triết học (thầy lâm)

Câu 1: trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến từ đoa rút ra ý nghĩa phương pháp luận khi học tập nguyên lý này.

Mối liên hệ: dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại ảnh hưởng tương tác và chuyển hóa cho nhau giữa các sự vật hiện tượng và các mặt, các bộ phận, các thuộc tính thuộc trong bản thân sự vật.

Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ sự vật và hiện tượng trong cả tự nhien xã hội và tư duy dù có đa dạng và phong phú tới đâu đều chịu sự tác động ảnh hưởng và chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác.

Cơ sở lí luận khách quan: là tính thống nhất của thế giới, mọi sự vật hiện tượng chỉ là biểu hiện của vật chất có dạng tổ chức cao.

Đặc điểm của mối liên hệ phổ biến:

    Mang tính khách quan không phụ thuộc vào ý chí mà tồn tại ngay trong bản thân sự vật hiện tượng

    Tính phổ biến: trong tất cả mọi lĩnh vực đều có mối liên hệ này

    Tính đa dạng và phong phú: thể hiện ở rất nhiều mối quan hệ

Mối liên hệ phổ biến cho biết trong học tập vf hoạt động thực tiển chúng ta phải có quan điểm toàn diện, trong nhận thưucs và xử lý các vấn đê trong cuộc sống phải xuất phát từ mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại giữa các vật. Do tính đa dạng và phong phú của mối liên hệ nên khi xem xét một hiện tượng phải xuất phát từ quan điểm lịch sử và cụ thể.

Trong hoạt động thực tiễn tất cả mọi vấn đề đều phải có kế hoạch và giải pháp cụ thể thực hiện cho bằng được không được giáo điều.

Câu 2: trình bày nội dung của quy luật đấu tranh và thống nhất giưã các mặt đối lập, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

Qui luật nói lên nguồn gốc động lực của sự vận động phát triển trong đó lý giải phạm trù gốc là mặt đối lập.

Mặt đối lập là những thuộc tính khuynh hướng vận động ngược chiều nhau nhưng lại là tiền đề cho nhau.

Mâu thuẫn là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong tất cả các sự vật hiện tượng.

Thống nhất của các mặt đối lập nó chỉ mối liên hệ ràng buộc không tách rời được nhau quy định lẫn nhau giưuax các mặt đối lập. Sự thống nhất này hầm chứa sự giống nhau , sự tương tác và tương đồng tác động cân bằng lẫn nhau.

Đáu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại bài trừ và phủ định nhau. Cho nên đấu tranh xuyên suốt quá trình của sự vật hiện tượng

Nội dung quy luật:

Trong bất cứ sự vật hiện tượng nào đều tồn tại các mặt, các thuộc tính khuynh hướng đối lập nhau, tác động qua lại vào nhau. Sự  đấu tranh giữa các mặt đầu tiên chỉ là sự khác biệt, sự khác biệt ngày càng phát triển thì sự đấu tranh càng gay gắt đến mức chín muồi.

Như vậy sự vận động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự vậnđộng và phát triển

Mâu thuẫn là tính phổ biến và khách quan tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn rất đa dạng vàphong phú nên trong hoạt động thực tiễn không né tránh mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn xuất hiện pải tìm mọi biện pháp để giải quyết.

Khi mâu thuẫn đã phát triển chín muồi mà ngại khó không giải quyết mâu thuẫn thì cơ hội sẽ đi qua. Khi mâu thuẫn chưa chín muồi phải tạo điều kiện cho chín muồi mới giải quyết không sẽ thất bại.

Câu 3: phân tích con đường biện chứng của nhận thúc chân lý . rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn, công tác học tập

Tư tưởng của lê nin: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhân thức chân lý

Từ trực quan sinh động ( nhân thức cảm tính)

Nhận thức cảm tính có ba hình thức tồn tại: cảm giác sinh ra từ tác động trực tiếp cua khách thể, trực tiếp vào giác quan của con người.

