triet1 ptit

Câu 1: Định nghĩa vật chất của Lênin, ý nghĩa phương pháp luận:

- Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà triết học đi trước, khái quát những thành quả của khoa học tự nhiên và cơ sở thực tiến những năm cuối TK 19 đầu TK 20, từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống CN duy tâm, Lê nin đã vach rõ ý đồ xuyên tạc những thành tựu khoa học tự nhiên của những nhà triết học duy tâm, khẳng đinh bản chất vật chất của thế giới và đưa ra đinh nghĩa về vật chất: " Vật chât là phạm trù triết học dùng đẻ chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"

- Định nghĩa vật chất của Lê nin có 3 nội dung quan trọng:

+ Thứ nhất, khẳng định vật chất là một phạm trù triết học có nghĩa là muốn khẳng định và phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học (tức phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn dề cơ bản của triết học) với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành ( tức khái niệm dùng chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính, những biểu hiện cụ thể củ thế giới vật chất, tự nhiên hay xã hội)

+ Khẳng định vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan nghĩa là: Thực tại khách quan là thuộc tính quan trọng nhất để phan biệt vật chất và ý thức, để khẳng định rằng đó những cái đang tồn tại độc lập với ý thức con người trong đời sống xã hội vật chất đó là tồn tại XH, nó không phụ thuộc vào ý thức XH.

+ Khẳng định vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giácquan của con người, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

- ý nghĩa phương pháp luận: Định nghĩa vật chất của Lê nin có ý nghĩa quan trọng đốí với sự phát triển của CN duy vật và nhận thức khoa học:

+ Khẳng định bản chất của thế gới là vật chất, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh, chỉ là sản phẩm của vật chất đồng thời định nghĩa cũng khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới, có khả năng chụp lại, chép lại, phản ảnh thế giới vc.

+ Định nghĩa vật chất đã bác bỏ quan điểm xuyên tạc của CN duy tâm về CN duy vật và khẳng định bản chất của CN duy vật luôn được "khẳng định và tồn tại", cơ sở nền tảng của CN duy vật vẫn tiếp tục phát triển và nó cũng bác bỏ cácquan niệm trước đây về vật chất, góp phần mở đường cho các KH tự nhiên trong việc tìm ra các hình thức mới của vật chất để chứng minh cho sự phong phú của cấu trúc vật chất. Vì vậy nó cung cấp thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.

Cau 2.Ý nghĩa phương pháp luận 2 nguyen ly

●Nguyên lý về mối liên hệ là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử●cụ thể

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Trên cơ sở đó có nhận thức và hành động đúng với thực tiễn kháchquan.

"Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đố. Chúng ta ko thể làm đc điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc"

●Đối lập với quan điểm biện chứng toàn diện thì quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện. Nó ko xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời mặt kia, sự vật này tách rời sự vật khác.

●Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện.

+Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một các vô nguyên tăc, kết hợp những mặt vốn ko có mối liên hệ với nhau hoặc ko thể dung hợp đc với nhau.

Thuật ngụy biện cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặt lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu.

Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải kết hợp quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử ● cụ thể.

●Quan điểm lịch sử ● cụ thể yêu cầu việc nhận thức các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tác động; xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để đưa ra các biện pháp đúng đắn phù hợp với đặc điểm cụ thể của đối tượng cần tác động nhằm tránhquan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc

2.Ý nghĩa phương pháp luận

●Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức và cải tạo thế giới.

Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải:

+Xem xét sự vật, hiện tượng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong "sự tự vận động", trong sự biến đổi của nó.

+Luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên. Phát triển là quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận, nghịc, đầy mâu thuẫn, vì vậy phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển.

+Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triên cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối liên hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên đồng thời phát huy nhân tố chủquan của con người để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng quy luật.

+Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.

Câu 3: Phân tích nội dung của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn ?

Trả lời:

Khái niệm:

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ định quy định bên trong SVHT là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành để khẳng định SV nó là nó và để phân

biệt nó với các khác và chất của SV mang tính khách quan.

VD: 2 cuộc cách mạng CMVS & CMTS.

- Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật nhưng chưa nói rõ sự khác nhau căn bản giữa nó với sự vật khác mà chỉ nói lên quy mô trình độ, số lượng, mức độ của sự vật.

- Đó là mối liên hệ quy định lẫn nhau của chất và lượng. Nó là giới hạn mà trong đó tùy lượng đã thay đổi sự vật vẫn còn là nó chưa biến thành cái khác.

+ Nhảy vọt: Sự biến đổi về chất gọi là nhảy vọt, đó là bước ngoặt trong sự biến đổi dẫn đến về lượng.

+ Điểm nút giới hạn mà đến xảy ra nhảy vọt gọi là điểm nút.

