Triết 2

3. 

Trong 8 giờ lao động, công nhân trong xí nghiệp sản xuất được 20 sản phẩm có tổng giá trị là 100USD. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu năng suất lao động tăng 2 lần.

Trả lời:

20 sản phẩm = 100 USD ↔ giá trị 1 sản phẩm = 100/20 = 5 USD

A ) Tăng năng suất chỉ làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 khung thời gian nhất định chứ ko làm tăng tổng giá trị , vì vây lúc này 8h sẽ sản xuất đc 40 sản phẩm

→ Giá trị 1 sản phẩm lúc này = 100/40 = 2.5 USD

4. 

Trong 8 giờ lao động, công nhân trong xí nghiệp sản xuất được 20 sản phẩm có tổng giá trị là 100USD. Hỏi gía trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu cường độ lao động tăng 1,5 lần.

Trả lời

Ban đầu tổng giá trị sản phẩm là 100USD, khi tăng cường độ lao động lên 1,5 lần tổng giá trị sản phẩm tăng 1,5 lần = 150$. Cường độ lao động ko ảnh hưởng đến giá trị 1 sản phẩm nên giá trị 1 sản phẩm ko đổi.

5.

Trên thị trường có 4 nhóm sản xuất vải:

Nhóm 1: sản xuất 1triệu m với giá 10.000/m

Nhóm 2: sản xuất 4triệu m với giá 8.000/m

Nhóm 3: sản xuất 3triệu m với giá 13.000/m

Nhóm 4: sản xuất 30triệu m với giá 11.000/m

Nhóm 5: sản xuất 5triệu m với giá 12.000/m

Hỏi giá trị hàng hóa trên thị trường sẽ gần với giá của nhóm nào nhất?

Trả lời:

Giá trị hàng hóa trên thị trường sẽ gần vs nhóm 4 nhất vì nhóm 4 sản xuất nhiều vải nhất giá gần nhất vs thị trường.

6. 

Tìm số lượng tiền cần thiết cho lưu thông khi biết:

Tổng giá cả lưu thông là 3.000 tỷ VNĐ, tiền tệ quay vòng 1 năm 4 lần, hàng hóa bán chịu là 150 tỷ VNĐ, 240 tỷ VNĐ đến hạn thanh toán, hàng hóa trực tiếp trao đổi trên thị trường là 300 tỷ VNĐ.

Trả lời:

Tổng số lượng tiền cần thiết cho lưu thông = ( 3000 – 150 -300 + 240) / 4 = 697,5 tỷ

7. 

Một xí nghiệp sản xuất ra 1000 sản phẩm, tư bản ứng ra ban đầu là 4.000USD, trong đó 3.500USD dùng để mua máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…, trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân là 100%. Hãy tìm giá trị của 1 sản phẩm của xí nghiệp đó.

Trả lời

Trình độ bóc lột là 100% <=>m’=100%<=> m = v

Ta có : w = c+v+m ( trong đó : c = 3500$, v = 4000-3500 = 500$)

Vì m= v w = c+2v = 4500 

giá trị của 1 sản phẩm : 4500/ 1000=4,5$

8. 

Một xí nghiệp sản xuất ra 1000 sản phẩm, tư bản ứng ra ban đầu là 4.000USD, trong đó 3.500USD dùng để mua máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…, trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân là 200%. Nhờ tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu mà tư bản bất biến giảm được 100USD, tư bản khả biến và trình độ bóc lột của nhà tư bản không đổi. Hỏi giá trị của 1 đơn vị hàng hóa thay đổi như thế nào so với dự kiến ban đầu?

9.

Tình hình tài chính của 1 công ty: Tư bản ứng trước là 200.000USD, trong đó tư bản cố định là 160.000USD (5 năm đổi mới 1 lần), tư bản lưu động là 400.000USD (mỗi năm quay vòng 6 lần). Tính thời gian của 1 vòng chu chuyển? Mỗi năm tư bản quay được bao nhiêu vòng?