Tri giác là sự tổng hợp của nhiều cảm giác mà khách thể nhận thức tác động vào nhiều giác quan khác nhau của người nhận thức

Biểu tượng là sự vật hình ảnh do tri giác mang lại được tái hiện trong trí nhớ khi không sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan. Tuy nhiên nó cũng chỉ là nhận thức cảm tính mà thôi.

Nhận thức lý tính( tư duy trừu tượng)

Có ba hình thức:

Khái niệm : Là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự việc. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật. Nó là cơ sở hình thành lên những phán đoán trong quá trình con người tư duy về sự vật khách quan.

Phán đoán : là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức

Suy lý: là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật.

Nhận thức cảm tính nhờ tác động trực tiếp vào sự vật hiện tượng, nhận thức lý tính được khái quát hóa từ những nhận thức cảm tính để rút ra những hiểu biết mới, cho nên thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đồng thời là mục tiêu của nhận thức

Ý nghĩa: trong học tập và trong hoạt động thực tiễn nếu chỉ dừng ở nhận thức cảm tính thì mới nhận biết hời hợt về bề ngoài của sự việc cho nên phải đi đến bề ngoài của nhận thức lý tính để hiểu rõ bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng để đưa vào thực tiễn phục vụ mình và nhân loại.

Câu 4: trình bày quy luât quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực luơngj sản xuất. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn.

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động ( thể lực, trí lực) với tư liệu sản xuất trước hết là công cụ người lao động để tạo ra sức sản xuất nhất định. Phản ánh mối quan hệ với con người và tự nhiên, trong đó thể hiện năng lực thực tiễn của con người , phản ánh mối quan hệ lao động vật hóa của con người, chỉ rõ sự tiến bộ của xã hội loài người.

Lực lượng sản xuất có 2 yếu tố là ngưoif lao động có kỹ năng và kỹ xảo.

Tư liệu lao động:

Đối tượng lao động: là thế giới tự nhiên nào mà con người có thể vươn tay tới được.

Công cụ lao động: là một vạt hay hệ thông các vật đặt giữa con người và các vật lao động.

Khi KHKT  phát triển mà con người trở thành nhân tố trực tiếp thì khách hàng thẩm thấu vào tất cả các yếu tố sản xuất.(KH-KT-SX-CNg-TN)

Quan hệ sản xuất là mối quan hệ cơ bản giữa con người với con người trong quá trình sản cuất thể hiện bao mối quan hệ:

Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là mối quan hệ cơ bản nhất

Quan hệ tổ chức quản lý là quan hệ rất quan trọng

Quan hệ phân phối

Giữa sản xuất và lực lượng sản xuất có quan hệ sản xuất là hình thức, lực lượng sản xuất là nội dung

Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định thì dẫn đến mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. Biểu hiện mâu thuẫn này ra bề mặt xã hội là mâu thuẫn đối kháng giai cấp. Giai cấp tiên tiến làm cuộc cách mạng giành lấy chính quyền nhà nước và dùng chính quyền này cải tạo quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSx

Mối quan hệ biệnc hứng giưuax LLSX và QHSX có mối quan hệ biện chứng, khi QHSX phù hợp với LLSX thì mở đường cho LLSX phát triển cònkhi QHSX phát triển không phát triển sẽ tạo ra xiềng xích kìm hãm sự phát triển của LLSX. Đây là quy luật của sự biến đổi lịch sử xã hội của các hình thái kinh tế xã hội

Ý nghĩa:

Quy luật QHSX phải phù hợp vơi trình độ phát triển của LLSX,QHSX cũng có tác động ngược chiều tức là nếu LLSX chưa phát triển mà xây  dựng quan hệ sản xuất tiên tiến cũng sẽ kìm hãm k cho LLSX phát  triển gây ra lãng phí xã hội, không khuyến khích người lao động phát triển, năng suất giảm.

Kinh tế chính trị

Câu 1; trình bày khái niệm hàng hóa . thuộc tính của hàng hóa, cơ sở khoa học phủ định các thuộc tính và ý nghĩa thực tiễn.

Khái niệm hàng hóa ; hàng hóa là sản phẩm của lao động thỏa mãn được một nhu cầu nào đó của con người và người ta sản xuất ra để trao đổi và  mua bán.

Một vật dù có ích đến đâu mà không phải sản phẩm của lao động thì cũng khong được gọi là hàng hóa.

Đã là sản phẩm của lao động mà sản xuất ra không để trao đổi mua bán thhàng hóaì cũng không phải hàng hóa..

Hàng hóa là để trao đổi nên phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người thông qua quan hệ giữa vật với vật.

Có những loại hàng hóa hữu hình., có những loại hàng hóa vô hình.

Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

Giái trị sử dụng là công dụng của một vật mà do thuộc tính lý hóa của nó thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của con người. Khi khoa học hát triển thì người ta càng tìm a các thuộc tính của nó. Giái trị sử dụng là môt phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị của hàng hóa là do lao động kết inh trong hàng hóa đó. Nhưng nó biểu hiện ra bê ngoài bằng gia trị trao đổi. Giái trj là một phạm trù lịch sử.

Tại sao hàng hóa có giái trị và giá trị sử dụng?

Sở dĩ hàng hóa có giái trị và giá trị sử dụng là vì lao động sản xuất ra hàng hóa có tính 2 mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

Lao động cụ thể là lao động của một người cụ thể, sủ dụng một cong cụ cụ thể tác động vào công cụ cụ thể.

Lao động cụ thể và lao động trừu tượng mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này biểu hiện thành mâu thuẫn giá trị và giá trị sử dụng trong hàng hóa tức là một giá trị sử dụng muốn trở thành một giá trị sử dụng phải là một giá trị.

lao động trừu tượng là lao động của con người , Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa. Người sản xuất ra hàng hóa cần lợi nhuận, muốn có lợi nhuận phải bán được, muốn bán được phải là chất lượng bào đảm. Do đó giữa giá trị sử dụng và giá trị phải luôn thống nhất với nhau.

Câu 2: trình bày hàng hóa sức lao động và ý nghĩa phát hiện ra hàng hóa sức lao động.

Hàng hóa sức lao động là năng lực lao động của người lao động, đó là tổng hòa thể lực và trí lực, tồn tại sinh động trong cơ thể người lao động mà nhờ đó người ta có thể vận dụng và sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

Khi sức lao động trở thành hàng hóa:

Người lao động phải được tự do thân thể sở hữu chính bản thân mình.

Người lao động phải  mất hết tư liệu sản xuất, để sống được người lao động còn hàng hóa cuối cùng là sức lao động.

Đã là hàng hóa thì sức lao động cũng có hai thuộc tính. Đó là giá trị và giá trị sử dụng:

Giá trị sử dụng của sức lao động là công dụng của hàng hóa, nó thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua. Nhưng giá trị sử dụng mà hàng hóa sử dụng có hai đặc điểm khác với hàng hóa thông thường.

Khi sử dụng nó không chỉ tạo ra giá trị của bản thân mà còn tạo ra giá trị bộ phận mới lớn hơn giá trị bản thân cho nhà tư bản.

Giá trị của sức lao động không đo trực tiếp được mà phải đo gián tiếp thông qua giá trị của các tư liệu sinh học để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động: 3 bộ phận

     Toàn bộ các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra năng lực thể chất và tinh thần của người lao động.

     Dùng để nâng cao trình độ của ngườif lao động

     Dùng để nuôi sống gia đình nhằm đảm bào cho thị trường lao động luôn có người bán sức lao động

Hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động là tiền công. Về bản chất tiền công là giá trị sức lao động nhưng biểu hiện ra bề ngoài là giá trị sức lao động vì  giá trị sức lao động gắn liền với người lao động chỉ biểu hiện khi lao động.

Người lao động phải làm việc cả ngày để tạo ra sức lao động.

Tiền công phụ thuộc vào ngày lao động và giưof lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra.

Có nhiều loại tiền công khác nhau, tiền công thời gian, tiền công sản phẩm, tiền công thực tế và danh nghĩa.

Phát hiện ra hàng hóa sức lao động là tìm ra chìa khóa tìm ra bản chất của chủ nghĩa tư bản. Phát hiện ra hàng hóa sức lao động là cơ sở để phân tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến nhờ đó mà xây dựng được học thuyết lý luận thặng dư và chứng minh lý luận bóc lột của chủ nghĩa tư bản một cách khoa học.

câu 4: phân tích nguyên nhân bản chất và các hình thức của xuất khẩu tư bản.cho biết xuất khẩu tư bản là hình thức bóc lột nhiều tầng của chủ nghĩa tư bản xong tại sao các nước vẫn mở của đón xuất khẩu tư bản?

Nguyên nhân của xuất khẩu tư bản:

Tỷ suất lợi nhuận giảm, xuất hiện  ở các nước tư bản , hiện tượng thừa tư bản .

Thừa tư bản được hiểu là tư bản ở các nước không tìm được địa bàn đầu tư thu được chủ nghĩa độc quyền cao chứ không phải không có nơi đầu tư.

Nền kinh tế thế giớiphát triển không đều. Những nước tư bản phát triển thì thừa tư bản  còn những nước chậm và đang phát triển thì thiếu tư bản , thiếu kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm và thừa lao động do đó tư bản chảy từ nới thừa sang nơi thiếu thành dòng xuất khẩu tư bản.khi xuất khẩu hàng hóa cngx kèm theo xuất khẩu tư bản.

Bản chất:

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giái trị dưới hình thức các yếu tố của quá trình sản xuất ra nước ngoài để tổ chức sản xuất  thuê lao động từ đó thu được giái trị thặng dư. Lê nin cho rằng xuất khẩu tư bản là hình thức bóc lột nhiều tầng của chủ nghĩa tư bản  tức là nhà tư bản sử dụng lao động quá của người  công nhân chính quốc đã tước đoạt được biến thành công cụ để bóc lột lao động nước ngoài .

Khi tư bản đầu tư sang nước ngoài thì được ưu đãi về thuế, ưu đãi về đất đai chuyển lợi nhuận về nước.

Các hình thức của xuất khẩu tư bản:

Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức, nếu tiếp cận theo chủ thể của xuất khẩu thì XKTB có xuất khẩu tư nhân , xuất khẩu nhà nước và xuất khẩu phi chính phủ.

Nếu tiếp cận theo tính chất tác động của xuất khẩu thì có xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.

Xuất khẩu trực tiếp có ưu thế sau:

Tư bản chôn chặt lại không chạy được

 Buộc nhà tư bản phải đào tạo lao động

Buộc nhà tư bản phải chuyển giao công nghệ nên nhiều nước thích đầu tư trực tiếp,song đầu tư trực tiếp có một nhược điểm lhi tư bản sang nó đem quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sang diễn biến hòa bình và mất chế độ chính trị xã hội.

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức nhà tư bản cho vay để mua cổ phiếu, mua công trái của công ty. Hình thức này có một ưu thế là tập trung rất nhanh lượng tư bản để giải quyết dứt điểm các công trình trọng điểm từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Song cũng có nhược điểm là tư bản rút chạy rất nhanh chóng gây ra đổ vỡ nền kinh tế và tạo điều kiện để các quan chức tham nhũng dẫn đến khủng hoảng chi tiêu công.

Về bản chất mà xét thì xuất khẩu tư bản là hình thức bóc lột nhiều tầng của chủ nghĩa tư bản song trong dòng tri thức chứa đựng nhiều yếu tố, vốn kỹ thuật nhờ đó mà thoát khỏi bóc lột, phát triển được kinh tế. Lê nin gọi là chính sách kinh tế mới.

Chủ nghĩa cộng sản khoa học:

Câu 1: thế nào là giai cấp công nhân, giai cấp này có những đặc trưng cơ bản nào?liên hệ với giai cấp công nhân VN hiện nay.

Khái niệm giai cấp công nhân:

Theo các mác và ăngghen thì giai cấp công nhân là giai cấp của những người làm thuê hiện đại,  vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.

Đặc trưng:

Phương thức lao động: họ là người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hàng các công cụ lao động hiện đại do đó họ là người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến và phương thức sản xuất hiện đại. Đây là đặc trưng cơ bản nhất trước sự phát triển của lực lượng sản xuất các giai cấp khác sẽ suy tàn đi còn giai cấp công nhân  phát triển .

Về địa vị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa họ không nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu  của xã hội và bị giai cấp tư sản chi phối nên Mác gọi họ là người vô sản , để sống buộc họ phải lao động làm thuê, giai cấp này bị bóc lột, bị tước đoạt phần giá trị mới do chính họ sáng tạo ra do đó họ trở thành lực lượng đối kháng lợi ích đối với giai cấp tư sản.

Đặc trưng của giai cấp công nhân:

Họ là người nắm giữ vị trí lãnh đạo xã hội và làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu. Khi cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ họ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và trình độ văn hóa kỹ thuật của công nhân được nâng cao nên họ trở thành người công nhân trí thức. Đặc biết khi công nghệ thông tin bùng nổ thì họ có thể bán sức lao động tại chỗ cho tất cả các nhà tư bản trên thế giới.

Ơ các nước tư bản chủ nghĩa và ở nước ta đã xuất hiện tầng lớp công nhân trung lưu có thu nhập cao và sở hữu cổ phần . tuy nhiên những tầng lớp trung lưu còn rất nhỏ chủ yếu là bán sức lao động.

Từ những phân tích trên thấy được:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định

Nó được hình thành và phát triển trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển sản xuất . do đó có trình độ rất cao.

Đây là lực lượng sản xuất cơ bản trực tiếp tham gia và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Giai cấp công nhân là lực lượng quyết định tiến trình phát triển của xã hội loài người.

Câu 2:

Trình bày khái niệm phân tích nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Khái niệm: cách mạng xhcn là cải biến xã hội một cách toàn diện và căn bản về chất  nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa  bằng chế độ xã hội chủ nghĩa . cmxhcn được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, hiểu theo nghĩa hẹp thì cmxhcn là cuộc cách mạng chính trị và kết thúc bằng việc giai cấp công nhân giành được chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản . theo nghĩa rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là cách mạng về chính trị giành chính quyền  và thiết lạp quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân . giai đoạn 2 là cải tạo xã hội cũ , xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Gồm 3 cuộc cách mạng là cách mạng khoa học chủ nghĩa , cmkhkt thông qua quá trình công nghiệp hóa . cuộc cách mạng quan hệ sản xuất chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước. Cách mạng văn hóa tư tưởng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là cuộc cách mạng gian khổ .

Nguyên nhân của cuộc cách mạng XHCN

Là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hẹ sản xuất . lực lượng sản xuất tiên tiến , quan hệ sản xuất lạc hậu lỗi thời . biểu hiện của mâu thuẫn ra ngoài bề mặt xã hội là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản . trong đó giai cấp vô sản tập hợp thành chính đảng của mình chiếm nhà nước . thiết lập chuyên chính vô sản . từ đó cải tạo quan hệ sản xuất cho phù hợp  với trình độ của lực lượng sản xuất , ngày nay khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ  lực lượng sản xuất phát triển rất mạnh . tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất này rất cao cho nên sở hữu tư nhân là xiềng xích , cmxhcn là khách quan của tlsx. Do không có khả năng tập hợp quần chúng nên cuộc cách mạng thực sự chưa nổ ra.

Câu 3: thế nào là dân chủ . nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì.

Dân chủ ra đời trong thời kỳ công xã nguyên thủy ở các quốc gia ven bờ địa trung hải . xuất hiện bằng tiếng la tinh. Nội dung là do yêu cầu cần có một người đứng đầu, do đó người bầu thuộc về dân cư. Người ta gọi quyền lực thuộc quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa Mác đã kế thừa tư tưởng tiến bộ này . quyền lực của nhân dân người đang có quyền quyết định các vấn đề trọng đại liên quan tới đời sống của mình . có quyền làm chủ đất nước , làm chủ xã hội. Trong xã hội có giai cấp quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật, chế độ nhà nước và chế độ xã hội. Cho nên dân chủ trở thành phạm trù chính trị mang hình thái thể chế dân chủ gắn liền với giai cấp dân chủ bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Từ đó quyền lực của nhân dân được tước đoạt. Dân chủ là lịch sử là thành quả của giai cấp trong áp bức. Người ta còn hiểu dân chủ với tư cách là một hệ giá trị văn hóa phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng trong việc chống lại chế độ áp bức  và bóc lột xây dựng xã hội bình đẳng , nhân ái xây dựng xã hội tự do, hạnh phúc  cho mọi người . nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có 3 đặc trưng cơ bản sau:

Với tư cách là chế độ nhà nước nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở giai cấp công nhân trở thành người thống trị xã hội thông qua chính đảng, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân . nhà nước xã hộic hủ nghĩa là thiết chế chủ yếu để dẩm bảo lợi ích của nhân dân và dân tộc do đó mang  bản chất nhân dân và dân tộc. Tính giai cấp tập trung ở sự lânhx đạo của đảng về mọi mặt của đời sống nhân dân và dân tộc. Lợi ích này thống nhất với nhau.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là công hữu về tư liệu sản xuất nên xóa bỏ cơ sở áp bức và bóc lột. Đảm bảo lợi ích về tinh thần, lợi ích cho toàn dân tộc.

Nền dân chủ xhcn chống lại bọn phản cách mạng.

Câu 4: trình bày về khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa và chỉ rõ đặc trưng chức năng nhiệm vụ của nó.

Nhà nước XHCN là một tổ chức chính trị thuộc kiến trức thượng tầng , được xây dựng trên cơ sở hạ tầng XHCN đặt trên sự lãnh đạo của đảng . đây là một tổ chức chính trị thông qua đó đảng cộng sản lãnh đạo xã hội. Nó là trụ cột thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân. Không chỉ là bộ máy hành chính mà còn là bộ máy kinh tế văn hóa xã hội.

Đặc trưng:

Là công cụ để thể hiện quyền lãnh đạo của đảng cộng sản.

Nó là công cụ chuyên chính vô sản

Nó là tổ chức xây dựng xã hội mới, cải tạo xã hội cũ. Đồng thời nó là tổ chức để tập hợp quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nó sẽ tiêu vong khi không còn giai cấp.

Chức năng: 3 chức năng.

Tổ chức và xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực.

Chức năng bạo lực dugf công cụ của mình để bảo vệ độc lập của đất nước.

Chức năng thiết lập mối quan hệ đối ngọai, kinh tế quốc tế trên cơ sở hợp tác hữu nghị cùng có lợi, hòa bình phát triển và tiến bộ xã hội.

Nhiệm vụ:

Trên lĩnh vực kinh tế có nhiệm vụ quản lý xây dựng và phát triển kinh tế , trong đó xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Quản lý văn hóa xã hội, trong đó xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa  và con người mới xã hội chủ nghĩa  thông qua giáo dục và đào tạo để xây dựng con người toàn diện trong đó đảm bảo đời sống về tinh thần về sức khỏe của dân cư.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: