triet thi hoc ky
Câu1: Vì sao ở thế kỉ 17-18 lại hình thành chủ nghĩa duy vật siêu hình?
Thế kỷ XV - XVI ở Tây Âu được gọi là thời kỳ Phục hưng với ý nghĩa là thời kỳ có sự khôi phục lại nền văn hóa cổ đại. Về mặt hình thái kinh tế - xã hội đó là thời kỳ
quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản.
Thời kỳ này, sự phát triển của khoa học đã dần dần đoạn tuyệt với thần học và tôn
giáo thời kỳ trung cổ, bước lên con đường phát triển độc lập. Giai cấp tư sản mới hình
thành và là giai cấp tiến bộ, có nhu cầu phát triển khoa học tự nhiên để tạo cơ sở cho sự
phát triển kỹ thuật và sản xuất. Sự phát triển của khoa học, về khách quan đã trở thành
vũ khí mạnh mẽ chống thế giới quan duy tâm tôn giáo.
Thế giới quan triết học đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển mạnh ở Châu Âu vào các thế kỉ XVI - XVIII. Thời kì này, triết học gắn liền với khoa học tự nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên. Họ đã chủ trương giải thích tự nhiên từ bản thân nó. Nhờ các phương pháp phân tích, mổ xẻ giới tự nhiên thành những bộ phận tách biệt nhau mà khoa học tự nhiên đã đạt được những bước tiến khổng lồ. Chính cách xem xét đó đã được Bêcơn (F. Bacon) và Lôckơ (J. Locke) áp dụng vào triết học, đem lại cho triết học một hình thức mới - chủ nghĩa duy vật siêu hình. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật siêu hình:
a) Xem xét sự vật một cách hoàn toàn cô lập, tách rời với các sự vật khác;
b) Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại không vận động, không biến đổi, vĩnh viễn cố định;
c) Quá trình phát triển được xem như là sự tăng trưởng đơn thuần về mặt số lượng chứ không có sự thay đổi về chất lượng;
d) Tìm nguồn gốc của sự vận động và phát triển ở bên ngoài sự vật (ở Thượng đế, ở cái hích đầu tiên, vv.), chứ không tìm trong sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật;
e) Có quan điểm cứng nhắc chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hợp được; nói có là có, không là không, cái gì vượt ra ngoài phạm vi đó chẳng có giá trị gì hết.
Đối với những người theo chủ nghĩa duy vật siêu hình thì một sự vật hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại; một sự vật không thể vừa là chính nó, lại vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau, nguyên nhân và kết quả cũng đối lập nhau một cách cứng nhắc như vậy. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định chủ nghĩa duy vật siêu hình là một giai đoạn tất yếu trong sự phát triển của triết học. Nó có vai trò nhất định trong việc bảo vệ và phát triển quan điểm duy vật, nhưng tất yếu bị thay thế bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Triết học duy vật thời kỳ này đại diện cho những tư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, nhà thờ trung cổ. Trong số các đại biểu cơ bản của triết học duy vật thời kỳ này là triết học duy vật Pháp với những quan điểm của Metri (La Mettrie), Điđơrô (Diderot Denis), Hônbách (Holbach Paul Henri), chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII-XVIII khẳng định vai trò của vật lý học cổ điển trong lịch sử phát triển của khoa học, vì vậy phương pháp của khoa học, vật lý học cổ điển không chỉ ảnh hưởng đối với các khoa học khác mà còn ảnh hưởng đối với triết học, đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật trong thời kì này tạo ra phương pháp tư duy siêu hình ở trong triết học nên nó được xem là triết học tự nhiên.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII do ảnh h¬ưởng của cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của ph¬ương pháp tư¬ duy siêu hình, máy móc - phư¬ơng pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, như¬ng chủ nghĩa duy vật siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ như¬ quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.
Câu 2: Kn vật chất (CNDVBC):
Vật chất (theo Lê nin) là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm
của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác.
Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật
chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm
Câu 3: Các phạm trù có tính khách quan hay không? Vì sao?
Phạm trù có tính khách quan hay nói rõ hơn là phạm trù có hình thức tồn tại chủ quan nhưng nội dung của nó vẫn mang tính khách quan ,bị thế giới khách quan quy định .Vì sao vậy ?vì phạm trù là những khái niệm mà khái niệm như chúng ta đã biết nó tồn tại trong tư duy con người, nhưng khái niệm ấy được xây dựng trong trí óc con người ,dựa trên thế giới khách quan .Nói rõ hơn nữa là phạm trù là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan .Lê-nin viết Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng ,trong sự tách rời của chúng ,nhưng là khách quan trong chỉnh thể ,trong quá trình ,trong kết cuộc trong khuynh hướng ,trong nguồn gốc)).Như vậy phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hoá ,trừu tượng hoá ,
những mặt ,những lĩnh vực ,những thuộc tính ,những mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng .
Câu 4:Lấy 2 VD trong thực tế chứng minh:"Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý"?
- Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn luôn vận động, và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó là mà thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn. Nó thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.
- Chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mác đã viết "vấn đề tìm hiểu tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý".
-Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định đâu là cái hợp quy luật, đâu là cái tri thức đúng, đâu là sai lầm cũng như cái gì nên làm, cái gì không nên làm, đâu là cái không hợp với quy luật mà chân lý chính là cái tri thức đúng, cái hợp quy luật hay là đúng với quy luật.
-Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế mà thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của
nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
VD1:
Nhận thức của bạn là cần phải mua 1 cái giường nệm, tri thức của bạn là bạn hiểu biết rằng nệm KD chẳng hạn thì nằm không đau lưng, ..v.v, bạn có nên quyết định bê về một cái giường thiệt bự, nằm cho sướng ... không? Không thể! Mà trước hết khổ giường phụ thuộc cái diện tích cho phép trong nhà bạn, ví dụ: buồng chỉ có vỏn vẹn 8 mét vuông thì bạn phải mua cái cỡ bé nhất nhưng cũng có thể ngủ ngon nhất ..
Vậy thì cái thực tế về diện tích là quyết định cái nhận thức về mua giường của bạn, phải mua cho phù hợp khả năng thực tế cho phép .. Còn nếu bạn quên mất cái thực tế này và cứ để nhận thức "cần mua cái ấy là cứ mua", rinh về cái bự chảng, là tự hại .. thân, phải đem đi đổi, hoặc hy sinh số diện tích dành cho những việc khác, .. thế là có hại ..
VD2:
Với cái dự án 112 về Tin học hóa của nhà nước ấy, cứ nhận thức là cần phải có tin học cộng với hiểu biết rằng Tin học thì .. hiện đại, thế là không cần điều tra cụ thể tình hình nơi nào cần loại máy mới nhất, nơi nào cần loại trung bình, vì trình độ mỗi nơi không đều nhau, ... thế rồi cứ quẳng ra một số tiền, không quan tâm kiểm tra, cũng không chú ý đến những ý kiến phản biện nêu rõ lý do không thể thực hiện được, .. giờ đây, dự án phá sản, tiền bạc thì tứ tán, .. mục tiêu không đạt được, ...
"Nhận thức" về Tin học thì không sai, nhưng bỏ qua thực tiễn cụ thể mà cứ quyết định .. thì gọi là duy ý chí ...
Câu 5: Tại sao khi nghiên cứu về XHCN Duy vật biện chứng lại xuất phát từ sản xuất vật chất?
Sản xuất vật chất là nền tảng ,là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội,là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội,muốn duy trì được cuộc sống thì bắt buộc phải làm việc ,cải tạo tự nhiên,biến những cái không có sẵn trong tự nhiên thành mục đích sử dụng của con người. Sản xuất vật chất là cơ sở để con người sáng tạo ra toàn bộ các mặt khác của đời sống xã hội như các quan điểm về nhà nước ,pháp quyền,nghệ thuật,tôn giáo....
Thế nên khi sản xuất vật chất thay đổi sẽ làm cho tất cả các mặt đó phải thay đổi theo.Vì vậy khi nghiên cứu về xã hội ta phải lấy sản xuất vật chất làm cơ sở cho nghiên cứu xã hội.
Câu 6: Lấy 2 VD trong thực tế để chứng minh ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
VD1: là tư tưởng trọng nam khinh nữ . Đây là tư tưởnghủ lậu trong xã hội nam quyền ngày xưa. Ngày nay khi xã hội đã đổi mới, nam nữ bình quyền nhưng tư tưởng này vẫn tồn tại: ở một số tộc họ luôn coi trọng có con trai nối dõi -> xem bói, thuốc thang để bằng mọi cách sinh được con trai, nếu sinh con một bề (gái) thì đâm ra cáu bẳn, ghẻ lạnh với vợ con...
VD2:quan niệm về tình dục. Ngày nay dưới ánh sáng khoa học tình dục đã trở lên rất nhân bản, rất đỗi bình thường, có thể xem như là hoạt động xã hội cấp cao của loài người,nhưng đối với nhiều người thì đây luôn là một cái gì đó khó nói, chỉ có thể nghĩ đến rất ngại nói ra miệng ->nhiều bậc phụ huynh luôn tìm cách né tránh khi con trẻ vô tình đề cập tới những gì thuộc về gioi tính - tình dục => sự nhận thức lệch lạc nhiều khi đến khôi hài về tình dục khi trẻ trưởng thành
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top