triết học

I - Những vấn đề lý luận của quy luật từ những thay đổi về lượng

 

dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

 

Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và

 

ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

 

Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển.

 

1.Các khái niệm

 

1.1 Khái niệm về chất

 

Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện

 

thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính qui định là

 

cái vốn có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác.

 

Tính qui định này được thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ

 

bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ bản qui định chất của sự vật. Nếu thuộc

 

tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn thuộc tính không cơ bản

 

thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới

 

nảy sinh và có những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật

 

không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác.

 

Trong sự vật, hiện tượng chất không tách rời với lượng.

 

1.2 Lượng của sự vật

 

Là tính qui định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô,

 

tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức

 

là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay

 

thấp… đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trọng lượng, thể

 

tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kì này với thời kì khác.

 

Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều

 

cao 80 phân…

 

1.3 Khái niệm về Độ

 

2

 

Độ là giới hạn mà trong đó lượng biên đổi chưa gây nên sự thay đổi

 

căn bản về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong

 

một độ thích hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không

 

còn là nó.

 

Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua

 

lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh

 

hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về

 

lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp này khi sự

 

thay đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi,

 

sự vật chuyển thành sự vật khác.

 

1.4 Điểm nút

 

Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập

 

hợp những điểm nút gọi là đường nút.

 

1.5 Bước nhảy

 

Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông

 

qua bước nhảy.

 

Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản

 

từ chất sự vật này sang sự vật khác.

 

+ Bước nhảy đột biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm

 

thay đổi bản chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ

 

mãnh liệt

 

VD: Cách mạng tháng Mười Nga là một bước đột biến.

 

+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ

 

dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới

 

loại bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới.

 

3

 

2- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay

 

đổi về chất và ngược lại.

 

Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng

 

như sự phát triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về

 

lượng được tích lũy lại khi vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì gây nên sự

 

thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.

 

Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối lập vốn có của sự vật

 

hiện tượng. Lượng thì thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn định.

 

Do đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ.

 

Khi chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất

 

cũ, mở ra một độ mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hóa từ

 

những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất diễn ra một cách

 

phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

 

Quy luật này còn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về

 

lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về

 

lượng gây nên thì chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng, ảnh hưởng của

 

chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.

 

Nội dung quy luật này được phát biểu như sau: Mọi sự vật hiện tượng

 

đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi

 

đến một lúc nào đó vượt qua độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra

 

bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ

 

mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng

 

mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại

 

của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ

 

như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận

 

động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng. Điều cần chú ý là:

 

4

 

- Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng

 

hoàn toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ

 

không thể gán ghép một cách tùy tiện, đồng thời sự chuyển hóa lượng và

 

chất bao giờ cũng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.

 

- Quy luật lượng chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan

 

hệ giữa tiến hóa và cách mạng. Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi

 

dần về lượng gọi là tiến hóa, còn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hóa

 

lên gọi là cách mạng, tiến hóa chuẩn bị cho cách mạng. Trong giai đoạn tiến

 

hóa, chế độ xã hội chưa có sự thay đổi căn bản về chất, còn cách mạng là kết

 

quả của quá trình tiến hóa, chấm dứt một quá trình này, mở ra một quá trình

 

tiến hóa mới cao hơn, chế độ xã hội cũ bị xóa bỏ, chế độ xã hội mới ra đời

 

thay thế. Cách mạng xã hội là phương thức thay thế xã hội này bằng xã hội

 

khác, bạo lực là hình thức cơ bản của cách mạng.

 

3- Ý nghĩa phương pháp luận

 

- Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình

 

tích lũy về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sẽ không có sự biến

 

đổi về chất.

 

- Quy luật này có chiều ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc

 

độ, quy mô lượng mới. Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc

 

độ, quy mô phát triển về lượng cho thích hợp, không được bảo thủ, dừng lại.

 

- Cần phải chống quan điểm tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là

 

phủ nhận tích lũy về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu

 

khuynh thì ngược lại, khi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không

 

dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.

 

II - Vận dụng vào thực tiễn phát triến kinh tế thị trường định hướng

 

XHCN ở ViệtNam

 

5

 

1- Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường định hướng CNXH ở

 

nước ta

 

Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là phát triển nền kinh

 

tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí

 

của Nhà nước theo định hướng XHCN nhưng được diễn đạt gọn hơn, nói rõ

 

được mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ.

 

Nói nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh

 

tế của chúng ta không phải là kinh tế hiện vật, tự cấp, tự túc, quản lý theo

 

kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế

 

thị trường tự do theo cách nói của tư bản, tức là không phải nền kinh tế thị

 

trường TBCN và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN, còn có

 

sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có lại vừa chưa có đầy

 

đủ các yếu tố CNXH.

 

Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất

 

yếu khách quan. Bởi vì:

 

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là kết quả của sự nhận thức và

 

vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình

 

độ của lực lượng sản xuất. Cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

 

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là con đường kinh tế cơ bản đưa

 

nước ta quá độ lên CNXH.

 

- Nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là thời kỳ đang thực hiện

 

hóa dần dần CNXH, thời kỳ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế quá độ, vừa có

 

CNXH vừa còn CNTB. Chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định hướng

 

XHCN là phù hợp với bản chất của thời kỳ lịch sử đặc biệt này.

 

- Chúng ta đã biết thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong

 

đó kết cấu kinh tế - xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội cũ đang

 

6

 

suy thoái dần, vừa bao hàm những yếu tố của xã hội mới ra đời đang lớn lên

 

từng bước nhưng chưa dành toàn thắng.

 

Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà xã hội đang chuyển từ chế độ này sang

 

chế độ khác, ở đó chưa có phương thức sản xuất nào giữ vị trí thống trị tuyệt

 

đối, trong đó mỗi phương thức chỉ là một “mảnh”, “một bộ phận” của kết

 

cấu kinh tế xã hội, vừa độc lập tương đối, vừa hợp tác đấu tranh với nhau.

 

Mỗi “mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy là một thành phần kinh tế.

 

Thành phần kinh tế khác nhau phương thức sản xuất ở chỗ khi nó chưa

 

vươn lên đóng vai trò thống trị, nhưng cũng không ở vào vị trí chi phối, nó

 

tồn tại như một bộ phận tương đối độc lập, đan xen với các bộ phận khác của

 

kết cấu kinh tế - xã hội. Do vậy, nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng

 

riêng có của thời kỳ quá độ lên CNXH.

 

Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là thực hiện

 

nhất quán và lâu dài chinh sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành

 

phần, qua đó tiềm năng của các thành phần kinh tế được khai thác để phát

 

triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng

 

cao đời sống nhân dân, đảm bảo xây dựng thành công CNXH.

 

Như vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất

 

yếu khách quan, là sự nhận thức đúng đắn quy luật từ những thay đổi về

 

lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Điều đó có nghĩa là khi

 

chúng ta chưa tích lũy được đầy đủ những điều kiện vật chất cho CNXH

 

thì chúng ta chưa thể nóng vội xây dựng quan hệ sản xuất XHCN ngay như

 

trước năm 1986 chúng ta đã làm, mà chúng ta phải tiến hành dần dần, hay

 

nói cách khác, chúng ta phải có một thời kỳ quá độ.

 

2 - Những thành tựu mà chúng ta đạt được sau 15 năm đổi mới

 

7

 

Sau năm 1975 khi đất nước được thống nhất, cả nước đi lên XHCN,

 

chúng ta đã nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần

 

dựa trên cơ sở công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, mọi thành phần kinh tế

 

khác bị coi là bộ phận đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy nằm trong diện phải

 

cải tạo, xóa bỏ, làm như vậy là chúng ta đã đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so

 

với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra mâu thuẫn giữa một bên

 

là lực lượng sản xuất thấp kém với một bên là quan hệ sản xuất được xã hội

 

hóa giả tạo, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, hay nói

 

cách khác khi lực lượng sản xuất của chúng ta còn quá thấp kém chưa tích

 

lũy đủ về lượng (tính chất và trình độ) đã vội vã thay đổi chất (quan hệ sản

 

xuất XHCN) làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã

 

hội.

 

Từ đại hội VI của Đảng cộng sản ViệtNamđến nay, để khắc phục

 

sai lầm trên chúng ta thực hiện xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

 

phần, xuất phát từ tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nước ta là đa

 

dạng, không đồng đều và chưa cao.

 

Thực tiễn sau 15 năm đổi mới đã khẳng định chủ trương xây dựng

 

kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với phát triển lực lượng sản xuất ở nước

 

ta. Nó đã thực sự giải phóng, phát triển và khơi dậy các tiềm năng của sản

 

xuất. Khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể kinh tế trong sản

 

xuất đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội.

 

8

 

Phần kết luận

 

Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật,

 

chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về

 

chất, nên trong khi chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức

 

khoa học phải chú ý tích lũy dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời

 

phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.

 

Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH chính là bước nhảy dần dần từ

 

chất cũ sang chất mới. Trong quá trình tiến hóa cách mạng, một mặt phải

 

chống khuynh hướng bảo thủ, trì trệ, nhằm tạo ra những bước nhảy để đẩy

 

nhanh sự phát triển, mặt khác lại phải chống lại tư tưởng nóng vội, muốn

 

đưa nhanh sự phát triển, tiến hành những bước nhảy khi chưa có điều kiện

 

chín muồi, bất chấp những quy luật khách quan.

 

Tài liệu tham khảo

 

1. Giáo trình triết học Mác – Lênin.

 

2. Nghị quyết đại hội Đảng lần 8 – 9.

 

9

 

3. Vận dụng nghị quyết 9.

 

4. Tạp chí cộng sản.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nguking