Triet

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

2. Nguyên nhân và kết quả
a. Khái niệm
Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng tạo nên. Nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện. Điều kiện là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân điều kiện không sinh ra kết quả. Nguyên cớ là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả.
Ví dụ:
- Đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản -> Cách mạng vô sản (khách quan).
- Sự biến đổi mầm mống trong hạt lúa (nguyên nhân) -> Cây lúa (kết quả).
- Bão (nguyên nhân) -> thiệt hại mùa màng (kết quả xấu)
- Thực hiện đường lối đổi mới là nguyên nhân, mục tiêu dân giàu … là kết quả.
- Chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân của chiến tranh xâm lược
b. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
- Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Mối quan hệ nhân quả không chỉ đơn thuần là sự đi kế tiếp nhau về thời gian (cái này có trước cái kia), mà là mối liên hệ sản sinh: cái này tất yếu sinh ra cái kia. Chỉ có mối quan hệ tất yếu về mặt thời gian mới là quan hệ nhân quả.
Ví dụ:
+ Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản (là nguyên nhân bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau)
+ Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện trước còn cây lúa là kết quả nó xuất hiện sau.
+ Bão (nguyên nhân) xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do bão gây ra thì phải xuất hiện sau.
+ Người bị ô tô chèn chết đấy là kết quả xấu nhất nguyên nhân của nó là do việc thực hiện luật lệ giao thông không đúng (không nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ giao thông).
Chú ý: Tuy nhiên không phải mối liên hệ nối tiếp nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ:
- Ngày không phải là nguyên nhân của đêm
- Mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè.
(Nguyên nhân của ngày và đêm là do quả đất quay một trục và quả đất tự quay xung quanh mặt trời 365 ngày và hình thành 4 mùa xuân, hạ, thu đông…)
Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân cũng có thể nảy sinh ra nhiều kết quả.
- Nguyên nhân thế nào thì sinh ra kết quả thế ấy. Cùng một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra. Do đó, mối quan hệ nhân quả rất phức tạp .
Ví dụ:
Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam thống nhất đất nước nó là kết quả của nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chính là do dân tộc ta quyết tâm (thà quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ).
Dưới sự ủng hộ của các nước, các dân tộc xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh (một nguyên nhân) là nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập đạt được của họ.
Cùng một nguyên nhân như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau đối với từng học sinh. Có những học sinh đạt kết quả học tập giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
Đốt lửa vào ngọn đèn dầu (Nguyên nhân) nó sinh ra kết quả.
Kết quả thứ nhất: có ánh sáng để cho mọi người học tập và làm việc.
Kết quả thứ hai: Bấc ngắn, dầu cạn đi.
Kết quả thứ ba: làm tăng nhiệt độ môi trường..
Trong trường hợp nhiều nguyên nhân cùng tham gia sinh ra một kết quả, người ta chia ra các loại nguyên nhân:
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài;
Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp;
Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản;
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu;
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Nguyên nhân sinh ra kết quả, rồi kết quả lại tác động đến sự vật, hiện tượng khác và trở thành nguyên nhân sinh ra kết quả khác nữa. Do đó, sự phân biệt nguyên nhân với kết quả chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn, sự phát triển của vật chất là nguyên nhân sinh ra tinh thần, nhưng tinh thần lại trở thành nguyên nhân làm biến đổi vật chất.
Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của vật chất, không có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không được xem một kết quả nào là kết quả cuối cùng. (Đọc Ăng Ghen trang 174 giáo trình)
Ví dụ:
Lực lượng sản xuất -> Quan hệ sản xuất = Phương thức sản xuất mới được nguyên nhân phá bỏ quan hệ sản xuất cũ (kết quả) thể hiện lực lượng sản xuất mới mâu thuẫn quan hệ sản xuất cũ.
Quả trứng -> Gà con -> Quả trứng
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan chứ không phải ở ngoài thế giới đó.
- Do mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
- Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả.

