nước, văn hóa, đổi mới cả sự lãnh đạo của Đảng, thể chế chính trị. Và ngày nay đổi mới kinh tế ở VN được xem như quá trình chuyển đổi nền kinh tế, kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
- Đổi mới về chính trị, Đảng CSVN đã khẳng định kiên trì con đường định hướng đi lên XHCN. Đảng CSVN phải giữ vai trò lãnh đạo, là người lãnh đạo duy nhất. do đó cho đến nay đổi mới chính trị ở nước ta là chuyển từ việc lãnh đạo kinh tế chủ quan duy ý chí sang tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường. đồng thời trên lĩnh vực đối ngoại chúng ta chú trọng hợp tác với các nước. VN muốn làm bạn với các nước trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- về đổi mới văn hóa và các mặt khác: đổi mới văn hóa cũng được thể hiện rất rõ trong nghị quyết 05 của Đảng. Đồng thời những tổng kết về thành tựu đổi mới giáo dục và đổ mới trong Đảng ( tăng cường sự lãnh đạo trong Đảng, Đảng tự đổi mới mình)
- Đảng CSVN đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm lớn trong công tác lãnh đạo của mình:
+/ Trong toàn bộ hoạt động của mình, phải quán triệt bài học lấy dân làm gốc.
+/ Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan.
+/ Phải kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
+/ Phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ Đảng cầm quyền.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top