Câu 2: Tại sao nói triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử?
• Điều kiện kinh tế - xã hội:
– Sự củng cố và phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp.
– Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập là nhân tố chính trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời triết học Mác.
– Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác.
• Tiền đề lý luận: Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm cao của trí tuệ nhân loại, C.Mác và Ăng-ghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại:
– Triết học cổ điển Đức: Mác thừa kế phép biện chứng của Heghen trên cơ sở có lọc bỏ các yếu tố duy tâm thần bí để xây dựng phép biện chứng duy vật, đồng thời thừa kế các quan điểm duy vật tiến bộ của Phobach.
– Kinh tế-chính trị cổ điển Anh: Mác Thừa Kế các quan điểm kinh tế tiến bộ, đặc biệt là học thuyết về giá trị của A.Smith và David Ricardo để làm cơ sở xây dựng kinh tế chính trị cho học thuyết.
– Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh: Trang bị cho Mác và Ăng ghen những tư liệu chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó Mác và Ăng ghen đã biến chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học
• Tiền đề khoa học tự nhiên
– Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là cơ sở để khẳng định các dạng tồn tại của vật chất trong thế giới có mối liên hệ với nhau, và trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau.
– Học thuyết tế bào: là cơ sở chứng minh rằng giữa thế giới động vật và thực vật có mối liên hệ với nhau, có chung nguồn gốc và hình thái.
– Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn: là cơ sở chứng minh rằng giữa các loài không phải bất biến mà có mối liên hệ và giàng buộc lẫn nhau.
Với những phát minh khoa học đó, khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của thế giới, là cơ sở khoa học tự nhiên, giúp Mác xây dựng học thuyết của mình.
• Bên cạnh đó còn phải nhắc tới nhân tố chủ quan: Đó là sự nhiệt huyết, tài giỏi, sự hoạt động không biết mệt mỏi của C.Mác và Ăng-ghen, lập trường giai cấp công nhân và tình cảm đắc biệt của hai ông đối với giai cấp nhân dân lao động, hòa quyện với tình bạn vĩ đại của hai nhà cách mạng đã kết tinh thành nhân tố chủ quan cho sự ra đời triết học Mác.
Kết luận: Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một điều tất yếu của lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lí luận mới đã được nhân loại tạo ra.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top