5. Bản chất và hiện tượng.
a. Khái niệm
Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định.
Hiện tượng là những biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Chú ý:
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Điều đó đúng với mọi người (bản chất cũng là cái chung) tuy nhiên không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Ví dụ bên trên thuộc tính của con người là có đầu, mình và chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi người những không tạo nên bản chất của con người.
- Phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật: nói đến bản chất có nghĩa là nói tới quy luật, hay là nói tới quy luật có nghĩa là nói tới cái bản chất. Nhưng mỗi quy luật chỉ biểu hiện được một mặt, một khía cạnh, còn bản chất được biểu hiện bằng quy luật.
Ví dụ:
+ Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động bằng nhiều quy luật: Quy luật giá trị thăng dư, quy luật lợi nhuận…
+ Những quy luật biểu hiện của sự bóc lột này của giai cấp tư sản bằng quy luật giá trị thăng dư (nó chỉ biểu hiện được một mặt)
+ Quy luật giá trị thăng dư cũng chỉ thể hiện được một mặt.
Lênin: “Quy luật và bản chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc) hay nói đúng hơn là cùng một trình độ”
b. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
- Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập trong mỗi sự vật.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện ở chỗ:
Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất định.Còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.Không có bản chất tách rời hiện tượng cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó.
- Bản chất quyết định hiện tượng. Bản chất như thế nào thì hiện tượng như thế ấy. Bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo.
Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:
Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt, phong phú và đa dạng.
Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài.
Ví dụ:
* Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản đối với tư liệu sản xuất -> Giữa người bị bóc lột (giai cấp vô sản) mâu thuẫn với người bóc lột (giai cấp tư sản).
Bản chất đó được biểu hiện bằng những hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp: đó là cuộc khủng hoảng chu kỳ:
+ Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ta .
+ Cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp tư sản.
+ Đời sống cực khổ của giai cấp vô sản và người lao động.
* Năm 1930: Bản chất xã hội nước ta là chế độ thuộc địa và nửa phong kiến. Cho nên đế quốc Pháp đã xây dựng bộ máy cai trị (hình thức) -> Bản chất được biểu hiện bởi hình thức: Nam kỳ bảo hộ (Bộ máy do Pháp cai trị).
+ Ở Trung kỳ: nó giữ nguyên bộ máy của giai cấp phong kiến làm bù nhìn để phục vụ cho công việc xâm lược của chúng.
+ Ở Bắc kỳ: Chúng xây dựng chế độ tự trị (Bên cạnh đó có quan thầy của chủ nghĩa thực dân đế quốc).
Đây chính là sự thể hiện bản chất nào thì hiện tượng đó.
Bản chất là cái tương đối ổn định, hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức, không được dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm ra bản chất của sự vật. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng được bản chất.
- Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột nhân dân các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức phức tạp: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất nhân đạo, hợp tác văn hóa, du lịch… Những hình thức đó không biểu hiện đầy đủ bản chất của sự vật và vấn đề. Có khi còn xuyên tạc bởi vẻ bề ngoài. Cho nên xem xét một sự vật phải thật cặn kẽ để từ hiện tượng đến tận cội nguồn của bản chất để có biện pháp phòng ngừa. Chúng thường mang tính chất nhân quyền một cách trừu tượng, áp đặt cho từng nước để gây mất ổn định đối với một quốc gia.

@K40: BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2/Tư liệu tham khảo

Part4/END END END: Phạm trù Lượng và phạm trù Chất

1. Phạm trù Chất
1.1. Định nghĩa
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

1.2. Phân tích phạm trù Chất
- Mỗi CHẤT ĐƯỢC TẠO THÀNH TỪ VÔ SỐ CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN của sự vật, hiện tượng.
+ Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của sự vật trong mối quan hệ qua lại với các sự vật khác.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng.
+ Khi những thuộc tính cơ bản THAY ĐỔI thì chất của nó thay đổi.
+ Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật, hiện tượng cũng chỉ là tương đối. Phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.

- Chất của sự vật không chỉ được xác định bằng các thuộc tính cơ bản của nó MÀ CÒN được xác định bởi PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Do đó, chất của sự vật không chỉ thay đổi khi THAY ĐỔI những yếu tố cấu thành nó mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.

- Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất - VÔ VÀN CHẤT, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác.

- Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và không tách rời sự vật. Do đó, không thể có chất tồn tại “thuần tuý”, bên ngoài sự vật hoặc phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người.

- Chất là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với Lượng của sự vật.

1.3. Lấy VÍ DỤ minh hoạ cho CHẤT và các nội dung phân tích VỀ CHẤT ở trên...

2. Phạm trù Lượng
2.1. Định nghĩa
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

2.2. Phân tích phạm trù Lượng
- Một sự vật hiện tượng có thể có nhiều loại lượng, được xác định bằng những phương thức khác nhau: kích thước: dài-ngắn, quy mô: to-nhỏ, số lượng: ít-nhiều, trình độ: cao-thấp, tốc độ: nhanh-chậm, màu sắc: đậm-nhạt… thường được biểu đạt qua các con số và đại lượng.

- Một sự vật, hiện tượng có thể có vô vàn chất, do đó cũng có thể có vô vàn lượng tương ứng.

- Lượng không nói lên sự vật, hiện tượng đó là cái gì.

-  Các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của sự vật, hiện tượng. Lượng là mặt không ổn định của sự vật.

2.3. Lấy VÍ DỤ minh hoạ cho LƯỢNG và các nội dung phân tích VỀ LƯỢNG ở trên...

3. Tính TƯƠNG ĐỐI trong việc phân biệt LƯỢNG với CHẤT
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, nghĩa là: Cái trong mối liên hệ này đóng vai trò là Chất nhưng trong mối liên hệ khác lại đóng vai trò là lượng và ngược lại.

- Lấy VÍ DỤ minh hoạ cho TÍNH TƯƠNG ĐỐI trong việc phân biệt giữa LƯỢNG và Chất

@K40: BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2/Tư liệu tham khảo

Part3: Mối quan hệ biện chứng giữa Lượng và Chất
1. Định nghĩa phạm trù lượng và chất
- CHẤT là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
- LƯỢNG là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
2.1. Chất và lượng luôn THỐNG NHẤT hữu cơ với nhau:
- Bất kỳ chất nào cũng có một lượng nhất định, bất kỳ lượng nào cũng là lượng của một chất nhất định. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
- Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng.

2.2. Chất và lượng là hai mặt ĐỐI LẬP nhau:
- Chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi.
- Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi NGAY hoặc thay đổi DẦN DẦN về chất.
- Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất và ngược lại. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó là độ.

2.3. ĐỘ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng.
- Trong giới hạn của Độ, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chứ chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
- Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó chính là Điểm nút.

2.4. ĐIỂM NÚT là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.

2.5. BƯỚC NHẢY là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi căn bản về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
- Sự thay đổi căn bản về chất diễn ra dưới nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật, hiện tượng. Đó là các bước nhảy: lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác…
- Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.

2.6. Sự biến đổi về CHẤT TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI sự biến đổi về LƯỢNG: khi chất mới ra đời, nó quy định quy mô, mức độ và nhịp độ phát triển của lượng mới.

>> Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành CÁCH THỨC phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

ĐỀ HỎI ĐẾN ĐÂU THÌ LÀM ĐẾN ĐÓ NHÉ, NHƯNG NHỚ LÀ ĐỀU BẮT ĐẦU TỪ VIỆC PHÁT BIỂU ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẤT VÀ LƯỢNG VÀ KẾT THÚC SAU KHI ĐÃ LẤY VÍ DỤ MINH HOẠ!

3. VÍ DỤ
Sau khi phân tích xong nội dung lý luận, ta lấy 1 ví dụ cụ thể và trong đó chỉ rõ được:
- Chất 1, chất 2, chất 3 là gì;
- Lượng, quá trình tích luỹ của lượng là gì;
- Độ, các điểm nút, các bước nhảy là gì, ở đâu, thế nào.

>>>Dưới đây là hình vẽ mô tả chung nhất về quy luật lượng -chất, CHƯA PHẢI LÀ VÍ DỤ, nên các bác hãy dựa vào đó để cụ thể hoá thành ví dụ nhé! (Cái chữ N trong hình là ĐIỂM NÚT đấy nhé)

Xem thêm:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Quy_luật_lượng_-_chất
(còn dễ đọc, dễ hiểu hơn Giáo trình Nguyên lý 3 vạn 8 nghìn lần)

@K40: BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2/ Tư liệu tham khảo

Part2: Phạm trù Bản chất, Hiện tượng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng

a, Khái niệm
- Bản chất là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
VD:...
Phạm trù bản chất không đồng nhất với phạm trù "cái chung", phạm trù "quy luật" và phạm trù "chất".
- Hiện tượng là phạm trù dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định.
VD:...

b, Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
+ Bản chất luôn gắn liền với hiện tượng biểu hiện nó: bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng nhất định, đồng thời hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
VD:...
Không có cái bản chất nào tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng biểu hiện nó, cũng như không có hiện tượng nào lại không là biểu hiện của một bản chất nhất định nào đó.
VD:...
+ Bản chất và hiện tượng tương ứng với nhau: khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo.
VD:...
Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo.
VD:...
Khi bản chất mới ra đời thì những hiện tượng mới gắn liền với nó cũng xuất hiện.
VD:...
- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng.
VD:...
+ Bản chất phản ánh cái bên trong, hiện tượng phản ánh cái bên ngoài, do đó bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.
VD:...
+ Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
VD:...
+ Các hiện tượng đều biểu hiện bản chất nhất định, nhưng hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới những hình thức cải biến khác nhau, thậm chí, đôi khi phản ánh không đúng bản chất hoặc xuyên tạc bản chất (giả tượng).
VD:...

Xem thêm:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_ch%E1%BA%A5t_v%C3%A0_hi%E1%BB%87n_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin)

@K40: BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2/tư liệu tham khảo

Part1/Phạm trù Nguyên nhân, Kết quả và quan hệ biện chứng giữa chúng.

a, Khái niệm
- Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau thì gây nên một biến đổi nhất định.

- Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng tạo nên.

>> Nguyên nhân khác với điều kiện. Điều kiện là những yếu tố bên ngoài nguyên nhân, điều kiện không sinh ra kết quả nhưng nếu thiếu điều kiện thì nguyên nhân không thể sinh ra kết quả.
VD:...

b, Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian nào cũng là lien hệ nhân-quả.
VD:...
Chỉ mối quan hệ trước-sau về mặt thời gian có quan hệ sản sinh mới là lien hệ nhân-quả.
VD:...
- Kết quả tác động trở lại đối với nguyên nhân: sau khi xuất hiện, kết quả có tác động, ảnh hưởng đối với nguyên nhân đã sinh ra nó. 2 hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
VD:...
- Trong thực tiễn, lien hệ nhân-quả biểu hiện rất phức tạp:
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả, và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
VD:...
+ Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả.
VD:...
- Phân loại nguyên nhân: do tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả khác nhau nên có nhiều loại nguyên nhân:
+ Nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân không cơ bản.
+ Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.

- Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Vị trí mối lien hệ nhân quả có tính tương đối. Cho nên, cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác lại là kết quả. Do đó, mối liên hệ nhân quả chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào một trường hợp nhất định.
VD:...
- Trong sự chuyển hoá vô tận của sự vật, hiện tượng, lien hệ nhân-quả là một chuỗi vô tận. Theo Ăngghen, đó là một chuỗi “soắn suýt” lấy nhau không có điểm đầu tiên và điểm cuối cùng.
VD:...
Xem thêm: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_nh%C3%A2n_v%C3%A0_k%E1%BA%BFt_qu%E1%BA%A3_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: