Câu 5: Phân tích quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc và bản chất của ý thức?

Nguồn gốc của ý thức:

Nguồn gốc tự nhiên:

– Bộ não người và ý thức: ý thức là thuộc tính của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ não người. Bộ não người có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tin vi và phức tạp. Bộ não là khí quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng phản ánh của não người.

– Phản ánh: là thuộc tính chung với mọi dạng vật chất, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của 1 hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng, có 3 hình thức phản ánh:

+ Phản ánh vật lý, hóa học là trình độ phản ánh mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn, đặc trưng cho các dạng vật chất vô sinh. Ví dụ: dấu chân in lên cát, soi gương, viết bảng,...

+ Phản ánh sinh học đặc trưng cho các dạng vật chất hữu sinh, được thể hiện thông qua 3 trình độ cơ bản: tính kích thích, tính cảm ứng và tính tâm lý. Ví dụ: tính kích thích: hướng sáng. Tính cảm ứng là con hải quỳ. Tính tâm lí: ở động vật có hệ thần kinh trung ương.

+ Phản ánh ý thức: hình thức đặc trưng riêng chỉ có ở con người, ý thức là 1 sự phản ánh của 1 dạng vật chất có tổ chức cao vào trong bộ não con người. Ý thức phản ánh thế giới vật chất vào bộ não người 1 cách năng động, sáng tạo. Ví dụ: phản xạ có điều kiện ở người.

Do đó, bộ não người, cùng với thế giới bên ngoài tác động của bộ não người, đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Nguồn gốc xã hội:

– Vai trò của lao động đối với việc hình thành ý thức:

+ Lao động đã giải phóng con người khỏi thế giới động vật, mặt khác, cũng giúp con người có khả năng sáng tạo ra công cụ lao động và sử dụng những công cụ ấy phục vụ mục đích sống của mình.

+ Lao động đã giúp con người tìm ra lửa và nấu chín thức ăn, giúp cho bộ não con người ngày càng phát triển và hoàn thiện về mặt sinh học.

+ Nhờ lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, đặc điểm mà dựa vào đó, con người có thể nhận thức được tốt hơn.

+ Lao động dẫn tới sự hình thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ một mặt là kết quả của lao động, mặt khác lại là nhân tố tích cực tác động đến quá trình lao động và phát triển ý thức của con người.

– Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành ý thức:

+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Nó xuất hiện trở thành "vỏ vật chất" của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội – lịch sử.

+ Ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ý thức. Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp, vừa đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính.

+ Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp, trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội được tích lũy qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử.

+ Ý thức là một hiện tượng có tính xã hội, do đó, không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.

Như vậy, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ não của loài vượn người thành bộ não con người và tâm lý động vật thành ý thức con người.

Kết luận: Hoạt động thực tiễn của loài người là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức.

Bản chất của ý thức: Về bản chất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ não con người.

– Ý thức là hình ảnhchủ quan về thế giới khách quan. Nộidung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ýthức là hình ảnh về thế giới kháchquan quyết định cả về hình thức và nội dung,sống nó không còn y nguyên như thế giới khách quan. Theo Mác, ý thức chẳng qua chỉ là vật chấtđược đem chuyển vào trong bộ nãongười và được bộ não cải biến đi ởtrong đó.

– Ý thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan bộ não con người. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới, tưởng tượng ra cái không có thực trong thực tế, tiên đoán và dự báo tương lai... để quay trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới hiện thực.

– Ý thức là 1 hiện thực mang bản chất xã hội: sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, xã hội. Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của bộ não người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triết