Câu 12: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn...

Đề: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức?

Thực tiễn:

– Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ nhân loại tiến bộ.

– Tính chất của hoạt động thực tiễn:

+ Không phải là toàn bộ hoạt động của con ngườimà chỉ là hoạt động vật chất – cảm tính. Theo Mac, đó là hoạt động vật chất mà conngười cảm giác được; nghĩa là con người có thể quan sát trực tiếp được hđvc này. Hoạt động vật chất - cảm tính là hoạt động mà con người sử dụng công cụ vật chất tác động lên đốitượng vật chất làm biến đổi chúng, từ đó làm biến đổi thế giới khách quan phụcvụ nhu cầu của bản thân.

+ Là hoạt động có tính lịch sử - xã hội của con người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, có sự tham gia của một tập thể, tổ chức cùng bắt tay vào hoạt động sản xuất của cải, vật chất. Qua đó, cá nhân chủ thể tác động qua lại lẫn nhau.

+ Là hoạt động có mục đích cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người. Khác với hoạt động có tính bản năng của con vật, con người bằng và thông qua thực tiễn, chủ động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình à thực tiễn là hđ có tính tự giác cao của con người, khác vs bản năng thụ động của động vật.

– Ba hình thức cơ bản của thực tiễn:

+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động thực tiễn xuất hiện sớm nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất. Nó là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người. Nó quyết định các hình thức hoạt động thực tiễn khác của con người.

Ví dụ: Hoạt động trồng lúa, may mặc, sản xuất phương tiện đi lại,...

Hoạt động chính trị – xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế – xã hội. Hoạt động chính trị xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh bảo vệ hoà bình, v.v.. Đây là hình thức hoạt động thể hiện tính tự giác cao của con người.

Ví dụ: Bầu phiếu bầu cử, đội thanh niên tình nguyện giúp đỡ đồng bào vùng lũ,...

Thực nghiệm khoa học: là hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn, là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm để nhận thức và cải tạo thế giới. Thực nghiệm khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống xã hội. Đặc biệt, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, nó rút ngắn độ dài hoạt động thực tiễn, biến các phát minh khoa học thành hiện thực.

Ví dụ: Nghiên cứu chế tạo vắc-xin Covid19,...

Ba hình thức thực tiễn này có mối quan hệ biện chứng, trong đó sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hai hình thức còn lại. Tuy nhiên, hoạt động chính trị – xã hội và thực nghiệm khoa học cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất vật chất.

Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức:

– Thực tiễn là cơ sở là động lực của nhận thức:

+ Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người. Ví dụ: Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học biết được "đồng là kim loại dẫn điện".

+ Tri thức của conngười xét đến cùng được nảy sinh từ thực tiễn. Không có thực tiễn thì không cónhận thức. Ví dụ: Xuất phát từ nhu cầu đo đạc ruộng đất, tính diện tích cácthửa ruộng, các bình chứa của người cổ đại mà hình học ra đời.

+ Thực tiễn rèn luyện các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện hơn, giúp nhận thức của con người tốt hơn. Ví dụ: Bằng hoạt động thực tiễn lặp đi lặp lại nhiều lần, nênkhi nhìn những hiện tượng trên bầu trời như mật độ sao, màu sắc bầu trời, v.v., con người có thể dự báo thời tiết, xác định phương hướng, thời gian.

+ Thực tiễn là cơ sở để chế tạo ra các máy móc, phương tiện hiện đại, v.v. hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức.

+ Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.

– Thực tiễn đề ra nhu cầu của nhận thức:

+ Nhận thức của con người là để nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, chỉ đạo thực tiễn.

+ Trí thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào thực tiễn để phục vụ con người. Ví dụ: Những phát minh khoa học chỉ có ý nghĩa khi được đem áp dụng vào thực tiễn.

– Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức:

+ Bằng thực tiễn, con người kiểm tra được kết quả nhận thức của mình. Nếu thực tiễn chứng minh là đúng thì tri thức đó là chân lý, nếu sai thì phải nhận thức lại. Ví dụ: Các phát minh khoa học, các dự án kinh tế chỉ được coi là đúng khi được thực tiễn kiểm nghiệm.

+ Có nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra chân lý. Có thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận dụng lý luận vào quá trình cải biến xã hội.

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.

+ Tính tuyệt đối của tiêu chuẩn thực tiễn thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, thực tiễn sẽ chứng minh được chân lý, bác bỏ được sai lầm.

+ Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn thể hiện ở chỗ thực tiễn có tính lịch sử.

Tóm lại: Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Lênin viết: "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức"

Ý nghĩa phương pháp luận: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm thực tiễn yêu cầu:

–Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn;

–Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức;

–Phải tăng cường tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện nhận thức;

–Khắc phục bệnh chủquan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triết