2) Phân tích nội dung quy luật lượng-chất.

a) Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất:

Quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra bằng cách lượng đổi dẫn đến chất đổi. Sự vật tồn tại trong sự thống nhất giữa chất và lượng. Chất lượng tương đồng qua lại lẫn nhau. Lượng biến đổi dẫn đến tăng hoặc giảm trong giới hạn đó. Sựthay đổi về lượng chất làm thay đổi hoàn toàn về chất, nhưng ảnh hưởng đến trạng thái của chất. Lượng phát triển đến một mức độ nhất định hết giới hạn đó thì đó chính là điểm nút ở đây xảy ra nhảy vọt. Đó là sự chuyển biến về chất, chất cũ mất đi, chất mới ra đờithay thế cho sự vật cũ mất đi nhường chỗ cho sự vật mới ra đời. Nhảy vọt kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật nhưng nó không chấm dứt sự vận động mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật, chấm dứt một giai đoạn vận động này sang một giai đoạn vận động khác.

b) Chất mới ra đời tác động đến sự biến đổi của lượng. Chất mới ra đời tạo mọi sự thống nhất mới giữa chất và lượng và đổi mới.

Chất mới hình thành quy định sự biến đổi của lượng. Sự ảnh hưởng của chất đến lượng có thể biểu hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển của lượng mới. Trong sự vật mới, lượng lại tiếp tục biến đổi dẫn đến đến hết giới hạn đó, đó là điểm nút, ở đây lại xảy ra nhảy vọt và có sự chuyển biến về chất, chất mới ra đời, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đờithay thế cho nó. Sự ra đời của chất mới lại tác động đến sự biến đổi của lượng mới, cứ như vậy, hiện tượng vận động, phát triển lúc thì dẫn đến lượng, lúc thì nhảy vọt về chất.

3) ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong hoạt động thực tiễn.

- Việc nắm vững mối liên hệ biện chứng giữa thay đổi về chất có ý nghĩa phương pháp luận quản tổng cho chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhận thức cũng

Như hoạt động thực tiễn.

- Trong hoạt động thực tiễn nhất là trong đấu tranh cách mạng phải biết chớp thời cơ và tận dụng thời cơ nhằm tạo nên sự phát triển.

- Chống quan điểm sai lầm của chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng nh- chủ nghĩa vô chính phủ tả khuynh.

- Quan điểm của chủ nghĩa xét lại hữu khuynh, cải lương phủ nhận tính tất yếu của bước quá độ mang tính cách mạng, chỉ thừa nhận tiến hóa là hình thức thay đổi duy nhất của xã hội.

- Chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cơ hội tả khuynh phủ nhận hình thức phát triển mang tính liên tục chỉ thừa nhận những bước nhảy có tính chất cách mạng mang tính phiêu lưu. Quan điểm chủ quan nôn nóng cũng là biểu hiện của nó.

- Nắm vững quy luật này có ý nghĩa to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nước ta nói chung.

.Cau4: Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

a) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật

Không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm. Thí dụ; cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào...

b) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy

Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.

Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện. Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.

c) Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau

Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và ngược lại. Thí dụ: việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.

Sự chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối.

4. 3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận

Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật nó có thể xảy ra, có thể không. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên, vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, người ta thấy có phương án hành động dự phòng để chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.

Vì cái tất nhiên không tồn tại thuần tuý mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên. Do vậy muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái tất yếu.

Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật.

.Cau:5...lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Lực lượng sản xuất: là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành lực lượng sản xuất.

- Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.

- Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:

+ Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX: Trong quá trình hoạt động sản xuất, LLSX không ngừng được hoàn thiện và phát triển mà trước hết là phát triển công cụ sản xuất. Đến một trình độ nhất định, tính chất của LLSX thay đổi về cơ bản khi đó QHSX cũ lỗi thời trở thành vật cản đối với sự phát triển của LLSX. Đến một mức độ nhất định QHSX ấy bị phá vỡ để xác lập một kiểu QHSX mới cao hơn từ đó một phương thức sản xuất mới ra đời, một hình thái kinh tế xã hội mới xuất hiện.

+ Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:

> Khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó góp phần thúc đẩy LLSX phát triển.

> Khi không phù hợp nó sẽ kìm hãm LLSX: QHSX đã lỗi thời trước trình độ phát triển của LLSX, QHSX xác lập một cách duy ý chí đi quá xa so với LLSX.

2. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất?

- Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái mà trong đó, quan hệ sản xuất là "hình thức phát triển" của lực lượng sản xuất.

- Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định lại làm cho quan hệ từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành trở thành "xiềng xích" của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.

+ LLSX quyết định QHSX, vì:

- LLSX là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá trình sản xuất, còn QHSX là yếu tố phụ thuộc vào LLSX, nó là hình thức xã hội của sản xuất nên có tính chất tương đối ổn định, có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX.

- LLSX phát triển làm cho QHSX hình thành, biến đổi, phát triển cho phù hợp với nó. Sự phù hợp của LLSX với QHSX là động lực làm cho LLSX phát triển.

- Mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ được giải quyết bằng cách thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với LLSX. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.

3. Luận chứng cho thấy, ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

- Theo quy luật thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển cửa lực lượng sản xuất. Trong lịch sử, sự phát triển của lực lượng sản xuất là quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện công cụ lao động, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, là quá trình hình thành, phát triển phân công lao động xã hội, chuyển từ lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân lên lực lượng sản xuất có tính chất xã hội. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò to lớn, lực lượng sản xuất đã mang tính quốc tế, quá trình chuyển biến đó ngày một rõ ràng hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #quang