1 vài định nghĩa
Vấn đề cơ bản của triết học
Vần đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại; giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không.
2. Vật chất là j?
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Bản chất của thế giới, thực thể của thế giới là vật chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.
3. Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người và hoạt động của nó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan,trong đó thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức con người về thế giới khách quan. Về bộ óc con nguoi thì ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bô óc. Về mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan tạo ra qúa trình phản ánh năng động sáng tạo.
- Nguồn gốc xã hội: yếu tố cơ bản và trực tiếp nhất là nhân tố lao động và ngôn ngữ. Quá trình lao động làm biên đổi, hoàn chỉnh chính thức bản thân con người, trong lao động con người cần trao đổi thông tin với nhau từ đó ngôn ngữ ra đời phát triển cùng với lao động. Ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội với tư cách là hoạt động sáng tao ý thức không thể có ngoài lao động và ngôn ngữ, là phương tiện vật chất không thể thiếu được của loại hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa.
4. 3 quy luật .
a. Nội dung quy luật:
- Mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng.
Khái niệm chất:
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có củaØ SV, HT; là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành SV, HT, nói lên SV, HT đó là gì, phân biệt nó với các SV, HT khác.
Chất có tính khách quan, là cái vốn có của SV, HT, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định.
Chất biểu hiện tính toàn vẹn, tính thống nhất của SV, bởi vì chất làØ tổng hợp của các thuộc tính, bao gồm những thuộc tính cơ bản và không cơ bản, mỗi loại có vị trí, vai trò riêng của mình, chỉ có thuộc tính cơ bản nhất của SV, khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.
Mỗi SV có vô vàn chất: Vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất.
Chất và SV không tách rời nhau: Chất là chất của SV, còn Sv tồn tại với tính quy định về chất của nó.
Chất của SV không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành, mà còn được xác định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nó.
Khái niệm lượng:
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của SV, HT về mặt quy mô, trình độ phát triển của nó, biểu thị bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.
Lượng có tính khách quan, là cái vốn có của các SV, HT.
Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số các thuộc tính, các yếu tố về mặt quy mô và trình độ phát triển của nó. Nhưng đối với các SV, HT phức tạp thì không thể diển tả lượng bằng những con số chính xác, mà phải nhận thức bằng sự trừu tượng hóa, khái quát hóa.
SV, Ht cũng có vô vàn lượng, vì không chỉ chất mà cả các thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Chất và lượng là hai mặt đối lập của một SV, chúng thống nhất với nhau. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chì sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của SV.
Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của SV bao giờ cũng bắt đầu từ sự tahy đổi về lượng. Song không phải bất kì sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặt dù bất kì sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của SV. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Thời điểm mà ở đó diễn ra bước nhảy gọi là điểm nút.
Như vậy, khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chấtØ mới ra đời thay thế cho chất cũ, SV mới ra đời thay thế cho SV cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của SV diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động và phát triển
Sự thống nhất của các mặt đối lập
- Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, nượng tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
- Là sự đồng nhất của các mặt đối lập.
- Là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập
- Là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa của các mặt đối lập.
5. Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Trả lời :
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Nhận thức là một qúa trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính chân lí của quá trình nhận thức. nhờ có hoạt động thực tiển mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logic không ngừng được cũng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng nối dài cá giác quan của con người trong việc nhận thức TG.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào TG, buộc TG phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật và tính quy luật để con người nhận thức chúng. Như vậy, thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp quá trình nhận thức nắm bắt được bản chất và các quy luật vận động, phát triển của TG.
Trong hoạt dộng thực tiễn, con người tiến hành biến đổi TG và đồng thời cũng biến đổi luôn bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình.
Hoạt động thực tiễn còn tạo ra những công cụ, phương tiện ngày càng tinh vi, hiện đại để làm tăng thêm khả năng nhận thức của con người.
Nhận thức không phải để nhận thức, mà mục đích cuối cùng là giúp cho con người biến đổi TG, được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ mục tiêu phát triển nói chung.
Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính chânØ lí của quá trình nhận thức. Thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. Vì thực tiễn là cái rõ ràng không trừu tượng, chung chung nó có thể biết mọi học thuyết thành hiện thực cho nên noq có thể chứng minh, bác bỏ học thuyết, luận diểm nào.
7. Quy luật của qhsx phải phù hợp với trình độ pt của llsx
- Khái niệm:
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lí quá trình SX và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình SX đó. Những quan hệ SX này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu SX.
Lực lượng SX là nhân tố cơ bản tất yếu tạo thành nội dung vật chấtØ của quá trình SX không một quá trình SX hiện thực nào có thể diễn ra ếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu SX. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất thực hiện được mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức xã hội của quá trình sản xuất ấy.
- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
LLSX và QHSX là hai mặt của quá trình SX trong đó LLSX là nội dung, vật chất của quá trình SX còn quan hệ SX là hình thức KT của quá trình SX. Trong mối quan hệ đó nội dung quyết định hình thức. Nghĩa là LLSX quyết định QHSX.
Tính chất và trình độ SX như thế nào thì QHSX như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp cùa nó.
Mỗi khi con người thay đổi công cụ lao động, trình độ của người lao động dược nâng lên.làm cho LLSX phát triển đã phá vỡ đi QHSX cũ để hình thành QHSX mới phù hợp hơn với trình độ phát triển mới của LLSX.
- Vai trò tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:
QHSX quy định mục dích của SX, tác động đến thái độ của người lao động đến tổ chức phân công lao động XH đến phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ,…Do đó khi QHSX phát triển phù hợp với LLSX, nó thúc dẩy LLSX phát triển.
Mỗi khi QHSX lỗi thời, lạc hậu hoặc có yếu tố đi trước LLSX, không phù hợp với LLSX thì nó kìm hảm LLSX.
8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
-Ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt, tinh thần của xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh xã hội trong những giai đoạn nhất định.
- Giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất.
- Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân thuộc mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống thì ý thức xã hội bao gồm yếu tố chính trị, yếu tố pháp quyền, yếu tố đạo đức, yếu tố đạo đức, yếu tố tôn giáo….
- Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội thì có thể phân biệt xã hội thông thương và ý thức xã hội lý luận.
- Ý thức xã hội có thể phân chia thành 2 phuong thức phản ánh đối với tồn tại xã hội: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
+ Tâm lí xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm tâm trang khát vọng ý chí của những cộng đồng người nhất định là sự phản ánh trực tiep và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ
+ hệ tư tưởng xã hội:là toàn bộ hệ thống các quan niệm, quan điểm xã hội như chính trị ,triết học, đạo đưc, nghệ thuật, tôn giáo…là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội
Vai trò của tồn tại xã hội với ý thức xã hội:
- Theo quan niệm của chủ nghia duy vật thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tai xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tửong và lý luận xã hội,nhg quan điểm chính trị,pháp quyền…tất yếu sẽ biến đổi theo.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
+ Do bản chất của ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đồi của tồn tại xã hội.
+ Do sức mạnh của thói quen, truyền thồng, tập quán cũng như do tính lạc hậu bảo thủ của một số hình thái y thức xã hội.
+ Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của nhóm, tập đoàn ngườ, giai cấp nhất định trong xã hội vì vậy những tư tưởng cũ lạc hậu thường được những lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chông lại các lực lương xã hội tiến bộ.
Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó
Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top