Tư bản cố định : 160000$, 5 năm đổi mới 1 lần => tư bản cố định chu chuyển : 160000/5=32000 $

Tư bản lưu động là 40000$, mỗi năm quay vòng 6 lần => tư bản lưu động chu chuyển là : 40000*6= 240000$

Lượng nguyên vật liệu chu chuyển = 200000-160000-32000=8000$

Tổng chu chuyển trong năm = 32000+240000+8000=280000$

thời gian 1 vòng chu chuyển = 200000/280000 = 0,714 năm/vòng

mỗi năm tư bản quay đc 1/0,714= 1,4 vòng

10. 

Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị và máy móc là 100.000 đô la. Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300.000 đô la. Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị của 1 sản phẩm là 1.000000 đô la và trình độ bóc lột là 200%.

Theo công thức :

W = c + v + m’ ( 1 )

W - Tổng giá trị sp 

C - Tư bản bất biến ( chi phí đầu tư nguyên vật liệu + hao mòn )

V - Tư bản khả biến ( tiền lương )

M - Giá trị thặng dư

C = 300k + 100k = 400k USD

m’ = (m/v).100% = 200% ↔ m/v = 2 lắp vào ( 1 ) 

Chú ý : m’ thể hiện trình độ bóc lột của TB

1000k = 400k + v + 2v ↔ 600k = 3v ↔ v = 200k (USD)

11.

Có 100 công nhân làm thuê, sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000 đô la. Giá trị sức lao động 1 tháng của 1 công nhân là 250 đô la, m’ = 300%. Hãy xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó.

CT : w = c + v + m (1)

Đặt k là giá trị 1 sp ↔ Tổng giá trị sp = 12500k

Lương/ tháng = 250 USD , có 100 CN ↔ v = 250.100 ( v – chi phí trả lương cho CN )

m’ = (m/v).100% = 300% ↔ m/v = 3 lắp vào (1) ta có :

12500k = 250,000 + 250.100 + 250.100.3 ↔ k = 28

Cách thiết lập kết cấu của 1 sp, chia 2 vế cho tổng số sp :

↔ w(1 sp) = 20c + 2v 6M

12. Tư bản đầu tư 900. 000 đô la, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 780.000 đô la. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người. Hãy xác định khối lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.

Tỷ lệ m/v = 2 ↔ m = 2v

TB khả biến = TB bỏ ra – TB bất biến = 900k – 780k = 120k

↔ v = 120k ↔ m = 240k ↔ ∑giá trị mới do CN làm ra = m + v = 360k USD 

400 người sx ra 360k USD ↔ 1 người sx ra 900 USD

13. 

Có 200 công nhân làm việc trong 1 nhà máy. Cứ 1 giờ lao động, 1 công nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 đô la, m’= 300%. Giá trị sức lao động mỗi ngày của 1 công nhân là 10 đô la. Hãy xác định độ dài của ngày lao động. Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ bóc lột tăng lên 1/3 thì khối lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt trong 1 ngày tăng lên bao nhiêu?

• Theo đề bài , giá trị sức lao động của mỗi công nhân trong 1 ngày là 10 $ 

m/v = 3 ↔ m = 3v ↔ thời gian lao động thiết yếu = ¼ ∑ thời gian lao động

Lưu ý : ∑ thời gian lao động = tg lao động tất yếu + tg lao động thặng dư

Đặt tổng giá trị 1 công nhân làm ra trong 1 ngày là b :

¼ b = 10 ↔ b = 40 $

Do cứ 1h 1 công nhân làm ra đc 5 $ nên tổng số giờ 1 ngày 1 CN phải làm là:

40/5 = 8h

• Ta có M = m’.V với m’ = 3 , V = 200.10 = 2000 $ ( V - Tiền lương )

nếu tăng m’ lên 1/3 vậy M tăng 1 lượng = 1/3 . m’.V = 2000 $.

14. 

Tư bản ứng ra 1.000000 đô la, trong đó 700.000 đô la bỏ vào máy móc và thiết bị, 200.000 đô la bỏ vào nguyên liệu, m’= 200%. Hãy xác định: Số lượng người lao động sẽ giảm xuống bao nhiêu % nếu: Khối lượng giá trị thặng dư không đổi, tiền lương công nhân không đổi, m’ tăng lên là 250%.

Trả Lời

Tiền lương cho CN ( V ) = 1000k – 700k – 200k = 100k $

M = m’.V = 2.100k = 200k $

Khi m’ tăng lên 250% tức là tỷ lệ m/v = 2.5

Lúc này ta có M’ = 2.5.V’ 

Do M’ = M = const nên 2.5 V’ = 200k ↔ V’ = 80k

Ta thấy V’ giảm từ 100k – 80k một lượng bằng 20k $, do tiền lương ko đổi nên số lượng người lao động sẽ giảm một lượng tỷ lệ tương ứng với tổng số tiền lương là 0.2.100% = 20 %

15. 

Ngày làm việc 8 giờ, m’ = 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày lao động lên 10 giờ. Trình độ bóc lột sức lao động trong xí nghiệp thay đổi như thế nào nếu giá trị sức lao động không đổi.

Gọi T1 là thời gian ld thặng dư, T2 là thời gian ld thiết yếu

Tra lời

Ta có: m’ = 3 T1/T2 = 3 (1)

Lại có : T1+T2 = 8h (2)

Từ (1)(2) => T1=6 , T2=2 

Kéo dài ngày ld lên 10h <=> tăng 2h => m’’ = (T1+2)/2 = 4 = 400% 

tăng 100%

18. 

Chi phí trung bình về tư bản bất biến cho 1 đơn vị hàng hoá trong 1 ngành là 90 đô la, chi phí tư bản khả biến là 10 đô la, m’ = 200%. Một nhà tư bản sản xuất trong 1 năm được 1000 đơn vị hàng hoá. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất lao động sống trong xí nghiệp của nhà tư bản đó tăng lên 2 lần. Số lượng hàng hoá sản xuất cũng tăng lên tương ứng. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào trong xí nghiệp của nhà tư bản đó so với tỷ suất giá trị thặng dư trung bình của ngành. Nhà tư bản trong năm thu được bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch?

Trả lời

Chú ý : Tỷ suất thặng dư trung bình tương ứng với m’ = 100 %

• Do tăng năng suất nên đời sống lao động của công nhân tăng 2 lần ↔ Thời gian lao động thiết yếu giảm 2 lần 

Theo đề bài ta có m’ = 200% ↔ m/v = 2 

TB khả biến ↔ v = 10 $ → m = 20 $

Do ngày công ko thay đổi ( m+v = const ) nên khi v giảm xuống còn 5 $ thì m tăng lên 25 $

→ m’ (sau khi tăng năng suất) = m/v = 25/5 .100% = 500%

• Nếu sản xuất với tỷ suất TB , m’ = 100% thì giá trị thặng dư (m) sẽ là 10 $

Khi sản xuất với điều kiện đề bài ra thì m = 25 $

Chênh lệch giữa GTTD mới này với GTTD TB = GTTD siêu ngạch = 15 $

Do sản lượng tăng theo tương ứng với năng suất nên lượng sản phẩm sản xuất được sẽ = 2.1000 = 2000 sp

→ m (siêu ngạch) = 2000.15 = 30000 $

19.

Tư bản ứng trước 600.000 đô la, c/v = 4 :1, m’ = 100%. Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, tư bản đó được biến thành giá trị thặng dư tư bản hoá?

Trả lời

Sản xuất với quy mô giản đơn tức là quy mô lần sau ko đổi so với lần sản xuất trước . Nhà TB chấm dứt chu trình này khi giá trị thặng dư bằng đúng với TB ứng trước , tức là = 600k $

Ta có : c/v = 4 , c + v = 600k $ nên v = 120k $ 

Do m/v = 1 nên m = 120k $

gọi n là số năm để tích lũy lượng GTTD = TB ứng trước

Ta có : 120k . n = 600k → n = 5 năm

Chú ý : chỉ khi số tiền thặng dư tích lũy đc qua một số quá trình tái sản xuất đơn giản nhất định bằng với TB ứng trước thì sau đó , TB mới bắt đầu TB hóa GTTD tức là bắt đầu chơi kiểu bóc lột theo pp tuyệt đối & tương đối

20.

Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 50 triệu đô la, trong điều kiện cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9 :1. Hãy tính tỷ suất tích luỹ, nếu biết rằng mỗi năm 2,25 triệu đô là giá trị thặng dư biến thành tư bản và trình độ bóc lột là 300%.

Trả lời

Tương tự Bài 20 , ta tính đc v = 5tr $ , do m’ = 300% nên m = 3v = 15tr $

Do TB trích ra từ 15 tr này 2.25 tr để tiếp tục đầu tư vào sx cho lần tái sx sau ( hay phục vụ TB ), phần còn lại TB dùng để tiêu dùng (đầu tư chỗ khác , mua quần áo, xe máy v.v .) nên :

Tỷ suất tích lũy = 2,25/15 .100% = 15 %

23.

Tư bản ứng trước 500.000 đô la. Trong đó bỏ vào nhà xưởng 200.000 đô la, máy móc, thiết bị là 100.000 đô la. Giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 3 lần giá trị sức lao động. Hãy xác định tổng số: tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả biến.

Trả lời

TB lưu động = Giá trị nguyên , nhiên , vật liệu + tiền lương

TB cố định = Hao mòn máy móc , thiết bị

TB bất biến = c (hao mòn + tiền mua nguyên nhiên vật liêu)

TB khả biến = v (tiền lương)

24.

Tư bản ứng trước là 3,5 triệu đô la, trong đó tư bản cố định là 2,5 triệu đô la, tư bản khả biến là 200.000 đô la. Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 12,5 năm, nguyên nhiên vật liệu 2 tháng mua 1 lần, tư bản khả biến quay 1 năm 10 lần. Hãy xác định tốc độ chu chuyển của tư bản.

Trả lời

TBCD hao mòn trong một năm là 2,5/12.5 = 0.2tr 

(TƯ BẢN CỐ ĐỊNH / TƯ BẢN CỐ ĐỊNH HAO MÒN)

TBKB chu chuyển trong năm = 200k * 10 = 2tr 

(TBKB*số vòng chu chuyển/1 năm)

LƯợng NVL chu chuyển trong năm là (3,5-2,5-0,2)*(12/2)=4,8tr

Tổng tư bản chu chuyển trong năm = 0.2+ 2 + 4.8 = 7tr

Tốc độ = 3,5/7 = 0.5 năm/vòng

Tốc độ chu chuyển = TB ứng trước / TB chu chuyển

Trả lời: 0,5 năm.

25. 

Giả sử giá trị của nhà xưởng, công trình sản xuất là 300.000 đô la. Công cụ, máy móc, thiết bị là 800.000 đô la, thời hạn sử dụng trung bình của chúng là 15 năm và 10 năm. Chi phí 1 lần về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu là 100.000 đô la, còn về sức lao động là 50.000 đô la. Mỗi tháng mua nguyên nhiên vật liệu 1 lần và trả tiền thuê công nhân 2 lần.

Hãy tính : Thời gian chu chuyển của tư bản cố định 

Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động.

Trả lời

a ) TBCD Hao mòn trong 1 năm = 300000/15 + 800000/10 = 100000 $

Tg chu chuyển là ( 300k + 800k ) / 100k = 11 năm

b ) Tương tự ta ra 0,625.365 = 22,5 ngày

c ) Tương tự = ( 1100k + 150k ) / ( 100k + 2400k ) .365 = 180 ngày = 6 tháng

26. 

Tư bản ứng trước là 500.000 đô la. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9 :1. Tư bản bất biến hao mòn dần trong 1 chu kỳ sản xuất là 1 năm, tư bản khả biến quay 1 năm 12 vòng, mỗi vòng tạo ra 100.000 đô la giá trị thặng dư. Hãy xác định khối lượng giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm.

Trả lời

Tương tự các bài trên , ta có 12 lần trong năm quay đc 100000 $ GTTD vậy Tổng Klg GTTD = 12.100000 = 1,2 tr $

Ta tính ra đc v = 50k $ vậy m’ = 1,2 tr / 50k .100% = 2400%

‎7. +Nội dung của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

+Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.

Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân

+Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.

+ Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Tất cả những yếu tố đó đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính mình

44. cơ sở phân chia các cặp phạm trù tư bản cố định-tư bản lưu động, tư bản khả biến-tư bản bất biến 

Tư bản bất biến và Tư bản khả biến.

Căn cứ của việc phân chia : dựa vào tính chất lý luận 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá của Mác chia ra 2 loại Tư bản bất biến và Tư bản khả biến. 

Tư bản tồn tại 2 bộ phận : 

+ Tư bản bất biến: Tư liệu sản xuất gồm m áy móc, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, động lực, nhà xưởng, kho. Nó có đặc điểm là điều kiện của sản xuất. Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị của nó được bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm mới. Đó là tư bản bất biến, kí hiệu là C. 

+ Tư bản khả biến : là sức lao động của công nhân, có đặc điểm là tham gia vào sản xuất, luôn biến đổi và tăng lên về lượng nên gọi là tư bản khả biến, kí hiệu V. 

- Mục đích và ý nghĩa của sự phân chia : 

+ Giúp ta hiểu rõvai trò và vị trí của từng bộ phận TB.Tư liệu sản xuất là điều kiện của sản xuất. 

+ Giúp ta phân tích và hiểu rõ kết cấu của giá trị hàng hoá. Hàng hoá gồm 

3 bộ phận bằng tổng C + V + m 

Trong đó: C là giá trị TLSX đã hao phí trong sản xuất. 

V là giá trị sức lao động của công nhân. 

m là giá trị thặng dư( thu nhập của nhà tư bản) 

+ Việc phân chia Tb như trên giúp ta hiểu rõ bản chất của TB đồng thời góp phần vào giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Thông qua nghiên cứu giúp ta hiểu rõ bản chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư chính là từ lao động làm thuê của công nhân..

Tư bản cố định và tư bản lưu động.

Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư bản sản xuất thành hai bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu động. 

- Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất đồng thời là bộ phận 

chủ yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng...) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất. 

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu 

hình và hao mòn vô hình 

- Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất, gồm một phần tư bản bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ…) và tư bản khả biến (sức lao 

động.) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. 

+ Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất và căn cứ của sự phân chia là phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay dựa vào phương thức chu chuyển của tư bản. 

+ Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động không phản 

ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng 

trong quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định, vốn lưu động một cách có hiệu quả cao.

câu 34.hàng hóa là gì?....

- hàng hóa là 1 sp của lao động ,có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của cn người thông qua trao đổi,mua bán. HH có thể ở dạng vật thể hoăc, phi vật thể ( dịch vụ vô hình) - 2 thuộc tính cơ bản của hàng hóa

+ giá trị sử dụng :

♥Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người ♥.Số lượng giá trị sd ko fải ngay lập tức đã phát hiện ra được hết mà fải đc phất hiện dần dần trong quá trình pt của KHKT♥Giá trị sd do thuộc tính tự nhiên của vật thể quyết định,GT SD là 1 phạm trù vĩnh viễn

♥1 vật khi đã là hàng hóa thỳ nhất định fải có gt sd,nhưng ko fait bất cứ vật nào có gtsd đều có thể làm hàng hóa+ giá trị

giá trị là lao động xh của người sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

♥ chất của giá trị là lao động,sp nào ko có sự kết tinh lao động thỳ sp đó ko có giá trị và sp nàocàng có sự kết tinh nhiều thỳ giá trị càng cao

♥ giá trị là 1 phạm trù lịch sử gắn liền với nền sx hàng hóa

♥ giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa

- hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuôc tính giá trị sd và giá trị,nhưng đây là sự thống nhất của 2 mặt đối lập

- ý nghĩa ở Việt Nam : 

♥Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội.

