Câu 6: Phân tích cơ sở lý luận của Nguyên tắc Toàn diện?
Đề: Phân tích cơ sở lý luận của Nguyên tắc Toàn diện? ĐCSVN đã vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong thời kỳ đổi mới?
• Câu chốt: Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận của Nguyên tắc toàn diện là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. (MLHPB)
• Nội dung:
– Khái niệm:
+ Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối quan hệ ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
+ Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở với mọi sinh vật hiện tượng của thế giới. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, chất và lượng, khẳng định và phủ định,...
Ví dụ: Các sinh vật đều có liên hệ với môi trường sống bởi sự thay đổi của môi trường sống có thể làm thay đổi số lượng sinh vật hoặc sự gia tăng về số lượng của một loài sinh vật đều có thể làm thay đổi môi trường sống của chúng.
+ Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
Điều này không có nghĩa là một số đối tượng luônliên hệ, còn những đối tượng khác lại chỉ côlập. Trong các trường hợp liên hệ xétở trên vẫn có sự cô lập, cũng như ởcác trường hợp cô lập vẫn có mối liên hệ qua lại. Mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa côlập vừa liên hệ với nhau. Chúng liênhệ với nhau ở một số khía cạnh và không liên hệ với nhau ở những khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượngkhác thay đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng khác thay đổi.
– Tích chất của các mối liên hệ:
+ Tính khách quan: MLHPB là mối liên hệ vốn có của thế giới, nó tồn tại độc lập với ý thức con người. Vd: Động vật hấp thụ O2 và nhả ra CO2 trong hô hấp còn thực vật hấp thụ CO2 và nhả ra O2 khi quang hợp.
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội, tư duy, trong các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. Ví dụ trong tự nhiên thì có mối liên hệ như trên. Còn trong xã hội thì có mối liên hệ giữa cung cầu.
+ Tính đa dạng, phong phú: Có rất nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt không gian và mối liên hệ về mặt thời gian; mối liên hệ chung – mối liên hệ riêng; mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp; mối liên hệ tất nhiên – mối liên hệ ngẫu nhiên;...
• Ý nghĩa phương pháp luận (Yêu cầu của NTTD): Khi xem xét sự vật, chúng ta phải dựa trên nguyên tắc toàn diện. NTTD đòi hỏi chủ thể nhận thức và thực tiễn phải tuân thủ các yêu cầu sau:
– Khi nghiên cứu đối tượng, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
– Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
– Cần xem xét đối tượng trong mối liên hệ đối với đối tượng khác và môi trường xung quanh, kể cả các mặt của mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định.
– Quan điểm toàn diện đối lập với các quan điểm phiến diện, một chiều, chiết trung, ngụy biện.
• Sự vận dụng của Đảng
– Đổi mới toàn diện, nhiều thành tựu ( kể ra nhưng không quá dài dòng)
– Xác định khâu then chốt tập trung giải quyết tạo tiền đề cho sự phát triển.
– Ví dụ: ĐCSVN đã vận dụng nguyên tắc toàn diện 1 cách đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt trong thời kỳ đổi mới. Thực tiễn khách quan và xu hướng của thế giới đòi hỏi ĐCSVN phải đổi mới trên mọi lĩnh vực để phát triển đất nước. Do Đảng ta luôn xác định được khâu then chốt, tậptrung giải quyết các vấn đề cụ thể trong từng khía cạnh nên trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước thời gian vừa qua đãđạt được nhiều thành tựu đáng kể trênmọi lĩnh vực: Về kinh tế, liên tiếp từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tếmới nổi thành công nhất, bình quân thu nhập đầu người đạt khoảng 2.750USD/năm. Về chính trí ngoại giao,Việt Nam gia nhập WTO, thiết lập được 30đối tác chiến lược ,có quan hệ ngoại giao, kinh tế với hơn 180 quốc gia và vùnglãnh thổ. Về y tế đạt tiến bộ lớn,làm chủ nhiều công nghệ, kĩ thuật hiện đại, kiểm soát đc đại dịch COVID-19, ... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, công cuộc đổi mới đất nướcvẫn còn nhiều tồn tại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top