triet tot nghiep
Câu 1: Định nghĩa vật chất của LêNin và ý nghĩa của nó.
* Định nghĩa vật chất của LêNin.
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đemm lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Vật chất là những gì tồn tại ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức dù tồn tại ấy con người đã hay chưa nhận thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác của con người và con người có khả năng nhận thức được nó, cảm giác tư duy ý thức của con người chỉ là sự phản ánh của vật chất.
* Ý nghĩa của vật chất.
- Khẳng định rằng vật chất là tính thứ nhất ý thức là tính thứ 2 trong lý luận nhận thức và giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học.
- Bằng các hình thức nhận thức khác nhau chép lại, chụp lại phản ánh Lenin đã khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất từ đó bác bỏ thuyết không thể biết cũng như các quan điểm duy vật cũ định hướng cho các ngành khoa học cụ thể tìm kiếm các hình thức mới của vật thể trong thế giới vật chất.
- Khi nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống XH định nghĩa VC của LN đã cho phép xác định cái gì là VC trog lĩnh vực XH. Từ đó giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của biến cố XH, những nguyên nhân thuộc veè sự vận động của phương thức sản xuất, trên cơ sở ấy người ta có thể tìm ra những phương án tối ưu để hoạt động thúc đấy XH phát triển.
Câu 2: nguồn gốc và bản chất của ý thức.
* Nguồn gốc.
Có thể khái quát ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên vvaf nguồn gốc XH.
- Nguồn gốc tự nhiên: Phhair có bộ óc của con ngừi chính là một dangj vật chất tự nhiên có khả năng phản ánh hiện thực khách quan ở một cấp độ cao nhất tức là phản ánh ý thức vì vậy ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức kết cấu cao đó là bộ óc con người vì vậy không thể tách ý thức ra khỏi bộ óc con người. Phải có các dạng vậy chất tác động vào bộ óc con người thông qua các cơ quan cảm giác.
- Nguồn gốc XH: Lao động thông qua lao động cải tạo chinh phục tự nhiên mà con người nhận thức phản ánh hiện thực khách quan được coi là đối tượng của nhận thức. Lao động mang tính tập thể cộng đồng XH vì vậy thông qua lao động bắt đầu nảy sinh nhu cầu giao tiếp XH do đó mà ngôn ngữ được hình thành. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.
* Bản chất của ý thức.
Về bản chất coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người một cách năng động sáng tạo, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới. Theo C.Mac ý thức: “ Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
Tính sang tạo của ý thức thể hiện rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra chi thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng…Những khả năng ấy càng nói lên tính phức tạp vaf phong phú của đời sống tâm lý – ý thức con người.
Ý thức là một hiện tượng XH. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là các quy luật XH, do nhu cầu giao tiếp XH và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Ý thức mang bản chất XH.
Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến..
* Các khái niệm :
- Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tượng của thế giới tồn tại biệt lập tách rời nhau khong có mối lien hệ giàng buộc gì với nhau
- Quan điểm duy tâm: Họ thừa nhận mối liên hệ cũng như sự chuyển hóa giữa các sự vật hiện tượng nhưng họ cho rằng nguyên nhân và nguồn gốc liên hệ của sự chuyển hóa ấy là do một đấng siêu nhiên quyết định hoặc do cảm giác của con người quyết định.
- Quan điểm duy vật biện chứng như vậy mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại, sự chuyển hóa giữa các sự vật hiện tượng hay là giữa các mặt, các quá trình của một sự vật hiện tượng với thế giới.
*Tính chất của mối liên hệ phổ biến.
- Tính khách quan: Các mối liên hệ là vốn có của mị sự vật, hiện tượng, Nó không phụ thuộc vào ý thức của con người .
- Tính phổ biến: Bất kì một sự vật hiện tượng nào ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối lieenn hệ với các sự vật hiện tượng khác, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác. Giữa các sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau giữa các quá trình các giai đoạn phát triển của sự vật không tách rời nhau.
- Tính đa dạng và phong phú: Thế giới dù có đa dạng và bao nhiêu chăng nữa thì mối liên hệ muôn hình muôn vẻ như mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp bên trong và bên ngoài, bản chất và không bản chất. Trong tất cả các mối liên hệ này mối liên hệ bên trong trực tiếp, bản chất nó giữ vai trò quyết định và trong cuộc sống việc phân chia các mối liên hệ mang tính tương đối vì chúng chuyển hóa cho nhau trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể vì vậy ta phải mềm hóa các mối liên hệ.
* ý nghĩa phương pháp luận
+ Quan điểm toàn diện:
- Đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem sét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố giữa các mặt của sự vât và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Trên cơ sở đó có nhận thức và hành động đúng với thực tiễn khách quan.
- Đối lập với quan điểm toàn diện thì quan điểm siêu hình xem xét sự vật hiện tượng môt cách phiến diện. Nó không xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật hiện tượng , hoặc xem mặt này tách rời với mặt kia, sự vật này tách rời với sự vật khác.
- Từ tính chất đa dạng của mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải kết hợp quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử cụ thể.
+Quan điểm lịch sử cụ thể
- Yêu cầu việc nhận thức các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần xem xét đến tính đặc thù của đối tượng nhận thức.
- Xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để đưa ra các biện pháp đúng đắn phù hợp với đặc điểm cụ thể của đối tượng cần tác động nhằm tránh qua điểm phiến diện , siêu hình máy móc.
Câu 4: Nguyên lý về sự phát triển
* Các khái niệm
- Quan điểm siêu hình cho rằng phát triển là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng chứ không có sự thay đổi về chất. Họ xem xét sự phát triển của TG như là một quá trình phát triển liên tục chứ không phải là quá trình diễn ra quanh co thăng trầm phức tập tức là họ đã đơn giản hoá sự phát triển.
- Quan điểm của chủ nghĩa duuy vật biện chứng phát triển là một khuynh hướng chung của thế giới vật chất nó diễn ra quanh co phức tạp theo đường xoáy ốc. Phát triển là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập trong sự vật là sản phẩm của việc giải quyết mâu thuẫn nội tại của sự vật như vậy nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong sự vật. Phát riển là 1 khuynh hướng của sự vận động mà nó không bao hàm hết sự vận động như vậy phát triển là một trù triết học dùng để chỉ quá rình vận động từ thấp cho đến cao từ đưn giản cho đến phức tạp từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện của sự vật.
* Các tính chất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng phát triển cũng có 3 tính chất cơ bản:; Tính khách quan, tính phổ biến và đính đa dạng phong phú.
- Tính khách quan: Biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật hiện tượng đó. Phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan không phụ thuộc vào ý muốn con người.
- Tính phổ biến: Thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong lĩnh vực tự nhiên, XH, tư duuy. Sự phát triển diễn ra trong tất cả mọi sự vật mọi hiện tượng và mọi quá trình trong mọi giai đoạn phát triển của sự vật hiện tượng.
- Tính đa dạng, phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hện tượng trong mỗi sự vật hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau. Sự vật hiện tượng tồn tại trong thời gian , không gian khác nhau có sự phát triển khác nhau. Trong quá trình phát triển sự vật còn chịu tác động của sự vật các hiện tượng hay các quá trình khác, có nhiều yếu tố và điều kiện cụ thể, sự thay đổi của các yếu tố tác động đó có thể làm thay đổi chiều hứơng phát triển của sự vật.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên nhân về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc phân thức và cải tạo thế giới. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển nghĩa là;
- Xem xét sự vật và hiện tượng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển trong sự tự vận động , trong sự biến đổi của nó.
- Luôn đặt sự vật hiênj tượng theo khuynh hướng đi lên. Phát triển là quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch đầy mâu thuẫn vì vậy phải nhận thức được tính quanh co phức tạp của sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển.
- Xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối liên hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên đồng thời phả phát huy nhân tố chủ quan của con người để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật hiện tượng theo đúng quy luật
- Phải khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến đối lập với sự phát triển.
Câu 5: Quy luật lượng chất
* Khái niệm chất, lượng.
- Chất lầ một phạm trù triết học dùng để chỉ tinhs quy định khách quan vốn có của sự vật là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sư vật là nó chứ không phải là cái khác.
- Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của các thuộc tính của sự vật.
* Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
+ Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật.
- Sự vật hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, hai mặt thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất nhưng không phải là sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
- Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi gọi là độ.
+ Khái niệm về độ: Độ chỉ tính quy định mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật hiện tượng. Trong giới hạn của độ sự vật hiện tượng vẫn còn là nó mà chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác.
+ Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất.
- Sự vận động biến đổi của sự vật hiện tượng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.
- Lượng biến đổi trong phạm vi “Độ” chưa làm chất thay đổi nhưng khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.
- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những ĐK xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy.
- Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, là sự kết thúc một giai đoạn vận động pát triển đồng thời là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới là sự gián đoạn trong quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật.
+ Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng:
- Khi chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng mới.
- Chất mới tác động tới lượng mới làm thay đổi kết cấu quuy mô trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật.
Như vậy bất kì sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lương. Sự thay đổi về lượng đến điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng rong tự nhiên XH tư duy.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thực tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
- Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đòng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
- Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ, trì trệ.
- Bước nhảy của sự vật hiện tượng là hết sức đa dạng phong phú do vậy ần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với ĐK cụ thể.
- Đặc biệt trong đời sống XH, quá trình phát triển ko chỉ phụ thuộc vào DK khách quan mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người.
Câu 6: Khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
* Khái niệm thực tiễn.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người làm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức ngày càng phong phú, song có 3 hình thức cơ bản:
- Hoạt động SX vật chất: Là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn đây là hoạt động mà con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện càn thiết để duy trì và phát triển con người và XH.
- Hoạt động CT – XH: Là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong XH nhằm cair biến những quan hệ CTXH. Thúc đâyỷ XH phát triển.
- Hoạt động khoa học: Là hình thức đặc biêt của hoạt động thwcjj tiễn được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển củ đối tượng nghiên cứu. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của XH.
* Vai trò thực tiễn với nhận thức;
+ Thực tiễn là cơ sơ mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức đề ra nhu cầu nhiệm vụ cách thức và phơng hướng vận động và phát triển của nhận thức.
- hoạt động thực tiễn của con người nhằm biến đổi tự nhiên và Xh của con người làm cho các đối tượng tự nhiên và XH bộc lộ ra những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quuy luật vận động của TG.
+Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- Nhận thức ko phải để nhận thức mà là để phục vụ cho hoạt động thực tiễn cải biến tự nhiên và XH.
- Trong lịch sử Triết học có phương hướng cho rằng “ triết học vị triết học”, “ Khoa học vị khoa học’, ‘ nghệ thuật vị nghẹ thuật”. Quan điểm triết học M-LN cho rằng Triết học, khoa học, nghệ thuật đều nhằm phục vụ cho cuộc sống con người.
+ Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động phát triển của nhận thức.
- Thực tiễn đề ra mục đích và nhu cầu cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển.
- Thực tiễn làm nảy sinh mâu thuẫn, đòi hỏi phải phát triển nhận thức mới giải quyết được. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà con người chế tạo những phương tiện kĩ thuật sử dụng trong nhận thức khoa học.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát triển nhận thức.
- Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức đồng thời thực tễn không ngừng bổ sung, hoàn thiện điều chỉnh sửa chữa và phát triển nhận thức.
- Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức: Thực tiễn là xuất phát điểm của nhận thức, quyết định sự hình thành và phát triển của nhận thức là nơi thể nghiệm và kiểm nghiệm tính đúng đắn của nhận thức.
Câu 7: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát ttrieenrr của lực lượng sản xuất.
* Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sả xuất
+ Lực lượng sản xuất và các yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất.
- Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và XH.
- Các yế tố cơ cấu thành lực lượng sản xuất: Người lao động( như năng lực, kỹ năng, tri thức…), các tư liệu sản xuất( gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động)
+ Quan hệ sản xuất và các mặt của quan hệ sản xuất.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình sản xuất.
- Các mặt của quan hệ sản xuất: Quan hệ hữu đối với tư liệu sản xuất, quann hệ trong tổ chức quản lý SX, quan hệ phân phối sản phẩm.
* Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng SX quyết định quan hệ SX và quan hệ SX tác động trở lại lực lượng SX.
+Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất.
- Lực lượng SX thế nào thì quan hệ SX pải thế ấy tức là quan hệ SX pải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng SX.
- Khi lực lượng SX biến đổi quan hệ SX sớm muộn cũng phải biến đổi theo.
- Lực lượng SX quyết định cả 3 mặt của quan hệ SX tức là quyết định cả về chế dộ sở hữu, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức phân phối SP.
+ Quan hệ SX có tác động trở lại lực lượng SX.
- Nếu quan hệ SX phù hợp với lực lượng SX sẽ tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy và tạo ĐK cho lực lượng SX phát triển.
- nếu không phù hợp sẽ tạo ra tác động tiêu cực, tức là kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 8: Tồn tại XH quyết định ý thức XH
* Khái niệm tồn tại XH
Tồn tại XH dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chat của XH.
- Các yếu tố cấu thành tồn tại XH gồm: Phương thức SX vật chất, các yếu tố thuộc ĐK tự nhiên, hoàn cảnh địa lý dân cư.
- Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành ĐK sinh tồn và phát triển của XH, trrong đó phương thức SX vật chất là quan trọng nhất.
+Khái niệm ý thức XH
Ý thức XH dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của XH nảy sinh từ tồn tại XH và phản ánh tồn tại XH trong những giai đoạn phát triển nhất đinh.
+Cấu trúc của ý thức Xh: Lĩnh vực tinh thần của đời sống Xh có cấu trúc hết sức phức tạp và có thể tiếp cận từ nhiều phương diện khác nhau.
-Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống XH, ý thức XH bao gồm: Ý thức chính trị, ý thưcs pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẩm mĩ…
- Theo trình độ phản ánh của ý thức XH đối với tồn tại Xh thì ý thức XH được chia thành:
Ý thức XH thông thường: Là toàn bộ những chi thức, những quan niệm của con người trong một cộng đồng nhất định được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động trực tiếp hàng ngày chưa được hệ thống khái quát thành lý luận.
Ý thức lý luận: Là những tư tưởng quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết Xh , đc trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù quy luật.
- Nếu căn cứ theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại XH có thể phân thành tâm lý XH và hệ tư tưởng XH:
Tâm lý Xh là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trang khát vọng ý trí… của những cộng đồng người nhất định phản ánh trực tiếp và tự phát hoàn cảnh sống của họ.
Hệ tư tưởng Xh à toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm Xh như chính trị, triết học, đạo đức,… là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại XH
* Vai trò quyết định của tồn tại XH đối với ý thức Xh
+ Tồn tại XH quyết định nội dung ý thức của XH, Nội dung của ý thức XH là sự phản ánh tồn tại XH
- Chủ nghĩa M- A đã chứng minh rằng tồn tại XH thế nào thì ý thức XH thế ấy, đời sống tinh thần của XH hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất,, do đó ko thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý XH trong bản thân nó mà phải tìm trong hiện thực vật chất.
- Ý thức XH là sự phản ánh đối với tồn tại XH và phụ thuộc vào tồn tại XH. Ở nhưng thời kỳ lịch sử khác nhau, ĐK đời sống vật chất khác nhau thì ý thức Xh cũng khác nhau.
