BM

Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con mình
Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.
Nhưng có một ngày, những "ngọn núi" ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một "con nhím" thận trọng.
Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và "Thần Chết". Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, chúng ta luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.
Và con cháu, chỉ cần để ý một chút, đôi khi chỉ là thái độ, nét mặt cũng khiến đấng sinh thành bớt tổn thương. Đừng: đổ lỗi cho sự "bất tài" của cha mẹ. Đừng phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ. Lời phàn nàn có thể khiến chúng ta bực dọc, nhưng họ làm vậy vì thực lòng yêu thương và mong muốn chúng ta tốt đẹp hơn. Đừng cau có về sự chậm trễ của cha mẹ. Khi còn nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đã già, phải dựa vào con cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hãy nhớ về thủa ban sơ của mình, chúng ta cũng không khác gì như vậy. Và khi bố mẹ ốm, đừng ghét bỏ bố mẹ. Sinh lão bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ còn trẻ, họ chăm sóc chúng ta từ những điều nhỏ nhất, bên cạnh chúng ta khi chúng ta ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc chúng ta chăm sóc cha mẹ từ những điều nhỏ nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #danhngon