triet nha nuoc ap dung

Câu 21: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về nguồn gốc và bản chất của nhà nước? Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN? những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay?

1. Nguồn gốc

+ Lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ chưa có nhà nước. Đó là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước ra đời khi xã hội đã phân chia g/c

+ Nguồn gốc sâu xa của nhà nước chính là do sự phát triển của llsx, trước hết là công cụ lao động. LLSX phát triển đã làm cho chế độ sở hữu tư nhân ra đời, các g/c bóc lột và bị bóc lột xuất hiện. Cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ-hai g/c đối kháng đầu tiên trong lịch sử-dẫn đến nguy cơ huỷ diệt luôn cả xã hội. Để điều này không xảy ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước.

+ Nguồn gốc trực tiếp xuất hiện nhà nước chính là mâu thuẫn g/c gay gắt không điều hoà được.

Như vậy, sự ra đời của nhà nước là một yếu tố khách quan để làm cho mâu thuẫn g/c diễn ra trong vòng "trật tự" có thể duy trì chế độ kinh tế -xã hội và g/c thống trị mới.

2. Bản chất

+ Là nền chuyên chế của g/c này đối với g/c khác và đối với toàn xã hội. Nói khác đi, nhà nước là tổ chức trính trị của g/c thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với lợ ích của mình và đàn áp sự phản kháng của các g/c khác.

+ Trong xã hội có g/c đối kháng, g/c nào thống trị về kinh tế sẽ nắm chính quyền nhà nước trong tay vì chỉ có g/c ấy mới có khả năng vật chất, để tổ chức, duy trì bộ máy nhà nước. G/c bị trị xét về bản chất không có nhà nước.

+ Xét về bản chất, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một g/c, không có nhà nước đứng trên g/c, đứng ngoài g/c, là công cụ bảo vệ lợi ích của g/c thống trị về kinh tế nhằm trấn áp các g/c khác và toàn xã hội.

3. Nhà nước pháp quyền:

a/ Nhà nước pháp quyền: "Nhà nước pháp quyền là một hình thức tỏ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật với nội dung thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân.

b/ Những đặc điểm tiêu biểu:

- Ngự trị cao nhất của pháp luật, ko ai được đứng trên luật pháp.

- Quyền lực nhà nước thể hiện lợi ích và ý chí đại đa số nhân dân

- Bảo đảm thực tế quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân .

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam:

a/ Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam:

Là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của một đảng, đó là Đảng cộng sản VN; trên cơ sở liên minh vững chắc giữa g/c cn với g/c ndân và đội ngũ trí thức; là công cụ quyền lực chủ yếu để nhân dân xây dựng một quốc gia dân tộc độc lập XHCN theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

b/ Xây dựng hoàn thiện nhà nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường... Tính chất xã hội dân sự yêu cầu tự do và sáng tạo của từng cá nhân, là cạnh tranh thực hiện lợi ích kinh tế nên các khế ước các hợp đồng phải được tôn trọng.. Tuy nhiên, sự phân hoá giai cấp giầu nghèo ko thể tránh vì vậy phải có sự giải quyết thích hợp.

4. Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp quyền nói chung; quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng về nhà nuớc pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 5 đặc trưng chủ yếu sau:

- Một, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

- Hai, trong Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nuớc là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nuớc là trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Ba, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đuợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Ở đó hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thợng trong việc điều chỉnh các quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Bốn, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nuớc và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

- Năm, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận.

5 đặc trưng trên là kết luận đã được rút ra từ việc thực hiện Chuơng trình "Tổng kết 20 năm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top