- Mỗi khi tồn tại XH ( Nhất là phương thức SX) biến đổi thì những tư tưởng và lý luận Xh những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, VH… tất yếu sẽ biến đổi theo.
+Tồn tại Xh quyết định sự biến đổi của ý thức XH.
- Khi tồn tại XH nhất là phương thức SX thì ý thức XH cũng thay đổi theo, Sự biến đổi của ý thức XH là sự phản ánh đối với sự biến đổi của tồn tại XH.
- Sự biến đổi của một thời đại nào đó sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại đó.
- Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức XH cũng chỉ ra rằng tồn tại XH quyết định ý thức XH ko pải một cách giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian.
+ Ý nghĩa phương pháp luận:
- Việc lắm vững mối quan hệ biện chứng giữ tồn tại XH và ý thức XH có vai trò quan trọng để XD phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn.
- Khắc phục được bệnh chủ quan duy ý trí trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Câu 9: Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của XH có đối kháng giai cấp.
* Đấu tranh giai cấp và hình thức đấu tranh giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là khái niệm dùng để chỉ cuộc đtranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lđộng chống bọn có đặc quyền đặc lợi bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đtranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chông những người hữu sản hay giai cấp tư sản.
* Nhà nước công cụ chuyên chính giai cấp.
- Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả tất yếu của đấu tranh giai cấp trong XH có đối kháng giai cấp.
- Vấn đề chính quyề nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong XH.
- Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không pải để giải quyết mâu thuẫn giai cấp mà là để duy trì trạt tự XH trong ĐK mâu thuẫn không giải quyết được.
- Nhà nước là công cụ bạo lực để trấn áp giai cấp, duy trì địa vị của giai cấp thống trị, do đó nó là công cụ chuyên chính giai cấp của giai cấp bóc lột trong lịch sử đối với nô lệ hay lao động làm thuê.
* Vai trò của đấu tranh giai cấp.
- Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển XH trong ĐK XH có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp.
- Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa đến nay về thực chất chỉ là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đấu tranh đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhhau.
- Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất mới thông qua dỉnh cao của nó là cách mạng XH.
- Đấu tranh giai cấp ko chỉ là động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử mà còn là phương thư
Cơ bản của sự tiến bộ và phát triển XH nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinnh tế chính trị XH.
- Trong điều kiên XH có sự phân hóa giai cấp thì sự vận động của các mâu thuẫn trong phương thwccs sản xuất biểu hiện ra là mâu thuẫn giữa các giai cấp trong đời sống CT – XH.
+Ý nghĩa phương pháp luận.
- Lý luận về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa M-L có ý nghĩa quan trọng về phương pháp luận. Nó cho phép thấy được tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong XH, nhận thức được bản chất vvaf các hình thức biểu hiện của đấu tranh giai cấp.
- Đây là cơ sở lý luận để xây dựng đường lối chiến lược đấu tranh giai cấp chống lại ách áp bức bóc lột, bất bình đẳng giai cấp, XD chế độ XH mới đồng thời là cơ sở để giai quyết mâu thuẫn giai cấp của XH nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng SX, xây dựng CNXH ở nước ta.
Câu 10: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất con người.
Theo C.Mác: “ bản chất của con người ko pải là một cái trìu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ XH.
*Năng lực sang tạo lịch sử cuuar con người và các điều kiên phát huuy năng lực sang tạo của con người.
- Con người làm ra lịch sử của chính mình. Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sư hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sang tạo của lịch sử của nó là xuất phát từ sự hình thành và phát triển của những quan hệ XH của nó trong lịch sử, khi những quan hệ này thay đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người.
- Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó.
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Để lý giải mộ cách khoa học những vấn đề về con người phải căn cứ cả vào phương diện tự nhiên và phương diện XH trong đó vấn đề có tính quyết định là phương diện bản tính XH của nó, từ những quan hệ kinh tế Xh của nó.
- Động lực cơ bản của tiến bộ và phát triển của Xh là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của XH.
- Sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải hướng vào giải phóng những quan hệ kinh tế XH.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top