Câu 25: Tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội? Cho VD?
Đề: Tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội? Cho ví dụ?
• Các khái niệm:
– Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số, mật độ dân số,.. trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
– Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm tình cảm, phong tục, truyền thống, quan điểm, tư tưởng,. . . nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển.
Kết cấu của ý thức xã hội:
+ Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phâ nbiệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.
+ Cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội, đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
• Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội vì:
– Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nó có sau tồn tại xã hội.
– Do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội. Do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.
– Ý thức xã hội gắn liền với lợi íchcủa những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bámchặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỉcủa họ, chống lại các lực lượng tiến bộ trong xãhội. VD: khoa học phát triển nhanhchóng nhưng ý thức con người chưa phát triển, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu.
Vì vậy, muốn xây dựngxã hội mới thì nhất định phải từng bướcxóa bỏ được những tàn dư, những tưtưởng và ý thức xã hội cũ song song với việcbồi đắp, xây dựng và phát triển ý thức xã hội mới.Tuy nhiên, khi thực hiện nhữngnhiệmvụ này thì không được nóng vội, không được dùng các biện pháp hành chính như đã từngxảy ra ở các nước XHCN và cả ở nước ta nhiều năm trước đây.
• Ví dụ: Một số vùng quê ở việt nam tuy có điều kiện kinh tế phát triển nhưng vẫn có phongtục, tập quán lạc hậu như tảo hôn,... Phong kiến dùng tôn giáo để thựcthi quyền lực cai trị.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top