♥Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.

câu 35 :sx hàng hóa là gì...

- sx hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm lao động được đem ra mua bán,trao đổi trên thỵ trường.

- sx hàng hóa có tính 2 mặt :+ lao động cụ thể :

♥là lđ có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định,mỗi lđ cụ thể có mục đích,đối tượng ,phương tiện lao động,phương pháp lđ,kết quả lđ riêng

♥mỗi lđ cụ thể tạo ra 1 loại gia s trị sd nhất định

♥ lđ cụ thể là 1 phạm trù vĩnh viễn

+ lđ trừu tượng :

♥ là lđ hao phí đồng chất của con người

♥ lđ trừu tượng tạo ra giá trị.làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi,giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết kết tinh của lđ trừu tượng.

♥lđ trừu tượng là 1 phạm trù lịch sử riêng củacủa sx hàng hóa

* lưu ý là ko fải có 2 loại lao động khác nhau,mà lđ của của người sx có tính 2 mặt : vừa cụ thể,vừa trừu tượng

-ý nghĩa :

♥Xác định được chất của giá trị là do lao động trừu tượng kết tinh, biểu hiện quan hệ xã hội và là một phạm trự lịch sử.

♥ Xác định được lượng của giá trị là lượng lao động trung bình hay thời gian lao động xã hội cần thiết. 

♥ Xác định được hìnhnh tháii biểu hiện của giá trị phát triển từ thấp tới cao, từ hình thái giản đơn đến hình thái mở rộng, hình thái chung và cuối cùng là hình thái tiền.

♥ Xác định được quy luật giá trị- quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật này đòi hỏi người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết.

câu 37 : trình bày nội dung,yêu cầu và tác động của quy luật giá trị.....

-nội dung :

+trong kinh tế hàng hóa,mỗi người sx tự quyết định hao fí lđ cá biệt của mình,nhưng giá trị của hàng hóa đc quyết định bởi hao fí lđ xã hội cần thiết nên muốn bán đc hàng hóa và có lãi,người sx fải điều chỉnh hao lđ cá biệt phù hợp với hao pjí lđ xã hội chấp nhận đc

+trong lưu thông hay trao đổi hàn hóa cũng fải dựa trên cơ sở hao fí lđ xã hội cần thiết,tức là trao đổi fải theo quy tắc ngang giá

+giá trị hàng hóa là cơ sở của giá cả,giá cả được biểu hiện bằng tiền.giá trị càng cao thỳ giá cả càng cao và ngược lại.

-yêu cầu: việc sản xuất và trao đổi hàng hóa fải dựa trên cơ sở hao phí lđ xã hội cần thiết

- tác động của quy luật giá trị

+ điều tiết sx và lưu thông hàng hóa. Tức là điều hòa các yếu tố sx trên quy luật cung - cầu. Ngoài ra còn điều tiết lưu thông hàng hóa,từ nơi có giá cả thấp tới nơi có giá cả cao.

+kích thích cải tiến kĩ thuật,hợp lí hóa sx,tăng năng suất lđ,thúc đẩy lực lượng sx xã hội phát triển.

+ thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và fân hóa người sx hàng hóa thành người giàu,người nghèo.

-ý nghĩa ở VN :

+Cần nhận thức sự tồn tại khách quan và phạm vi hoạt động rộng lớn, lâu dài của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.

- Cần vận dụng tốt cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước để phát huy vai trũ tớch cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của nó để thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo sự công bằng xó hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: