Chương 4: Trí thông minh của người sống sót
Trên chuyến tàu đến Paris, tôi đã khám phá ra nguyên tắc thứ hai của trí thôngminh Do Thái.Khi tàu chầm chậm lăn bánh khỏi sân ga Antwerp rộng lớn, tôi nhìn đăm đăm rabên ngoài cửa sổ, nơi sừng sững những tòa nhà màu xám xịt. Một người thở hổn hểnvà ngồi xuống bên cạnh tôi. Ông ta khoảng 50 tuổi và mặc một bộ vest ba mảnh, trênmũi ngự một cặp kính hai tròng khá tinh xảo. Một chiếc mũ kipah che gần hết phầnđầu hói của ông ta.Samuel, tôi đã biết tên ông ta trong lúc ở trên tàu, là một thương gia đến từAntwerp. Ông đi khắp thế giới, bán những viên kim cương tinh tế cùng với anh họmình, ông này tình cờ cũng đang ở London tuần đó. Có thể tôi sẽ không nhắc đếnSamuel nêu không có một chuyện nhỏ, có vẻ rất tầm thường xảy ra, một chuyện màsau hai ngày đã kết tinh thành một điều mang tính cách mạng.Trong lúc nói đến Jerusalem, một nơi mà tám năm trước ông đã đến thăm, ôngbỗng nhớ đến một sân chơi nhỏ có đài phun nước mà ông đã thấy ở chỗ đườngHerzog giao nhau với phố Tchemikovsky. Thật trùng hợp là tôi lại sống ở chính khuđó, ngày nào tôi cũng lái xe qua ngã tư đó và nếu có một thứ không có ở đó thì chínhlà một cái đài phun nước!"Xin lỗi," tôi mỉm cười,"nhưng tôi nghĩ là ông nhớ nhầm.""Không, làm gì có chuyện đó," Samuel quả quyết. "Nếu cậu đi từ đại lộ Rupin,thi cậu không thể không đi qua đó được. Cái đài phun nước đó đứng sừng sững giữanhững cái cây ấy.""Có thểông nhầm với ngã tư nào đó rồi," tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình.Samuel nghĩ một lúc, cố gắng nhớ lại và rồi khẳng định lại chắc chắn, kèm theomột nụ cười. "Nó ở đó mà. Herzog và Tchemikovsky.""Tôi sống ở đó mà, ông Samuel," tôi nói, giọng hơi tỏ vẻ khó chịu. "Có phải ýông là tôi không nhớ mình đi qua cái gì và không đi qua cái gì mỗi ngày không?"Sự tự tin cùa Samuel làm tôi bực mình. Nếu có một thứ thực sự khiến tôi cáu thìđó là việc người ta cứ ngoan cố khẳng định là mình biết điều mà thực sự họ chẳng biếtgì cả, hay nói đúng hơn là họ khẳng định mình biết điều mà thực sự họ không hề biếtcòn tôi thì biết chắc!Tôi lấy điện thoại di động và đặt nó lên bàn, trước mặt chúng tôi."Vợ tôi, Yael, đã sống ở Jerusalem suốt từ nhỏ đến giờ," tôi nói. "Tôi sẽ gọi chocô ấy ngay bây giờ và thử xem ai trong hai chúng ta nói đúng. Ông có muốn đánhcược cái gì trước khi tôi gọi cho cô ấy không?"Samuel gật đầu và mỉm cười. Không cần nghĩ ngợi, ông nói,"Một tách cà phêkhi chúng ta đến Paris nhé. Tất nhiên, nếu cậu không vội.""Thỏa thuận thế nhé," tôi trả lời. "Tôi sẽ rất vui lòng được ông mời tách cà phêđó."Tôi gọi cho vợ tôi, và sau khi hỏi han chuyện nọ chuyện kia, tôi giải thích cho côấy nghe về lý do chính khiến tôi gọi cho cô ấy lúc đó."Ở ngã tư chỗ Herzog giao với Tchemikovsky, ngang chỗ Tu viện Thập giá ấy, cócái sân chơi với đài phun nước nào không? Anh đánh cược với một người..." tôi kếtthúc câu hỏi và nhìn Samuel, cười toe toét và gian xảo.Yael không nói gì một lúc."Vâng, đúng là có thật," cô ấy bắt đầu. "Có một cái sân chơi, nhưng không có đàiphun nưóc. Đó là một cái tháp canh hình tròn bỏ lại từ thời thuộc địa Anh, nhưngđúng là trông nó giống một cái đài phun nước."Tôi ngạc nhiên trước những gì Yael nói đến nỗi tôi quay mặt ngay ra ngoài cửasổ, quay hẳn khỏi Samuel."Anh đã nói rằng chẳng có sân chơi hay đài phun nước gì hết," tôi thở chậm."Em có chắc không?""Anh bị làm sao thế? Anh đang đùa đấy hả?" cô ấy trả lời.Tôi liếc nhìn lại Samuel như một kẻ thua cuộc. "Không, anh nghiêm túc đây.Thực ra anh vừa mất một tách cà phê rồi."Samuel và tôi xuống tàu ở "Gare du Nord" và đi xuống phố để tìm một quán càphê tử tế. Trời bắt đầu tối và gió thu lành lạnh thổi vào chúng tôi từng đợt.Samuel lững thững bước trên đường, tay xách một chiếc cặp James Bondesquemàu bạc. Khi chúng tôi cùng dạo bước, ông chỉ cho tôi mái một ngôi nhà được chiếusáng bằng những bóng đèn màu xanh. Tôi sững sờ trước khung cảnh tuyệt đẹp đó."Ông để ý tới mọi thứ, phải không?" tôi khen ông, tự nhắc mình nhớ đến cái lýdo chúng tôi đang đi dạo loanh quanh với nhau thế này."Đó chỉ là bản năng sinh tồn của người Do Thái trong tôi thôi," ông trả lời làmtôi rất ngạc nhiên, từ lúc đó tôi cứ tự hỏi không biết có mối liên hệ gì giữa người đànông Do Thái giàu lòng trắc ẩn này với cuốn sách mà tôi đang viết không.Bỗng nhiên, tôi nhớ lại điều Samuel đã nói với tôi lúc ở trên tàu, về việc tôikhông để ý đến mọi thứ,"nhất là kể từ khi tôi sống ở đó."Tôi vẫn bước bên cạnh ông, ngẫm nghĩ về con người thú vị này. Kế hoạch banđầu của tôi là sẽ trả món nợ cá cược trong vòng mười lăm phút rồi tiếp tục gặp gỡnhững người bạn đang đợi tôi tối nay. Tuy vậy, có một điều gì đó đã khiến tôi có cảmgiác rằng nếu làm thế sẽ là một sai lầm.Samuel chỉ một quán nhỏ bên kia đường. Chúng tôi đi nhanh qua đường. Ở lốivào quán, một luồng hơi ấm phả vào mặt chúng tôi. Anh sáng mờ mờ, sàn nhà ốp gỗsẫm màu tạo một không khí rất thoải mái. Một đôi trai gái đang ngồi nắm tay nhau ởchiếc bàn bên cánh cửa sổ lớn nhìn ra ngoài đường phố. Ở một chiếc bàn khác là mộtthanh niên tay cầm một cuốn sách. Tay còn lại đặt trên đầu với một điếu thuốc mỏng,dài trên ngón, phả ra từng làn khói.Chúng tôi ngồi xuống một chiếc bàn trong góc và tiếp tục cuộc trò chuyện. Saukhoảng mười lăm phút, tôi để ý thấy chẳng có lấy một anh bồi bàn nào đến hỏi chúngtôi dùng gì."Có chuyện gì với bồi bàn ờ đây vậy nhỉ?" tôi nói to khi nhìn quanh quán càphê."Chúng ta đang ở Paris," Samuel trả lời."Ừ đúng rồi!' tôi nghĩ thầm. 'Làm sao tôi quên được điều đó chứ. Chúng ta đangở Pháp, nơi khách du lịch bị những tay bồi bàn tấn công.'Sau một hồi vẫy tay loạn xạ, một gã bổi bàn trẻ, mặc toàn một màu đen, xuấthiện ở bàn chúng tôi.Tôi nhớ lại có lần mình đã tự hỏi liệu có phải nghề bồi bàn ở Pháp được chínhphủ dành cho những kẻ được ra khỏi tù với điều kiện chúng sẽ làm được một dịch vụgì đó cho xã hội, mặc dù từ 'dịch vụ' không hẳn có thể áp đụng được trong trường hợpnày. Những tay bồi bàn này hành động như thể mình việc đến bàn của khách là bancho họ một đặc ân lớn lao vậy. Chúng cứ đứng đó, nhìn quanh ngó những người đếnvà đi, đập đập bút lên tập giấy và đợi thôi! Chúng không hỏi bạn xem bạn chọn gì.Chúng cũng chẳng thèm mang thực đơn đến. Chúng chỉ đứng đó đợi bạn nói thứ bạnmuốn! Mọi khách du lịch đến Paris đều biết điều tôi đang nói đây. Và chính vì thế, taybồi bàn của chúng tôi cũng đang đứng.Sau khi chúng tôi gọi đổ uống, hắn hối hả đi về phía bếp.Thật không may, tôi quên không hỏi xin một cốc nước, một điều thuộc dạngkhông thể chấp nhận được và không thể tha thứ được theo như tuyên ngôn của liênminh bồi bàn Pháp. Nếu như mafia có một nguyên tắc đạo đức về việc không làm hạitrẻ em và phụ nữ thì trong các quán cà phê ở Pháp cũng có một luật bất thành vănrằng một khi việc gọi đồ đã hoàn tất thì bất cứ cái gì khách quên không gọi đều mấtluôn.Thêm vào đó, tôi đang khát.Khi tay bồi bàn quay lại cùng với hai tách cà phê của chúng tôi và thô lỗ thả (haytôi phải nói là đập) chúng xuống bàn, tôi mỉm cười và ra hiệu rằng tôi muốn gọi thêmmột thứ khác.Tay bồi nhìn tôi, hoàn toàn sửng sốt."Tôi muốn, nếu không quá phiền, anh có thể mang cho tôí thêm một cốc nướccó được không?"Gã sốc thực sự. Gã thực sự không hề mong đợi yêu cẩu của tôi, hoàn toàn bấtngờ. Giọng gã run run, pha trộn giữa tức giận và sốc. "Anh muốn một cốc nước hả?""Một cốc nhỏ thôi, làm ơn," tôi cố giảm hết cỡ yêu cầu của mình. Thực ra, lúc đótôi đã nghĩ đến chuyện bảo gã thôi, quên yêu cầu của tôi đi. Nhìn gã như vậy khiến tôichạnh lòng, chứng kiến sự bất lực của gã.Gã ậm ừ từ tiếng Pháp nho nhỏ 'ừm' qua mũi, mím môi, và trong lúc vẫn đangrun khẽ, gã quay đi và đi trở lại bếp.Samuel quan sát cảnh này và cười. "Bọn họ thế đấy," ông an ủi tôi. Mắt ông nhìntheo gã bồi bàn cho đến khi gã khuất dạng sau bếp. Sau đó, Samuel ngả về phía tôi vàthì thầm,"Tay này không phải ở Paris. Chắc hắn là người ở miền trung. Có thể làthung lũng Loire. Chắc hắn đến đây để kiếm thêm chút tiền.""Đó cũng là một phần trong bản năng sinh tồn của người Do Thái chăng?" tôihỏi. "Khả năng nhận biết và 'chẩn đoán' người khác ấy?""Tất nhiên rồi," ông nhấn mạnh. "Tôi thừa hưởng điều này từ bố tôi." Samuel tựđiều chinh tư thế ngồi trên ghế và vắt chéo chân lại."Tôi sinh ra ở Berlin, sau đó khi tôi lên ba, chúng tôi phải trốn đi. Gia đình tôisống ở Pháp vài năm rồi chuyển đến Antwerp. Ở đó, bố tôi đã mở cửa hàng đồ trangsức. Tôi nhớ thinh thoảng tôi thường bỏ học, chạy đến làm việc với bố vào buổi tối.Tôi đứng cạnh bố trong cửa hàng, và mỗi lần có khách bước vào, bố tôi luôn đoánchính xác người đó đến từ đâu, người đó làm nghề gì kiếm sống, và người đó đã lậpgia đình hay chưa - và tất cả chỉ cần một cái liếc nhanh. Bố tôi là người đã sáng tạo rathuật ngữ 'Bản năng sinh tồn Do Thái.' Bố tôi nói rằng là một người Do Thái bị ngượcđãi, hắt hủi ở mọi nơi ông đi đến nên trong suốt cuộc đời, ông đã phát triển một thứbản năng là luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất và gắn cho chúng tầm quan trọngthật to lớn." Samuel nói xong khi gã bồi bàn quay trở lại.Gã bồi bàn đặt cổc nước lên bàn, mà đúng là chiếc cốc nhỏ thật, nhưng trước khigã quay đi và bỏ lại những vị khách khó tính nhất trong ngày, Samuel lôi gã vào cuộctrò chuyện. Lúc đầu, gã bồi bàn có vẻ xa cách và bối rối nhưng dần dần một nụ cườicũng nở ra trên khuôn mặt. Gã nồng nhiệt bắt tay Samuel trước khi quay trở lại chỗmình ở góc phòng."Thật không thể tin được," tôi reo lên kinh ngạc. "Ông thực sự đã làm cho mộttay bồi bàn người Pháp mỉm cười. Ông xứng đáng được huân chương của quân độiPháp đấy.""Thật ra hắn đến từ Baloit, ở vùng Loire, miền trung," Samuel trả lời với vẻ hàilòng."Chắc chắn hắn ấn tượng với chiếc 'ra đa' của ông lắm đấy."Samuel rút chiếc tẩu ra khỏi túi, nhét lá thuốc vào và châm lửa. Tôi quyết địnhnói cho ông nghe về cuốn sách mà chúng tôi đang nung nấu.Sau khi giải thích ngắn gọn về Jerome và Iỉamar, vụ cá cược và Nguyên lý về Trítưởng tượng của Fabio, tôi quay trở lại với vài điều mà Samuel đã nói."Vậy trí thông minh của người Do Thái có liên quan đến bản năng sinh tồn, mộtthứ bản năng trong vô vàn những bản năng khác, cho phép người ta để ý tới nhữngtiểu tiết phải không?""Gần như là vậy," Samuel khẳng định,"nhưng không chỉ có vậy. Điều chúng tađang nói đến ở đây là khả năng phân tích tình huống và đối mặt với sự thay đổi bấtngờ của hoàn cảnh với tần xuất gần như là hàng ngày. Đặc điểm này khá phát triểntrong cộng đồng người Do Thái và liên quan đến việc người Do Thái không bao giờcó một nơi ở cố định. Họ lúc nào cũng trong tư thế 'chuẩn bị', sẵn sàng cho khoảnhkhắc họ có thể bị tống đi, mà cái khoảnh khắc đó thì kiểu gì cũng đến! Khả năng nàycũng liên quan đến thực tế là người Do Thái luôn tập trung ở các thành phố lớn.""Có phải ông muốn nói rằng những người sống ở thành phố thì thông minhhơn?" tôi chất vấn."Nhìn chung thì đúng là thế," ông trả lời."Thế thì cần phải làm sáng tỏ vài điểm đây," tôi cười.Samuel thổi ra một làn khói trắng và đóng túi thuốc lại."Đến năm 1800, hầu hết dân số thế giới đều sống tại các vùng nông thôn. Hầuhết họ đều làm nông nghiệp và tàí sản có giá trị nhất mà một người có thể sở hữuchính là đất đai. Đất đai là cơ sở cho lòng tự hào và danh dự, và là nguồn gốc của sựgiàu có.""Có được sự thoải mái và an toàn vể tài chính ở một mức độ nhất định là mongmuốn của phần lớn người dân thời đó, mà thậm chí đến tận bây giờ vẫn vậy, nhưngđiều này lại không áp dụng được với người Do Thái. Họ không bao giờ nghỉ ngơi haysở hữu tài sản gì bởi vì họ không được phép. Những kẻ thống trị ngoại bang luônngăn cản họ tiếp cận quyền được sở hữu đất đai hợp pháp. Cứ khi nào người Do Tháigiành được một chút đất đai thì chẳng bao lâu sau sẽ lại có một kẻ thống trị mới đến,chiếm lấy tài sàn của họ và đuổi họ đi. Người Do Thái cũng phải sống với hàng tánhững hạn chế về kinh tế. Nói về nghề nghiệp, họ phải tham gia vào những nghềnghiệp được coi là bẩn thỉu và mờ ám như là cho vay nặng lãi, thương mại, bất độngsản, hoặc những nghề nghiệp thuộc về dịch vụ như là y khoa, luật hay tư vấn.Những công việc đó mang tính chất thành thị. Cộng thêm với vấn đề quyền sởhữu đất thì việc người Do Thái túm tụm tại các thành phố là một điểu hết sức tự nhiên.Thực tế, vào đầu thế kỷ XX, có khoảng 75% đến 94% số người Do Thái trên thế giớisống ở các thành phố.Một điều rất nghịch lý ở đây là chính những giới hạn và điều luật kìm nén ngườiDo Thái lại cho họ một lợi thế rõ ràng so vói những người khác. Việc biến người DoThái thành thị dân chính là điều đã đặt nền tảng cho thành công của họ trong tươnglai!"Cậu đã bao giờ xem bộ phim hoạt hình về chú chuột quê lên thăm họ hàng ởthành phố chưa?""Hình như là xem rổi," tôi cố nhớ lại."Chú chuột thành phố, nếu cậu để ý, lúc nào cũng được xây dựng với mô-típ làmột sinh vật thành đạt, có trình độ và văn hóa, một sinh vật trải đời và khôn ngoan.""Môi liên hệ giữa giáo dục và thành công trong cuộc sống thành thị không chiđược khắc họa trong những nhân vật hoạt hình. Những người trẻ tuổi tại các thànhphố lớn, những loài động vật hai chân, cũng được miêu tả bằng hình ảnh tương tự, vàhọ cũng rất thành công.""Nhiều phân tích được thực hiện đối với nhiều tầng lớp dân số khác nhau đều chỉra mối liên hệ tương tự giữa cuộc sống thành thị với một mức độ thông minh caohơn.""Mối liên hệ giữa người Do Thái và thành thị có hai ý nghĩa. Thành phố có ảnhhưởng đến trí thông minh, trong khi chính những người Do Thái lại được dẫn dắt tớicác đô thị bởi vì điều đó góp phẩn thúc đẩy mưu cầu về trí tuệ của họ.""Thế ở thành phố có gì giúp cải thiện trí thông minh của con người mà ở nôngthôn không có?" tôi băn khoăn."Một lối sống đòi hỏi chúng ta luôn phải vận động," ông giải thích. "Cậu đã baogiờ thử gọi taxi ở New York chưa? Việc này đòi hỏi phải có một độ khéo léo nhấtđịnh, khả năng ứng biến và cả cách suy nghĩ sáng tạo nữa"."Hay đấy," tôi cười.Tôi hoàn toàn nghiêm túc. Ai mà nghĩ chí cần đứng bên đường, vẫy vẫy mộtcánh tay là có thể khiến một chiếc taxi vàng chóe đễ xịch ngay lại thì người đó hoàntoàn không thực tế chút nào. Một người New York thực thụ sẽ vạch ra hẳn một kếhoạch để vẫy taxi, gổm có: anh ta đi đến chỗ nào, phải đứng ở đường bên nào, và địađiếm tốt nhất để vẫy được một chiếc taxi - thường thì là trước cửa khách sạn hoặc cửahàng mua sắm.Cuộc sống thành thị có một mức độ dữ dội đòi hỏi người ta phải phát triển sựkhéo léo mang tính chất sống còn. Tôi muốn nói đến yêu cầu phải phản ứng tức thìtrong những tình huống căng thẳng, với những hoàn cảnh biến đổi không ngừng củacuộc sống thành thị. Điều này luôn đúng với bất cứ người dân thành thị nào. Đôì vớingười Do Thái thì khả năng suy nghĩ và phản ứng thậm chí còn phải nhanh hơnnhững người khác bời vì họ là thiểu số. Những dân tộc thiếu số, dù là ai đi chăng nữa,có một lợi thế dễ dàng nhận thấy so với phần đông dân số còn lại - sự thiếu tiện nghi,cảm giác tạm bợ; một giác quan mà họ phải đấu tranh để đạt được và bảo vệ số mệnhcủa mình. Những khó khăn trong cuộc sống ở một môi trường khắc nghiệt góp phầnphát triển trí thông minh mang tính chất sống còn này. Cũng giống như ví dụ về chiếctaxi ở New York, người ta lúc nào cũng phải nghĩ trước hai bước. Là một dân tộc thiểusố, người Do Thái luôn phải đánh giá đúng vị thế và hiếu rõ những điểm mạnh củamình khi phát triển một chiến lược để cất cánh trong những thời điểm thuận lợi vàsống sót trong những giai đoạn cực kỳ cam go. Bí quyết được ấn giấu trong mức độtiếp thu cái mới cao và khả năng thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi vói tốcđộ chóng mặt.Những kinh nghiệm cay đắng đã dạy cho họ rằng số mệnh của họ là không baogiờ được tận hưởng sự thoải máì. Không thoải mái và không có gì đảm bảo về tàichính. Bất cứ ai phải thích nghi với những nỗi đau vể mặt tình cảm đều trở nên cànhgiác và để ý đến môi trường xung quanh mình hơn. Người Do Thái làm quen vớinhững địa điểm họ đến giống như cách mà một con chuột làm quen với một con mèonhà. Nhân tiện, điều này không chỉ áp dụng với người Do Thái. Nó cũng đúng với bấtcứ người dân nào quyết định phải 'nhập gia tùy tục'. Đây là một trong những lý dogiải thích cho việc tại sao tỉ lệ sinh viên người Trung Quốc thành công tại các trườngđại học của Mỹ lại cao đến vậy."Tôi nghĩ vể những điều ông nói nhưng không hiểu tại sao mọi thứ đối với tôivẫn mù mờ lắm. "OK, đúng là cuộc sống thành thị buộc chủng ta phải suy nghĩ theomột cách có thể giúp chúng ta đối mặt với sự sôi động, hối hả của nó. Nhưng, nhưông và tôi, chúng ta đều đã quen với cuộc sống thành thị.""Và đó chính là gót chân Asm của chúng ta," Samuel đáp lại."Nghĩa là sao?""Quen với mọi thứ. Cảm thấy thoải mái," ông giải thích. "Chúng ta cuối cùng rổisẽ quen với mọi thứ và điểu đó đặt ra cho bản thân chúng ta và sự phát triển trí tuệvấn đề lớn nhất."Nếu có một điều mà người ta có thể học từ những kinh nghiệm cay đắng trongquá khứ của người Do Thái thì đó chính là nguyên tắc của sự thoải mái. Chung quylại, nếu muốn phát triển trí thông minh và thành đạt trong cuộc sống thì bạn khôngbao giờ được cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay đạt đến độ thoải mái và đảm bảovề tài chính! Con người ta phải tiến bộ hàng ngày, lang thang cả vể thể xác và tinhthần. Con người mà cảm thấy thoải mái thì bộ óc cũng ngừng làm việc luôn. Khi tathấy thoải mái, ta sẽ chấp nhận mọi việc như nó vốn có. Ta không nghĩ đến chúngnữa. Ta chỉ là một con người nhỏ bé trong đám đông, chỉ biết đi cùng hướng với mọithứ và cho rằng nếu mọi người cùng đi một hướng thì chắc chắc đó phải là hướng điđúng." Samueỉ ngừng lại một lát."Thú vị thật," tôi lẩm bẩm."Cậu biết đấy," ông tiếp tục. "Freud đã từng giải thích rằng ông cảm thấy chất DoThái của mình, không phải bởi vì truyền thông hay lòng tự hào dân tộc, mà bởi vì haiđặc điểm mà ông thấy còn quý hơn vàng - tự do khỏi những khuôn mẫu niềm tin xưacũ, những niềm tin thường ngăn cản con người sử dụng trí tuệ của minh, và đi ngượclại điều mà đa số thường làm.""Tôi đang cố nghĩ xem không biết tất cả những thứ này có ích gì cho công việclàm ăn cùa Jerome không," tôi lơ mơ nói to. "Cậu ta là anh chàng mà tôi kể với ôngấy.""Cậu ta làm gì?" Samuel hỏi.Tôi kể cho ông nghe về dây chuyển sản xuất quần áo của Jerome."Và cậu ta kiếm được tiền từ công việc đó hả?""Cũng bình thường. Cậu ấy có thu nhập ổn định. Những khách hàng thườngxuyên. Sẽ không thể làm giàu được bằng nghề đó, nhưng như ông nói, cậu ta thấythoải mái. Nghề kiếm sống mà.""Nêu cậu ta thoải mái với số mệnh của mình thì chẳng có gì để nói nữa," Samuelbắt đầu,"nhưng nếu cậu ta muốn có nhiều hơn, cậu ta sẽ phải thay đổi.""Hắn đã cố nghĩ ra vài sáng kiến mới nhưng chả ích gì.""Cậu ta làm việc ở đâu?" Samuel hỏi."Jerusalem.""Và cậu ta suy nghĩ tất cả những điều đó ở đâu?""Ở Jerusalem, dĩ nhiên là thế rồi," tôi cười khúc khích vì sự lố bịch của câu hỏi.Samuel lắc đầu. "Cậu có biết tại sao chúng ta ngổi đây không?" ông hỏi, rồi tiếpluôn,"bởi vì sự thua cược của một anh chàng đã sống ở Jerusalem vài năm rồi. Và tạisao anh ta lại thua? Bời vì anh ta cảm thấy quá thoải mái và quen thuộc với thành phốcủa mình đến nỗi mất cả khả năng nhìn thấy mọi việc.""Chính xác là ông muốn dẫn tôi đến đâu đây?" tôi mỉm cười ngượng ngùng."Các giác quan của cậu đã bị cùn hết rồi!" ông quay trở lại với chủ đề đang nói."Cậu không còn thấy những điều mới mẻ nữa. Cậu không còn khả năng suy nghĩ mộtcách sáng tạo về những điều mới mẻ nữa. Khi một người ở một nơi quá lâu thì anh tasẽ tự tạo ra cho mình những hàng rào về nhận thức Anh ta không có đủ sự khích lệbởi vì anh ta đã biết mọi thứ; chẳng còn gì mới mẻ dưới bầu trời này nữa nên nhữnggiác quan của anh ta bị cùn đi. Anh ta cần phải đi lang thang và thay đổi địa điểm.""Có phải ông định nói rằng hắn cần phải mở một văn phòng nữa ở Tel Avivchăng?""Nêu làm được thế thì tốt quá nhưng cũng chẳng cần đến một bước đi xa đếnvậy. Chỉ cần cậu ta động não ở một chỗ khác là đủ rồi. Sự logic đằng sau việc 'langthang' chính là thực tế rằng việc đi đến một nơi khác có thể tác động đến chúng tatheo một cách rất đặc biệt."Những nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm trên loài chuột chothấy sự khác biệt rất thú vị giữa những con chuột sống trong một chiếc lổng cả đời vànhững con thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác.""Những con chuột 'lang thang' thường xuyên gặp được những môi trường 'béobở, những tác nhân kích thích luôn thay đổi - đồ chơi, vật gây tiếng động, ánh sáng,các loại mùi..., những con chuột này thể hiện một trí thông minh vượt trội hơn hẳn.Sau khi những con chuột đó chết, người ta thực hiện một phân tích sâu hơn và pháthiện ra rằng não của chủng phát triển hơn trên nhiều phương diện nhất định, vỏ não,chẳng hạn, dày hơn và đầy hơn so với những con chuột không có các kích thích, hàmlượng cùa một số loại enzyme cũng cao hơn," ông giải thích, nghe có vẻ rất chuyênnghiệp."Tôi chẳng hiểu gì những điều ông nói, nhưng có vẻ nó cũng khá thuyết phụcđấy," tôi đưa tay đẩy nhẹ cặp kính lên, chứng tỏ sự quan tâm của mình."Ngoài những kích thích có thể nhìn thấy được ở một nơi mới," ông tiếp tục,"cơthể còn kích hoạt những cơ chế phòng vệ cần thiết bằng cách mài giũa các giác quan,tăng cường khả năng tiếp thu và thúc đẩy sự sáng tạo, tất cả những thứ này nhằm mụcđích giúp ta đối mặt với hoàn cảnh mới. Cái này thì không cần phài cố. Nó thuộc vềtự nhiên rổi, Ai đi nước ngoài về đều biết đến cảm giác đó. Lấy cậu làm ví dụ chẳnghạn. Khi cậu quay trở về Israel sau khi ở nước ngoài một thời gian, có đúng là cậucảm thấy mình từng trải hơn không? Cậu cảm thấy mình đã có thêm nhiều kinhnghiệm sống và thấy được những điều mới mẻ. Cậu thấy mình thông minh và khéoléo hơn, đúng không?""Ông biết hết những thứ đó rồi," tôi mỉm cười ngượng nghịu."Lòng tự tôn của cậu cũng cao lên," ông tiếp,"bởi vì cậu thấy rằng nếu ta đã ởLondon hay Paris suôn sẻ đến vậy thì làm sao ở Givatayim hay Netanya lại có thể cóchuyện gì khó khăn được chứ?! Khi cậu quay trở về từ nước ngoài, cậu thấy mình 'vĩđại hơn' về tính thần và trí lực. Bỗng nhiên mọi thứ khác đi một chút.""Vậy tức là, khi ta cảm thấy mình trở nên 'nhỏ bé', ta cần phải đến một nơi nàođó khác trong vài ngày," tôi cố tóm lại những điều ông nói."Chính xác," ông khẳng định. "Ai cũng trải qua một thời kỳ với cảm giác bị mắckẹt, vô dụng hay nhàm chán. Khi đó, người ta có ít động lực để cố gắng hơn. Tươnglai đương như mờ mịt, như một cỗ xe sa lầy mà chẳng có con ngựa nào ở đó để kéonó lên được."'Đúng, chính là cái cảm giác đó."' Nhưng sự thực là có một con ngựa như thế. Nó có tên là Thành phố Lớn,' và nókhông nhất thiết phải ở nước ngoài. Nó có thể là một thành phố khác trong chính đấtnước ta đang sống. Vấn đề cốt yếu ở đây là ta cần phải đi đến một nơi khác. Bất cứ aimuốn phát triển sự sáng tạo và thành công đều cần phải rời xa sự thọải mái nơi cái tổcủa mình.""Nghe giống như đọc truyện cười ngày xưa nhỉ,'Định nghĩa một chuyên gia làgì?"' tôi nhớ lại."Định nghĩa một chuyên gia là gì?" Samuel nhắc lại."Một người đi ra khỏi thị trấn.""Điều đó hoàn toàn đúng," ông mỉm cười. "Có một câu nói của người Do Thái,'Ở thành phố anh ta sống không có nhà tiên tri. Một người không thể thành công trongthành phố mình sống bởi vì ở đó ai cũng biết những sai lầm của anh ta. Chỉ khi đếnmột nơi khác, nơi anh ta hoàn toàn thoát khỏi những xiềng xích, những ý niệm xã hộiđược hình thành từ trước hay theo cách nói của cậu, những khả năng thực sự của anhta. Người Do Thái thành công bởi vì họ là những người ngoài. Là một người ngoài,bạn không phải quan tâm đến hiện trạng, điều này giúp bạn chấp nhận những nguy cơvà thử những điều mới mẻ.""Có một loại rượu táo tên là 'Người ngoài,'" tôi nói to và ngay sau đó thấy hốihận vì đã buột miệng nói suy nghĩ của mình thành lời. Một tiếng thảo luận các vấn đểtrí tuệ bắt đầu ảnh hưởng đến tôi rồi đây."Rất vui được biết thông tin đó," ông mỉm cười vẻ giễu cợt. "Nhưng có những vídụ thực tế về những người ngoài đã được đưa vào lịch sử," ông nói tiếp. "NhưNapoleon, Karl Marx hay thậm chi là Hitler chẳng hạn, một cái tên đáng nguyền rủa.""Ông nói 'người ngoài' tức là sao?""Napoleon Bonaparte, chẳng hạn, không phải là người Pháp hoàn toàn. Ông sinhra ở đảo Corsica của Italia, cả bố mẹ đều là người Italia, sau này họ mới chuyển đếnPháp."Karl Marx là một người Đức nhập cư vào London, và ở đó ông đã viết nên bảntuyên ngôn của mình, sau này được những người Xô-viết gọi là chủ nghĩa Marx. Bảnthân Marx thậm chí còn chưa bao giờ đặt chân đến Nga!""Và Hitler là người Áo chứ không phải người Đức.""Hoàn toàn chính xác! Một sự thật mà người Áo luôn cố gắng che giấu. Ở nơihắn sinh ra, hắn cảm thấy quá thất vọng, chính vì vậy hắn đã nhập cư vào Đức và thửvận may của mình tại nơi mới. Ở đó hắn đã làm nên vận may lớn. Rất lớn." Samuelmím môi. Ông duỗi người trên ghế và ho vài tiếng mệt mỏi. "Dù sao, thay đổi địađiểm là một điểu thiết yếu. Nhiều người thất bại ở nơi này nhưng lại đã làm nênchuyện ở một nơi khác.""Nói cách khác, để Jerome suy nghĩ tích cực và sáng tạo hơn về triển vọng tươnglai của mình, hắn cần phải đến một nơi nào đó không quen thuộc.""Chính xác," Samuel gật đầu đồng tình."Và nếu tôi muốn tiếp tục tập trung vào cuộc trò chuyện này," tôi nghiêng ngườivề phía ông,"tôi cần phải đến một nơi."Samuel cố hiểu ý tôi."Tôi cần phải đến nhà vệ sinh," tôi mỉm cười khi đứng dậy.Cạnh nhà vệ sinh, tôi thấy có một máy điện thoại công cộng. Tôi dừng lại mộtlát, không phải bởi vì tôi chưa từng thấy máy điện thoại để gần toa-lét bao giờ - thực tếthì ngược lại mới đúng - vì tôi đã nhìn thấy quá nhiều máy điện thoại để gần nhà vệsinh trong các nhà hàng đến nỗi tôi tự hỏi hay là các nghiên cứu về tiếp thị đã chỉ rarằng khi buộc phải 'chết dí trong đó' thì người ta sẽ cảm thấy một khao khát mãnh liệtđược gọi cho bạn bè thân thích chăng. Mà thôi, tôi chợt hiểu điều mình phải làm ngaylúc này.Tôi lấy máy điện thoại di động ra và bấm số.Ở đầu dây bên kia, một giọng nói lạc quan trả lời sau vài hồi chuông."Jeromikins," tôi bắt đầu."Ô la la!" hắn nhận ra giọng tôi. "Bonsoir, mon ami[14]. Vì lý do gì mà tớ lại cócái vinh dự được nhận cuộc điện thoại vào giờ này nhỉ?""Tớ muốn cậu đến gặp tớ ở Paris ngay ngày mai."Im lặng."Mọi chuyện ổn chứ?""Ổn cả. Cứ coi đây như là bốc đồng đi. Về cái dự án nho nhỏ của bọn mình ấymà," tôi giải thích."Cậu muốn mình bay đến Paris ngay sáng mai hả?""Ừ.""Vì dự án nho nhỏ cùa chúng ta.""Ừ."Im lặng."Paris, ngày mai?""Ừ."Jerome bắt đầu lẩm bẩm cái gì đó kiểu như bị nhiễu sóng, không hiểu nổi."HOUSTON, CHÚNG TA CÓ CHUYỆN ĐÂY..." át cả tiếng 'nhiễu sóng.' "Cậu cóđang bị kích động không đấy?""Tở muốn cậu gặp một người, và cậu phải gặp ông ấy ở đây, Paris này, gặp trựctiếp, quan trọng lắm," tôi giải thích."Cậu nói nghiêm túc đấy hả? Cậu muôn tớ quẳng đi 800 đô-la vì việc này hả?""Với một người dự định kiếm 50 triệu đô-la thì tớ nghĩ 800 đô-la còm đâu cónghĩa lý gì," tôi trả lời, cố gắng tỏ ra tự tin hơn suy nghĩ thật của mình. "Mà còn nữa,cậu đã từng làm những điều tự phát như thế này bao nhiêu lần rồi. Thôi, đến đây đi.Tớ tình cờ có một điều ngạc nhiêu cho cậu..."Khi tôi quay trở lại bàn, tôi lấy ra một mảnh giấy nhỏ ra và viết lên đó nguyêntắc thứ hai của trí thông minh Do Thái:Nguyên tắc của người sống sót - Không bao giờ được cảm thấy thoải mái.Hãy tiếp tục lang thang, cả vể thể xác và tinh thần, để trải nghiệm những điểumới mẻ. Tôi nói chuyện tiếp vói Samuel khoảng một tiếng nữa rồi chúng tôi chia tayvà hẹn gặp nhau vào tối hôm sau.Đúng hai giờ chiều hôm sau, Jerome xuất hiện ở cửa phòng tôi tại khách sạnSaint Paul với một chiếc túi nhỏ đặt dưới chân. "Jerome Vĩ đại" đã làm được.
Chương 5: Tại sao người Do Thái luôn trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏikhác?
"Trí thông minh của con người là ánh sáng của Chúa trời, thâm nhập vào nơiđáy cùng của mọi thứ." -Thành ngữ Ả RậpLá đỏ phủ kín vỉa hè. Mặt trời đã gần như lặn hẳn khi chúng tôi thư thái tản bộdọc theo bờ sông Seine."Cứ như đi trên lớp khoai tây chiên ấy," Jerome nói.Tôi kéo phéc-mơ-tuya túi khoác và lấy ra một chiếc phong bì màu trắng từ túitrong."Điều ngạc nhiên cho cậu đây," tôi đưa chiếc phong bì cho hắn.Jerome cười toe toét và xé ngay chiếc phong bì ra."Trời ạ, không thể tin được!" hắn hét lên khi nhìn thấy hai chiếc vé trên tay,"Paris San Germain và Marseille." Hắn vỗ vai tôi nồng nhiệt. "Cảm ơn nhé. Đi xembóng đá tại Paris thay vì ở sân vận động Teddy Kollek ở Jerusalem. Cậu mang đếncho tớ ngày hoàng kim rồi đấy."Khi bóng tốì phủ kín thành phố thì chúng tôi đã đến Đại lộ San Michelle. Hàngđoàn khách du lịch đi dạo chật kín đường phố. Chúng tôi băng qua hết đám đông vàmười phút sau, thấy mình trong một con hẻm nhỏ, tĩnh lặng.'Café Terrace,' quán cà phê duy nhất trong con hẻm, tựa như bước ra từ một bứctranh của Van Gogh vậy.Samuel đang ngồi ở một chiếc bàn trước quán chờ chúng tôi. Tôi nhìn đồng hổ,mỉm cười và bắt tay chào Samuel."Tôi đến đây được năm phút rồi," Samuel giải thích và đưa tay về phía Jerome."Tôi là Samuel. Rất vui được gặp cậu.""Tôi là Jerome," hắn bắt tay Samuel. "Ông đi loanh quanh khắp nơi với chiếc mũDo Thái này mà không sợ à?" Jerome hỏi, vẫn thiếu tế nhị như thường lệ.Samuel phá lên cười. Rõ ràng câu hỏi này không làm ông lúng túng."Thế cậu đi loanh quanh với chiếc áo in hình Jacque Chirac thế này khôngkhông sợ à?""Tôi nghĩ là dân Pháp sẽ thích nó." Jerome chỉ vào Samuel khi hắn quay lại phíatôi. "Ông bạn này được đấy." Jerome ngồi xuống."Cậu vẫn hay nói thế với người vừa mới quen hả?" tôi hỏi."Tất nhiên là không rồi. Thường thì tớ hỏi xem họ có biết cô nàng dễ thương nàođó có thể hứng thú với tớ không... thế ông có biết cô nào không?"Jerome có rất ít khả năng kiềm chế. Giờ tôi mới nhớ ra."Thế chính xác là cậu tìm người như thế nào?" Samuel tủm tỉm cười.Jerome ngồi thẳng lại và đặt tay lên bàn. "Ồ, tôi tìm một cô nàng xinh đẹp, thôngminh, có khiếu hài hước, có cổ phần của Microsoft và Yahoo! từ năm 1987. Và cuốicùng, theo thiển ý của tôi, phải góp phần quan trọng cho một mối quan hệ tốt đẹp.""Cậu ta cũng được đấy," Samuel nói với tôi."Ồ, vậy thì, tôi rất vui vì buổi hẹn hò đầu tiên đã thành công," tôi đầu hàng.Tôi không biết liệu Samuel có chuẩn bị để tiếp tục cuộc trò chuyện của chúng tôihôm trước không, hay chỉ là tình cờ thôi, nhưng chúng tôi đã tiến đến một nguyên tắckhác liên quan đến trí thông minh của người Do Thái.Samuel ca ngợi Jerome vì quyết định của hắn, cho hắn một vài lời khuyên rồihỏi,"Cậu có biết tại sao người Do Thái luôn trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi kháckhông?""Sao họ lại không nên làm thế chứ?" Jerome mỉm cười."Dĩ nhiên, ai cũng biết là thế, nhưng nghiêm túc đấy, có hẳn một triết lý dựa trênđiều này. Hôm qua Eran đã kể cho tôi nghe về dự án của các cậu, và trên đường vềkhách sạn, tôi nghĩ rằng một trong những nguyên lý cơ bản của trí thông minh DoThái đó là sự quan tâm dành cho việc học hành và giáo dục. Ai cũng có một khaokhát cơ bản là được hiểu biết nhưng không phải xã hội nào cũng ưu tiên cho giáo dục.Chẳng thiếu gì lý do để biện hộ cho việc này: họ không có tiền, và nếu có đi nữa thìcó vẻ đầu tư số tiền đó vào phát triển kinh tế sẽ có nghĩa hơn nhiều so với đầu tư vàosách vở, trường lớp hay các thứ 'xa hoa' khác."Nhưng người Do Thái thì khác. Một người có thể sống mà không có vật chấtnhưng không thể sống trong sự ngu dốt.Trong suốt lịch sử, người Do Thái luôn sống ở những nơi tồi tàn. Mà ngay cảngày nay cũng vậy, nếu nhìn vào những khu Do Thái chính thống - ngay ở Jerusalemhay Bnei Barak - sẽ thấy rằng hầu hết họ đều sống dưới mức nghèo khổ. Một cậu bécó thể không có nổi một miếng thịt nhưng không thể không có sách vở, Bố mẹ cậu bécó thể chẳng kiếm được đồng nào khi làm giáo viên bán thời gian nhưng đổi lại, họ sẽnhận được những điều quý giá hơn - sự kính trọng và danh dự. Đề cao việc học hànhlà một giá trị rất cao đối với người Do Thái."Vì vậy, những nhà lãnh đạo Do Thái hiểu rằng tương lai của đạo Do Thái dựavào giáo dục. Giáo dục quan trọng đến nỗi một trong những thầy đạo cấp cao cònthừa nhận rằng ông ta thích học kinh Torah hơn bất cứ bổn phận nào khác, trong đócó việc chăm lo chuyện lễ tế hàng ngày. Sau đó, một triết lý của người Do Thái đãđược phát triển 'Thế giới được chống đỡ bởi ba điều: Torah, công việc và lòng từthiện.' Để ý mà xem, giáo dục đứng đầu danh sách đó đấy.""Thức ăn ngon và những trận bóng đá nữa chứ," Jerome bổ sung. "Nếu bạnmuốn thế giới ổn định hơn nữa và được chống đỡ tốt hơn trên nền tảng năm điều.""Điều mà có thể người Do Thái không biết hay ít nhất là họ không nghĩ sẽ xảy rađó là việc họ đã đặt nền móng cho sự phát triển của trí thông minh của cả cá nhân vàtập thể. Người Do Thái tập trung vào việc sử dụng cái đầu, sau đó mới đến chân tay.Đó là một lý do nữa giải thích tại sao hầu hết người Do Thái đều làm việc trong nhữngngành ít đòi hỏi vận động mà chủ yếu đòi hỏi trí óc như y khoa, thương mại, luật,v.v... Đó cũng là lý do tại sao có rất ít vận động viên nổi tiếng người Do Thái. Pháttriển trí óc luôn đi trước phát triển thân thể.""Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng bộ não, tức là suy nghĩ nhiều, sẽgiúp phát triển trí thông minh. Nếu bạn làm những việc mang tính máy móc như làhái cà chua hay những việc ít đòi hỏi suy nghĩ, sáng tạo thì rất có khả năng sẽ bị teonão.""Đúng rồi đó," tôi đồng ý. "Hồi ở khu định cư, tôi cũng đã nghĩ y như thế.""Cậu đã từng sống ở khu định cư hả?" Samuel hỏí có vẻ ngạc nhiên."Đúng vậy, Cả Jerome cũng thế," tôi trả lời đầy tự hào."Tôi cũng đã từng làm tình nguyện viên ở một khu định cư." Samuel trả lời thỏamãn,"mà... đợi chút. Thế hồi ở khu định cư ấy, cậu nghĩ gì?""Ôi, chả có gì đâu. Chỉ là chúng tôi làm những công việc nhà nông kiểu như nhặtcà chua, dưa hấu, hành và khoảng năm mươi loại rau củ quả khác. Tôí nhớ là sau hainăm làm công việc nhặt nhạnh đó, tôi chỉ muốn nhặt những thứ như kiểu hoa tai,bóng đèn, bóng bay... Nói tóm lại - không phải là tôi muốn xúc phạm những ngườinông dân đâu, có Chúa chứng giám - nhưng rõ ràng là nhặt cà chua thực sự không đòihỏi nhiều suy nghĩ lắm."Ngay cả việc vắt sữa bò, một công việc được coi là thú vị hơn nhiều, thì côngđoạn cần đến bộ óc nhất cũng chỉ là nhớ đặt chiếc ống hút vào vú con bò chứ khôngphải vào chỗ nào khác. Tất nhiên, để hoàn thành được công việc đó, đầu tiên bạn phảitúm được vú con bò đã. Và, thêm nữa, phải nhớ đưa mỗi con trở lại đúng chuồng vàcài then cửa - việc này thì thỉnh thoảng tôi vẫn hay quên. Nhưng dù gì, khoảng thờigian ở khu định cư là một trong những giai đoạn tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi vì tôichẳng cẩn phải nghĩ ngợi gì hết...""Cậu nói cũng đúng," Samuel mỉm cười. "Đôi khi, không nghĩ gì lại tốt, nếungười ta đã chọn như thế. Nhưng ta có quyền quyết định mình muốn cả ngày làmcông việc nhặt cà chua nhàm chán hay đầu tư thời gian cho phát triển trí não và đấutranh với sự đơn điệu, buồn tẻ.""Đến lúc bảy mươi thì chẳng làm được gì nữa," Jerome lẩm bẩm."Hừ. Tuổi tác chả liên quan gì hết.""Không lên quan sao?" Lông mày tôi rướn lên đầy thắc mắc."Hoàn toàn đúng." Samuel chậm rãi gật gù. "Con người có thể học tập và pháttriển bộ óc bất cứ lứa tuổi nào. Như đại tá Sanders, người sáng lập ra KFC, một trongnhững chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh phát đạt nhất thế giới, đến tận tuổi sáu mươi mớithành lập hãng đấy."Jerome đưa tay lên má. "Tôi nghĩ chắc mình sẽ về hưu ở tuổi năm mươi thôi.""Có một điều còn thú vị hơn," Samuel tiếp tục,"đó là người Do Thái có mộtphương pháp rất hiệu quả để kích thích não bộ. Phương pháp cân nhắc.""Hỏi và đáp," tôi dõng dạc tuyên bố."Cậu có nhớ tôi đã hỏi cậu tại sao người Do Thái luôn trả lời một câu hỏi bằngmột câu hỏi khác không?"Samuel quay sang Jerome. "Bởi vì họ được dạy như thế và đó là thói quen đãtruyền lại qua nhiều thế hệ.""Đạo Do Thái có một nguyên tắc là không bao giờ được coi bất cứ điểu gì làchuyện đương nhiên, thậm chí cả những mệnh lệnh nghiêm khắc và cơ bản nhất. Chodù mệnh lệnh có đến từ đâu thì người Do Thái cũng luôn khao khát được hiểu tại saohọ phải hành động như thế và logic đằng sau mỗi mệnh lệnh là gì. Sinh viên trườngđạo không phải cứ mù quáng chấp nhận tất cả những điều thầy đạo nói như những lờithánh truyền mà không có gì chứng minh cho những lời đó. Họ được quyền tranh luậnvới người dạy mình và được khuyến khích đưa ra câu hỏi nếu họ nghĩ rằng hành độngcủa thầy đạo đi ngược lại những điều họ được học. Một giáo viên may mắn là ngườiđược dạy những sinh viên có khả năng giúp mình hiểu biết hom nhờ những câu hỏicủa sinh viên và việc trả lời những câu hỏi đó. Đó cũng là ỉý do vì sao sách Talmudlại đóng một vai trò quan trọng đến vậy trong cuộc sống của người Do Thái. Đó làmột tác phẩm không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Không có cáigọi là câu trả lời cuối cùng và ai cũng có thể bắt đầu một cuộc thảo luận tại bất cứđiểm nào trong đó, thậm chí cả những điểm đã được tất cả mọi người 'chấp nhận.' Họctập không phải là học thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọithảo luận về tương lai.""Không được coi bất cứ điều gì là hiển nhiên," Jerome kết luận."Đúng vậy," Samuel khẳng định. "Bạn cần phải kiểm tra tất cả, nghiên cứu vàđưa ra những câu hỏi. Chúng ta thường chấp nhận nhiều điều mà không xem xét chiềusâu của những điều đó, và chính vì thế mà cuối cùng chúng ta sống với rất nhiều quanđiểm sai lầm. Tôi sẽ cho mọi người một ví dụ." Ông ngừng lại nghĩ một lúc."Cậu có biết câu chuyện Adam và Eva bị trục xuất khỏi vườn địa đàng khi Evaxúi giục Adam cắn một miêng táo cấm không?""Có chứ," tôi trả lời."Hãy kể câu chuyện đó với một học sinh trường đạo và tôi chắc chắn một điều làcậu học sinh đó sẽ nhảy dựng lên... ai bảo đó là trái táo chứ?""Ừ, phải rồi," Jerome mỉm cười. "Thật ra nó là 'một trái hái từ cây tri thức.'""Chính xác, và các nhà hiền triết cho rằng 'trái' đó rất có thể là nho hoặc sung vìchúng ta biết rằng sau đó Adam và Eva phủ đầy mình lá sung." Samuel mỉm cười."Cũng giống như hộp đen ấy nhỉ," Jerome nói to suy nghĩ cùa mình."Tớ chả thấy liên quan gì hết," tôi nói."Cái hộp đó thực ra đâu phải màu đen. Nó màu da cam mà, để cho dễ tìm,"Jerome đã cho chúng tôi một ví dụ về một điều chúng tôi cứ tưởng mình biết trongkhi thực ra không hề biết."Chung quy lại, tôi muốn giải thích cho thực tế rằng việc học hành của người DoThái dựa trên những câu hỏi, nghiên cứu, tranh luận và xem xét chiều sâu, chiều rộngcủa mọi vấn đề. Phương pháp này là một thứ tài sản có đóng góp rất lớn vào trí tuệ vàkhả năng rút ra những kết luận chính xác của người Do Thái." Ông quay qua Jerome."Trước khi cậu bước vào một sự kiện mới, đàm phán công việc làm ăn hay đơn giảnchỉ là đến thăm một chỗ nào đó mới lạ, hãy đưa ra những câu hỏi. Bằng cách này, cậucó thể biến một tình huống nan giải với hàng tỉ thứ không biết thành một điều quenthuộc với cảm giác mình có thể kiểm soát được mọi thứ. Giữa tri thức và sự tự tin cómối quan hệ rất mật thiết."Điện thoại của Jerome bắt đầu đổ chuông. Hắn lục tung tất cả các túi để tìm chiếcđiện thoại. Hắn vừa tìm thấy thì chuông ngừng kêu. Hắn nhìn chằm chằm vào mànhình."Số máy đã bị chặn. Tuyệt thật, và trong nửa tiếng tới mình sẽ phải bận rộn nghĩxem đó có thể là ai được." Hắn tắt điện thoại."Lạc quan lên nào," tôi nói."Có thể cậu không biết được đó là ai nhưng việc cố gắng suy nghĩ sẽ làm bộ óccậu sắc sảo hơn.""Điều này làm tôi nhớ đến câu chuyện về một cậu bé và ông bố có liên quan đếnviệc học hành và những câu hỏi," Jerome ngắt lời. "Có ai nghe chưa?""Chắc là chưa đâu... Cậu kể đi."Jerome mỉm cười và ngổi thẳng dậy. "Một cậu bé đến chỗ bố và hỏi,'Tại sao bầutrời lại màu xanh?' Bố cậu trả lời rằng ông không biết. Sau vài phút, cậu bé hỏi,'Đường kính của trái đất là bao nhiêu?' Ông bố gãi đầu và nói,'Đó là một câu hỏi khó,sao con không thử tra trong sách xem?' Một vài phút sau nữa, cậu bé lại hỏi,'Tại saocon voi lại có cái vòi dài thế?' 'Con trai à, bố không biết.'Cuối cùng, cậu bé quay sangbố và nói,'Thế bố có bực mình vì con hỏi nhiều quá không?' 'Dĩ nhiên là không rồi,'ông bố trả lời. 'Nếu con không hỏi thì làm sao con học được?'"Samuel cười và tự nói với mình,"Mình phải nhớ câu chuyện này mới được."Jerome ngả người tựa vào ghế, bắt chéo chân và nhìn chằm chằm vào một cặpvợ chồng già đi ngoài phố. "Ông có ví dụ nào về một câu hỏi kiểu Talmud không?"Samuel nghĩ một lúc. "Có hai tên trộm đột nhập vào một ngôi nhà qua ống khói.Mặt một tên bị đen sì đầy bồ hóng còn tên kia thi mặt mủi vẫn sạch nguyên. Thế cậunghĩ tên nào đi rửa mặt?"Samuel nhún vai. "Tôi đoán chắc tên mặt bẩn."Samuel lắc đầu. "Cậu đưa ra kết luận mà không nghĩ ngợi chút nào. Tên mặt bẩnsẽ nhìn mặt tên đồng phạm của hắn, thấy một khuôn mặt sạch sẽ và nghĩ rằng mặt hắncũng sạch như thế. Còn tên kia sẽ nhìn tên mặt bẩn và cho rằng mặt mình cũng bịbẩn. Tên thứ hai mới là người sẽ đi tìm chỗ rửa mặt.""Ừ, đúng rồi," Jerome mỉm cười. Hẳn nhìn ra đường và ngồi ngẫm nghĩ một lúc."Nhưng mà... sao hai tên cùng trượt xuống ống khói mà một tên lại chui ra với khuônmặt sạch sẽ được chứ?"Samuel giơ ngón tay cái lên và nháy mắt với hắn. "Câu hỏi của cậu chứng tỏ cậucó khả năng học Talmud đây."Tôi lục túi áo và tìm thấy mộí mảnh giấy nhỏ. Tôi mượn Jerome chiếc bút đắttiền lúc nào hắn cũng để trong túi áo trái và viết:Để học tập mãi mãi, hãy đưa ra những câu hỏi và không bao giờ được coibất cứ điều gì là chuyện hiển nhiên."Eran chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin cho cuốn sách," Jerome giải thích."Tôi thì nhận vai trò dễ dàng hơn nhiều. Chỉ cần thực hiện mọi thứ thôi." Hắn mỉmcười ngượng nghịu."Mà nhân tiện," Samuel tiếp tục dòng suy nghĩ,"khi cậu đưa ra những câu hỏi,cậu sẽ có khả năng nhận ra những thay đổi cần có trong thực tại, như cái băng dántrên tay cậu kia chẳng hạn. Khi đó, cậu sẽ thực sự có khả năng thay đổi tương lai củamình."Jerome xem xét cái băng tay một lúc. "Cái băng tay của tôi thì có vấn đề gìchứ?"
Chương 6: Sự sáng tạo của người Do Thái(Nguyên tắc về việc nâng cấp)
"Cậu có hay nhìn thấy người ta dán băng lên vết thương không?" Samuel hỏiJerome. "Hàng tỉ lần rồi phải không?"Jerome gật đầu."Cậu có bao giờ quan sát thật kỹ chiềc băng dán không? Chắc là không rồi bởi vìchả có lý do gì để đi quan tâm tới một thứ đơn giản và rõ ràng đến vậy. Thế giới đãdùng băng dán gần bảy mươi năm nay rồi nhưng chỉ khoảng một thập kỷ trở lại đâymới có một người để ý thấy một điều mà chúng ta cho là hiên nhiên: tất cả các loạibăng dán đều cũng một màu da kem. Trong suốt sáu mươi năm, tất cả mọi người,không cẩn biết màu da gì, đều sử dụng chiếc băng dán có màu tiêu chuẩn đó và chấpnhận nó như một thực tế. Phải mất sáu mươi năm, người ta mới đặt ra câu hỏi,'Saokhông làm băng dán màu tối hơn cho những người da tối?' Và vì thế chỉ trong mộtthập kỷ trở lại đây, các công ty mới bắt đầu cải thiện quan niệm về chiếc băng dán vàsản xuất những loại băng có nhiều màu sắc hơn. Sáu mươi năm đó!"Phải mất vài trăm năm các nhà sản xuất nước sốt mới tự hỏi chính mình,'Saongười dùng cứ phải dốc ngược chai thủy tinh lên chỉ để lấy ra vài giọt nước sốt tí tẹochứ?' Và chính vì vậy, trong vài năm qua, một số nhà sản xuất đã bắt đầu sản xuấtnhững chai nước sốt bằng nhựa bóp được và có hình úp xuống. Hàng triệu người giờđây đã có thể thường thức nước sốt mà không phải trẩy trụa cả tay vì dốc chai."Samuel mỉm cười."Tôi có cảm giác là ông đang muốn dẫn đến một điều gì đó," Jerome thận trọng."Tất nhiên, Tôi muốn nói rằng chẳng cần thiết phải phát minh một loại bánh xekhác làm gì. Những phát minh vĩ đại nhất của loài người đều chỉ là việc cải tiến nhữngcái có sẵn. Cải tiến ở đây mang ý nghĩa là dùng những cái có sẵn và tìm cách làm chochúng đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn và hiệu quả hơn."Jerome cầm ống muối lên và xem xét một hồi. "Xem nào," hắn bắt đầu. "Lỗ cầnrộng hơn để muối khỏi bị tắc lại.""Không tệ chút nào," Samuel mỉm cười."Cái này có liên hệ gì đến trí thông minh Do Thái không vậy?" Jerome hỏi."Có chứ, ít nhiều liên quan," Samuel khẳng định. Chúng ta đã nói đến việc ngườiDo Thái phát triển một thứ bản năng sinh tổn đòi hòi họ phải để ý rất kỹ đến sự thayđổi không ngừng của hoàn cành xung quanh mình, khả năng thích ứng với nhữngthay đổi này và một nguyên tắc căn bản đó là không được coi bất cứ điều gì là hiểnnhiên. Người Do Thái luôn cố gắng giữ một bộ óc cởi mở. Sự cởi mở này cho họ mộthiểu biết quan trọng - không việc gì phải phát minh ra một loại bánh xe khác. Cứ sửdụng cái đã có sẵn theo cách phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Tất nhiên, nhiềungười Do Thái đã có những ý tưởng tác động đến toàn nhân loại nhưng họ cũng đủkhôn ngoan để tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa và những con người sốngquanh họ, đế đáp ứng nhu cầu của mình. Ở một khía cạnh nào đó, họ là những ngườibắt chước sáng tạo.""Những người bắt chước sáng tạo?" tôi nói."Một người bắt chước sáng tạo là người áp dụng có hiệu quả một thứ đã có sẵnđể phù hợp với nhu cầu của mình và cải tiến thứ đó. Một tấm đệm chỉ là một chiếcchiếu được cải tiến, một chiếc ô tô chỉ là một chiếc xe ngựa tinh vi...""Và George W. Bush chỉ là phiên bản tốt hơn của George, W. H. Bush," Jeromengắt lời."Chính xác thì người Do Thái đã học tập những gì từ các nền văn hóa khác?" tôihỏi."Họ đã học cách cày cuốc và xây nhà từ ngurờí Canaanite, và họ cũng vận dụngnhững điều luật liên quan đến việc bán và cho thuê đất. Nói tóm lại, hầu hết các luật lệcủa nền văn minh đều được tiếp thu từ người Canaanite.""Thế còn giai đoạn sau này thì sao?"Samuel ngẫm nghĩ một lúc "Ngôn ngữ Do Thái - cả viết và nói - là sự cải tiếntiếng Aramaic của người Syri và ngôn ngữ của người Gartaanite. Rất nhiều từ được lấytừ tiếng Ả Rập và Ba Tư." Samuel gật đầu mỉm cười. "Tiếng Ả Rập là một ngôn ngữgiàu và đẹp, và nếu cậu biết đọc tiếng Ả Rập, cậu sẽ có thể thưởng thức những bài thơẢ Rập tuyệt vời của Jubran Halil Jubran, Naguib Mahfouz và Taha Hussein."Samuel im lặng một lúc, nhìn chăm chăm xuống bàn ngẫm nghĩ. Jerome lấychiếc áo khoác đang vắt trên thành ghế và nhẹ nhàng xỏ tay vào. Một cơn gió thu ùađến chỗ chúng tôi. Bầu trời đêm không có lấy một gợn mây. Tôi nhìn lên bầu trời đầysao sáng lấp lánh."Đêm đầy sao..." tôi lẩm bẩm. "Không biết Van Gogh có ngồi ở quán CaféTerrace này khi nghĩ đến việc sáng tạo nên kiệt tác của mình không nhỉ?""Đêm, đêm đầy sao..." Jerome bắt đầu ư ử bài hát cũng nổi tiếng không kém."Không biết có phải Don McLean làm bồi bàn cho ông ấy không nhỉ?" hắn đùa."Đó là một ví dụ nữa. Người Do Thái tiếp nhận những điều họ thấy xung quanhmình và biến đổi chúng cho phù hợp với thế giới của họ, Don McLean đã lấy ý tưởngtừ một bức tranh tuyệt vời, kiệt tác của một họa sĩ vĩ đại và biến nó thành một phầntrong thế giới của mình - ông đã chuyển nó thành một bài hát có tên 'Vincent'...Vincent Van Gogh.""Ngưỡng mộ quá," Jerome tán dương hiểu biết về âm nhạc của Samuel."À, còn một điều nữa. Ngày Sabbath.""Ngày đó thì sao?" Jerome hỏi."Một ngày của sự thanh thản... Theo một giáo sĩ người Mỹ thì người Babylon mớilà những người nghĩ ra ý tưởng về ngày Sabbath nhưng chính người Do Thái lại lànhững người đem đến cho nó sức sống và một linh hồn. Đây là một sự bắt chướcthành công đến mức không còn dấu vết gì của phiên bản Babylon.""Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện mà bố tôi vẫn hay kể," tôi nhớ lại."Ông bảo rằng Shakespeare không thực sự viết tất cả những vở kịch đó, mà là mộtngười khác cũng tên là Shakespeare..."Samuel mỉm cười trong khi Jerome chẳng nhúc nhích gì."Tớ cũng chẳng hiểu câu chuyện đó," tôi cố gắng an ủi Jerome,"cho đến khi bốtớ giải thích ý nghĩa của nó - ai nghĩ ra đầu tiên không quan trọng. Người chiến thắnglà người thực hiện ý tưởng đó tốt nhất!""Chính xác," Samuel đồng ý. "Và đó chính là điều người Do Thái muốn làm.Cho dù họ đi đến đâu và trong thời đại nào đi chăng nữa, họ vẫn luôn giữ một đầu óccởi mở để có thể nhìn ra lợi thế của tất cả những điều họ thấy. Bất cứ điều gì lôi cuốnhọ, họ đều tiếp thu, bắt đầu từ những thứ đơn giản, nhỏ nhặt nhất như quần áo, đồđạc, món ăn, đến những quan điểm về trí tuệ của những nền văn hóa khác.""Hầu hết con người đều không cởi mở với những ý tưởng mới," tôi đáp lại. Nếuta lắng nghe hai người trong một cuộc đối thoại, ta sẽ để ý thấy rằng ai cũng chỉ lắngnghe chính mình, về khoản này thì chính tôi cũng thế.""Tất cả chúng ta đều vậy," Samuel thừa nhận. "Quan điểm về cái tôi luôn là đúngnhất và sự thật của chúng ta luôn là sự thật tuyệt đối nhất. Đó chính là vấn đề..."Nhìn vào ngành y khoa mà xem," ông tiếp tục. "Phải mất hai mươi năm, mộtloại thuốc mới được đưa đến công chúng. Chỉ mất năm năm để phát triển một loạithuốc nhưng phải mất mười lăm năm để thuyết phục các bác sĩ thử loại thuốc đó.""Hãy giữ một đầu óc cởi mở," Jerome kết luận."Một cái đầu cởi mở giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Người tachẳng cần phải đi đâu xa để tìm kiếm những ý tưởng mới, chỉ cần cúi xuống, nhìn bêndưới những cái có sẵn và cố gắng cải tiến, nâng cấp nó hoặc sử dụng nó theo nhữngcách khác. Thế là đủ.""Vậy... chẳng hạn, tôi không cần phải phát minh ra một chiếc áo làm bằng len sợithép," Jerome đùa. "Tôi có thể tiếp tục bán bộ sưu tập ban đầu của mình nhưng điềuchỉnh và thay đổi vài ba nét.""Nhân tiện, khách hàng của cậu là ai?" Samuel hỏi. "Ý tôi là thị trường cho sảnphẩm của cậu là gì?""Về cơ bản, có hai thành phần chính. Thứ nhất là mẹ tôi và hai bà bạn thân nhấtcủa mẹ tôi. Họ là những khách hàng đầu tiên. Thành phần còn lại... ừm, thực ra thì...Tôi đoán chắc chỉ có một thành phần thôi." Jerome nhe răng cười. "Đùa thôi. Thườnglà các em tuổi teen, thanh niên hai mấy, học sinh trung học và những khách hàng hơiđiên rồ khác.""Và cậu kiếm đủ sống nhờ nghề này hả?""Cũng tạm. Thường thì ngày nào cũng có người hỏi tôi họ có thể được chạm tayvào một chiếc áo như thế này ở đâu." Hắn chỉ vào chiếc áo hắn đang mặc."Vậy, nói cách khác, đó là sản phẩm tuyệt vời, nhưng số người biết đến nó thìchưa đủ.""Cũng có thể nói như vậy," Jerome đồng ý."Vậy vấn đề nằm ở thị trường chứ không phải ở sản phẩm.""Có lẽ thế.""Nếu vậy, cậu hãy tự hỏi xem mình muốn bắt chước công ty nào, công ty nàotiếp thị cho sản phẩm của họ mà cậu cho là thành công nhất. Hãy áp dụng nhữngphương pháp của họ nhưng phải nghĩ đến cách áp dụng những phương pháp đó hiệuquả hơn. Đó là cách mà Estee Lauder đã làm.""Người chuyên kinh doanh mỹ phẩm hả?""Bà đã xây dựng được cả một đế chế mỹ phẩm. Bà tin tưởng vào sản phẩm củamình nhưng cảm thấy người ta chưa biết hết về chúng. Vậy nên, để đến được với càngnhiều khách hàng tiềm năng càng tốt, bà đã bắt chước một mô hình kinh doanh đã tồntại trong thế giới thực phẩm - mẫu dùng thử miễn phí. Bà cho sản xuất những chainước hoa nhỏ làm mẫu và phát miễn phí. Đó là cách bà xây dựng nên đế chế củaminh. Có lẩn tôi đã nghe bà trả lời phỏng vấn rằng bắt chước là một chiếc chìa khóachính đáng để dẫn đến thành công."Jerome khoanh tay và vân vê mấy sợi râu nhỏ trên cằm."Và nếu nói đến chuyện học hành và bắt chước thì cậu nên thực hiện điều đó vớimột nguồn cảm hứng.""Một nguồn cảm hứng?""Làm việc mà không có nguồn cảm hứng thì khó lắm, đúng không?""Ông có nguồn cảm hứng hay mô hình nào để bắt chước không?" tôi hỏi."Dĩ nhiên rồi," ông gật đầu, mắt nhìn theo chiếc xe thể thao Peugeot khi nó dầndần khuất khỏi tầm mắt chúng tôi."Ai cơ?" Jerome tò mò.Samuel nhìn đồng hồ và ra hiệu cho bồi bàn mang hóa đơn tính tiền."Mười giờ sáng mai ở cửa nhà ga Phillip-August. Tôi sẽ giới thiệu cậu với ngườiđó."
Chương 7: Hãy tìm cho mình một thầy đạo siêu đẳng
(Nguyên lý của nguồn cảm hứng)
Mưa vẫn đều đặn rơi lên chiếc ô mà Jerome và tôi đang trú. Chúng tôi đangđứng ngay gần lối vào nhà ga Phillip-August. Samuel băng qua đường De MonteLouise và sải những bước dài, mạnh mẽ tới chỗ chúng tôi."Xin chào," chúng tôi bắt tay nhau."Ông có muốn chui vào ô cùng chúng tôi không," Jerome lịch sự lùi lại mộtchút.Mắt Samuel mở to vẻ ngạc nhiên. Ông nhìn lên trời và mỉm cười. "Thế này chưađủ để gọi là mưa." Ông đút tay vào túi áo và lắc đầu. "Người Israel các cậu...""Ở Israel, thế này gọi là mưa rồi," tôi phản kháng."Người Pháp các ông," Jerome trả đũa. "Các ông không biết trân trọng giá trị củanước.""Tôi là người Bỉ," Samuel chữa lại khi ra hiệu cho chúng tôi đi theo ông.Chúng tôi hướng tới đại lộ Menilmontan."Hôm nay tôi sẽ trở về Antwerp," ông bắt đầu, mặc dù tôi đã biết dự định đó từtrước. Lúc ở trên tàu, ông đã nói vói tôi rằng công ty chỉ cho ông bốn ngày ở Kinh đôÁnh sáng."Ông có bọn trẻ đợi ở nhà à?" Jerome tò mò.'Tất nhiên! Năm đứa.""Năm?" Jerome nhắc lại đầy sửng sốt. "Chúng bao nhiêu tuổi rồi?""Đứa lớn nhất là hai mươi hai còn đứa nhỏ nhất lên bảy. Mấy đứa khác tôi khôngnhớ," ông đùa."Và ông rất hay vắng nhà?" Jerome hỏi."Trung bình cứ hai lần một tháng. Tôi cố hết sức để không phải xa nhà nhiềuhơn mức đó nhưng đôi khi hoàn cảnh bắt buộc phải đi," ông giải thích. "Có lần tôi đãđọc bài phỏng vấn của một thương nhân người Mỹ, ông ta nói rằng thành công dựatrên hai quyết định quan trọng. Đầu tiên, bạn phải quyết định cụ thể mình muốn đạtđược điều gì. Thứ hai, bạn phải quyết định cái giá mình phái trả để đạt được mục tiêuđó. Đôi khi cái giá tôi phải trả đó là xa bọn trẻ nhưng cũng không sao. Tôi đã họcđược cách cân bằng thời gian dành cho công việc và cho gia đình khi tôi ở nhà. Bâygiờ, tôi làm việc ít hơn một chút và kiếm được nhiều hơn một chút.""Mong ước lớn nhất của tôi đấy. Ông phải chia sẻ bí quyết với tôi đấy nhé."Jerome thở dài ghen tị.Samuel vỗ vai Jerome. "Cậu có thế đến dự hàng trăm cuộc thảo luận về quản lýthời gian, các chiến lược quản lý thời gian hiệu quả, quản lý nhân sự, chiến lược tiếpthị... nhưng kính nghiệm mới là người thầy tốt nhất. Không ai khôn ngoan hơn mộtngười rút ra được bài học từ những kinh nghiệm.""Người ta có thể học được những bài học từ thành công của người khác không?""Tại sao lại không chứ?""Vì rất nhiều lý do. Hầu hết mọi người đều học hỏi tốt nhất từ thành công và thấtbại của chính mình. Ngay cả những người thành đạt nhất cũng thay đổi và áp dụngnhững cái mới. Vấn đề là ở chỗ học hỏi từ kinh nghiệm và lỗi lầm của chính mình làtốt nhưng có một điều: nó lấy của ta thứ mà ta không thể đánh mất - thời gian. Tôi nóiđúng chứ?""Đúng vậy," tôi đồng ý."Thử tưởng tượng nếu có một cách để đẩy nhanh quá trình học hỏi. Nếu ta có thểhọc được cái mà người khác phải mất hàng năm mới học được. Chỉ cần xây dựng lạinhững thành công của người khác mà không cần đầu tư thời gian như trước đó họ đãphải làm.""Nghe hấp dẫn đấy.""Tất cả những gì ta cần làm là học hỏi từ những việc làm tương tự và thực hiệnđúng theo cách đó. Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là liệu ta có làm được không màlà làm như thế nào. Chúng ta đang nói đến một chiến lược đòi hỏi lựa chọn đúngngười để học.""Đó chính là sự bắt chước mà chúng ta đã bàn đến, phải không?" tôi nhận xét."Không chỉ là bắt chước, mà còn nhiều hơn thế. Mục đích lớn nhất là tái tạo, saochép. Ta phải bắt chước toàn bộ hành vi của đối tượng. Cách đi đứng, nói năng, suynghĩ, cách tổ chức bản thân và các hoạt động của mình.""Tự biến mình thành một thầy đạo," tôi nói."Chính xác. Hãy biến mình thành một thầy đạo. Hãy học hỏi từ những kinhnghiệm và bắt chước tất cả những hành vi tích cực của một thầy đạo. Cuộc sống củachúng ta là một chuỗi hành động bắt chước một cách vô thức. Một cậu bé có dáng đi yhệt mẹ, nói giọng Italia như bố dù nó chưa từng đến Italia bao giờ và không biết mộtchữ tiếng Italia nào. Điều quan trọng là phải có chủ ý bắt chước ngay từ đầu.""Nhân tiện, đó cũng chính là cách làm của những doanh nghiệp nhượng quyềnkinh doanh. Mỗi chị nhánh của McDonald's, Pizza Hut, KFC đều là những bản sao.Những món ăn giống nhau, vẫn là thịt rán, bột nhào. Nếu công ty ban đầu đã thànhcông thì tại sao lại không làm y hệt như thế ở một nơi khác chứ?""'Hãy tự biến mình thành một thầy đạo' có nghĩa là hãy tìm một người nào đó đểbắt chước. Các nhà hiền triết đã nói rằng để có được những thông tin cần thiết, hãythường xuyên tiếp xúc với những người thông thái. Vào thời Mishnah và Talmud, họcsinh sẽ quan sát mọi cử động, hành vi, bước đi của thầy đạo. Học sinh sẽ học đượccách thầy ăn, uống, thức dậy, đi ngủ, đứng lên, ngồi xuống.""Tôi không hiểu ý ông ở chỗ 'thức dậy và đi ngủ.' Có thật là học sinh quan sátcác thầy đạo khi họ ngủ không?" Jerome hỏi, giọng hơi cảnh giác."Còn hơn thế. Theo phong tục thông thường, học sinh đi theo thầy đạo đến nhàtắm để học sự tinh tế, giản dị trong khi tắm, khỏa thân giữa những người khác.""Thật vậy hả?" Jerome cười toe toét. "Vậy, nếu tôi muốn trở thành một tay DonJuan, tôi cẩn phải tiếp xúc vói George Clooney và xin phép được cắm trại trong phòngngủ của anh ta trong khoảng một tuần để quan sát xem các ngôi sao Hollywood buôngthả thế nào, đúng không? Ông có nghĩ anh ta sẽ đồng ý không?""Chắc dược thôi, nêu cậu hứa không bỏ lại vụn bánh mỳ trên thảm phòng anh ta.Ta sang đường chỗ này, ông lấy tay ra hiệu sang đường tại ngã tư giữa đại lộ Gambatavà Menilmontan."Ngày nay, trong mọi lĩnh vực đều có những con người nổi bật, những hình mẫuđáng để bắt chước. Một trong số đó là Ralph Roberts, người kinh doanh bất động sảnthành công nhất ở Mỹ, một người còn được mệnh đanh là một trong những thương giavĩ đại nhất thế giới. Ông ta kiếm được hàng triệu đô-la chỉ nhờ vào việc cho ngườikhác đi theo mình đến bất cứ nơi đâu, kể cả những cuộc họp bàn việc kinh doanhquan trọng. Tất nhiên, ta có thể học hỏi người khác mà không cần bỏ ra nhiều tiềnđến vậy. Vấn đề là phải chọn được một người thích hợp để cạnh tranh và xác địnhđược cách tốt nhất để học hỏi và tiếp thu nguồn cảm hứng từ người đó."Mưa dứt, vài tia nắng bắt đầu phá tan được màn mây và chiếu xuống đường phố.Jerome gập ô và bỏ nó vào túi."Trí tuệ là tài sản vĩ đại nhất của một con người và khả năng giành được tài sảnnày hoàn toàn nằm trong khả năng của ta, ở bất cứ nơi đâu và từ bất cứ người nào.Học hỏi từ bất cứ ai có thể có ích cho ta là một điều cực kỳ đáng giá."Samuel dừng lại và nhìn quanh."Jerome đâu rồi?"Tôi quay lại và nhận ra đúng lả Jerome đã biến mất. Tôi ngó quanh quất thêmmột chút nữa đến khi thấy cái bờm ngựa của hắn lất phất trong gió đằng sau một chiếcxe đẩy nhỏ. Jerome có một thói quen khó chịu là không nói với người đi cùng khi hắndừng lại ở đâu đó. Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra. Hắn, có lần, đãchống chế rằng chân hắn dài nên có thể đuôi kịp chúng tôi trong nháy mắt, vì vậykhông việc gì phải lo cho hắn. Đó là chuyện của hắn, hắn bảo - không phải chuyệncủa chúng tôi.Chúng tôi quay lại chỗ hắn."Tớ đang ở Paris mà vẫn chưa thử chút Grand Marnier nào." Hắn rút ví ra. "Ôngthích loại gì, Samuel. Tôi đãi."Samuel xoa xoa bộ râu và mặc dù lời mời rất hấp dẫn, ông từ chối.Tôi lấy một chiếc Nutella sôcôla phủ chuối, loại có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗicả tuần liền.Chúng tôi tiếp tục đi dọc đại lộ Gambata và rẽ phải vào đường Rondo."Chúng ta đã nói đủ về việc bắt chước, nâng cấp và học hỏi người khác chưa?"Jerome hỏi sau khi liếm tay."Đã," Samuel trả lời. "Nhưng tôi nêu lên vấn đề 'biến mình thành một thầy đạo'bởi vì nó có những điểm bổ sung và quan trọng hơn."Ông tiếp tục đi mà không nói thêm lời nào rồi quay sang Jerome. "Cậu cóngưỡng mộ ai bao giờ không? Không phải đánh giá cao mà là thực sự ngưỡng mộ ấy!""Hai người," Jerome trả lời ngay. "Dr. J, ngôi sao bóng rổ của đội PhiladelphiaSeventy-Sixers, và Freddie Mercury, ca sĩ chính của nhóm Queen.""Thế cậu thể hiện lòng ngưỡng mộ của mình ra sao?""Tôi dán những bức ảnh của họ lên tường. Tôi mua những cuốn sách nói về họvà đọc những cuốn tự truyện của họ, Và tất nhiên, tôi có tất cả các album của Queen.""Cậu đã xem Dr. J thi đấu bao giờ chưa?""Ba lần.""Và điều gì xảy ra sau mỗi trận đấu.""Tôi đi về nhà và làm vài quả một mình để xốc lại tinh thần.""Cậu đã xem Freddie Mercury biểu diễn chưa?""Một lần, ở Wembley.""Có vui không?""Trời, quá vui luôn." Cơn sóng hồi tưởng cuốn lấy Jerome,"Tôi như đi trên mâycả tuần liền.""Tại sao?""Tại sao à? Bởi vì tôi yêu giọng hát của Freddie và ông ấy là một ca sĩ tuyệt vời.Chưa kể đến những bài hát tuyệt tác.""Tại sao cậu yêu những bài hát của ông ta?""Ông hỏi cái kiểu gì vậy?" Jerome nhìn chằm chằm Samuel một lúc. "Chúng hay.Chúng khiến tôi cảm động.""Và buổi biểu diễn có tác động như thế nào đến cậu?"Jerome nghĩ một lát. "Ông biết đấy... chỉ là tôi thấy tâm trạng mình rất tốt. Tôithấy thỏa mãn.""Cậu có nhớ nó có ảnh hưởng đến một việc gì đó cụ thể mà cậu làm trong tuầnđó không?"Jerome nghĩ ngợi một lúc. Một nụ cười từ từ hiện lên trên khuôn mặt hắn. "Đúngrồi, tôi có một bài kiểm tra định kỳ ở trường. Bài thi môn tiếng Anh. Hôm đó là ngàycuối cùng của tuần. Tôi làm bài khá tốt. Vả tôi cũng nhớ lại... Tôi đã lấy hết can đảmđể mời cô nàng tóc vàng cùng lớp đi chơi. Tên cô ấy là Allison Greenberg. Ông cóbiết tại sao tôi nhớ hết những chuyện này không? Mà thôi, quên chuyện đó đi. Ngạilắm.""Ồ, thôi nào. Lúc này cậu không được dừng lại đâu đấy," Samuel năn nỉ."Ừ thì, ờ một mức độ nào đó, tôi muốn mình là Freddie Mercury đến nỗi tôi cảmthấy, kiểu như là, minh thực sự là ông ấy vậy. Tôi tường tượng rằng tất cả các cô nàngđều say đắm tôi như say đắm ông ấy vậy. Ông cứ cười đi, nhưng thực sự cảm giác đóđã rất có ích với tôi. Tôi bỗng nhiên tràn đầy sự tự tin và cuối cùng, Allison đã đi chơivới tôi.""Thế chuyện gi xảy ra với cô ấy?" tôi tò mò."Chẳng có gì cả." Hắn hơi cúi đầu và cười ngượng nghịu. "Tớ cố hát bài 'We arethe champions' (Chúng ta là những nhà vô địch) và tớ nhận ra rằng không phải thế."Samuel ra hiệu đi về phía bên kia đường, hướng về chỗ có vẻ là một khu vườnvới một bức tường lớn bao quanh."Chúng ta sẽ đi về phía đó," ông nói."Nhưng, ông biết không, ông nói đúng đấy. Nó giống như là một kiểu cảm hứngvậy," Jerome nói to suy nghĩ của mình."Dĩ nhiên rồi. Cậu được truyền một nguồn cảm hứng. Những bài hát của ông ấyvà bản thân ông ấy đã có ảnh hưởng tích cực đến cậu. Chúng cho cậu một lượng cảmxúc nhất định. Đó chính xác là điều tôi muốn nói."Samuel là người đầu tiên bước qua cánh cổng khu vườn. Chúng tôi lẩn lượt đitheo ông."Theo tôì thì câu châm ngôn 'hãy tự biến mình thành một thầy đạo' không chỉ cónghĩa là bắt chước một người nào đó. Ta phải tìm ra một người có thể truyền cho tanguồn cảm hứng, cũng như cách mà Freddie Mercury đã tác động đên cậu vậy. Cảmhứng sinh ra sự tự tin. Nó đánh thức niềm tin và sức mạnh trong ta mà ta khônghề nhận ra là mình cố. Nó giúp ta phát huy tốt nhất khả năng của mình. Có thểnói cảm hứng chính là nút khởi động, nguồn năng lượng cho ta khi mọi chuyện khôngsuôn sẻ. Chính cảm hứng đó cũng là thứ giúp tăng tốc những khả năng của ta. Cũnggiống như khi cậu muốn đập vài cú và trở thành Dr. J vậy. Tôi chắc chắn là tối hômđó cậu ném được vào rổ nhiều hơn bình thường.""Đúng vậy."'Tôi chơi piano rất kém," Samuel thành thực. "Sau khi được xem một buổi biểudiễn tuyệt vời, tôi về nhà và ngồi vào đàn, tràn đẩy cảm hứng, lướt trên phím, nhữngngón tay bay bổng tự do, những nốt nhạc cứ thế bay lên từ đôi bàn tay.""Một nguồn cảm hứng có thể là một nhà văn, một vị giáo sư, một vận động viên.Quan trọng, đó phải là một người đáng để học."Trong khi lắng nghe họ, tôi chợt nhận ra một điều lạ."Samuel?" tôi thì thầm."Gì thế," ông trả lời và đặt nhẹ tay lên vai tôi."Chúng ta đã ở giữa nghĩa trang."Jerome đứng khựng lại, kinh ngạc. Những tấm bia mộ rải rác khắp nơi, chẳngtheo một trật tự nào cả."Ồ! Xung quanh đây toàn mồ mả. Thế mà tớ cứ nghĩ mình đang đi qua một côngviên cơ đây.""Đây là nghĩa trang Fere La Chez, nơi yên nghỉ của tất cả những người nổi tiếngnhất ở Paris. Tôi đưa các cậu đến đây là có lý do." Ông rẽ phải vào một lối đi nhỏ,hẹp và cởi cúc áo khoác. Chúng tôi tiếp tục bước đi trong im lặng, và sau một đườngvòng, Samuel bước lên khoảng giữa hai tấm bia màu xám và ra hiệu cho chúng tôi đitheo ông. Lối đi đầy sỏi và cỏ dại. Samuel dừng lại trước một tấm bia và đan chéo haicánh tay.Chúng tôi đứng xung quanh ông và nhìn vào tấm bia đã có những vết cắt và sứtmẻ vì thời gian. Bên dưới ngôi sao dấu hiệu của người Do Thái khắc cái tên Jean- PaulBernard."Đây là nơi yên nghỉ của hình mẫu của tôi, người chỉ đường cho tôi. Đây lànguồn cảm hứng của tôi.""Ông ấy là thầy đạo của ông à?" Jerome hỏi."Không." Samuel nở một nụ cười nồng hậu. "Anh ấy là hàng xóm của tôi, hơntôi ba tuổi. Hồi chiến tranh, chúng tôi ở Le-Marais và Jean-Paul chăm sóc tất cả nhữngđứa trẻ hàng xóm xung quanh. Anh ấy cho chúng tôi tham gia những chiên dịchchống lại kẻ thù Đức quốc xã, anh ấy gọi như thế đấy. Có lần, có một chiếc Mercedesđậu ở đường Rosier. Nó là của một tên Đức quốc xã mà người ta bảo rằng có quan hệvới một phụ nữ địa phương. Mặc dù có lệnh giới nghiêm nhưng khi hắn ở trong nhàvới cô ta, chúng tôi đã đột nhập vào xe hắn và đổ cát vào bình xăng. Chiếc xe chạyđược khoảng ba trăm mét thì động cơ chết. Có lần chúng tôi còn làm một tên khôngthể kiểm soát được xe và đâm vào cột đèn giao thông nữa," khuôn mặt Samuel sánglên,."Jean-Paul là một nguồn cảm hứng. Anh ấy rất thông minh, vui tính. Anh ấy làthiên thần của chúng tôi. Cứ như thể anh ấy đến từ một thế giới khác vậy. Trong thờikỳ hoàng loạn như vậy mà anh ấy không hể tuyệt vọng, chán nản hay đánh mất sự hàihước của mình. Lúc nào anh ấy cũng vui vẻ và luôn có mặt khi chúng tôi cần. Cảcuộc đời mình, tôi đã muốn trở thành một người như anh ấy. Tôi nhớ tên mọi quyểnsách ở trong phòng anh ấy. Có những khi tôi còn bắt chước cách anh ấy nói chuyện,nhưng khi lớn lên rồi, tôi nhận ra rằng tôi không cần phải giống anh ấy, và SamuelGoldman cũng không hề tệ chút nào." Ông mỉm cười."Tuy vậy, có những khi tôi cũng 'thôi làm' Samuel và trở thành Jean-Paul. Chẳnghạn, khi thương lượng một vụ làm ăn nào đó, tôi đã học được cách dùng những câuchuyện cười, câu đùa của anh ấy để tạo ra không khí có lợi cho mình hơn. Trongnhững lúc khó khăn, tôi nhớ lại niềm lạc quan và sự mạnh mẽ của anh ấy, nó cho tôiđộng cơ và lòng quyết tâm, giúp tôi thoát khỏi sự chán nản. Khi tôi muốn phát triểnmột thị trường mới cho những viên đá quý, tôi ngồi xuống và nghĩ đến những điềuJean-Paul có thể làm, và ký ức về anh ấy cho tôi nguồn năng lượng sáng tạo để tiếptục. Đúng như Jerome nói, khi ta có một hình mẫu đáng để học theo, ta không chỉmuốn học từ hình mẫu đó mà còn muốn có thêm tự tin để hành động. Sự tự tin bắtnguồn từ thực tế rằng điều ta sắp làm đã được một người khác thực hiện thành công.Khả năng học từ một người khác có ảnh hường rất lớn."Ít nhất, đó là thứ tôi đã nhận được từ tình yêu và tinh thần của con người này,"Samuel bỗng nhiên im bặt và cúi xuống ngôi mộ. "Một người đã ra đi khi mới mườibảy tuổi."Chúng tôi nhìn Samuel đang nhẹ nhàng và chậm rãi lau lớp bụi trên tấm bia. Chỉđêh lúc đó tôi mới để ý đến năm tháng được khắc trên phiến đá, bên cạnh tên ngườimất, khoảng cách giữa ngày sinh và ngày mất rất ngắn."Ông ấy bị sao vậy?" Jerome hỏi.Samuel đứng thẳng người dậy và đập tay vài lần cho hết bụi. "Chết vì một cănbệnh kinh hoàng có tên là chủ nghĩa Đức quốc xã. Anh ây đã bị một tên lính Đức sáthại."Tôi chợt để ý đến một hình khắc ở cuối tấm bia. Trông nó giống như một đôimắt với một cái miệng cười toe toét bên dưới. Dưới khuôn mặt là một dòng chữ bằngtiếng Pháp khắc khá sơ sài."Cái gì thế?" tôi chỉ vào chỗ đó.COLONEL JEAN-PAUL BERNARD DORT MAINTENANTLES CLEFS DU KIOSK SONT CHEZ MOIZE"Đại tá Jean-Paul Bernard đang yên nghỉ. Chìa khóa đến quán ăn nhanh ở chỗMoize," ông dịch ra.Samuel đi ra đằng sau tấm bia và quỳ xuống để có thể chạm vào hình vẽ dễ hơn."Đây là điều mà anh ấy muốn chúng tôi viết lên bia mộ của mình nếu chẳng maycó chuyện gì xảy ra với anh ấy. Người ta đã từ chối làm điều đó nhưng chúng tôi vẫnlo được, như cậu thấy đấy.""Moize là ai?" Jerome hỏi."Anh trai tôi.""Thế quán ăn nhanh thì có liên quan gì?""Quán đó thuộc về lão Bartian Bruel ở đường San Antoine. Chúng tôi vẫn haythó cho mình một chiếc kẹo mút khi lão không để ý. Đó là trò đùa của Jean-Paul. Cònai ngoài anh ấy dám đòi hỏi một tấm bia mộ thế này chứ? Anh ấy còn trẻ, nhưng làmột nguồn cảm hứng tuyệt vời. Tôi thật may mắn được biết anh ấy.""Tôi thích những trò đùa rùng rợn. Không gì bằng." Jerome nhận xét."Nhân tiện, các cậu biết đấy, đây không phải là người Do Thái duy nhất có thểcho ta nguồn cảm hứng," Samuel nói khi chỉ ra lối mà chúng tôi đã đi vào."Trong đạo Do Thái, đến thăm mộ của những nhà hiền triết là một điều rất bìnhthường, với niềm hy vọng rằng sự vĩ đại của họ sẽ truyền sang ta một chút," ông giảithích. "Mỗi người đều có những tài năng đặc biệt riêng.""Có ai đặc biệt nhạy bén trong kinh doanh không?" Jerome hỏi mỉa mai."Xin lỗi nhé, Jerome," Samuel trả lời bằng giọng cũng mỉa mai không kém,"nhưng cậu sẽ phải rời khỏi Jerusalem và đi lên phía Bắc. Nhưng mà, lạc quan lên,trên đường đi cậu có thể viếng thăm ba ngôi mộ nữa. Như thế cậu có thể gia tăng đượccơ hội của mình trong lẩn kiểm tra tiếp theo!" Ông mỉm cười với chúng tôi khi cả bacùng ra khỏi khu nghĩa trang."Các cậu có biết câu chuyện về người Do Thái và một người ngoại đạo trên tàukhông?""Ông cứ kể đi," Jerome nói."Khá nhiều người biết câu chuyện này. Tóm lại là như thế này. Có một người DoThái và một kẻ ngoại đạo cùng đi trên một chuyến tàu. Khi kẻ ngoại đạo bỗng nhiênhỏi người Do Thái 'Sao mà người Do Thái các anh thông minh thế? Bí quyết là gìvậy?' Người Do Thái trả lời ngay,'Đó là vì chúng tôi ăn đầu cá.'" 'Thật vậy hả?' Kẻ ngoại đạo kinh ngạc thốt lên. 'Thế tôi có thể tìm đầu cá ở đâuđược?''Ồ, thật tình cờ là bữa trưa nay tôi lại mang cá đi.' Người Do Thái lấy một con cátừ trong túi ra và đặt nó lên bàn."'Ông có muốn bán cho tôi nguyên cái đầu thôi không?" kẻ ngoại đạo hỏi.'Dĩ nhiên rồi, chỉ cần đưa tôi hai mươi rúp thôi.'"Kẻ ngoại đạo trả tiền và bắt đầu ăn cái đầu cá. Vài phút sau khi kẻ ngoại đạo đãxơi xong cái đầu cá và đang liếm ngón tay, anh ta quay qua người Do Thái và nói,'Thế quái nào mà tôi phải trả những hai mươi rúp cho cái đầu trong khi cả con cá mớicó mười lăm rúp?"'"Người Do Thái mỉm cười và trả lời,'Đấy, anh thấy chưa, đầu cá bắt đầu có tácdụng rồi đấy."Ba chúng tôi cùng phá lên cười."Tôi rất thích câu chuyện này bởi vì trong đó có một bài học. Kẻ ngoại đạokhông phải bỗng nhiên thông minh nhờ ăn một cái đầu cá. Anh ta 'trở nên thôngminh' bởi vì anh ta tin vào thực tế rằng một cái đầu cá có thể thực sự có ích cho anhta!" Samuel vẫy tay trong không khí. "Nêu bạn tin rằng một điều gì đó sẽ giúp ích chomình thì thực tế sẽ là như vậy. Nếu bạn tin rằng bạn sẽ không thành công hoặc bạnkhông có cơ hội đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ không thể đạt được. Vậy nêncứ cười chuyện viếng thăm mộ các nhà hiển triết đi, nhưng nếu ai đó thực sự tin rằngđiều đó sẽ giúp họ thông minh hơn thì họ sẽ nhận được sự giúp đỡ mà họ mongmuốn.""Nghe giống như là được các giáo sĩ ban phước vậy," tôi nói."Chính xác! Đó chính là thứ cảm hứng mà tôi đang muốn nói tới. Nó sinh ra sựtự tin. Người ta đã kiểm nghiệm và chứng minh được rằng trí nhớ làm việc hiệu quảnhất khi ta tin tưởng vào nó và trí tuệ được tăng cường khi ta có trong mình sự tự tin!""Nhân tiện, Eran này," Jerome quay sang tôi,"chúng ta vẫn chưa nói đến nguồncảm hứng của cậu. Cậu có ai không?"Ngạc nhiên trước câu hỏi của hắn, tôi nhìn lên trời và ngẫm nghĩ. Hai, ba cái tênhiện lên trong đầu tôi."Khi còn học trung học, có hai ca sĩ tớ rất ngưỡng mộ, còn người thứ ba thìkhông phải ỉà một ca sĩ," Tôi chần chừ một lúc. "Tớ không tôn thờ họ mù quáng đâu,tất nhiên rồi. Có thể gọi là ngưỡng mộ. Mỗi người đều là một nguồn cảm hứng vớitớ... bằng những cách rất riêng.""Tiếp đi," Jerome hối thúc."Hai ca sĩ là," tôi lại chần chừ thêm một lúc nữa,"Barry Manilow và JulioIglesias." Tôi đợi xem phản ứng của hai người thế nào nhưng đáp lại chỉ có sự imlặng. Jerome thì đang cố cắt nghĩa biểu hiện trên khuôn mặt tôi."Cậu có nghiêm túc không đấy?" hắn hỏi, có vẻ cảnh giác trước câu trả lời củatôi.Tôi có cảm giác mình sẽ sống quãng đời còn lại trong hối hận về cuộc tròchuyện này."Cậu thật sự không sùng bái những ca sĩ Las Vegas, đúng không?" Hắn bóp méobản chất những lời tôi nói.Kể từ khi còn nhỏ, tôi đã yêu những bài hát của họ nhưng không bao giờ dámnói điều đó với bạn bè. Trẻ con thường hay thay đổi và rất độc ác. Vị thế của bạn tạitrường học có thể được quyết định bằng loại âm nhạc mà bạn nghe. Nếu hồi đó mà tôiđể lộ ra rằng mình mê những ca sĩ hát những bản tình ca nhẹ nhàng thì chắc tôi chẳngbao giờ được ngồi ăn trưa chung với hội Ari Bental và đánh mất cả cái đặc quyềnđược ngắm Adina Gelman, cô bé xinh nhất trường. Đây là lần đầu tiên tôi dám thổ lộbí mật đen tối đó."Họ là những ca sĩ vĩ đại, và những bài hát của họ khiến tớ cảm thấy tốt hơn," tôicần phải tự bảo vệ mình. "Tớ cũng là một fan ruột của Freddie Mercury nữa.""Chỉ có những bà già độc thân sống với vài ba chú nnèo mới đi ngưỡng mộBarry Manilow và Julio Iglesias." Hắn đặt tay lên vai tôi. "Không phải những ngườiđàn ông đích thực!""Đợi một lát. Cậu còn chưa biết người còn lại mà tớ ngưỡng mộ khi học trunghọc trong khi tất cả mọi người khác tôn sùng những vận động viên và ngôi sao nhạcrock." Tôi quyết định tiết lộ mọi chuyện. Jerome bỏ vai tôi ra và đưa một tay lên trướcmiệng, chuẩn bị nghe chuyện tôi sắp tiết lộ."Abba Eban - nhà trí thức, nhà ngoại giao nổi tiếng của Israel," tôi nói.Jerome không nói gì. Hắn chỉ nhìn tôi với vẻ rất sốc. Tôi tự hỏi không biết cóphải mình vừa mất đi một người bạn hay không."Eban là một nhà trí thức vĩ đại," Samuel ngắt lời, rõ ràng rất hài lòng với sự lựachọn nguồn cảm hứng của tôi."Tôi đã đọc cuốn tự truyện và các cuốn sách khác của ông. Thực ra, lần nào ngồixuống để học trước một bài thi, tôi cũng đọc một chương trong cuốn Ngoại giao mới(The New Diplomacy) của ông. Nó cho tôi động lực để học. Nghe có vẻ hơi lạ nhưngsau khi đọc chương đó, tôi thấy môn nào cũng dễ học hơn. Có thể khi đó, tôi thấymình giống Abba Eban một chút." Tôi cười gượng."Hổi học trung học cậu có bạn bè nào không đấy?" Jerome hỏi giễu."Bạn bè tó đâu có biết về 'sự xâu xa' đặc biệt này.""Tớ chắc cậu là một trong số những người thích xem những chương trình tinh tếcủa Anh... Kiểu chương trình có những quý bà thích làm bộ, bẽn lẽn và những quýông đầu tóc bóng mượt," hắn nói, giọng đầy khinh miệt."Ờ đấy," tôi đáp, miệng vẫn cười toe toét."Tớ có cảm giác bị ngất vì sốc quá đây," mặt Jerome chuyển trắng nhợt."Ổ, thế thì cậu đến đúng chỗ rồi đấy," tôi chỉ về phía khu nghĩa trang mà chúngtôi vừa đến lúc trước."Ai cũng có nguồn cảm hứng của riêng mình," Samuel tóm lại.Hình như vừa chợt nhớ ra điều gì đó."Trong thế giới kinh doanh, thật ra có một người tôi rất ngưỡng mộ, Lúc nãy tôiquên mất không nói," Jerome thổ lộ. Hắn cởi chiêc áo khoác màu đen, để lộ ra chiếcáo phông kiểu Jerome có in hình chính xác là của Richard Branson, con người màumè phía sau những công ty Virgin: Hãng thu âm Virgin, Hàng không Virgin, VirginAtlantic và nhiều công ty khác nữa."Ông ấy thực sự là một người phi thường," Samuel đồng ý, chứng tỏ ông cũngnhận ra người được in hình trên chiếc áo."Ông ấy thật đáng kinh ngạc," Jerome nói, đầy hào hứng. "Khi tôi cố gắng tậptrung vào công việc kinh doanh, đây chính là chiếc áo mà tôi mặc. Nó truyền cảmhứng cho tôi. Giống như kiểu mặc bộ đồ của Siêu nhân vậy. Mọi thứ Branson độngvào đều trở thành vàng bởi vì một điều đơn giản, ông ấy thật tuyệt vời.""Ông ấy là một chuyên gia PR đại tài," tôi nói khi nhớ lại một vài thành công rựcrỡ của ông. Branson nổi tiếng hơn hẳn những đồng nghiệp của mình nhờ nỗ lực đivòng quanh thế giới bằng một chiếc kinh khí cầu và thực tế là ông đã từng làm tiếpviên trong chính hãng hàng không của mình.""Đó chính là điều tôi thích ở ông ấy. Nếu ta nghĩ đến quan hệ công chúng theocách mà Branson làm thì chắc chắn ta sẽ thành công, đúng không?" Jerome quay sangSamuel."Chắc chắc rồi," ông mỉm cười trả lời."Thế còn ông thì sao, Samuel?" tôi hỏi. "Ông còn nguồn cảm hứng nào kháckhông?""Có chứ. Trong cuộc đời mình, tôi đã 'biến mình thành rất nhiều thầy đạo,'những nguồn cảm hứng của tôi. Những nhà văn như Marcel Proust và Shai Agnoft.Trong kinh doanh thì đó là gia tộc Rothschilds. Ngưởi Do Thái nói chung, chứ khôngriêng gì tôi, đều lấy nguồn cảm hứng từ năng lực của người thầy dạy dỗ mình. NgườiDo Thái luôn được dạy phải gìn giữ ký ức về cha ông mình để có thể áp dụng sự khônngoan, sáng suốt của tổ tiên và tiếp thu nguồn cảm hứng theo cách của những thầyđạo," ông nói to. "Thầy Kenyevsky có một trí nhớ thiên tài và không có người DoThái nào có trí nhớ tuyệt vời hơn ông ấy," ông theo dõi nét mặt của chúng tôi rất kỹ."Người Do Thái đã phát triển những phương pháp ghi nhớ, tập hợp có thể áp dụng đốivới các cá nhân. Một học sinh có thể sử dụng những phương pháp này để ghi nhớkhối lượng kiến thức khổng lổ."Jerome mỉm cười. "Vậy hãy chia sẽ với chúng tôi những phương pháp đó đi,"hắn yêu cầu.Samuel, từ nãy đến giờ vẫn sải những bước nhanh và dài, bỗng nhiên dừng lại,lôi từ trong túi áo khoác ra một chiếc phong bì màu trắng và đưa nó cho Jerome. Trênbì thư viết chữ 'Lisa.'"Lisa nắm giữ bí quyết ghi nhớ của người Do Thái sao?" Jerome cười."Cũng đại loại thế," Samuel cười to. "Lisa là cháu gái tôi. Suýt nữa thì tôi quênmất việc định nhờ cậu." Ông nhìn Jerome. "Cậu chuyển cái này đến tay Lisa khi vềIsrael hộ tôi nhé. Đó là món quà từ bác Samuel. Lisa đang học tại trường Đại họcHebrew ở Jerusalem, vậy nên tôi nghĩ cũng không có gì quá vất vả cho cậu.""Không vấn đề gì. Tôi rất hân hạnh được làm việc đó." Jerome bỏ chiếc phongbì vào túi áo khoác và nhìn khắp xung quanh, đầy cảnh giác. "Tôi thấy mình giốngJames Bond quá đi mất. Hôm qua khi chúng tôi đi dạo đọc bờ sông thì Eran rút rachiếc phong bì đựng vé xem bóng đá. Hôm nay, ông lại đưa tôi một chiếc phong bì rấtdày... gần một nghĩa trang. Nếu có một đặc vụ ở gần đâu đây, có thể họ đã bắt chúngta rồi." Hắn cười và liếc măt nhanh nhìn xung quanh một lần nữa.Samuel lịch sự ra hiệu cho chúng tôi đi tiếp."Nhân tiện, cậu có thể hỏi Lisa về bí quyết ghi nhớ của người Do Thái. Có lầncon bé đã viết một bài nghiên cứu về chủ đề đó.""Thực ra cháu ông có sống ở Jerusalem không?" Jerome hỏi."Ngay gần, ở Efrat.""Efrat à... thế là người nhập cư rồi," Jerome nói, có vẻ thất vọng ra mặt.Samuel đặt tay lên vai Jerome. "Nhưng nó là người tốt," ông mỉm cười.Chúng tôi đi cùng Samuel thêm một đoạn nữa. Gần đên Gare du Nord, chúng tôichia tay và hứa sẽ giữ liên lạc."Cậu có nghĩ cậu sẽ giữ liên lạc với Samuel không?" Jerome hỏi tôi.Nhiều năm sau đó, vào một buổi tối thứ ba, tôi đã nhắc Jerome nhớ lại câu hỏinày của hắn. Tôi nhớ ngày hôm đó bởi vì đó là ngày mà một điều đáng kinh ngạc đãxảy ra với Jerome, một điều mà không ai có thế ngờ tới.
Chương 8:Luôn luôn ghi nhớ và không bao giờ lãng quên
(Động cơ của người Do Thái)
Hai tuần sau khi trở về từ Paris, Jerome và tôi cùng nhau đến khuôn viên trườngĐại học Hebrew. Jerome cần phải đăng ký học kỳ tiếp theo còn tôi thì muốn dành vàigiờ để nghiên cứu trong thư viện của trường.Chúng tôi đỗ xe gần ký túc xá Resnick. Jerome lấy một chiếc túi thể thao màuđen ra khỏi thùng xe, khoác lên vai và bắt đầu tiến đến phía nhà hành chính."Có gì trong túi thế?" tôi hỏi khi để ý thấy chiếc túi có vẻ khá nặng."Lát nữa cậu sẽ thấy," hăsn thở hổn hên khi chúng tôi leo lên những bậc cầuthang cùa khu nhà nhân sự chính trong khuôn viên của trường.Nhìn xung quanh, tôi nhớ lại những năm tháng tươi đẹp của thời sinh viên. Điqua những lớp học xưa kia tôi đã lừng ngồi và trải qua những kỳ thi tự nhiên khiến tôibâng khuâng. Không hiểu tại sao khuôn viên trường Đại học Hebrew luôn gợi cho tôinhớ đến khu Một thế giới nhỏ bé (It's a small world after all) ở Disneyland. Từ khuônviên trường, bạn có thể thấy ngọn núi Olives gần đó, Đông Jerusalem, ngôi làngIsawivah và các điểm căng thẳng về chính trị khác. Khuôn Viên tràn ngập những conngười trẻ tuổi đang tận hưởng thời thanh xuân của cuộc đời, lòng đầy niềm lạc quanvề một tương lai tươi sáng đang chờ đợi phía trước sau khi họ nhận được tấm bằng đạihọc.Cách bố trí khuôn viên cho người đi dạo cảm giác mình đang ở nước ngoài bởivì mục đích của người thiết kế là làm cho nó trông như một sân bay. Có những hànhlang dài, tối với những ngã rẽ ra những lối đi thậm chí còn dài và tối hơn dẫn tớinhững khu lớp học. Chỉ còn thiếu mỗi hệ thống loa thông báo,"Chuyến bay số 415 điMadrid. Đang làm thủ tục tại Khu G, Nhà Nhân sự."Chúng tôi đến 'Lễ đường,' trung tâm của khuôn viên, Jerome đặt chiếc túi xuốngnền đá hoa và lấy ra một chiếc túi nhựa khá rộng trông như kiểu bộ đồ của búp bêBarbie. Hắn lấy một chiếc áo nhỏ khoảng bằng bàn tay in một trong những hình thiếtkế nổi tiếng của hắn - hoàng tử Charles gội đầu cho nữ hoàng Elizabeth, Mặt sau intên và địa chi cửa hàng của Jerome."Đây là mẫu áo nguyên gốc ban đầu của tớ," hắn giải thích. "Theo gợi ý củaSamuel, tớ đang thực hiện sao chép những chiến lược tiếp thị thảnh công đây. Tớ nghĩlà một cái nhỏ làm mẫu miễn phí sẽ là một ý tưởng tuyệt vời."'Tuyệt," tôi cầm chiếc áo nhỏ tí xíu trong tay. "Áo mẫu. Ý tưởng mới độc đáo làmsao," tôi nhe răng cười.Jerome lôi ra thêm mấy chiếc áo tí xíu như vậy nữa và bắt đầu phân phát chonhững người đi qua. Những sinh viên ngạc nhiên cầm chiếc áo mô hình, mỉm cười vàtiếp tục bước đi. Sau một vài phút, tôi để ý thấy một điều rất thú vị. Khác hẳn với sốphận của những tờ rơi thường bị vo viên rồi ném vào thùng rác, không ai dám vứtchiếc áo của Jerome đi. Thay vào đó, họ nhẹ nhàng gấp chiếc áo tí xíu lại, như kiểu tavẫn gập quần áo ở nhà, và cho vào túi.Tôi hỗ trợ Jerome trong công cuộc tiếp thị của hắn. Trong vòng nửa tiếng, chúngtôi để ý một điều thú vị khác nữa - sinh viên từ chỗ khác bắt đầu đến chỗ chúng tôi đểnhận những chiếc áo be bé, xinh xinh. Có vài người còn quay lại xin thêm cái nữa!Khi phân phát xong hết đống áo trong túi Jerome, tôi nhìn đồng hồ. Mất mộttiếng. Jerome cũng nhìn đồng hồ."Tớ có khoảng năm phút," hắn nói và bắt đầu thu đọn đồ."Làm gì?" tôi hỏi."Trước khi gặp Lisa," hắn giải thích, nói ra tên cô gái bằng giọng Mỹ nặng mộtcách cố ý,"cô cháu gái dễ thương của Samuel.""Cậu có mang chiếc phong bì đi?""Có chứ. Còn lý do nào khác để tớ gặp cô ấy đâu. Tớ chỉ đang thực hiện lời hứathôi.""Câu có bao giờ nghĩ đến khả năng cô ấy là một người rất hay chưa?""Cô ta là người nhập cư. Cô ta có dễ thương hay không chả quan trọng với tớ."Hắn kéo phéc-mơ-tuya của chiếc túi.Chúng tôi hướng đến thư viện ở ngay bên phải Lễ đường. Ở tiền sảnh thư viện,tôi chuẩn bị chia tay Jerome. Hắn đặt chiếc túi xuống nền nhà và nhìn những sình viênđang ngó quanh tìm bạn bè mình.''Những cô nàng nhập cư trông thế nào nhỉ?" hắn hỏi, giọng nửa đùa, nửanghiêm túc."Giống hệt những anh chàng thôi, chỉ có điều dễ coi hơn," tôi trả lời cũng bằngkiểu của hắn."Nếu tớ nhớ không nhầm thì họ hay mặc váy bò dài, đi những đôi xăng-đan kiểumẫu mực với tất trắng và đội mũ nữa," hắn nói."Tất cả bọn họ, không trừ một ai.""Không, thực ra... Làm thế nào tớ nhận ra cô nàng được đây?" Hắn nói thành lờinỗi lo của minh."Cậu không nói trước là mình mặc gì à?" tôi vừa hỏi xong thì nghe thấy mộtgiọng nói dịu dàng, e thẹn cất lên."Anh là Jerome phải không?" một cô gái trẻ tiến đến phía chúng tôi."Lisa hả?" Jerome trả lời, rõ ràng cực kỳ sửng sốt.Cả hai chúng tôi cùng ngạc nhiên trước điều mà chúng tôi thấy.Lisa không mặc váy bò dài, đi tất trắng hay sỏ chân vào đôi xăng-đan mẫu mực,thậm chí cũng chẳng đội mũ nốt. Nụ cười của cô làm lộ ra hàm răng trắng bóng và hailúm đồng tiền rất sâu. Khi cười, trông cô còn xinh hơn. Mái tóc đỏ được buộc túmđuôi ngựa sau gáy. Cô đeo cặp kính gọng đỏ rất hiện đại, mặc một chiếc áo màu nâusáng và quần đen."Trông cô không giống người nhập cư," Jerome buột miệng nói, vẫn cái kiểuthẳng thừng của hắn. Đôi mắt xanh của hắn dán vào đôi mắt đẹp và ấm áp của cô gái.Hắn sững sờ trước cô. Nhung với Jerome thì điều đó cũng chẳng có gì lạ. Nếu tôi giớithiệu với hắn một trăm lẻ một cô thì Jerome chắc cũng phải lòng ít nhất đến một trămcô. Tôi nhớ có lần cùng hắn xem một bộ phim tài liệu về Magaret Thatcher trên TV,và lần đó, Jerome đã cố thuyết phục tôi tin rằng vị cựu thủ tướng của nước Anh thựcra là một phụ nữ rất quyến rũ.Nghe qua cuộc trò chuyện ngắn của họ trong tiền sảnh, tôi biết được rằng Lisa làsinh viên năm thứ hai khoa giáo dục và nghiên cứu về Do Thái. Cô đang ở trong kýtúc xá Idelson, chung phòng với bai người nữa và làm việc bán thời gian chăm sócmột phụ nữ tàn tật ở French Hill, khu dân cư ngay cạnh trường đại học.Lisa thì biết được rằng Jerome đang sống trong một căn hộ ở khu Nachlaot, rằngtháng tới hắn sẽ theo học một chương trình đại học về quản trị kinh doanh và hắn cócông việc kinh doanh quần áo khá phát đạt. Hắn cũng nói thêm vói cô rằng hắn đangdự định khai trương một chuỗi cửa hàng thời trang dành cho cộng đồng tôn giáo trongvùng bị chiếm đóng. Tôi dám đảm bảo 100% rằng hắn chỉ mới nảy ra ý tưởng đómười giây trước khi chia sẻ nó với Lisa."Ôi, tôi xin lỗi. Phép lịch sự thông thường của tôi đâu mất rồi nhỉ? Đây là bạn tốtcủa tôi, Eran." Jerome hướng về phía tôi. "Cậu ây có gia đình rồi," hắn nói, cố tìnhnhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa hắn và tôi. Hắn không muốn Lisa mắc sai lầmkhi nghĩ đến một cái đuôi tiềm năng.Lisa mỉm cười lịch sự. Tôi muốn nói một câu gì đó thật hài hước nhưng tất cảnhững gì thoát ra khỏi miệng tôi chỉ là một câu yếu ớt và cực kỳ kém ấn tượng,"Rấtvui được gặp cô."Jerome nhớ ra mục đích của cuộc gặp và rút chiếc phong bì ra, đưa cho Lisa."Bác Samuel của cô gửi đây," hắn mỉm cười.Lisa cẩn thận mở chiếc phong bì, liếc nhìn vào bên trong và rút ra một tấm thiệpnhỏ. Cô đọc tấm thiệp, nở một nụ cười nồng hậu và cho nó vào lại bên trong chiếcphong bì."Suýt nữa thì tôi quên đưa cho cô. Trí nhớ của tôi không được tốt lắm," hắn tỏ vẻcó lỗi."Tôi nghe nói cô đã từng làm nghiên cứu về trí nhớ của người Do Thái hay đạiloại thế," tôi gợi chuyện."Đúng vậy," cô gật đầu xác nhận."Thật tốt là cô đã không phỏng vấn tôi cho bài nghiên cứu của mình. Tôi là mộtngười Do Thái có trí nhớ tệ hại," Jerome nói."Đừng nói chắc chắn thế," cô nói và mỉm cười."Vậy người Do Thái có thủ thuật bí mật nào đó không? Có những phương phápcải thiện trí nhớ đặc biệt nào không?""Có thể nói thế," cô trả lời ngắn gọn và nhìn xuôhg sàn. Sự im lặng bỗng trùmlên chúng tôi."Các anh đã ăn trưa chưa?""Chưa," cả hai chúng tôi cùng trả lời với một sự thoải mái không thèm che dấu."Chúng ta đến căng tin nhé, ăn vài thứ và tôi sẽ tiết lộ 'bí mật' cho các anh." Cônhấn mạnh từ 'bí mật', mở to mắt và cười thoải mái."Bác Samuel của cô đã nói cho chúng tôi biết việc học quan trọng thế nào vớingười Do Thái," tôi nói khi lướt con dao qua miếng lườn gà rán. "Liệu đó có phải làmột phần trong chuyện trí nhớ không, rằng họ có động lực để ghi nhớ những điều họđược học?""Đúng vậy," Lisa trả lời. "Động lực là một yêu cẩu cơ bản trong việc đạt đượcmục tiêu, trong đó có mục tiêu hướng tới một trí nhớ tốt. Chúng ta luôn nhớ nhữngthứ mình thực sự muốn nhớ, phải không nào?" cô tiếp tục mà không chờ một câu trảlời. "Tôi chưa thấy người nào, nếu có ai đó nợ họ 100.000 đô-la, mà lại không nhớnhấc điện thoại lên hàng ngày để đòi nợ!" cô cười."Hay có người nào quên đi phỏng vấn xin việc," tôi bổ sung."Đúng thế," Jerome đồng ý. "Tôi không nghĩ mình đã từng quên đi nộp phạt vìđỗ xe sai bao giờ."Ngạc nhiên, cả tôi và Lisa cũng quay sang nhìn Jerome chằm chằm. Một côngdân mẫu mực không phải là phẩm chất thưòng có ở Jerome."Lúc đầu, tôi chẳng bao giờ có ý định nộp phạt cả," hắn giải thích."Vậy động lực của người Do Thái trong phát triển trí nhớ là để giữ gìn truyềnthống, phải không?" tôi phỏng đoán."Chính xác. Nhưng đó không phải là động lực duy nhất. Người Do Thái là dântộc duy nhất trên thế giới được ban cho một điều răn mà họ có trách nhiệm phải ghinhớ. 'Hãy nhớ điều Amelek làm cho ngươi.' 'Hãy nhớ ngày Sabbath và giữ sự thanhcao của nó'..."Từ 'nhớ' xuất hiện không dưới 172 lần trong kinh Torah," cô mỉm cười,"Nói vềđộng lực, các anh có nghĩ đối với một người theo đạo thì còn nguồn động lực nào vĩđại hơn một mệnh lệnh trực tiếp từ Chúa không? Đó chính là một trong những lý dokhiến người Do Thái phát triến một trí nhớ tuyệt vời đến vậy. Nhà sử học nổi tiểngJosephus Flavius đã tổng kết những động cơ phát triển trí nhớ của người Do Thái rấthay như thế này: Chúng ta (người Do Thái) có trách nhiệm dạy Kinh thánh cho concháu mình đế chúng có thể biết được những nguyên tắc và những câu chuyện về tổtiên, đế chúng đi đúng con đường mà tổ tiên ta và ta đã đi... và để chúng không thểnói rằng mình không biết.""A ha! Đó mới chính là vấn đề đấy!" Jerome thốt lên."Cái gì cơ?" Lisa hơi ngạc nhiên."Những bà mẹ Do Thái, ở đâu cũng thế, đều lo sợ rằng một ngày nào đó nhữngđứa con mình, đã hoàn toàn trưởng thành, sẽ về nhà và phàn nàn,'Sao hồi xưa mẹkhông nói với con rằng có những 613 lời răn dạy?! Hôm qua con vừa ăn một chiếcbánh kẹp thịt muối hai tầng. Khéo con phải phạm đến 38 điều răn khác nhau mất rồi."Lisa cười và nhìn Jerome vẻ tò mò. Jerome để ý thấy ánh mắt đó nên quay đichỗ khác ngay. Hắn hơi đỏ mặt và cắn môi. Lisa quay sang tôi, và tôi hiểu đượckhoảnh khắc lúng túng giữa hai người nên chia sẻ với cô một nụ cười thấu hiểu, thôngcảm. Sợ hai người bọn họ chêt vì ngại mất nên tôi ngồi thẳng lại, làm mặt nghiêm túcvà nói,"Josephus là người Do Thái phải không?" Tôi thừa biết ông ấy là người DoThái nhưng lúc đó, tôi chẳng nghĩ ra được điều gì khác."Đúng vậy. Tên Do Thái của ông ấy là Yosef Ben- Mathias. Các anh có biết gốccủa từ 'tục lệ' trong tiếng Do Thái không?""Cô muốn nói là từ masoret với các gốc m s r hả?" tôi trả lời.'Từ này thực ra bắt nguồn một từ tiếng Arcadi musru có nghĩa là nắm chắc mộtthứ gì đó và thả ra. Nói cách khác, truyền đạt quá khứ đến các thế hệ tương lai, đó lànền tảng cơ bản để có tự do.""Hay thật," tôi ngạc nhiên."Thế các anh có biết gốc của từ 'Ivri' không?""Có chứ. Ivri - ah, v, r. Có nghĩa là quá khứ, nhưng cũng có nghĩa là 'truyềnlại'," lần này thì là Jerome trả lời."Một dân tộc Do Thái với 'một quá khứ' cẩn phải tiếp tục được 'truyền lại'.Tương lai của người Do Thái có nền tảng là quá khứ, một quá khứ mà người DoThái có nghĩa vụ truyền lại và tiếp tục. Tương lai cần đến quá khứ. Hai điều nàyluôn song hành trong suốt toàn bộ lịch sử của người Do Thái.""Lịch sử của người Do Thái chứa đựng đầy nỗi đau. Vậy chẳng phải sẽ tốt hơnnếu ta quên đi quá khứ và bước tiếp sao?" Jerome hỏi."Một câu hỏi rất hay," Lisa nói và lấy ra một bản sao cuốn Kinh thánh ra, bắt đầulật qua các trang sách. "Đợi tôi một chút, tôi sẽ tìm câu trả lời cho câu hỏi anh vừa đặtra. Cô tìm thấy trang sách và nói. "Ở đây chúng ta có một nghịch lý! Bạn phải xóanhững ký ức về nỗi đau khỏi đầu mình nhưng đừng quên chúng. Chúng ta có thể rútra được gì từ điều nghịch lý này đây? Đó là chúng ta có hai trách nhiệm trái ngượcnhau. Ta không được phép quên đi quá khứ cay đắng, đau thương nhưng ta phải xóađi những vết sẹo của quá khứ đó để sống cuộc sống của mình mà không phải mangtrên mình gánh nặng của sự trả thù vô ích. Nhớ và quên để có thể sống một cuộc sốngcân bằng và lành mạnh."Jerome vẫn ngẫm nghĩ về câu trả lời của Lisa,"Nhưng tôi vẫn không hiểu tại saocần phải ghi nhớ mọi thứ.""Để sống còn," cô trả lời mà không chớp mắt. "Nếu một lần ta đã bị bỏng thì lầnsau ta sẽ biết cẩn thận hơn để mà tránh. Chuyên gia thần kinh học Oliver Sachs chorằng trí nhớ chính là nhân tố giúp một cơ thể sống tự thích nghi và sống còn trongmôi trường thay đổi không ngừng. Cuộc sống dựa trên trí nhớ.""Cô biết không, đó chính là điều mà bác Samuel của cô đã nói với chúng tôi.Ông ấy cho rằng giữa bản năng sinh tồn và trí tuệ tổn tại một sợi dây liên hệ mậtthiết.""Ồ... chúng tôi là người cùng một gia đình mà!" Cô mỉm cười tỏ vẻ tự hào. "Ghinhớ quá khứ là một điều thiết yếu để duy trì sự tồn tại của chúng ta - với tư cách lànhững cá nhân và một dân tộc. Tôi thì nghĩ rằng có một điều rất đáng kinh ngạc - đólà tất cả những truyền thống của chúng ta đều được truyền miệng. Anh có nghĩ thếkhông?" Nhận xét cuối cùng của cô hướng đến tôi."Ừm... tất nhiên rồi," tôi lắp bắp."Không, thật đấy!" Chắc cô ấy nghĩ mình chưa nói đủ rõ ràng. "Ngay cả khi chữviết trở nên thông dụng, các nhà hiền triết vẫn thích truyền đạt lại các thông tin, lịchsử và những câu chuyện bằng lời nói chứ không muốn ngổí viết lại lịch sử Do Thái.""Thật sao?" tôi ngạc nhiên. "Cô có chắc không?""Tôi muốn nói đến tất cả những sự kiện trong lịch sử Do Thái. Có hàng tỉ thôngtin viết về thời Trung đại, chẳng hạn như những ý tưởng Do Thái, những nhà tư tưởngDo Thái, quan điểm, nhận xét và cách hiểu của họ về Kinh thánh, triết học, các vấn đềliên quan đến luật pháp, những điều thần bí... Có hàng triệu thông tin về tầm quantrọng của lịch sử Do Thái và lý giải vể lịch sử Do Thái nhưng thực chất chẳng có gìnói về những sự kiện và nhân vật lịch sử. Người Do Thải ở thời Trung đại không hứngthú với việc ghi lại lịch sử cúa mình như những dân tộc khác, như người Ả Rập chẳnghạn. Thậm chí có người còn coi việc viết sử là điều 'lãng phí thời gian' nữa.""Nhưng tại sao?" Jerome hỏi."Bởi vì đối với người Do Thái, nội dung hệ tư tưởng quan trọng hơn nhiều. Hầuhết những cuốn biên niên và văn bản chép sử Do Thái viết ra đều nhận được sự thờ ơvà rơi vào quên lãng. Nếu anh sống ở năm 1500 và muốn xác nhận những di sản lịchsử của người Do Thái, anh chỉ có đúng năm cuốn sách để lựa chọn: Sefer Yosifin,Seder Olam Rabah, Seder Olam Zuta, Igeret Rav Sharira Gaon và Sefer Kaballah shelEben-Daud. Thư viện lịch sử từ các thế hệ trước để lại chỉ có vậy thôi!""Lạ thật đấy," tôi nhận xét."Lạ đối với những người sống ở thế kỷ XXI, những người nghĩ rằng chẳng có gìthay thế được bút, giấy hay một chiếc máy tính." Cô mỉm cười nồng hậu và tiếp tục."Với lại, người Do Thái cho rằng ghi mọi thứ ra giấy chẳng giúp ích gì cho việc ghinhớ cả. Thật ra, họ cho rằng ghi ra giấy chỉ làm cho người ta không cần phải nhớ nữa.Thay vì lưu trữ thông tin trong đầu thì ta lại lưu trữ thông tin trên một tờ giấy. Máytính của anh đã bao giờ bị hỏng làm mất hết mọi dữ liệu chưa?""Có chứ, vài lần rồi," Jerome trả lời ngán ngẩm."Vậy sẽ thế nào nếu ta ghi tất cả lịch sử và truyền thống Do Thái ra những cuốnsách và rồi một ngày chúng bị những kẻ thù ghét Do Thái đốt rụi, mà điều này thì đãxảy ra không chỉ một lần? Khi đó, những truyền thống Do Thái sẽ ra sao? Nỗi lo sợphải phụ thuộc vào những thứ vật chất, như sách chẳng hạn, là rất lớn đối với một dântộc sống lang thang và luôn bị săn đuổi." Lisa bắt đầu trở nên kích động. "Đó là lý dovì sao họ biết rằng nếu muốn bảo vệ truyền thống của mình, họ phải dựa vào một thứmà không sức mạnh nào hủy hoại được - trí nhớ của mỗi người dân Do Thái trong tậphợp trí nhớ của toàn dân tộc. Vì vậy, trong khi các dân tộc khác ghi lại những câuchuyện, lịch sử của mình thì chúng ta, những người Do Thái, lại tin tưởng vào trí nhớ.Điều đó giải thích tại sao họ phát triển những phương pháp ghi nhớ hay chính xác hơnlà những 'kênh' để gìn giữ trí nhớ của toàn dân tộc Do Thái."Lísa dựa vào ghế, cho một miếng thịt gà vào miệng."Tôi thì nghĩ rằng không ghi lại lịch sử là một khiếm khuyết của họ," Jerome nói."Dù họ có nỗ lực đến đâu thì có những điều vẫn bị thất lạc.""Có thể anh nói đúng và rất nhiều người cũng đã chỉ trích gay gắt sự thờ ơ củacác thế hệ trưóc đối với việc ghi lại lịch sử dân tộc. Nhưng thực sự không phải vậy.Nhà sử học Chaim Yerushalmin thậm chí còn cho rằng số lượng ít ỏi những văn bảnghi lại lịch sử không phải là dấu hiệu của một khiếm khuyết hay một vết đen tronglịch sử mà nó phản ánh sự độc lập nổi bật mà ngày nay chúng ta không còn có nữa.""Nói cách khác, ngày nay chúng ta sợ phụ thuộc vào trí nhớ của mình," tôi tómlại."Chính xác." Cô gật đầu xác nhận. "Chúng ta không tin tưởng hay phụ thuộc vàotrí nhớ của mình. Chúng ta có những công nghệ, như ta đã nói đến, giấy tờ, máy tính,máy cầm tay, nhiều nhiều nữa, Chúng ta không cần phải sử dụng trí nhớ của mìnhnữa, chính thế mà nhiều vấn đề đã nảy sinh. Não bộ có phần giống như một loại cơ,muốn khỏe mạnh cần phải sử dụng thường xuyên. Người Do Thái biết rằng mình cóthể trông cậy vào trí nhớ.""Nhưng để đề phòng, họ đã phát triển các phương pháp hỗ trợ trí nhớ đó,"Jerome mỉa mai."Điều đó cũng không đi ngược lại điều tôi muốn nói. Những phương pháp đóđược phát triển đặc biệt để gìn giữ và cải thiện trí nhớ. Nó cũng giống như việc mộtvận động viên thả lỏng trước khi ra sân thi đấu hay đi một đôi giày thích hợp vậy thôi.Anh ta không làm vậy bởi vì anh ta cho rằng mình hơi xuống cấp mà bởi vì anh tamuốn cải thiện khả năng của mình thôi, đúng không?"Jerome sững sờ. Nếu có cái gì đó có thế tác động đến nhận thức của Jerome thìđó chính là những ví dụ về thế giới thể thao. Hắn cười nhe răng đến tận mang tai. "Đólà điều thú vị nhất mà tối từng được nghe từ miệng một cô gái theo đạo. Cô có thíchthể thao không.""Có," cô trả lời e thẹn. "Có thời gian tôi đã từng làm huấn luyện viên thể lực."Jerome nhìn cô đầy ngưỡng mộ. Lisa giơ ngón trỏ lên và chỉ vào hắn. "Nói cáchkhác, nếu anh muốn nhớ một thứ gì đó, anh phải có niềm tin vào trí nhớ của mìnhvà dựa vảo trí nhớ đó," cô nở một nụ cười nồng hậu."Tôi đã bắt đầu tin vào Chúa rồi đây." Hắn tiếp tục nhìn chầm chằm vào cô gái,đầy xúc động."Họ sử dụng những phương pháp gì?" tôi hỏi vì mục đích chuyên môn của riêngmình."Ồ, có nhiều lắm," cô vui vẻ quay trở vể chủ đề thảo luận của chúng tôi. "Nhưngnếu nói về trí nhớ tập hợp của dân tộc Do Thái, có hai kênh chính: nghi lễ và cầunguyện."Họ nhớ thời gian tổ chức lễ Quá hải và lễ Lều trại bằng cách quan sát chu kỳnông nghiệp tự nhiên hàng năm của mùa xuân và mùa gặt hái. Mục đích của nhữngngày lễ này là để nhắc người Do Thái nhớ đến sự kiện họ được giải phóng khỏi chế độnô lệ tại Ai Cập và bốn mươi năm lang thang khắp sa mạc sau đó, cũng như ngày lễShavout trở thành một ngày để nhắc người Do Thái nhớ đến việc tiếp nhận Torah trênnúi Sinai. Những sự kiện này được duy trì trong bữa ăn ngày lễ Quá hải hay lễ quảđầu mùa. Anh có nhớ gì về bữa ăn ngày lễ Quá hải không?" cô hỏi Jerome.Jerome nhận ra rằng chúng tôi sẽ không nói chuyện về kỳ Olympic vừa quanhưng vẫn muốn tạo ấn tượng tốt. Hắn ngước lên nhìn trần nhà và ngẫm nghĩ."Ừm, tôi nhớ mấy bài hát, bốn câu hỏi, câu chuyện về bôn người con trai... Tôinhớ về Thầy Eliezer và những người ngổì tựa ở Bnei Brak khác, đại loại thế... Tấtnhiên, có một cái bàn và những món ăn tuyệt hảo. Đó là phần quan trọng nhất củabuổi lễ, nhân tố cơ bản trong mọi ngày lễ của người Do Thái.""Nhân tố cơ bản?""Rõ là thế. Ngày lễ nào của người Do Thái chả như nhau; bọn chúng cố giếtchúng ta. Chúng ta chiến thắng. Nào ăn thôi...""Tuyệt nhi!" Lisa ngạc nhiên. "Thế anh có nhớ món ăn đặc biệt nào không?""Ồ... Có bánh không men, cỏ đắng, ngò tây, trứng... khoai tây, cá gefilte, bánhhạnh nhân, nước nho cho bọn trẻ và rượu cho người lớn, thịt gà, nước sốt táo, tráicây..."Lisa xua tay và mỉm cười. "Tôi không hỏi là mẹ anh hay chuẩn bị món gì. Ý tôilà những món ăn mà sách Haggadah nói đến kia.""Thực ra, chúng tôi thường tổ chức ở nhà bà ngoại.""Mà thôi, thấy chưa, anh nhớ được bao nhiêu thứ mà thậm chí còn chẳng để ý!Anh cũng đã nhắc đến những điểm quan trọng và cơ bản nhất rồi. Anh nhớ đượcnhững điều này bởi vì mỗi năm anh đều tham gia vào nghi lễ đó. Anh đóng một vaitrong 'vở kịch.'Bố anh hoặc ông anh, những người chủ lễ, là diễn viên chính và bất cứai đọc một phần của bản Haggadah đểu đóng một vai phụ. Ai cũng thuộc lòng lời bàihát. Người ít tuổi nhất trong nghi lễ luôn biết mình phài chuẩn bị hát 'bốn câu hỏi' vàrồi đi tìm miếng bánh. Đúng không?""Thực ra mẹ tôi mới là người chủ lễ.""Thật hả?" Lisa ngạc nhiên.Jerome gật đầu. "Giọng mẹ tôi trầm hơn giọng ông tôi."Lisa nhìn Jerome đầy hoài nghi. "Anh đùa đúng không?""Ông tôi chuẩn bị cá gefilte, rửa bát và thứ ba nào ông cũng đi chơi bài bridge ởcâu lạc bộ phụ nữ địa phương... Xin lỗi nhé," hắn cười khúc khích. "Cô nói đúng. Tôinói đùa đây.""Điều quan trọng," Lisa lại đỏ mặt,"là anh đóng một vai trò tích cực trong nghilễ, một nghi lễ với mục đích nhắc người ta nhớ đến câu chuyện về cuộc di cư khỏi AiCập. Có thể người Do Thái không thể tự mình nhớ tất cả sự kiện này. Khả năng ghinhớ của một nhóm người sẽ tốt hơn nhiều. Tôi đoán chắc là anh chưa đọc những cuốnsách lịch sử nói về cuộc di cư khỏi Ai Cập nhưng anh biết khá rõ câu chuyện này bởivì năm nào anh cũng tham gia vào việc tái hiện nghi lễ đó. Sự tham gia chính là mộtyếu tố góp phần tạo nên trí nhớ. Con người nhớ tốt hơn khi họ là một phần trong đó,nhất là khi có liên quan đến cảm xúc."Đúng là tôi nhớ những điều liên quan đến bữa ăn ngày lễ đó nhưng có ai bảo làtôi nhớ câu chuyện lịch sử đó đâu?""Bởi vì tất cả những thứ anh nhắc đến đều là những hình ảnh biểu trưng, chủ đềhay những từ ngữ chủ đạo nhắc anh nhớ đến một phần của câu chuyện lịch sử! Chẳnghạn, cỏ đắng là biểu tượng cho điều gì?""Được rồi, câu này dễ thôi, đó là cuộc sống cay đắng ở Ai Cập.""Còn bánh không men thì sao?""Câu chuyện về 'lương thực trời cho,' bánh mỳ và hành trình lang thang trên samạc.""Món charoset biểu tượng cho vữa xây nên những kim tự tháp," tôi bổ sung."Chính xác. Nói tóm lại, anh nhớ mọi thứ bởi vì nghi lễ gắn liền với nó," cô lặplại ý chính của mình."Có lần, tôi gặp một người mù," tôi nhớ lại,"ông ấy có một trí nhớ phi thường.Ông ấy thuộc lòng số điện thoại, những cuộc hẹn của minh từ hàng tháng trước hoặcsẽ có trong hàng tháng sau đó, mà không hề cần sổ ghi chép hay sắp xếp các cuộc hẹngì cả. Khi tôi hỏi ông ấy làm thế nào mà ông nhớ được, ông ấy có vẻ hơi ngạc nhiênvà câu trả lời của ông ấy đến giờ vẫn văng vẳng trong tâm trí tôi. 'Tôi đâu còn lựachọn nào khác chứ?' Đó là lần đẩu tiên tôi biết rằng người mù thì đâu còn lựa chọnnào khác. Họ, hơn bất cứ người nào khác, có động lực để trông cậy vào trí nhớ củamình. Họ không thể xé một mảnh giấy và ghi ra danh sách những thứ cần phải mua.Họ cũng không thế viết số điện thoại ra được. Họ phải ghi nhớ tất cả những thứ nàytrong đầu mình.""Một ví dụ rất hay," Lisa khẳng định. "Người Do Thái cũng như một người mùcố gắng sống sót trong thế giới vậy. Họ cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việcphải dựa vào chính mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả nhất - đảm bảo sự tồn tại củadân tộc Do Thái.""Cô có thể mở rộng quan điểm này đến cấp độ cá nhân được không?" Jeromenói to suy nghĩ của mình."Cô biết đấy... những phương pháp để nhớ bài học, như tài liệu để thi cử chẳnghạn.""Nếu anh muốn nói đến kiểu phương pháp để tiết kiệm thời gian, tránh nhữngcơn đau đầu và sự căng thẳng không cần thiết trong các kỳ thi thì tôi khuyên anh nênđến thăm một trường đạo," cô nói.'Trường đạo sao?" Jerome nheo nheo mắt có vẻ không tin."Phải. Sao lại không chứ? Có vấn đề gì sao?""Jerome bị chứng sợ những người Do Thái sùng đạo thái quá," tôi giải thíchngay. "Hội chứng này rất phố biến ở những người Do Thái ngoại đạo sống ở Jerusalemvới những người Do Thái chính thống. Những người bị hội chứng này luôn cảm thấyrằng người sùng đạo thái quá luôn cố làm cho họ sùng đạo hơn." Tôi nhìn sangJerome. "Cậu có biết tớ đến trường đạo bao nhiêu lần vì công việc mà chẳng ai đếnbảo tớ phải sùng đạo thế này thế nọ không?""Nhưng cũng có lần họ làm thế mà, đúng không?""Ừ, tất nhiên là có. Nhưng thế thì sao chứ? Ở New York có người còn thuyếtphục tớ theo đạo Phật, và ở Nasville thì họ bảo tớ nên thành một con chiên của Chúa.Cậu sợ cái gì chứ?""Tôi xin lỗi," Lisa xen vào cuộc trao đổi nho nhỏ của chúng tôi. "Ý định của tôihoàn toàn mang tính học thuật. Ở trường đạo anh có thể tự mình thấy việc thực hiệnnhững phương pháp hiệu quả để cải thiện trí nhớ và học tập những thói quen. Chỉ thếthôi." Rõ ràng là Lisa hơi phật ý vì phản ứng có phần dữ dội của Jerome. "Chính tôicũng sử dụng một vài trong số những phương pháp đó cho việc học tập ở trường đạihọc.""Tôi không có ý nói rằng trường đạo có vấn đề gi. Tôi xin lỗi." Jerome cố làm côdễ chịu hơn. Hắn với chiễc túi thể thao màu đen và lục một hồi đến khi lấy ra mộttrong những chiếc áo mẫu tí xíu của mình. "Một món quà nhỏ cho cô."Lisa vui vẻ cầm chiếc áo và nhìn chăm chú vào nó. "Hay quá. Anh còn cái nàokhác không.""Tôi nghĩ là không. Nhưng tôi hứa sẽ làm cho cô một cái nữa."Theo thói quen, tôi rút một chiếc khăn ăn từ chiếc hộp để trên bàn ra, trải nó cẩnthận trước mặt mình."Nhớ lại một chút nào," tôi nói. "Trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ. Hãy lấyđộng cơ là những điều bạn muốn ghi nhớ," tôi viết ra."Anh làm gì vậy?" Lisa xoay chiếc khăn ăn để đọc dòng chữ."Tôi chỉ ghi lại những ý chính cô đã nói thôi.""Trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ," cô đọc to và bật cười."Có gì buồn cười sao?" tôi hỏi, hơi ngạc nhiên."Vì anh đã viết ra."Tôi mỉm cười ngượng ngùng. Cô ây nói đúng. Tôi bỗng nhớ là mình đã từngnghe tại một cuộc hội thảo rằng nếu bạn thực sự muốn thực hiện một điều gì đó móimẻ vừa học được, hãy bắt đầu ngay. Tôi nhặt tờ khăn giấy lên và xé nó thành nhữngmảnh nhỏ, bỏ cả đống giấy vào chiếc gạt tàn trên bàn."Tôi sẽ không ghi ra khăn giấy nữa," tôi tuyên bố. "Tôi sẽ nhớ hết."Kể từ ngày hôm đó, tôi đã chuyển những lời đó thành một cách sống mới choriêng mình. Kể từ ngày hôm đỏ, tôi luôn cố gắng nhớ từng chi tiết nhỏ một của mọithông tin. Một điều chắc chắn là rất nhiều trong số những phương pháp mà tôi đã họcđược trong những tháng tiếp theo đó đã giúp ích cho tôi rất nhiều."Ôi, tôi xin lỗi," cô nói và liếc nhìn đồng hồ,"Tôi phải đi đây. Năm phút nữa vàogiờ học rồi." Cô mỉm cười, nhìn về phía cửa ra và bắt đầu thu dọn đồ của mình.Không khí bỗng trở nên im lặng. Rõ ràng chẳng ai trong chúng tôi muốn kếtthúc buổi gặp gỡ ngắn ngủi này, cuộc gặp xuất phát từ yêu cầu nho nhỏ của Samuelnhờ chúng tôi chuyển cho Lisa một chiếc phong bì bí ẩn.Một điều cũng khá rõ ràng, ít nhất là với tôi, rằng giữa Jerome và Lisa có một cáigì đó, nhưng không người nào trong hai kẻ e thẹn này dám làm gì với điều đó. Tôi đáchân Jerome dưới gầm bàn và mắt tôi bảo hắn nên nói gì đó. Jerome, cảm nhận đượchoàn cảnh, đang cố nghĩ ra một điều gì đó thích hợp để nói vào lúc này."Lisa này," hắn mở đầu trong lúc vẫn đang cố nghĩ xem nên nói gì. Cô gái nhướnmắt và nhìn hắn dịu dàng. "Cô có biết từ đây mà đi về khu buôn bán thì đi xe bus nàokhông?''"Một bước đi rất ngọt ngào, Jerome ạ," tôi nghĩ. "Thực sự rất hài hước.""Có mấy chuyến đấy," cô trả lời. "Xe 19, xe 22... mà thực ra tôi nghĩ hầu hết cáctuyến đều đi về đó đấy."Cô quay đầu về một bên, vẻ lúng túng, khi nói thêm,"nếu anh muốn..." côquàng chiếc túi qua vai, mặt ửng đỏ,"tôi rất vui lòng được mời anh ăn trưa vào mộtdịp khác..." cô nhìn Jerome bẽn lẽn."Tôi rất hân hạnh," thẳng cún con trả lời, không thèm che giấu niềm vui. "Thựcra ngay bây giờ chúng ta ăn thêm một bữa trưa nữa cũng được," hắn nói thêm, trànđầy hào hứng.Cô gái cười và vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi."Tớ không hiểu làm sao mà cậu vẫn độc thân được, cậu lãng mạn quá đi mất,"tôi trêu hắn. Hắn trả lời tôi bằng một cú đá trả dưới gầm bàn.Hai tuần sau, học kỳ đầu tiên của Jerome bắt đầu.
Chương 9: Những ghi chép kỳ diệu của thầy Dahari
(Các phương pháp sử dụng hình vẽ để viết có hiệu quả)
Jomeo đặt túi xuống nên nhà và ngôi phịch xuống ghế."Ngày đầu tiên đi học thế nào?" tôi hỏi."Kinh khủng," hắn trả lời cụt ngủn."Câu học những lớp nào?" Itamar cố moi thêm thông tin."Hình như là marketing và tài chính thì phải. Hai lớp." Hắn lại trả lời ngắn ngủn,mắt hắn đang lang thang ớ chỗ nào không ai biết."'Hình như' nghĩa là sao?""Ờ thì, hoặc là thế hoặc là bài giới thiệu về một môn nào đó. Tớ phải xem lại lịchhọc," hắn giải thích."Tớ không hiểu," Itamar vặn vẹo, thế hiện nỗi bực tức đại diện cho toàn bộnhững giảng viên đại học. "Cậu đi học mà không biết mình học cái gì sao?""Thế cậu muốn gì ở tớ nào? Đó chỉ là buổi học đầu tiên thôi mà." Hắn vẫy taychào Fabio. "Các cậu không biết là buổỉ học đầu tiên hoàn toàn mang tính định hướngsao? Tuần đầu tiên, chẳng ai học gì hết," hắn giải thích."Định hướng hả?""Ừ, định hướng." Jerome ném cho Itamar một cái nhìn thiếu kiên nhẫn. "Tronglớp có bao nhiêu nữ sinh viên, trước và sau giờ học họ uống cà phê ở đâu, họ ăn trưaở đâu, tình hình tiệc tùng tháng này ra sao... Tuần đầu tiên chỉ có vậy thôi.""Mình sắp mất một khoản bộn vì vụ cá cược này đây," Itamar thở dài, mặt mũi bíxị."Thư giãn đi nào." Jerome vỗ vai cậu ta. "Chỉ mới là tuần đầu tiên thôi mà.""Ừ, nếu thế," tôi bắt đầu. "Cậu không phiền nếu bọn tớ đưa cậu đi một nơi đểhọc một chút chứ?""Học thêm hả?""Một bài học tuyệt vời về các chiến lược viết lách của người Do Thái. Nó sẽ giúpcậu tóm tắt bài học hiệu quả hơn.""Không đời nào!" Jerome thốt lên, có vẻ sững sờ. 'Tớ chẳng đi đâu hết.""Thư giãn đi nào." Tôi vỗ vai hắn. "Mà, thầy Dahari đã đồng ý gặp chúng ta vàomười hai giờ rồi, thật bất lịch sự nếu hủy bỏ cuộc hẹn. Thầy là một người rất bận rộn.""Thầy Dahari là cái người quái quỷ nào vậy?""Một học già kinh Torah. Một trong những người xuất sắc nhất.""Ông ấy rất có tiếng tăm," Iiamar bổ sung."Ổ, vậy chắc vị giáo sĩ đáng kính đó trưa nay sẽ muốn chợp mắt một lát," Jeromenhận xét."Ờ, có chứ." Tôi gật đẩu. "Chính vì thế, bọn mình không nên làm chậm trễ giờgiấc của ông ấy."***Chợ rau quả Mahane Yehuđa nhộn nhịp kẻ mua người bán. Chúng tôi đi qua mộtlối đi hẹp lộn nhộn tiếng quát tháo của những người bán hàng và mùi của những thứrau quả tươi, mùi cá và mùi các loại gia vị xộc vào mũi chúng tôi.Chúng tôi băng qua phố Jaffa, lượn qua một loạt những chiếc xe bus đông nghẹt,những chiếc taxi và những màn khói đen xì phả ra từ ống xả. Tất cả mọi sự nhộn nhạochợt biến mất khi chúng tôi rẽ vào một con phố hẹp trong khu đạo Budxarim. Nhữngngười Do Thái sùng đạo trong những bộ đồ truyền thống hối hả xung quanh chúngtôi. Itamar tự nhận lấy nhiệm vụ giải thích cho chúng tôi về những sự khác nhau tinhtế giữa các dòng phái tôn giáo khác nhau."Đó, người đó, thuộc dòng 'Neturey Karta." Cậu ta chỉ một người mặc áo khoácsọc đen trắng. "Và theo như đôi tất thì anh ta theo Gur Hasidism...""Theo như đôi tất?""Phải," Itamar đáp. "Mỗi nhóm đều có quy định về trang phục rất nghiêm ngặtNhư Gur Hasid chẳng hạn, họ phải đi tất Kusak và cho ống quần vào trong tất, nhưkiểu quân đội ấy. Beiz và Viznich thì lại đi giày lười, không dây, tất dài, áo khoác màuđen bóng cùng một chiếc thắt lưng lủng lẳng bên hông và một chiếc mũ Shtrairnmel.""Thế người kia thì sao?" tôi chỉ một anh thanh niên đang bước nhanh sau chúngtôi."Tớ đoán anh ta thuộc dòng Litai. Anh ta đội mũ Kanitch ở giữa có nếp gấp vàmột chiếc áo khoác hiện đại.""Ông ấy sống ở đây," Itamar chi một chiếc cửa màu xanh, sơn đã bắt đầu tróc vàgiải thích. Một lối đi lát đá dẫn chúng tôi đến lối vào tòa nhà hai tầng ở giữa. Tòa nhàđược xây bằng loại đá vàng trắng rất thông dụng ở Jerusalem, mặc dù qua năm thángtrông nó đã xỉn đi rất nhiều. Cẩu thang có vẻ không được quan tâm lắm, nó tối tămđến mức gần như không đọc nổi bảng tên trên cánh cửa. Dòng chữ "M. Dahari - Họcgiả Torah" được viết trên một trong những hộp thư cũ kỹ, rỉ sét, sắp sửa bong ra khỏibản lề.Chúng tôi lên tầng và gõ cửa căn hộ số bốn. Một người phụ nữ thấp bé, gầy gò,ăn mặc giản dị ra mở cửa cho chúng tôi. "Mời vào," bà hơi cúi người chào chúng tôi.Phòng khách khá đơn giản. Một chiếc ghế dài với những chiếc gối tựa màu xámđược đặt cạnh một chiếc bàn gỗ màu nâu sáng. Một bức tường treo đầy những bứctranh tôn giáo, một chiếc bùa hamsa[15]và nhiều đồ vật mang tính tâm linh khác.Thẳng sang bên là những giá sách ấn tượng chất đầy những cuốn sách về tôn giáo.Một ông già, nhỏ thó và gầy gò y như vợ ào ào bước vào phòng."Chào mừng!" ông gầm lên cùng một nụ cười. Thầy Dahari có một đôi mắt sáng,nồng hậu, bộ râu dài, trắng tinh và một cú bắt tay chặt đến kinh ngạc."Ồ... ừm..." Jerome bắt đầu khi vị giáo sĩ nhanh tay túm lấy tay hắn và dùng cảhai tay ông lắc lắc. "Tôi nghĩ chắc thầy xem nhiều phim của Bruce Lee lắm.""Ai cơ?" ông hỏi, mỉm cười với vẻ tò mò. Itamar và tôi nhìn đi chỗ khác để thoátkhỏi tình huống khó xử này."Ừm... thầy biết đấy... Bruce Lee, bậc thầy Kungfu. Thực sự thầy làm tôi nghĩđến ông ấy," Jerome cười, rõ ràng là thấy thích thú. "Ông ấy nhỏ bé nhưng cực kỳmạnh mẽ...""Tôi sẽ coi đó là một lời khen," vị giáo sĩ trả lời."Ồ, tất nhiên đó là một lời khen rồi! Bruce Lee có thể hạ gục hai mươi tên chỉbằng một cú chặt..." Jerome khựng lại khi thấy Itamar huých vào sườn mình."Tuần này, Jerome bắt đầu học chương trình lấy bằng cử nhân về quản trị kinhdoanh," tôi nói để thay đổi chủ đề càng nhanh càng tốt."Ồ, vậy chúc cậu may mắn nhé. Ngồi đi." Vị giáo sĩ chỉ về phía chiếc ghế dài.Ghiếc ghế có vẻ hơi hẹp để ba chúng tôi có thể cùng ngồi thoải mái nhưng chúngtôi vẫn ních vào được."Kinh doanh," ông nói. "Đức Ngài sẽ mang thành công đến cho những người tônkính Ngài." Ông quay sang Jerome."Tôi sẽ tôn kính Ngài," Jerome trả lời. "Chúng tôi vẫn chưa thỏa thuận được tỉ lệăn chia nhưng giúp tôi chỉ có lợi thôi, không đi đâu mà thiệt. Tôi hứa đấy."Thầy Dahari gật đầu. Có thể đến lúc này ông mới nhận ra rằng Jerome là một cakhó nhằn đến mức nào."Vậy tôi giúp gì được nhỉ?" ông hỏi khi quay sang phía tôi.Itamar ngồi dịch ra đằng trước và giơ tay lên. "Chúng tôi xin thầy một vài lờikhuyên liên quan đến phương pháp hiệu quả nhất để tóm tắt những bài học nhằm cảithiện khả năng hiểu và ghi nhớ. Tôí có nghe nói khoảng một năm trước, thầy đã giảngvề vấn đề này," Itamar giải thích.Thầy Dahari nheo nheo lông mày suy nghĩ."Anh muốn nói tới những phương pháp mà tôi dạy những sinh viên Torah, đúngkhông?" Ông ngừng lại một lát để nghĩ tiếp rổi nhún vai và tiếp tục. "Thực sự thì tôichẳng thấy có vấn đề gì hết.""Chúng tôi xin cảm ơn thầy," Itamar hơi cúi đầu."Đúng vậy," Jerome phụ họa,"Tôi nghe người ta nói thầy danh tiếng lắm," hắnnói thêm, trong một khoảnh khắc chúng tôi thấy mát mặt vì sự lịch thiệp của hắn,"mặc dù cá nhân tôi chưa từng nghe nói về thầy." Khoảnh khắc đó lập tức tan biếntrong chưa đến một giây."Được rồi." Vị giáo sĩ mỉm cười nồng hậu, thấy thích thú trước 'hiện tượng'Jerome này. "Vậy, nói tôi nghe... Cậu có sổ sách gì để bắt đầu ghi lại các ý chínhkhông?"Jerome lấy trong túi ra một tập giấy ghi nhớ màu vàng và cho thầy Dahari xemba trang giấy kín chữ.Itamar và tôi liềc nhìn nhau, kinh ngạc. Riêng cái việc Jerome thực sự viết đượcba trang giấy đã là cả một sự kiện vĩ đại rồi. Hắn đế ý thấy sự thay đổi trong thái độcủa chúng tôi."Này! Đừng có tỏ vẻ ngạc nhiên thế chứ. Các cậu chưa đánh giá tớ đủ cao đâu.""Đủ cao hả?" tôi nói. "Cho đến lúc này, tớ chưa từng đánh giá cậu cao bao giờ."Vị giáo sĩ cầm tập giấy và bắt đầu đọc to câu đầu tiên đập vào mắt ông. "Điềuhành một công ty có lợi thế là sẽ được hưởng một mức thuế thấp hơn mức thuế đốivới cá nhân. Mức thuế suất cận biên xuất phát từ sự khác nhau..." Ông im lặng mộtlát trong khi mắt lướt nhìn một lượt phần còn lại của trang giây. Rồi ông tiếp tục đọcnhanh hơn và nhấn mạnh hơn. "Điều hành một công việc kinh doanh trên cơ sở tiềnmặt cho phép người kinh doanh kiểm soát tốt hơn các chi phí...""Nghe cứ như Bill Gates đọc kinh Torah tại lễ trưởng thành ấy nhỉ," Jerome nóiliến thoắng.Hắn nói đúng. Nghe rất giống thế thật."Ồ, vậy thì," thầy Dahari tiếp tục khi mân mê bộ râu,"để tôi dạy cho cậu một vàimẹo nhỏ của người Do Thái chúng ta." Ông đặt tập giấy nhớ lên bàn."Chúng ta sẽ bắt đầu với thực tế rằng cậu đã sử dụng sai loại bút trên một loạigiấy cũng sai nốt," ông bắt đầu và dùng tay vỗ vỗ vào tập giấy.Jerome nhướn lông mày ngạc nhiên khi rút chiếc bút màu bạc đắt tiền ra khỏi túiáo."Một chiếc Waterman giá 100 đô-la đấy," hắn giải thích, giọng hơi bối rối. "Bố tôitặng, bố tôi là một người đam mê những chiếc bút.""Cậu có thế tiếp tục dùng nó nếu cậu thích nhưng cậu cần phải thay đổi loại mực,dùng màu đen ấy, đừng dùng màu xanh." Vị giáo sĩ đưa bàn tay phải ra, ý muốn bảoJerome đưa cho ông chiếc bút. Jerome đành miễn cưỡng đặt chiếc bút vào bàn taynhăn nheo của ông. Ông cầm bút, xoay xoay, chăm chú xem xét nó từ nhiều góc độrồi mói đưa trả lại cho Jerome. Sau đó, ông chỉ vào tập giấy ghi nhớ và nói thêm,"thay bằng giấy màu trắng nhé, đừng dùng giấy màu vàng."Vị giáo sĩ ngồi tựa vào ghế và bắt đầu giải thích. "Chuyện kể rằng Moses đã viếtnên kinh Torah bằng 'một ngọn lửa màu đen bên trên ngọn lửa màu trắng.' Chính vìthế mà ngày nay kinh Torah mới được viết bằng mực đen trên giấy da trắng. Nhữngngười chép kinh Torah không được phép chép kinh bằng chữ màu. Không được dùngmàu xanh, màu vàng hay bất cứ màu nào khác. Chỉ được dùng màu đen - thứ màu đenđặc biệt dành cho việc chép kinh. Quy định về việc này rất nghiêm khắc, đến nỗi nếuqua thời gian, mực đen bị phai đi thành màu khác thì cuốn Torah đó cũng sẽ khôngdùng được nữa.""Mực chép kinh thì có gì đặc biệt?" tôi tò mò."Nó tồn tại mãi mãi. Nước không thể rửa trôi, ánh nắng mặt trời không thể làmmờ đi. Nó tồn tại vĩnh cửu.""Thế loại mực đó làm bằng cái gì?" tôi tiếp tục."Hỏi thế thì khác gì bảo Coca-Cola tiêt lộ công thức bí mật của họ. Chúng tađang nói đến một bí mật đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những ngườichép kinh Torah ở thế kỷ này đến những người chép kinh Torah ở thế kỷ khác.""Nhưng thầy biết không, hình như tôi đã đọc ở đâu đó về công thức làm nên loạimực đặc biệt này," Itamar xen vào. "Nguyên liệu làm mực lấy từ cây Cancantom và trocủa một loại cây, bây giờ tôi không thể nhớ ra loại cây đó là gì.""Đúng vậy," vị giáo sĩ xác nhận trước sự ngạc nhiên của chúng tôi. "Tôi cũngbiết những chất làm nên Coca-Cola." Ông mỉm cười. "Một chút cây coca, vani và quế.Nhưng, các anh đã thấy ai chế biến Coca-Cola tại nhà chưa?"Itamar khoanh tay và gật đầu, vẻ đã hiểu ý. Cậu ta cũng cố vắt chân cho rộngchỗ ngồi nhưng không được."Ngoài lý do mang ý nghĩa tôn giáo đó còn có cách giải thích nào khác thật logic,khoa học cho việc sử dụng mực đen trên giấy trắng không?" Itamar trở lại với chủ đềđang đang dở."Tất nhiên là có chứ," thây Dahari khẳng định. "Chúng ta đang nói đến sức mạnhcủa sự tương phản," ông giải thích. "Chữ đen trên nền trắng rất nổi, rõ ràng và dễ đọchơn. Nó giúp người ta hiểu và tập trung vào trang giấy hơn. Người ta không sử dụngmột cuộn giấy da chép kinh Torah với những chữ cái bị mờ là vì hai nguyên nhân: họlo ngại rằng một vài chữ cái sẽ mất hình và rất có thể sẽ thay đổi cả nghĩa của từ đó,và thứ hai là nếu kiến thức viết trên giấy khó đọc thì người đọc rất có thể sẽ khôngmuốn tập trung nữa và từ bỏ.""Vậy, nói cách khác," Itamar phân tích,"nếu ta đọc một thông tin nào đó viếtbằng chữ màu trên một tờ giấy màu, sẽ khó hiểu điều ta đang đọc hơn. Mắt sẽ bị mỏivà ảnh hưởng không tốt đến độ tập trung của người đọc."'Đúng thế," vị giáo sĩ xác nhận."Tôi chẳng thấy viết bằng mực xanh trên giấy vàng có vấn đề gì cả," Jerome buộtmiệng. "Mà thực ra tôi thấy hai màu đó kết hợp với nhau được đấy chứ.""Cậu nói cũng đúng," vị giáo sĩ vẫn tiếp tục đồng ý với ý kiến của tất cả mọingười. "Màu xanh trên nền vàng là một sự kết hợp khá nền nã nhưng nó không tạođược hiệu quả như màu đen trên nền trắng. Kể từ khi cuổn sách in đầu tiên được rađời, các cuốn sách luôn được in bằng chữ màu đen trên giấy trắng. Các cậu biết tại saokhông?""Ngọn lửa đen bên trên ngọn lửa trắng," Itamar nhắc lại."Thử mà xem. Nếu cậu viết như cách tôi bảo thì khả năng ghi nhớ và hiểu tài liệucủa cậu sẽ được tốt hơn nhiều," ông nói với Jerome."Đó là điềm đầu tiên. Bây giờ ta sẽ chuyển sang điểm tiếp theo." Vị giáo sĩ chỉvào vài dòng trên trang giấy của Jerome."Đừng viết bằng nét chữ thảo. Cố viết để làm sao các chữ cái đứng độc lập,không bị dính vào nhau. Có thể các cậu thấy kỳ quặc nhưng một trong những thứgiúp mài sắc khả năng hiểu một văn bản chính là quầng trắng bao quanh những chữcái. Các cậu có thể không để ý đến điều này khi đọc nhưng đó là một thực tế và thựctế đó rất quan trọng.""Thú vị thật," Itamar nhận xét. "Paul Sheele, người đã phát triển nên hệ thốngđọc hiểu sử dụng đồ họa, cũng đã nhắc đến điều này - tác động của khoảng trắng giữacác dòng chữ đối với tài liệu đang được đọc."Người ta đã từng nói đến những con chữ màu trắng khắc trong khoảng trắngsinh ra từ những con chữ màu đen. Theo Zohar thì mỗi chữ cái đều có hai mặt: mặtchính thống, tức là hình màu đen và mặt không chính thống, hình màu trắng tạo ra từnhững đường viền trong của hình màu đen. Hai mặt này, khi kết hợp với nhau, sẽ trởnên mạnh mẽ hơn nhiều."Ông ho nhẹ rồi tiếp tục. "Ý tôi muốn nói ở đây là chữ thảo sẽ rất khó hiểu, vànếu các chữ cái đứng riêng rẽ, không dính vào nhau thì văn bản sẽ rõ ràng, dễ hiểuhơn.""Phải đó," tôi tán thành. "Nhiều lần chính tôi còn chẳng giải mã được nét chữthảo của mình!""Và mục đích của chúng ta là để hiểu ngay lập tức chứ không phải để đánh vậtvới những con chữ và tốn thời gian vô ích," vị giáo sĩ tóm lại trong lúc với tay rút mộtcuốn sách từ trên giá xuống."Bảng chữ cái Do Thái," ông mở cuốn sách và chỉ vào những từ trên trang giấy,"chữ hình vuông xuất phát từ chữ viết của người Sy-ri từ năm ngàn năm trước Côngnguyên. Nó đã trải qua nhiều thăng trầm cho đến khi trở thành tiếng Do Thái được sửdụng ở Israel ngày nay. Thành công của loại chữ này lả ở những chữ cái mới, đơn giảnvà dễ đọc hơn."Thay đổi một khía cạnh cơ bản như vậy của cuộc sống, một khía cạnh có mốiliên hệ với truyền thống dân tộc không chỉ là một nhiệm vụ đòi hỏi sự can đảm.Nhiệm vụ đó còn chứa đựng cả mối nguy hiểm nữa. Cải cách hệ thống chữ viết là mộtbước đi rất mạo hiểm, có thể gây biến động cho cả một dân tộc. Nhưng bước đi đó đãđược thực hiện bởi vì các nhà hiền triết muốn có một cách viết thực tế hơn, thực chấtlà hiệu quả hơn thay cho cách viết mà họ đã có sẵn. Chữ viết của người Asyric baybướm hơn chữ cái của tiếng Do Thái trước đây. Những nhà hiển triết đã làm đẹp mộtchút những chữ cái đơn giản và thực sự hài lòng với diện mạo mới của chúng. Nhiềunăm sau này, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng bộ chữ mới, tương tự như nhữngchữ cái đơn giản, dễ đọc hơn các bộ chữ khác."''Nói ngắn gọn, chữ đẹp bao giờ cũng thu hút mắt người đọc hơn," Itamar tómlại. "Nó làm cho người ta muốn đọc.""Chữ đẹp là chữ rõ ràng," vị giáo sĩ nhấn mạnh. "Nó không chỉ cho bạn động lựcđọc văn bản mà hơn hết, nó giúp bạn có thể đọc được. Vì thế, hãy viết sao cho dễnhìn. Đừng có lười nhác. Không phải đơn giản chỉ là chữ dễ nhìn thì ta sẽ đọc đượcngay mà còn bởi vì về lâu dài, chữ viết rõ ràng sẽ giúp ta nhớ được và hiểu thêm đến80% các tài liệu. Nói cách khác, thay vì đọc 100 trang chữ viết tháu, cẩu thả, ta có thểđọc được 180 trang với những chữ cái được viết rõ ràng, tách rời nhau. Cùng mộtlượng thời gian ta có thể đọc được gần gấp đôi số tài liệu. Tất cả chỉ cần một thayđổi nho nhỏ trong cách viết!" ông kết luận."Nén dữ liệu có hao hụt," Itamar bỗng bật ra, một nụ cười ngớ ngẩn gắn trên mặtcậu ta.Cả ba chúng tôi nhìn cậu ta chằm chằm."Đó là một thuật ngữ trong máy tính," hắn giải thích, có phần kích động. "Cónhững chưcmg trình truy xuất dữ liệu cho phép bạn gọi bất cứ văn bản hay hình ảnhnào lên màn hình máy tính bằng nhiều cách khác nhau. Nếu bạn muốn có thông tinthật nhanh, bạn sẽ có ngay nhưng đổi lại là chất lượng của văn bản. Hoặc, nếu bạnmuốn nhận được thông tin vói mức độ rõ ràng tối đa thì cần nhiều thời gian hơn.""Thế thì có gì à?" tôi cố hiểu."Phương thức hoạt động của những chương trình đó tuân theo đúng những điềuthầy Dahari vừa nói!" cậu ta giải thích. "Thuật toán chức năng của những chương trìnhnày giải mã những điều kiện để một bức hình hoặc một văn bản rõ hơn hoặc bớt rõ đi.Khi một văn bản quá ngắn gọn, những chương trình này phá vỡ mối liên kết giữa cácchữ cái, buộc mỗi chữ đứng riêng rẽ, xa nhau ra. Bằng cách này, mỗi chữ cái sẽ dày vànổi bật hơn, làm cho khi xuất hiện trên màn hình, chúng sẽ trở nên rõ ràng hơn! Đóchính là một trong những viên gạch dựng nên thế giới máy tính hiện đại ngày nay!""Nén gì ấy nhỉ?" Jerome hỏi."Nén dữ ỉiệu có hao hụt," Itamar nhắc lại."Nói cách khác," vị giáo sĩ đưa chúng tôi trở lại với trọng tâm chính của cuộcthảo luận,"hãy viết thật rõ ràng và dễ đọc.""Cái này cũng có thể áp dụng với cậu đấy," Itamar nói với tôi. "Tớ nhớ hồi họcđại học, cứ vài phút một lần tớ lại phải gọi cậu để dịch chữ viết của cậu.""Đó là bởi vì, nói theo chuyên ngành tiến hóa, tớ và Jerome mang những nét củangười Sy-ri," tôi giải thích. "Nhiều lần, khi không thể đọc nổi chữ của mình, tớ phải đinhờ một dược sĩ dịch giúp... Nhiều lúc, đó là những người duy nhất có thể giải mãđược những nét chữ tượng hình của tớ," tôi đùa.Vị giáo sĩ phá lên cười. Thật ngạc nhiên là câu đùa của tôi lại làm ông ấy thíchthú đến vậy."Nói đến chuyện đọc hiểu," Itamar nhớ lại,"tôi phải kể cho mọi người nghe mộtcâu chuyện rất thú vị. Hồi những năm 1950, Albert Einstein và Chaim Weitzman, tổngthống đầu tiên của Israel, đã đi tàu thủy từ châu Âu đến Châu Mỹ, Weitzman nói rằngtrong chuyến đi đó, Einstein thỉnh thoảng có giải thích với ông về thuyết tương đối.'Khi chúng tôi đến New York,' Weitzman nói,'tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục rằngEinstein hiểu lý thuyết của ông ấy." Itamar mỉm cười. "Nói cách khác, một điều rấtquan trọng là phải có ít nhất một người hiểu cái điều được viết ra trên giấy... chínhbạn."???"Nhưng viết thảo như thế thực sự giúp tiết kiệm thời gian trong khi ghi chép nộidung chính của bài học," Jerome nêu lên một điểm rất có lý."Điểu đó còn phụ thuộc vào việc ta thích thế nào hơn," vị giáo sĩ đáp. "Cái gìquan trọng hơn? Tiết kiệm thời gian khi ghi chép hay tiết kiệm thời gian hơn nữa khiphải giải mã những điều đã được ghi lại trên giấy cả hàng tháng trước. Tùy vào cậuthôi," ông kết luận."Được rổi, nghe này." Vị giáo sĩ ngồi thẳng dậy. "Tôi sẽ chỉ cho các cậu thủ thuậtvĩ đại nhất."Ông chậm rãi bước đến chỗ một dãy các giá sách và lấy ra một bản cuốnBabylonian Talmud. Ông ôm chặt cuốn sách quý vào ngực mình và trở lại chỗ ngồi."Đây, cầm đi." Ông đưa cuốn sách cho Jerome bằng cả hai tay. "Mở bất cứ trangnào cậu thích đi."Jerome đón lấy cuốn sách lớn, linh thiêng và đặt nó lên đùi. Hắn mở cuốn sáchvà bắt đầu lật qua các trang. Trông hắn như thể bị sập bẫy vậy. Một mặt, hắn hiểu rằnghắn đang xem một cuốn sách thần thánh, có tầm quan trọng rất lớn với dân tộc DoThái nói chung và thầy Dahari nói riêng. Mặt khác, đối với hắn thì cuốn sách này cómức độ hứng thú cũng tương tự như cuốn Chỉ dẫn của Leonard Matlin về các bộphim 2005 (Leonard Matlin's 2005 Movie Guide) đối với Helen Keller[16].Sau khi lịch sự lật một lượt hết các trang của cuốn sách, Jerome mở một trangngẫu nhiên."Vậy cậu nghĩ sao?" vị giáo sĩ hỏi.Jerome không biết phải nói gì."Đó là một cuốn sách rất to," hắn bắt đầu. 'Tôi nhớ hồi còn nhỏ, tôi có một cuốntruyện Winnie the Pooh cũng to như thế này.""Nhưng nhìn mà xem," thầy Dahari cố gắng gợi ý cho cậu ta. "Đây chẳng phải làcuốn sách đẹp nhất trên thế giới này sao?" Ông đặt bàn tay lên trang sách để mở. "Tôikhông nói đến nội dung của nó. Tôi biết là nội dung của nó chẳng có ý nghĩa gì vớicậu hết," ông nói cho rõ. 'Tôi muốn nói đến cấu trúc đồ họa của những chữ cái trêntrang giấy.""Tôi không hiểu những chữ viết ở đây lắm," Jerome nói."Đó là bởi vì nó được viết bằng một dạng chữ có tên là Rashi. Nhưng lúc này,chưa cần tập trung vào điều đó. Khi mở một cuốn sách ra, ta thường để ý thấy rằngcác dòng chữ được sắp xếp một cách rất rõ ràng theo hàng ngang và không có sự biếnđộng. Cách sắp xếp này không nhằm mục đích nào khác ngoài việc truyền tải kiếnthức. Nhưng trong sách Talmud lại khác, như cậu thấy đấy, một văn bản được sắp xếptheo hàng ngang, cột dọc, trong các nhóm khác nhau với các dạng hình học khácnhau khiến cho các con chữ mang sức mạnh của sự di chuyển và tính nghệ thuật.""Tôi muốn hỏi là liệu một văn bản được viết theo cách như thế thì có dễ nhớkhông?" Itamar hỏi, hướng vị giáo sĩ đến lý do chuyến viếng thâm của chúng tôi."Dĩ nhiên rồi. Và cậu cũng có thể làm điều tương tự," ông trả lời khi quay sangJerome. "Báo với tiểu thuyết thì cậu đọc cái nào nhanh hơn?""Báo," Jerome trả lời ngay mà không cần đến một giây suy nghĩ."Thế cậu có biết tại sao không?""Báo dễ đọc hơn nhờ cách trình bày các thông tin," Jerome giải thích."Chính xác!" vị giáo sĩ đáp."Hình dạng cùa văn bản làm cho nó dễ đọc hơn," ông nói thêm. "Lẩn đầu nhìnmột văn bản viết cũng giống như lần đầu tiên xem một bức tranh vậy - có thể ta sẽ bịcuốn hút bởi cái ta xem, cũng có thể ta không bao giờ muốn nhìn thấy nó một lần nàonữa. Những chữ cái rõ ràng và một văn bản được sắp xếp thành các cột thay vì nhữngdòng chữ dài. Mắt ta có thể nắm bắt được những dòng chữ ngắn được sắp xếp theo cáccột nhanh hơn là những dòng chữ dài thường thấy trong hầu hết các cuốn sách. Khi tađọc chữ trong các cột, mắt ta hầu như không phải di chuyến còn khi đọc những dòngdài, mắt sẽ phải đưa qua đưa lại ở những khoảng cách lớn hơn mà đó chính là điềulàm ảnh hường đến sự tập trung của mắt và làm tốn thời gian hơn.""Và cuối cùng, mắt sẽ bị mỏi," tôi bổ sung."Vậy chính xác thì điều này có ích gì cho tôi?" Jerome băn khoăn. "Sách giáotrình ở trường đại học có được viết trong như trong sách Talmud đâu.""Sách giáo trình thì không thật," vị giáo sĩ nhẹ nhàng xác nhận mặc dù giọng ôngcó vẻ rất lạc quan.Ông nhặt cặp bìa tài liệu của Jerome lên và rút ra một tờ giấy trắng. Không chờJerome đồng ý, ông lấy chiếc bút ra khỏi túi hắn và kẻ một đường thẳng chạy đọcsuốt trang giấy, chia tờ giấy làm hai phần."Đừng ghi chép thành những dòng dài trên toàn bộ trang giấy mà hãy sử dụng cảhai lề. Đầu tiên là bên trái, rồi đến bên phải. Đây, để tôi chỉ cho cậu xem."Trong khoảng hơn một phút sau đó, ông tập trung vào việc viết cái gì đó lêntrang giấy, mà chính xác hơn là chép lại những điều Jerome đã ghi."Nhìn đi," vị giáo sĩ cho chúng tôi xem thành quả lao động của ông."Điều hành một công ty có lợi thế là được hưởng một mức thuế thấp hơn mứcthuế đối với cá nhân. Công ty phải đăng kỷ để trong trường hợp xảy ra vấn đề thìtài sản của người sở hữu công ty được tách rời một cách hợp pháp khỏi tài sản củacông ty. Hay, nói cách khác, người thu nợ sẽ không có quyền động đến tài sản cánhân của chủ sở hữu công ty như nhà cửa, tài khoản ngân hàng...)."Điều hành một công ty có lợi thếlà được hưởng một mức thuế thấp hơnmức thuế đối với cá nhân. Công tytài sản của công ty.Hay, nói cách khác, ngườithu nợ sẽ không có quyềnphải đăng kỷ để trong trường hợp xảyra vấn đề thì tài sản của người sở hữucông ty được tách rời một cách hợppháp khỏiđộng đến tài sản cá nhâncủa chủ sở hữu công tynhư nhà cửa, tài khoảnngân hàng...)."Cậu thấy đấy. Đây chính là đoạn mà cậu đã viết. Đoạn đầu tiên được viết theocách phổ biến mà hầu hết các sinh viên trên thế giới này đều sử dụng." Ông chỉ vàođoạn đầu tiên trên đầu trang. "Đoạn thứ hai được viết theo cách tôi đã nói." Ông chỉvào đoạn được chia thành hai cột riêng biệt. "Cậu thấy đoạn nào dễ thu hút mắt và dễđọc hơn?""Thú vị thật," Jerome nói."Và còn một điều nữa. Cậu thấy tôi viết đoạn nào dễ và nhanh hơn.Một lần nữa, sự im lặng lại bao trùm không gian khi cả ba chúng tôi cùng gật đầuhiểu ý."Đôi mắt không phải là thứ duy nhất bị mỏi và đánh mất khả năng tập trung khiphải đọc những dòng chữ dài. Tay ta cũng vậy," vị giáo sĩ nói rõ."Các cậu có bao giờ để ý đến một thực tế rằng nuụ viết thành cột thì chỉ có cổ tayphải di chuyển còn nếu viết thành dòng dài thì ta sẽ phải nâng toàn bộ cánh tay ít nhấtlà ba lần," ông nhấn mạnh. "Các cậu có nghĩ rằng như thế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ vàhiệu quả của việc ghi chép không?""Hay thật," tôi reo lên. "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó."Jerome lấy tờ giấy ở chỗ vị giáo sĩ và nhìn chăm chú vào nó. Hắn gãi cằm vàcười toe toét."Thầy làm được rồi," hắn lẩm bẩm."Tôi làm được cái gì cơ?" vị giáo sĩ hỏi lại."Rõ ràng thầy là một người chép kinh thành thục. Cách viết của thầy không chêvào đâu được và thầy thực sự là một chuyên gia trong Nén dữ liệu có lao lực.""Nén dữ liệu có hao hụt," Itamar sửa lại."Những chữ cái thầy viết không dính với nhau... chữ đẹp," Jerome nhắc lại lờikhen mà hắn đã định nói."Cảm ơn cậu," vị giáo sĩ nói. "Cậu đã bao giờ nghe nói đến thầy Yithak BenMosche Halevi chưa?"Jerome gãi gãi đầu ngượng ngùng,"Ừm... tôi nghĩ là...""Nhà tiên tri Duran," Itamar gợi ý,"Ông ấy sống ở thếkỷ XIV.""Nhà tiên tri Duran đã phát hiện ra mối liên hệ gần gũi giữa chữ viết đẹp và khảnăng kỳ diệu của nó trong việc cải thiện trí nhớ dựa vào hỉnh ảnh của con người," vịgiáo sĩ giải thích. "Trong lời tựa cho cuốn 'Ma'aseh Efod' ông viết,'Vẻ lộng lẫy và nétđẹp của chữ viết sẽ để lại dấu ấn trên các giác quan và trí tưởng tượng... bởi vì nómang sức mạnh của sự ghi nhớ.."Jerome ghé sát vào tai tôi và thì thầm,"Có mối liên hệ gì với ban nhạc DuranDuran không?""Cũng có thể," tôi đùa."Vậy ý thầy là từ bây giờ tôi nên ghi chép thành các cột sao?" Jerome hỏi vị giáosĩ."Đúng vậy, hãy viết hai cột trên một trang giấy. Tôi đảm bảo là cậu sẽ hiểu đượcgấp đôi, đạt được kết quả gấp đôi," ông quả quyết."Đây đúng là một ý tưởng mang tính cách mạng," tôi nói to suy nghĩ của mình."Thay đổi cách ghi chép mà ta đã được dạy.""Đúng vậy," ông xác nhận. "Mà hầu hết con người chúng ta đều rất bảo thủ khinghĩ đến việc thay đổi cách làm... Nhân tiện, các cậu có biết định nghĩa một người bảothủ là như thế nào không?""Là thế nào?" tôi nhíu mày."Một ngườĩ thực sự muốn có sự thay đổi trong cuộc đời mình... nhưng khôngphải ngay lúc này." Ông mỉm cười.Tôi cười đáp lại nhưng hơi miễn cưỡng. "Thầy muốn nói đến một thay đổi cótính quyết định ở đây... ghi chép thành các cột thay vì thành những dòng dài suốttrang giấy...""Chúc may mắn!" ông gầm lên mà không giải thích gì thêm hay làm rõ điều tôiđang băn khoăn.Itamar ngồi thẳng dậy và duỗi cánh tay. Cử động của cậu ta làm tôi bị co lại. Tôikhoanh tay trước ngực, lấy chân huých nhẹ vào Itamar, nhắc cậu ta là đến lúc chúngtôi phải đi rồi, để cho thầy Dahari nghỉ trưa.Itamar hiểu ý và ngay lập tức thay đổi thế ngồi."Thôi, tôi nghĩ chúng tôi đã làm thầy mất nhiều thời gian rồi," Itamar nói khi xoahai bàn tay và nhìn sang Jerome. "Cậu còn muốn hỏi gì không?"Jerome lén nhìn Itamar một cái và vẫn đông cứng tại chỗ."Để tớ nghĩ đã," hắn nói mà không bỏ cái nhìn khó chịu đó khỏi Itamar, cũngchẳng thấy có ý định nghĩ ngợi gì. Rồi hắn nhìn sang vị giáo sĩ."Thầy có tình cờ biết người Gur Hasid đi tất gì không?" hắn thốt lên.Itamar đứng lên ngay và kéo tay Jerome."Thầy Dahari đáng kính à, chúng tôi rất biết ơn vì thầy đã dành thời gian chochúng tôi. Và thầy đừng lo, chúng tôi sẽ lo cho cậu bé này ở bên ngoài."Vị giáo sĩ, từ lúc đến giờ vẫn chăm chú xem xét tập giấy ghi nhớ của Jerome,chẳng thèm đế ý đến những lời nhận xét vô nghĩa của chúng tôi và ra hiệu rằng ôngcòn có chuyện muốn hỏi. Ông lật đến trang thứ tư. Chúng tôi chưa từng thấy trangđó., Ở trên đầu trang có một vài dòng, phần còn lại thì đầy những hình vẽ nguệchngoạc các con vật."Cái gì đây?" ông hỏi Jerome."Ừm... đó là..." Jerome cười bẽn lẽn. "Đó là con cá sấu mặc áo La Coste, còn đâylà con gấu mặc áo choàng Timberland... Tôi đang cố gắng kết hợp tên các nhãn hiệuthờn trang với các con vật," hắn giải thích."Cái này thì liên quan gì đến việc học hành của cậu," vị giáo sĩ thắc mắc."À. Đây là tôi tóm tắt bài giảng buồn chán nhất ấy mà." Hắn cười. "Còn ở đâynữa." Hắn chỉ vào một trang nửa trong tập giấy. "Nhìn tôi vẽ những họa tiết đẹp khôngnày..."Itamar và tôi ghé lại gần hơn để nhìn cho kỹ cái mà vị giáo sĩ và Jerome đang nóiđến."Nếu cậu muốn nghe một lời khuyên," vị giáo sĩ đưa trả tập giây cho Jerome,vuốt râu và nói. "Không phải bài giảng nào cũng thú vị. Về chuyện đó thì cậu chẳnglàm gì được cả. Một bài giảng thú vị phụ thuộc rất nhiều vào người giảng nhưng sinhviên cũng có thể làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn hơn. Cậu có muốn đi cùng tôi đếnmột trường đạo để quan sát những phương pháp hiệu quả mà những sinh viên Torahsử dụng không, những phương pháp mà cậu không thể thấy ở bất cứ nơi nào khác trênthế giới này?"Jerome có vẻ hơi lo lắng, hắn nhìn sang vị giáo sĩ rồi lại quay sang chúng tôi nhưcầu xin sự giúp đỡ."Đây là lần thứ hai trong tuần có người bảo tớ đến trường đạo đấy. Nếu tớ đếnđó, liệu người ta có để tớ về không nhỉ?" hắn hỏi, nửa đùa nửa thật."Tôi không dám hứa trước điều gì," vị giáo sĩ đùa lại, rõ ràng ông đã cảm nhậnđược nỗi lo của Jerome. "Để chắc ăn, tốt nhất là cậu cứ mang giày, khăn, bàn chảiđánh răng và những thứ thiết yếu khác đủ dùng trong ba tháng đi."Jerome cười u ám."Trên mũ có thể in hình con thỏ nêu cậu muốn." Vị giáo sĩ cố đoán xem mốt thờitrang nào đang thịnh hành.Ông bắt tay từng người chúng tôi khi chúng tôi xin phép ra về. Chúng tôi cảm ơnông và khi ra đến cửa, ông vỗ vai Jerome."Có một điều," ông nói.Jerome quay lại và thấy ông đứng vuốt râu."Bruce Lee thực sự là một con người phi thường nhưng tôi thấy mình giống fancủa Jackie Chan hơn. Tôi nghĩ anh ta nhanh hơn và khỏe hơn..."Mắt Jerome mở to ngạc nhiên. "Thầy Dahari!"Thấy Dahari khoanh tay và tựa vào tường. "Suốt hai mươi năm qua, người ta biếtđến tôi với cái danh thầy Dahari. Nhưng trước đó, tôi là Moses Dahari, một thợ điện."Một nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt ông khi ông bắt tay Jerome lần nữa. "Biết đâu,một ngày nào đó, người ta sẽ gọi cậu là thầy Jerome?!"
Chương 10: Kỹ nghệ của trí thông minh(Bí quyết học tập tại các trường đạo)
Jomeo từ từ cho xe lăn bánh qua những lối đi hẹp của khu mộ đạo MeaShe'arim. Bọn tré con kinh ngạc trước chiếc xe màu mè của Jerome, chiếc xe trônggiống như xe quảng cáo cho Triển lãm Hoa Quốc tế Hà Lan vậy. Những màu sắc rựcrỡ, bóng loáng nổi bật hẳn lên trên nền khung cảnh xám xịt, không có lấy một bóngcây của khu dân cư.Khi Jerome đỗ xe lại, bọn trẻ con tò mò tiến đến và nhìn chằm chằm vào chúngtôi."Thầy Dahari kìa," tôi chỉ về phía người đang đứng ở góc phố. Ông có vẻ hơi bốirối trước chiếc xe."Thầy Dahari!" Jerome mở cửa sổ và gọi to.Vị giáo sĩ nhìn sang hai bên trước khi dựa vào chiếc xe và gật đầu cho chúng tôibiết ông đã nhận ra chúng tôi. "Tìm chỗ đỗ xe đi. Ta sẽ đi bộ," ông nói bằng giọngcủa công việc."Có gần đây không.""Không xa đâu.""Vậy thầy vào xe đi, chúng ta sẽ tìm chỗ nào ở gần đây để đỗ xe," Jerome gợi ý.Vị giáo sĩ hơi mỉm cười. "Nếu có ai nhìn thấy tôi đi loanh quanh trên một chiếcxe thế này, tôi mất việc ngay."Trường đạo 'Mir' tọa lạc trên một con hẻm nhỏ ở khu Bucharim. Từ ngoài nhìnvào, ít ai nghĩ học viện Do Thái này có thể chứa được hơn năm nghìn người. Lối vàochính, ở phía đông tòa nhà, trông khá khiêm tốn. Một cầu thang hẹp dẫn lên một lốinhỏ làm bằng đá cẩm thạch trắng. Xa xa khỏi lối vào là một khoảng cầu thang đầysinh viên, tất cả đểu mặc áo trắng và quần đen, tấp nập đi lên đi xuống. Trên tầng hai,chúng tôi đến một hành lang nhỏ và bên phải hành lang là một phòng thay đồ dài, hẹpchất đầy những chiếc áo khoác, áo vest và mũ, tất cả cùng một màu đen và giống y hệtnhau, Ở bên phải, chúng tôi thấy một hội trường lớn với khoảng hai trăm sinh viênđang ngồi, tất cả đều đang chú tâm vào việc học.Thầy Dahari ra hiệu cho một người trông có vẻ già với bộ râu dài, dày, mái tócngả màu xám, đang trò chuyện với một sinh viên ở trước cửa phòng hội trường. Ôngấy nhận ra vị giáo sĩ từ xa, gật đầu, thu dọn đồ của mình và đi đến chỗ chúng tôi."Đây là thầy Aaronson," thầy Dahari giới thiệu."Rất vui được gặp các anh. Tôi nghe nói ba anh đang muốn sám hối." ThầyAaronson nói nhanh."Cũng không hẳn," Itamar đáp và bắt tay ông. "Chúng tôi chỉ muốn đến thămthôi.""Các anh sẽ tham gia buổi cầu nguyện chiều cùng tôi chứ? Không mất nhiều thờigian đâu.""Có lẽ để địp khác." Thầy Dahari cứu nguy cho chúng tôi. "Hôm nay tôi sẽ đưahọ đi một vòng tham quan việc học tập của sinh viên ở đây."Chúng tôi đi tiếp lên tầng ba.Ở đây, phòng hội trường còn nhiều sinh viên hơn, tất cả cũng đang say mênghiên cứu. Chúng tôi đi qua đám đông và tiếp tục hành trình lên trên nữa. Ở tầngtrên cùng, cuối hành lang, chúng tôi cứ nghĩ đã xem hết một lượt tòa nhà rồi thì thầyAaronson lại mở một cánh cửa nhỏ, hẹp giấu đằng sau nó là cả một phòng hội trườngthậm chí còn lớn hơn căn phòng chúng tôi đã thấy ở tầng dưới, chứa khoảng hơn hainghìn sinh viên đang ríu rít trò chuyện, căn phòng ào ào một thứ âm thanh inh tai.Đây có lẽ là thứ mà ít người nghĩ sẽ thấy đằng sau một cánh cửa nhỏ xíu. Jeromegọi căn phòng là 'Hẻm núi lớn,[17]'(Grand Canyon) có thể bởi vì nó gây cho người taấn tượng giống như lần đầu tiên chiêm ngưỡng một cảnh tượng hùng vĩ đến vậy. Khilái xe qua Arizone, đường cao tốc bỗng nhiên kết thúc và ta bị choáng ngợp bởi hìnhảnh một vực sâu hun hút trải ra ngay trước mắt mình, một khe vực với kích thướckhổng lồ nhất ta từng thấy.Phòng hội trường lớn này cũng tạo ấn tượng tương tự như vậy; sau khi trèo lênhết những bậc thang, ta cứ nghĩ rằng chẳng còn chỗ nào trong khu nhà đủ cho thậmchí chỉ là một phòng nhỏ nữa, chứ huống hồ là một phòng có kích thước của mộtkhoang chứa máy bay như thế.Một lần nữa, chúng tôi lại tìm đường qua đám đồng ổn ào để đến góc phòng.Sinh viên kẻ đứng, người ngồi, người đi đi lại lại, có những người còn đang gào vàomặt nhau. Ngay gần chỗ chúng tôi có một cậu sinh viên tóc đỏ, mặt cũng bừng bừng,có thể do gắng sức hoặc tức giận hoặc phấn khích hoặc là cả ba thứ đó, đang giơ nắmđấm, giậm chân thình thịch. Trước mặt cậu ta là một thanh niên cao hơn nhiều, đeomột cặp kính gọng bạc thời trang, cằm lún phún râu, đang lắng nghe cậu bạn tóc đỏmột cách thiếu kiên nhẫn, thỉnh thoảng lại lắc đầu phản đối rồi chờ đến lượt mình nói,một tay đập bàn trong khi tay kia khua loạn trong không khí, đầy vẻ đe dọa. Cả cănphòng tràn ngập tiếng ồn ào, và nếu không biết trước, thể nào tôi cũng nghĩ rằng mìnhđang có mặt tại Sàn Giao dịch Chứng khoán New York.Jerome đứng sát vào thầy Dahari và hỏi,"Thực sự họ có thể học nổi trong cảnhnáo động thế này sao?"Thầy Dahari khoanh tay và gật đầu. "Họ không chỉ học được trong sự ồn ào nàymà thực ra không nơi nào họ học tốt hơn ở nơi đây! Cậu có muốn biết bí quyết học tạimột trường đạo không? Chính là sự ồn ào này đây. Đây chính là phương pháp màkhông một ngôi trường nào trên thế giới thử áp dụng. Náo loạn, lộn xộn, ẩm ĩ. Khi tađã là một phần trong đó, ta sẽ không thể thoát ra được. Ta hoàn toàn tan biến vàotrong sự hỗn loạn đó.""Nhưng hình như họ đang sắp choảng nhau kìa," Jerome há hốc miệng."Nhìn thì có vẻ thế, nhưng họ sẽ không bao giờ động đến một sợi tóc của nhauđâu. Họ biết ranh giới mà mình không được vượt qua, phải đi đến ranh giới đó nhưngkhông bao giờ được bước qua. Gào thét, vò đầu bứt tóc, cãi vã, kích động. Học Torahvới toàn bộ năng lượng của cơ thể mình, với cả thể xác và tâm hồn - còn phấn khíchhơn hơn cả những cú đấm hay thuốc phiện.""Làm sao ông biết được?" Jerome hỏi."Thế cậu đã thử học như thế bao giờ chưa?""Nếu là tôi thì tôi sẽ không chịu nổi anh chàng tóc đỏ kia được quá mười phútđâu. Anh ta sẽ hạ đo ván tôi ngay. Những kẻ đầu đỏ luôn chiếm ưu thế." Jerome nhậnxét bâng quơ."Cậu tóc đỏ tên là Joseph Hayim Schneiderman, cậu ta là một ngôi sao sángtrong ngôi trường này đấy. Rất nhiều người muốn trở thành 'Hevrutah' cùa cậu ta đấy.""'Hevrutah' à? Hình như tôi đã có lần nghe nói đến thuật ngữ này rồi nhưng chínhxác thì nó là gì vậy?"Vị giáo sĩ gật đầu, chỉ tay về phía cậu sinh viên tóc đỏ Schneiderman và anh bạnhọc.Điệu tăng gô của người Do Thái cổ - Hevrutah"Mỗi sinh viên đều có một người bạn học chung trong suốt thời gian học hành,nghiên cứu. Lúc còn nhỏ, họ được ghép chung với một người nào đó. Khi đã trưởngthành, họ có trách nhiệm tự đi tìm cho mình một người bạn học thích hợp nhất.""Những 'Hevrutah' này luôn đi theo cặp, chứ không phài ba hay bốn người, đúngkhông?" tôi tham gia."Luôn luôn theo cặp," vị giáo sĩ trả lời."Nguyên lý chủ đạo của việc học cặp đôi là khi bạn học với một người bạn, bạnsẽ làm rõ những vấn đề và bổ sung cho những vấn đề đó. Bạn học từ bạn mình vàđồng thời dạy người đó nữa. Một Hevrutah tốt là một người có khả năng tạo nên mốiquan hệ trong đó cả hai bên cùng có lợi. Việc la hét, gào thét mà các cậu nhìn thấy ởđây chính là phương pháp động não hiệu quả nhất. Họ tranh luận với nhau, khắcnghiệt với nhau là để mang lại kết quả tốt nhất cho người kia. Phương pháp học nàyđem đến một mức độ suy nghĩ và học tập rất sâu sắc," thầy Dahari giải thích."Thật thú vị, Socrates[18]cũng đã từng nói về điều này," Itamar bổ sung."Socrates nói rằng sinh viên không thể tiếp nhận được tối đa các thông tin mà giáoviên hoặc một người nào đó dạy cho anh ta. Tri thức chi tích lũy và trí tuệ chỉ pháttriển khi sinh viên đó tự mình xử lý thông tin. Nói cách khác, Socrates cho rằng vaitrò đích thực của một nhà giáo dục là khích lệ sinh viên tự mình suy nghĩ về mọi vấnđề thông qua quá trình tự truy vấn. Từ 'GIÁO DỤC' (education) thực ra xuất phát mộttừ trong tiếng Latinh 'EDUCARE' có nghĩa là 'rút ra.' Người giáo viên đưa ra nhữngcâu hỏi theo hướng làm sao để sinh viên suy nghĩ, nghiên cứu, rút ra được những ýkiến của chính mình. Bằng cách này, sinh viên sẽ tự đưa ra kết luận cho vấn đề. Khisinh viên đã nhận ra rằng những ý kiến và kết luận đó là thành quả của trí tuệ bảnthân chứ không phải của giáo viên thì những điều đó sẽ dễ đọng lại trong trí nhớ họhơn. Cùng với 'Hevrutah,' mỗi người đều là một 'nhà giáo dục trung lập' của người kiavà mỗi người đều có thể thành công trong việc tiếp thu được những suy nghĩ và ýtưởng tốt nhất từ người bạn học chung," Itamar giải thích."Còn hơn thế nữa," thầy Dahari nhận xét. "Khi hai người dạy nhau, khi bạn dạymột người khác thì trách nhiệm truyền đạt kiến thức cho người kia được đặt lên vaibạn, chính vì thế bạn có động lực để cố gắng hết sức mình, làm sao đó để hiểu thậtsâu vấn đề. Mỗi người cần tự coi mình là nước hoa, với tất cả những hương thơmtỏa ra từ đó." Ông buông hai cánh tay sang hai bên."Ờ, có lần tôi cũng thử dùng rồi," Jerome nói,"nhưng cái loại nước hoa tôi muarẻ quá, đến nỗi nó phản tác dụng luôn. Suốt thời gian tôi dùng loại nước hoa đó,không một cô gái nào đến gần tôi, đến cả muỗi còn chả thèm."Itamar nhìn Jerome chằm chằm trước khỉ quay sang tôi. "Jerome có một điều rấtthú vị, đó là lúc nào cũng sẵn sàng đóng góp ý kiến vào một cuộc thảo luận nghiêmtúc. Cậu ta quan tâm đến nhiều thứ, nhưng mỗi khi cậu ta lên tiếng, ai cũng kết luậnrằng cậu ta thông minh hơn ta tưởng nhiều."Thầy Aaronson ra hiệu cho anh chàng đầu đỏ Joseph Hayim Schneiderman. Mớichỉ một phút trước, dường như còn không phân biệt được đâu là màu đỏ của tóc cònđâu là màu đỏ của mặt cậu ta thì bỗng nhiên, lúc này cậu ta trông thư giãn, thoải máiđến mức kinh ngạc. Cậu ta đi lại chỗ chúng tôi với nụ cười nở rộng trên môi. Vị giáosĩ giới thiệu nhanh chúng tôi với nhau và sau khi liếc nhìn đồng hồ, ông lịch sự cáotừ."Tôi phải xuống tầng dưới đây, sắp đến lễ cầu nguyện buổi chiều rồi, nhưng tôicam đoan là mọi người sẽ có rất nhiều chuyện để trao đổi với nhau," ông có ý chuyểnvai trò ngươi chủ nhà lịch thiệp cho Schneiderman."Chúng tôi rất ấn tượng bởi sự sôi nổi của anh khi nãy," Jerome lên tiếng."Chúng tôi thấy cậu tống vào đầu bạn mình những quan điểm về Torah. Lúc đó haingười đang tranh luận về chủ đề gì vậy?""Chẳng có gì đặc biệt đâu. Lúc nào chúng tôi cũng học như vậy mà," cậu ta xuatay giải thích. "Chúng tôi nói về một vấn đề trong luận văn Kedushin của Talmud." Bachúng tôi chậm rãi gật đầu. Thực tế là tôi chưa từng thấy mình sôi nổi trong việc thảoluận về Kedushin hay bất cứ luận văn Talmud nào khác."Cậu không giả vờ hăng hái đấy chứ?" tôi lỡ miệng hỏi, ngạc nhiên bởi chính câuhỏi của mình."Một câu hỏi rất hay," cậu ta mim cười. "Thường thì không. Tuy nhiên, đôi khichúng tôi buộc mình phải tự tạo ra sự sôi nổi. Nhưng cũng có những người khôngthực sự hào hứng đến vậy, sự hào hứng bên ngoài chỉ là cái vỏ che đậy sự thờ ơ bêntrong." Anh ta giải thích thành thật."Học như thế có thực sự hiệu quả không?" Itamar hỏi,"Ý tôi là, việc la hét, kíchđộng như thế có giúp cậu nhớ và hiểu vấn đề tốt hơn không?""Thường là có. Ta luôn nhớ tốt hơn trong trạng thái bị kích thích.""Đúng vậy..." Itamar đồng ý. "Đó là lý do tại sao Jerome luôn nhớ tên tất cả cáccầu thủ của đội Hà Lan."Jerome gật đầu và nhích đến gần Schneìderman,"Cậu thử kiểm tra tôi xem nào,"hắn vỗ ngực thách thức. "Cứ nói ra một năm bất kỳ nào đó. Thử đi.""Một năm gì cơ?" Schneiderman bối rối, rõ ràng không theo nhịp chủ để củaJerome."Ừ. Cứ nói một năm bất kỳ nào đó, tôi sẽ kể tên của cầu thủ xuất sắc nhất củađội Hà Lan trong năm đó."Schneiderman, trông có vẻ rất tò mò. Cậu rụt vai, hít một hơi thật sâu trước khibật ra một năm theo lịch Do Thái,"1456."Jerome choáng váng. "1456 hả?" hắn hỏi, giọng cực kỳ bối rối trong khi Itamarphá lên cười.Schneiderman, ngạc nhiên trước phản ứng của Jerome và Itamar, nghĩ rằng mìnhchọn một năm hơi khó nên xua tay và tiếp tục,"Vậy thì 1460 nhé... hay 61 đi. Cũngchẳng có gì quan trọng lắm," cậu cố đưa ra một câu hỏi dễ hơn cho Jerome."1460 à?" Jerome nhìn sang Itamar."Thật đấy hả," Jerome bật ra. "Năm 1456 là năm quái quỷ gì vậy. Có thể năm đónhà tiên tri Elijah cũng tham gia đấy nhưng đội Hà Lan chỉ đá vào thế kỷ XX thôi, chứcó đá vào thế kỷ XIV đâu. Lấy một năm nào đó trong thế kỷ XX đi," Jerome thể hiệnsự thiếu hiểu biết về thế giới của Schneiderman."Được rồi, một năm ở thế kỷ XX nhé, ừm..." Schneiderman đứng lên và nghĩmột lúc. "Được rồi, năm 1908 thì sao?"Jerome nhìn chằm chằm vào cậu sinh viên, ánh mắt sắc như dao găm."Thôi quên đi," Jerome thở dài. Rõ ràng, khoảng cách giữa thế giới của hai ngườiquá lớn."Tôi chắc chắn là anh biết," Schneiderman vẫn cố trấn an Jerome, ngay cả saukhi chúng tôi đã giải thích rằng hồi đó, nếu có môn bóng đá, thì có lẽ nó cũng chưađược thịnh hành cho lắm."Dù sao, rõ ràng là anh rất am hiểu về chủ đề đó nhưng anh không muốn thểhiện kiến thức của mình trước tôi," Schneiderman tiếp tục. "Cũng y như Solomonvậy," cậu chỉ về phía Hevrutah của mình."Thế các cậu làm thế nào nếu gặp phải những chủ đề không được thú vị cholắm?" tôi hỏi. "Cậu biết đấy... không phải lúc nào ta cũng có thể hào hứng với mọi chủđề được.""Những lúc như thế, chúng tôi cố gắng tạo nên sự nhiệt tình nhân tạo, sử dụnggiọng nói của mình."Giọng nam trung của Scheiderman -Học bằng cách nói thật to"Đó là sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành," thầy Dahari nhanh chóng giảithích. "Cách hiệu quả nhất để học tập và làm chủ một vấn đề mới là trải nghiệm nómột cách chủ động. Ta có thể học được mọi thứ lý thuyết ta muốn về kỹ thuật lái xe,bơi lội hay y học, nhưng chỉ mình lý thuyết không thôi thì không thể so sánh được vớikinh nghiệm ngồi sau tay lái, lặn ngụp trong một bể bơi hay đứng bên bàn mổ. Thựchiện một công việc giúp người ta đồng hóa thông tin về lý thuyết tốt hơn. Đó là lý dovì sao học Torah lại khác so với học những phương pháp khác."Ở những trường học thông thường, sinh viên chi ngồi im lặng trong lớp và lắngnghe giáo viên giảng bài, hoặc ngồi trong thư viện và tìm tòi qua các sách báo, các đềtài nghiên cứu. Còn trong một trường đạo, sinh viên phải 'phun trào' và 'bùng nổ' khinghiên cứu Torah. Họ sẽ phải sử dụng tất cả nguồn năng lượng của mình, để mọi cơquan tham gia vào sự học đó - và nhất là phải nói thật to! Có người đã từng nói với tôirằng bằng cách nói to những điều ta học được, ta kích hoạt cả hai bán cầu não và cảithiện khả năng nhận thức, sự tập trung và trí nhớ.''Con người ta thường chỉ dùng thị giác, tức là chủ yếu ghi nhớ mọi điều thôngqua việc đọc. Khi ta nói to lên những điều ta học tức là ta bổ sung một giác quan nữavào việc ghi nhớ - thính giác. Nó cũng giống như xem TV có tiếng hay tắt tiếng vậy.Học bằng cách nói to thực sự giúp in dấu kiến thức vào tâm hồn của một người đểkiến thức đó sẽ tồn tại trong trí nhớ lâu hơn." Thầy Dahari kết thúc một cách đẩy hìnhảnh."Thế gào thét như vậy không làm ảnh hưởng đến việc học tập của những ngườikhác sao?" Jerome băn khoăn."Không chỉ có vậy," Thầy Dahari tiếp tục, không để ý đến câu hỏi của Jerome."Sau đó, các sinh viên lại quay về các lớp học theo độ tuổi và khả năng của từngngười. Tuy vậy, trong các lớp học, chúng tôi cũng có cách học khác so với các trườnghọc bình thường một chút. Ở đậy, không ai phải giơ tay xin phát biểu. Ai muốn hỏihay hói gì thì cứ đứng lên và phát biểu. Những câu hỏi có thể được hỏi vào bất cứ lúcnào và với bất cứ giáo viên nào, thậm chí cả hiệu trưởng.''"Tuyệt vời," Jerome thán phục."Tuy vậy, không phải ai cũng chấp nhận việc đó," Thây Dahari nói thêm. "Cónhững giáo viên không thích bị làm phiền.""Đó chính là điều lúc nãy tôi vừa muốn hỏi đấy. Làm thế nào mà những âmthanh hỗn độn, sự ồn ào lại không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của những sinhviên khác?""Cũng có người có thể thấy khó chịu nhưng chắc là họ quen với điều đó rồi," tôixen vào. "Nhưng có một thực tế rất thú vị là nhiều người lại tập trung hơn trong môitrường xung quanh toàn tiếng ồn ào. Như tôi chẳng hạn. Tôi luôn học ở những quáncà phê. Tôi không thể ngồi trong phòng ở nhà mà học được. Sự im lặng làm tôi thấyức chế thần kinh lắm."Jerome cười. "Tớ cũng thế, nhưng ngày xưa, tớ đã được dạy là phải ngồi im ỏbàn mà học. Thế nên tớ mới nghĩ đáng lẽ ra là phải như vậy.""Vô lý!" tôi xua tay. "Các lý thuyết về giáo dục luôn thay đổi. Mình phải làmnhững gì mình thấy là hiệu quả với mình nhất chứ. Ở trường đại học Hebrew ởJerusalem, người ta còn tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng sinh viên tiếp thuthông tin tốt hơn trong những lớp học ồn ào.""Thật không thể tin được," Jerome phấn khích. "Ý cậu là tớ có thể học trongtiếng nhạc AC/DC sao?""Đừng có nhanh nhảu thế chứ. Tất nhiên không thể là AC/DC được rồi. Cáinhóm nhạc kinh dị đó. Tuy nhiên, nhóm khác thì chắc vẫn được," tôi đùa."Thay vì âm nhạc, anh có thể tìm cho mình một Hevrutah để học chung và thựchành việc động não," Schneiderman có vẻ khó chịu vì phương pháp học của anh ta bịđem ra bóp méo. "Dù ở phòng tôi vẫn nghe nhạc khi học một mình. Billy Joe.""Thật hả?" Jerome ngạc nhiên. "Cậu được phép nghe Billy Joe hả?""Sao lại không chứ? Ông ấy làm gì sai sao?""Không phải thế. Tôi chỉ nghĩ rằng các cậu không được phép...ừm... nghe...ừmnhạc của chúng tôi," Jerome ấp úng."Anh nghĩ buồn cười thật đấy," Schneiderman ngạc nhiên. "Tuy vậy, có mộtHevrutah vẫn tốt hơn nhiều. Nếu anh không có người học cùng thì có thể tự học mộtmình bằng cách nói to lên, đứng trong phòng, đi lên đi xuống, nói vói chính mìnhnhư kiểu đứng trên bục diễn giả ấy.""Có thể tìm một Hevrutah ở đâu nhỉ?" Jerome bâng quơ. "Đăng quảng cáo trênbáo à?""Nếu anh muốn tìm, anh sẽ tìm thấy," Schneiderman kết luận. "Chúng ta ra ngoàihít thở khí trời chút đi," cậu ta gợi ý.Chúng tôi ra khỏi hội trường và bước vào hành lang náo nhiệt nhưng thật sự mànói, thật ngược đời, là nó lại ít ồn hơn nhiều so với trong phòng học. Khi đi xuốngcầu thang, Jerome tiếp tục hỏi về mặt thể chất của việc học hành. "Tôi thấy người theođạo luôn học và cầu nguyện theo một nhịp điệu. Cậu biết đây, đu đưa chậm rãi. Tạisao lại thế?"Kỹ năng Ben-Gurion - Năng lượng của não bộ"Đó chính là câu hỏi mà nhà vua nước Kuzari đã hỏi Giáo sĩ Yehuda Halevi,"Thầy Dahari trả lời."Thế câu trả lời là gì?""Nhiều năm sau, ông ấy mới phát hiện ra. Động tác đu đưa giúp làm ấm cơ thểvà tăng lượng máu lưu thông. Tuy vậy, thói quen này có một sự khởi đầu khiêm tốnhơn nhiều. Thời đó, chúng ta vẫn còn thiếu những văn bản kinh Torah nên người taphải chia nhau để đọc. Vậy nên, một người phải cúi xuống để đọc và khi người nàyngồi thẳng dậy thì người khác lại cúi xuống và tiếp tục đọc, cứ như thế cho đến khinào xong thì thôi."Người ta đã chứng minh được rằng cử động của cơ thể giúp cải thiện khả năngsuy nghĩ và học tập. Sẽ tốt hơn nếu đứng học hoặc vừa đi vừa học.""Nhưng sao lại thế?" Jerome thắc mắc."Có hai lý do," Itamar trả lời. "Cử động đu đưa giúp thiết lập một nhịp điệulàm cho con người tập trung và gia tăng lượng oxy lên não. Nguồn oxy bổ sungnày làm tăng khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng.""Cậu nói sao cơ? Tức là nếu tớ ngồi thì não tớ sẽ nhận được ít oxy hơn à?"Jerome đùa."Thực tế là đúng vậy. Và không chỉ lúc cậu ngồi đâu. Lượng oxy trong không khíđã giảm đáng kể trong vòng vài trăm năm qua do hậu quả của ô nhiễm môi trường.Ngày nay, lượng oxy trong không khí ở các khu đô thị đã giảm đáng kể so với thờiđiểm đầu thế kỷ XX. Đó là lý do tại sao nhiều người dân thành thị lại bị những chứngnhư đau đầu, dị ứng, uể oải và các căn bệnh khác. Tất cả những điều này đều tác độngđến khả năng tập trung chú ý và suy nghĩ của con người ở một mức độ nhất định. Đểsuy nghĩ hiệu quả hơn, con người cần đến nhiều oxy trên não hơn mà một trongnhững cách rất tốt để tăng lượng oxy là vận động cơ thể như đi lại, đứng lên ngồixuống, bơi lội. Một số người còn gợi ý nên trồng cây chuối trước khi bắt đầu học bài.""Giống bức ảnh nổi tiếng chụp cựu Thủ tướng Israel David Ben-Gurion ở bờbiển," tôi bổ sung."Chính xác. Và nhìn ông ấy mà xem, một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Tất cả là nhờông ấy thường xuyên trồng cây chuối đấy.""Thật tệ là chẳng có điều luật nào yêu cầu các vị thủ tướng chính phủ trồng câychuối trước khi bắt đầu ngày làm việc của mình," Jerome gợi ý. "Đất nước có thể đãkhác đi rất nhiều nếu có điều luật như thế. Mà thực ra, tốt nhất là cứ để họ trồng câychuối cả ngày đi. Như thế, họ sẽ ít gây hại cho đất nước hơn."Tất cả chúng tôi đều tìm chỗ ngồi khi ra đến khoảng sân nhỏ trong khuôn viêntrường, chỉ có Jerome vẫn đứng."Cậu có biết là Einstein đã nghĩ ra thuyết tương đối trong khi đang đi đi lại lạikhông?" Itamar nói."Hình như đã có lần cậu nói với bọn tớ rồi.""Thế các cậu có biết là Victor Hugo đã viết Những người khốn khổ trong khiđứng không?""Thật à?""Còn Mozart soạn ra nhiều bản nhạc trong khi đi dạo. Beethoven thì đổ nước đálên đầu trước khi ngồi vào cây đàn để bắt đầu sáng tác."Schneiderman rút từ trong túi áo ra một bao thuốc lá và mời chúng tôi."Cái gì cơ, các cậu được hút thuốc nữa hả?" Jerome lấy một điếu và đưa lên môi.Cậu sinh viên gật đầu, lấy bật lửa và châm thuốc. "Chỉ ở bên ngoài này thôi," cậutrả lời, không biết ý Jerome hỏi là chung chung, chứ không phải là ở đâu."Họ có thể hút thuốc, miễn là không hít vào," tôi đùa."Thật sao?""Không," tôi trả lời cụt lủn, mặt chẳng biểu lộ cảm xúc gì. Jerome tội nghiệptrông bối rối khủng khiếp. "Họ được phép hút thuốc," tôi giải thích. "Họ nghe BillyJoe. Thế đấy.""Vậy, xin nhận lấy lời xin lỗi của tôi," Jerome nói, có vẻ khó chịu. "Tôi khôngbiết cậu có tin không nhưng cậu là người theo đạo chính thống đầu tiên mà tôi tiếpxúc trong suốt cuộc đời mình.""Đó chính là một trong những vấn đề lớn nhất của đất nước Israel này," Itamarthở dài. "Nếu không có cuộc thí nghiệm nho nhỏ của chúng ta, có khi cậu sẽ sống hếtcuộc đời mình mà không được nói chuyện với một người theo đạo chính thống mất.Đó là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của hệ thống giáo dục."Thầy Dahari gật đầu đồng ý. Schneiderman hơi cúi thấp đầu và thì thầm,"Chúngta đều cùng có chung những tội lỗi, ở một khía cạnh nào đó." Anh ta ngẩng đầu lên,nheo nheo mắt. "Rất nhiều người trong cộng đồng đạo chính thông sợ những ảnhhưởng đầy tính cám dỗ của thế giới bên ngoài. Những cám dỗ đó có thể dễ dàng ápđảo những người người không có bản lĩnh. Một người nhận thức rõ ràng được nhữnglỗi lầm của mình có thể tận hưởng những điều tốt đẹp từ thế giới của các anh trong khivẫn tránh xa được những điều xấu xa." Cậu ta đập nhẹ điếu thuốc, để tàn rơi đầyxuống nền đất.Jerome hít một hơi và khoanh tay lại. Mặc dù chúng tôi ngồi dưới bóng râmnhưng trời vẫn rất nóng bức, mùi mồ hôi ngột ngạt trong không khí."Có ai muốn uống gì đó không?" Jerome chỉ vể phía chiếc quán nho nhỏ ở gócsân."Chính xác là các anh đang nghiên cứu về vấn đề gì vậy?" Schneiderman hỏi saukhi Jerome đã ghi lại những đồ uống mọi người muốn gọi và đi về phía quán. Itamargiải thích rõ hơn. Khi cậu ta nói về cuộc thí nghiệm của chúng tôi, một suy nghĩ bỗngnhiên nảy ra trong đầu cậu ta.Nghĩa vụ phải vui vẻ - Nguyên tắc của đức tin"Nguyên tắc chủ đạo của phong trào Hasidic là gì?" Itamar quay sang thầyDahari.Vị giáo sĩ luồn tay qua bộ râu trong lúc tìm những từ ngữ thật chính xác để trảlời."Hasidic là một phong trào tôn giáo được khởi xướng vào thế kỷ XVII bởi giáo sĩBa'al Shem Toy. Ông cho rằng Đức Chúa thật sự muốn lòng tận tâm, đức tin hơn lànhững kiến thức sâu sắc về Kinh thánh. Chỉ bằng đức tin xuất phát từ tâm hồn conngười mới thực sự đến gần Người hơn.""Vậy, ông nghĩ, làm sao mà phong trào này thu hút được nhiều người đến vậy?""Tôi cho rằng đơn giản là nó đã cho tất cả mọi người Do Thái cơ hội được trảinghiệm Chúa qua đức tin. Ta không cần phải là một học giả Torah vĩ đại mới có thểđạt đến mức độ thỏa mãn về tinh thần cao như thế.""Nói cách khác, ta có thể nói rằng phong trào Hasidic đã làm tăng giá trị bản thâncủa mỗi người Do Thái, nhất là những người không phải nghiên cứu chuyên sâu nhưcác học giả. Mà cho đến thời kỳ đó thì cách duy nhất để một ngườì có thể trải nghiệmĐức Chúa là phải có một kiến thức thật sâu rộng về luật lệ Do Thái. Vậy, để đơn giản,ta có thể nói, phong trào Hasidic đã mang đến cho những người không có thời gian,sức lực để theo đuổi việc học hành hay những người không được sinh ra với sự sắcsảo của các học giả một cách để đến gần Người hơn.""Cũng có thể nói vậy," vị giáo sĩ xác nhận."Vậy chính xác là họ làm thế nào để đạt đến mức độ thành tâm như thế?""Bằng niềm say mê, hạnh phúc chân thành. Các cậu đã bao giờ thấy những ngườiDo Thái dòng Hasidic cầu nguyện chưa. Họ gào thét, dậm chân, vỗ tay, nhảy múa ầm ĩvà náo động. Đến tận ngày nay, có nhiều người vẫn phản đối Hasidic bởi vì đôi khinhững môn đệ của phong trào này đi quá xa. Chằng thiếu gì những câu chuyện vềmôn đệ Hasidic nhảy múa, nhào lộn hay chạy như điên ngoài đường phố. Mục đíchcủa họ là đạt đến trạng thái xuất thần, niềm sung sướng ở mức độ đỉnh điểm.""Thật thú vị," Itamar thể hiện sự hài lòng. "Nhưng nếu một môn đệ Hasidic trảiqua một ngày tồi tệ với tâm trạng không tốt thì sao? Làm sao anh ta có thể bắt mìnhhào hứng được?""Tôi không hiểu câu hỏi của cậu lắm," vị giáo sĩ nói."Tôi vừa nhớ lại một câu mà Schneiderman đã nói. Cậu ta bảo sẽ tự đặt mìnhvào trạng thái nhiệt tình nhân tạo," Itamar nhớ lại.Vị giáo sĩ mỉm cười và gật đầu. ''Đúng vậy, những điều Schneiderman nói hoàntoàn chính xác. Đơn giản là người đó sẽ tự đặt mình vào một tâm trạng... nói thế nàonhỉ. Cơ thể con người như một thứ động cơ, ta khởi động ở số một và cuối cùng về sốnăm. Những cử động nhất định của cơ thể trong lúc nghiên cứu, học tập sẽ từ từ nângcon người lên cho đến khi đạt đến trạng thái hoàn toàn say mê. Khởi đầu thật chậmrồi dần dần lên đến mức cao nhất.""Ngày nay, chúng ta biết rằng cách suy nghĩ của một người có thể tác động đếnhành vi và mức độ thành công của người đó," Itamar khoanh tay. "Một cách tiếp cậntích cực sẽ mang lại những kết quả tích cực trong khi một cách tiếp cận tiêu cực sẽ dẫnđến những kết quả tiêu cực. Bây giờ, chúng ta lại biết thêm rằng điều ngược lại cũngđúng - hành động của ta, tức là những cử động của cơ thể, cũng có tác độngđến cách suy nghĩ của ta.""Vậy tớ đã làm gì sai à?" Jerome quay trở lại và nghe được câu cuối cùng củaItamar."Bọn tớ có nói về cậu đâu," tôi trấn an hắn."Sao lại không?" hắn có vẻ thấy bị xúc phạm khi đưa đồ uống cho mọi người."Bọn tớ đang nói đến mối liên hệ giữa cử động của cơ thể, trạng thái tình cảm vớicách suy nghĩ của một con người, thứ này xuất phát từ thứ kia, tác động qua lại lẫnnhau."Jerome đứng ngay như tượng. "Tớ sợ mình đã cử động sai mất rồi. Tớ có nênđưa đồ uống lại từ đầu không nhỉ? Có lẽ là bớt nhiệt tình đi một chút..." hắn cười toetoét."Bọn tớ đang nói đến những người Do Thái Hasidic mà," Itamar gắt gỏng. "Khicậu muốn làm ai đó thấy thoải mái, hãy đề nghị người đó thay đổi tư thế." Itamar quaytrở lại chủ đề ban nãy. "Đầu ngẩng, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Không phải khẩu hiệuđâu, đó là một thực tế về mặt sinh lý học đấy!"Itamar đứng dậy và ra hiệu cho Jerome. "Đây, cậu thử nhé... làm theo lời tớ," cậuta bắt đầu. "Để tay ra hai bên sườn."Jerome bỏ cốc nước xuống, thẳng người lại và để tay sang hai bên."Tốt. Bây giờ, ngẩng đầu lên và nhìn lên ngọn cây."Jerome làm theo."Cười đi."Jerome, có vẻ thích thú trò này, làm ngay."Rồi, nói to nhé, vẫn cười nguyên như thế,"Tôi thấy thật kinh khủng. Tâm trạngtôi đang rất tệ hại."Jerome nuốt nước bọt, hít một hơi thật sâu để giữ nguyên nụ cưòi trên môi, vàtrong lúc duy trì cái miệng cười, hẳn cố mở miệng,"Tôi thấy thật kinh..." rồi phá lêncười."Thấy chưa," Itamar cười. "Cậu không làm được đâu.""Không thể làm được," Jerome thở trong lúc lấy tay lau nước mắt."Tâm trạng cậu không thể tồi tệ được nếu cậu buộc mình phải giữ cơ thể ở mộttư thế vui vẻ và một phong cách lạc quan. Mọi sự thay đổi về sinh lý đều dẫn đến thayđổi về tinh thần," Itamar nhấp một ngụm nước."Tớ không tự nghĩ ra cái đấy đâu," cậu ta tiếp tục. "Có một số học thuyết đã nóivề vấn đề này. Khi trạng thái về thể chất đi xuống thì mức độ năng lượng và khả năngsuy nghĩ cũng đi xuống theo. Điều ngược lại cũng đúng - khi ta thấy vui vẻ, bay 'trêntầng mây thứ chín' như người ta vẫn nói, thì trạng thái đó cũng ảnh hưởng đến cáchsuy nghĩ của ta.""Những cử động trong khi học tập hay cầu nguyện không chỉ giúp tập trung vàgia tăng lượng oxy lên não mà còn cải thiện tâm trạng và làm toàn bộ quá trình họctập hiệu quả hơn. Nói cách khác, để học hành và suy nghĩ một cách hiệu quả, ta phảicó tâm trạng thật tốt," cậu ta kết luận."Bạn phải sống vui vẻ," Jerome hát toáng lên,"bạn phải sống, phải sống thậtvuiiiii...""Một bài hát rất hay," ltamar nhận xét. "Đúng là tớ chưa bao giờ nghĩ đến bài hátđó. Bạn phải sống vui vẻ. Không phải là 'Bạn cần sống vui vẻ' hay 'Bạn nên sống vuivẻ.' Bài hát đó nói rõ ràng 'Bạn phải sống vui vẻ.'PHẢI. Thật chính xác. Người DoThái phải sống vui vẻ. Chúng ta không có lựa chọn nào khác." Cậu ta ngồi xuống vàngẫm nghĩ.Thầy Dahari rút ra một cuốn sách màu đỏ được trang trí bằng những hình vẽ rấtđẹp và bắt đầu lật các trang sách. Ông dừng lại ở một trang và mỉm cười. "Cần gì đếnnhững dự án nghiên cứu lớn lao chứ, khi chúng ta có những lời khuyên sáng suốt củagiáo sĩ Nahman ờ thế kỷ XVI?" Ông đưa cuốn sách cho Itamar."Cái gì vậy?" Itamar hỏi."Một cuốn sách về đạo đức của giáo sĩ Nahman. Đọc trang đó đi."Itamar hắng giọng. "Những điệu nhảy và những cử động của cơ thể sẽ đánhthức niềm vui trong bạn. Và khi bạn càng vui vẻ thì khả năng trí tuệ của bạn càngtrở nên vững chắc.""Tuyệt vời," Itamar xoa trán. "Đây chính là điểm mấu chốt của những gì tôi vừanói.""Chú ý một điểm nữa," thây Dahari nói trong lúc mở một trang khác và đưa choItamar xem. 'Nói to giúp tạo nên sự hào hứng và sản sinh ra sức sống trong tất cả cáccơ quan của cơ thể.' Nó cùng dẫn ta đến điều căn bản của toàn bộ quá trinh - nói to.Cuộc thảo luận của chúng ta đã bắt đầu ở chính điểm này.""Tôi xem lại cuốn sách một chút được không?" Itamar hỏi với bản năng của mộtngười vừa khám phá ra một điều gì đó thật vĩ đại. Cậu ta lật lật các trang sách."Cậu cứ cầm đi. Tôi còn một bản nữa ở nhà."Schneiderman đứng dậy tìm thùng rác để bỏ vỏ lon soda. Không tìm thấy nênanh ta để nó lên tường và lấy tay lau miệng. "Điều ngược lại cũng đúng," anh ta lẩmbẩm. "Sự giận dữ, nỗi sợ hãi, nỗi lo lắng và những tác nhân tiêu cực khác cũng làmhạn chế khả năng trí tuệ của con người.""Về tâm lý mà nói thì có thể giải thích cho thực tế đó được không?" tôi thắc mắc."Chắc chắn là có chứ," vị giáo sĩ trả lời. "Sự tức giận dẫn đến chứng hay quênbởi vì nó làm người ta trải qua nỗi đau và sự mất càn bằng về tâm lý.""Mất cân bằng về tâm lý?""Khi một người tức giận thi linh hồn người đó rời khỏi cơ thể và để nguồn nănglượng bên ngoài chiếm chỗ nó. Sự giận dữ làm hại đến linh hồn và biến cuộc sốngcủa một người thành địa ngục trần gian.""Ta không thể suy nghĩ một cách logic hay hiệu quả trong khi đang giận dữ,"Itamar nhận xét. "Đã ai bảo cậu đừng nói chuyện với người khác trong lúc giận dữ màhãy chờ đến lúc cái đầu nguội bớt chưa?" cậu ta hướng câu hỏi về phía Jerome."Chưa," hắn trả lời, mặt tỏ vẻ thờ ơ. "Chẳng việc gì phải làm thế. Tớ chẳng baogiờ mất bình tĩnh với ai." Jerome chắp tay, nhìn lên trời, nở một nụ cười ngây thơ vôtội."Ừ, phải rồi," tôi cười. "Thậm chí cả khi Hà Lan thảm bại trước Argentina." Tôivỗ vai hắn khi hắn nhớ lại nỗi bực dọc của mình về kết quả trận đấu mà chúng tôicùng xem với nhau.Jerome đứng im và rít một hơi mẩu thuốc lá còn lại, gíờ đã không còn chútnicotine nào nữa. "Những cái tên đó sẽ mãi mãi bị xóa khỏi lịch sử."Tôi tiếp tục kể chuyện cầu thủ người Argentina Batistota đã làm Jerome nổi điênđến mức nào. Hắn câng ngày càng kích động theo diễn biến của câu chuyện tôi kể.Nếu có một điều làm Jerome cáu tiết nhất thì đó là những trận thua cay đắng của độibóng mà hắn yêu thích. Sau khi kết thúc màn tra tấn của mình, tôi đặt tay lên vai hắn."Nào, Jerome, bây giờ nói cho Joseph Hayim Schneiderman biết đội hình toànsao của Hà Lan năm 1977 đi nào.""Tớ không thích," hắn lẩm bẩm."Cậu không thích hay không thể nào?""Này... thôi đi mà!" Giọng hắn thay đổi, không còn vẻ tức giận nữa."Được rồi, thế thì nói đi."Jerome hít sâu và liệt kê tên các cầu thủ bằng giọng rất ngoan ngoãn. "HanneHagary, Rob Rensenbrink, Van Der Kerkhof... cậu vừa lòng rồi chứ hả?""Thế tên đầu của Van Der Kerkhof là gì?" tôi hỏi."Tớ không thích nói với cậu," hắn mất kiên nhẫn."Thôi mà. Nói đi," tôi bình tĩnh năn nỉ hắn.Rõ ràng là hắn đang cố nhớ nhưng hình như cái tên vẫn không chịu hiện ra trongtâm trí hắn.Tất cả chúng tôi ngồi im lặng. Jerome cố nhớ lại nhưng cuối cùng đành chịu bótay. "Được rồi. Lúc này tớ không nhớ ra. Cậu vui rồi chứ hả??""Cũng hơi hơi rồi," Itamar cười. "Tất cả mọi người ở đây đều chắc chắn là cậubiết câu trả lời. Chi là cậu không thể nhớ ra được khi cậu đang bực mình thôi, đúngkhông? Đó chính là vấn đề đấy.""Nói cách khác, không nên học khi đang trong tâm trạng khó chịu. Đầu tiên,phải lấy lại bình tĩnh đã, cho dù cậu chẳng bao giờ cần đi chăng nữa," tôi trêu hắn,một chuyện mà lúc nào tôi cũng rất giỏi.Jerome vặn nắp chai, và khi tôi vừa kết thúc câu nói trêu hắn, hắn túm lấy tay tôivà rót nước xuống đầu tôi. "Tớ không phải là người cần làm mát lại đâu, cậu mới cầnấy!"Mọi người cùng cười."Tớ chỉ định giúp cậu tăng oxy lên não bằng phương pháp của Beethoven thôimà," Hắn cười khoái trá.Jerome lại ngồi xuống chỗ bức tường. Tôi lau nước trên mặt và vẩy cho khôchiếc áo đi.Điều này làm tôi nhớ đến ông bác Abraham của tôi. Ông là một trong nhữngngười bình tĩnh nhất mà tôi từng biết. 'Nếu bực mình mà tốt,' ông vẫn hay nói,'thì tôisẵn sàng ngày nào cũng bực mình.' Mỗi lần có chuyện gì đó khiến tôi cáu, tôi đềunghĩ đến câu nói đơn giản đó của bác.Itamar, theo thói quen, rút cuốn sổ ra, vừa ghi vừa nói."Bí quyết học tập trong các trường đạo: học với một Hevrutah, học bằngcách nói to và học trong khi cử động một cách vui vẻ.""Và nghe nhạc của Billy Joe trong lúc hút thuốc Newport nữa chứ," Jerome bổsung. "Hay có lẽ tốt hơn là Malboro?""Thực ra, tốt hơn hết là không nên hút thuốc." Thầy Dahari nói, mặc dù ông thừabiết là Jerome chỉ đùa thôi. "Thuốc hạn chế hiệu quả học tập.""Chúng tôi có một nguyên tắc nữa mà có thể anh muốn ghi lại." Schneidermangợi ý,"Theo ý tôi thì nguyên tắc này thậm chí còn quan trọng hơn."Schneiderman – người chinh phục– Bí quyết của sự sáng suốtHầu hết mọi người đều thích thể hiện hiểu biết của mình trước mặt người khác.Tôi cũng vậy khi tôi học chung với Hevrutah của tôi. Đối với tôi, cảm giác cần phảingắt lời người bạn học và soi sáng cậu ta bằng những sáng kiến của mình là một điềurất bình thường, nhất là khi tôi tin tưởng rằng điều tôi cần phải nói có tầm quan trọnglớn lao, sâu sắc. Tôi được nhận vào học tại trường đạo này bởi vì tôi được coi là ngườicó khả năng chia sẻ kiến thức với người khác. Mặc dù vậy, ngày đầu tiên tại trường,thầy hiệu trưởng đi kéo tôi ra một bên và nhắc tôi nhớ điều mà các nhà hiền triết đãnói,"Mọi sự huênh hoang, cho dù anh ta thật sự thông minh đi nữa – đều khiến sựsáng suốt rời bỏ anh ta. "Lúc nào cũng phải nhún nhường.Thầy Dahari gật đầu xác nhận. Rõ ràng là ông rất thích nghe cậu sinh viên xuấtsắc này phát biểu."Thầy Hanina so sánh việc nghiên cứu Torah với nước," Schneiderman nói tiếp."Nưóc luôn chảy từ nơi cao xuống nơi thấp. Cũng tương tự như thế, một người biếtkhiêm tốn thì sẽ học được nhiều điều mới mẻ. Nếu ta nghĩ rằng mình biết mọi thứ thìta sẽ không học được những điều mới mẻ và không bao giờ xem xét lại những cái đãbiết. Trong bất cứ trường hợp nào, khi đó 'sự sáng suốt sẽ từ bỏ ta.'"Tuy vậy, người khiêm tốn và nhún nhường không quan tâm đến những điều màngười khác nghĩ về minh và cũng chẳng cần phải chứng tỏ mình. Mối quan tâm lớnnhất của người đó là lắng nghe và học hỏi những điều mới mẻ.""Chiếc khiên bảo vệ cho sự sáng suốt chính là sự im lặng," Itamar nói."Chính xác!" Schneiderman thốt lên.Itamar lại mở tập giấy và viết.Chúng tôi tiếp tục trò chuyện về cuộc sống tại trường đạo, các mối quan hệ tôngiáo và những vấn đề liên quan khác cho đến khi Joseph Hayim Schneiderman phảiquay về trường. Chúng tôi tạm biệt, mong sẽ có cơ hội gặp nhau vào một lần khác."Các cậu gặp cậu ta không phải do tình cờ đâu," Thầy Dahari nói. "Tôi đã xinphép hiệu trưởng trường để cậu ta được gặp các cậu lần nữa.""Cảm ơn thầy," Itamar trả lời. "Chúng tôi rất muốn gặp lại cậu ấy, và chúng tôithực sự cảm kích vì sự giúp đỡ của thầy.""Tôi cũng muốn tham gia cùng các cậu vào lần sau." Ông gật đầu."Schneiderman không biết mình nổi tiếng đến mức nào đâu. Cậu ta được coi là mộtngười có đầu óc phi thường. Ở một khía cạnh nào đó, người ta cho rằng cậu ta đượcban cho một trí nhớ đáng kinh ngạc. Mặc dù tôi có biết một vài phương pháp mà cậuta sử dụng, tôi vẫn muốn các cậu tìm hiểu cách cậu ta dùng những phương pháp đómột cách sâu hơn. Thêm nữa, tôi cho rằng cậu ta cũng sẽ học được nhiều điều từ cáccậu.""Sẽ rất thú vị đây," tôi nói."Đúng vậy," ông gật đầu. "Đó sẽ là một buổi động não về các phương pháp ghinhớ. Tích hợp các phương pháp hiện đại với những phương pháp truyền thống củangười Do Thái mà các nhà hiền triết xưa đã sử dụng. Tất cả chúng ta đều sẽ học đượcnhiều thứ, và cậu, Jerome ạ, cậu có thể rút ra được những điều bổ ích cho mục tiêumà cậu đang theo đuổi.""Tuyệt vời," Itamar thốt lên."Một sáng kiến vĩ đại," tôi nói thêm."Tôi sẽ mang vài chiếc đĩa CD của Billy Joe và Mordecai Ben-Davis Verdiger đi.Như thế, chúng ta có thể kết hợp truyền thống với hiện đại để tạo ra hiệu ứng hoànhảo," hắn đùa. "Tôi sẽ mang cả đĩa của Scorpions nữa.""Là ai thế?" vị giáo sĩ hỏi."Đó là một ban nhạc rock, tôi sẽ bật cho thầy nghe khi tôi muốn xua hết mọingười đi.""Sao chúng ta không gặp nhau ờ Café Ladino nhỉ?" tôi gợi ý.Vị giáo sĩ luồn tay vào bộ râu. "Chỗ đó có chứng nhận kosher[19]không?""Thầy hỏi kiểu gì vậy?" Jerome hành động như thể câu hỏi đó xúc phạm đến hắnta lắm vậy. "Fabio là một tay cuồng truyền thống. Tôi đã thấy nhiều người theo đạongồi ở đó rồi.""Ai cấp chứng nhận kosher cho quán đó?" vị giáo sĩ vẫn khăng khăng."Đó là chứng nhận kosher Glatt," Itamar trấn an ông."Đúng rồi. Chỗ đó là siêu siêu cực kosher luôn," Jerome lảm nhảm. "Cái chứngnhận đó giống cái mà Giáo chủ của Israel treo trong bếp đấy."Vị giáo sĩ cười phá lên và vỗ vai Jerome,"Cậu đúng là một anh chàng độc nhấtvô nhị đấy Jerome ạ."
Chương 11: Họp nhóm về sư cải thiện trí nhớ của Jerome
( Các phương pháp tăng khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức)
Schneiderman, đi cùng với thầy Dahari và Itamar, hôn lên chiếc bùa ở lối vàoquán Café Ladino. Cậu giữ chặt ve chiếc áo vest màu đen. Người nào nhìn thấy cậucũng có ấn tượng rằng có điều gì đó đang làm cậu bối rối. Sự xuất hiện của một họcgiả trẻ ở một nơi khác hẳn khung cảnh tự nhiên, gần gũi với cậu khơi dậy sự tò mòcủa những người khách trong quán. (Những sinh viên trường đạo rất ít khi vào quáncà phê cùng với những người Do Thái không mộ đạo khác.)Fabio vui mừng đón tiếp những vị khách của mình và dẫn mọi người đến mộtchiếc bàn gỗ ở góc sân, nơi Jerome và tôi đang ngồi đợi. Chúng tôi đứng lên bắt taynhau."Một nơi rất đẹp," Thầy Dahari buông lời khen trước khi quay sang Fabio và bàytỏ mong muốn được xem giấy chứng nhận kosher của quán. Fabio chạy vào bếp vàtrở lại vói một tờ giấy đã được lồng khung. Vị giáo sĩ xem xét một hồi và gật đầu hàilòng."Cậu thấy sao, Joseph Hayim?" Jerome hỏi cậu sinh viên. "Cậu đã từng thấy nơinào đẹp hơn nơi này chưa?"Schneiderman cười ngượng. "Nói thật, tôi không hay đến quán cà phê lắm,nhưng chỗ này có vẻ rất dễ chịu."Chúng tôi cùng ngồi xuống và chăm chú nghiên cứu thực đơn."Mọi người có muốn tôi giới thiệu một chút về các món đặc biệt của quánkhông?" Fabio hỏi, anh ta vẫn đứng bên bàn chúng tôi."Món đặc biệt hả?" Jerome ngỡ ngàng. "Ở đây có món đặc biệt từ khi nào vậy?"Fabio cười, coi như không nghe thấy câu đùa của Jerome."Hôm nay chúng tôi có rau bina cuộn vỏ bánh filo, mì pasta sốt ô liu đen và hạttiêu, sung nhồi kem kaymak, mật ong và hổ trăn. Tất cả đều được chế biến trong cănbếp thuần đạo của tôi.""Cậu thích thử món gì?"Schneiderman, có vẻ vẫn hơi thiếu thoải mài, chỉ gọi một cốc nước mà cũng nóilắp."Một cốc nước! Sự lựa chọn hoàn hảo!" Jerome kêu lên hào hứng. "Fabio, anhbạn tốt của tôi ơi, hãy mang đến cho chàng trai trẻ này một cốc nước và tính vào hóađơn của tôi nhé.""Anh tốt bụng quá," Fabio cười."Cậu có thể gọi món gì đó để ăn." Vị giáo sĩ cố gợi ý để cậu sinh viên lựa chọn.Fabio ghi lại những thứ mọi người gọi và quay đi. Itamar nói cho Schneidermannghe về quán Ladino, về Fabio và những điều đặc biệt của quán. Schneiderman imlặng lắng nghe, thỉnh thoảng xen vào một vài câu hỏi rồi lại im lặng. Nơi này và cảkhung cảnh này đều lạ lẫm với cậu; cậu thấy khó thư giãn."Vậy, nhà trường cho phép cậu ra ngoài vài tiếng hả?" Jerome hỏi."Vâng," cậu lẩm bẩm. "Thầy nói đây là một lý do chính đáng để ra ngoài.""Jerome đã bắt đầu việc học của mình," tôi nói. "Và cậu ấy đang phải đối mặtvới một vấn đề không biết nên làm thế nào. Cậu ấy vừa muốn học thành tài nhưng lạikhông muốn học quá nhiều và phải đánh đổi bằng thời gian cho những lần ngồi quáncà phê hay đi loanh quanh mỗi chỗ một tí.""Đúng vậy đó," Jerome xác nhận. "Chẳng hạn, nếu tôi mà ngồi đây học được, ởCafé Ladino này, thì thật là lý tưởng." Hắn tựa người vào ghế và thở dài thườn thượt.Bàn cà phê hay bàn làm việc -Điều kiện học tập lý tưởngSchneiderman mỉm cười và nhìn xuống sàn. Sau đó, cậu ngẩng đầu lên nhìn thầyDahari, quay sang Jerome và nói,"Vậy anh cứ làm thế đi, có sao đâu." Cậu nhìn sangvị giáo sĩ một lần nữa để tìm kiếm một dấu hiệu của sự đồng tình. Mặc dù ông thầykhông có ý kiến gì với cậu sinh viên của mình nhưng ông ra hiệu cho cậu cứ nói tiếp.Schneiderman ngổi thẳng lên để nhận lấy trách nhiệm vừa đặt lên vai mình."Trong cuốn Naviot Hochma có đoạn viết,'Một người không thể học tại một nơi màtrái tim người đó không mong muốn.' Mỗi người đều có trách nhiệm phải tự quyếtđịnh mình có thể học tập và ghi nhớ tốt nhất trong hoàn cảnh nào, bằng cách thức nàovà tại thời điểm nào. Đó chính là cách học của nhũng nhà hiền triết danh tiếng." Cậukết thúc bài diễn văn ngắn của mình rồi lại im lặng lần nữa."Trong cuốn 'Trí nhớ và tính hay quên,'" thầy Dahari phá vỡ sự im lặng,"YehudaHayman đã giải thích điều chúng ta vừa bàn đến, đối với những người đã quen họcgiữa khung cảnh hỗn loạn, náo động và tất cả những cơn địa chấn trong căn nhà củamình thì sự ồn ào đó không còn ảnh hưởng đến sự học mà họ đang theo đuổi nữa.Mặt khác, lại có những người nhất thiết phải thiết lập sự im lặng, tĩnh mịch và êm đềmtrong nhà. Có những người ngồi xuống đâu cũng học được nhưng lại có những ngườimuốn học được nhất thiết phải có bàn, có ghế đàng hoàng."Có lần tôi đã đọc ở đâu đó về lời khuyên của một học giả Do Thái rằng nênngồi học bên bờ sông bởi vì sự thanh bình của nơi đó có thể hỗ trợ khả năng ghi nhớcủa ta. Chúng ta cũng đã nói đến việc phải học với lòng mong muốn, học trong sự vuivẻ. Nói tóm lại, điều Joseph Hayim nói rất đúng bởi vì ta nên học ở một nơi mà cả tráitim và tâm hồn ta đều mong muốn.""Sông nào ấy nhỉ?" Jerome hỏi.'Tôi cũng không rõ lắm. Chắc là ở châu Âu," ông trả lời.'Tôi nghĩ, không học kiểu đó được đâu... bởi vì nếu mang sách vở ra bờ sôngAmazon mà ngồi với một con cá sấu nhìn chằm chằm vào sách và một con sư tử sămsoi xem ta đang đọc trang nào thì cũng hơi hãi đấy," hắn đùa. "Nhưng có một chuyệntôi muốn hỏi cậu, Joseph Hayim à," Jerome giơ ngón tay lên, nhắm mắt lại và tậptrung tư tưởng. "Mà tiện thể, cậu có cái tên nào ngắn gọn hơn để gọi không? Đến lúcnói xong từ 'Joseph Hayim' thì tôi cũng quên khuấy mất mình định nói gì rồi.""Vậy anh có thể gọi tôi là Josik cũng được. Bạn bè tôi thỉnh thoảng vẫn gọi thế.""Josik! Tuyệt. Thế có phải đơn giản hơn bao nhiêu không! Mà thôi, chuyện tôiđịnh hỏi là...ừm...tại sao cậu không học trong quán cà phê, chẳng hạn thế?"Mắt cậu sinh viên mở to đầy ngạc nhiên. Rõ ràng cậu chưa bao giờ có ý tưởngđó. Cậu nhìn lên trời, khoanh tay và ngẫm nghĩ."Tôi thích học trong trường đạo," cậu trả lời đơn giản. "Ở đó, tôi cảm thấy thoảimái. Không khí ở đó rất tốt cho việc học và nói thật là tôi không thích học một mình.""Cậu ấy nói có lý đấy," vị giáo sĩ nhận xét. "Không nên học một mình và táchbiệt, như thế không tốt bởi vì nó đễ sinh ra tính lười nhác và nảy sinh nhiều cám dỗ.""Cám dỗ tức là sao?" Jerome hỏi."Phải rồi, chắc chắn là thế," tôi lên tiếng. "Cậu không biết có câu nói 'Chỉ haiphút thôi' sao?""Là sao?""Cậu ngồi vào bàn học, một mình trong phòng với những cuốn sách và rồi...nghỉ hai phút thôi, chộp lấy thứ gì đó trong tủ lạnh bỏ vào miệng... chỉ mười phútthôi xem thời sự, cập nhật tin tức nóng bỏng một tí... chỉ một giây thôi, gọi điện chocô bạn xem tình hình cô nàng thế nào. Đó là những cám dỗ mà thầy Dahari muốn nóitới.""Và những cám dỗ đó thường phát sinh khi ta ở nhà một mình," Itamar bổ sung."Chính vì thế mà có một 'Hevrutah' là rất tốt. Ngoài động cơ học tập chung và khảnăng dộng não hiệu quả, ta còn có một thứ nghĩa vụ, nếu không phải với chính mìnhthì ít nhất cũng là với người bạn học chung. Ta sẽ không dễ dàng đầu hàng trướcnhững cám dỗ, bỏ cuộc hay cho phép mình dừng lại để làm những việc linh tinhkhác.""Vậy, học ở quán cà phê có lợi gì chứ?" Jerome thắc mắc."Đầu tiên, cậu đâu có ở một mình," tôi trả lời. "Cậu đâu phải chịu cái cảm giác bịbó chân ở nhà, rầu rĩ và đau khổ trong khi người khác tưng bừng ở bên ngoài, chínhcậu cũng đang vui chơi đấy chứ. Cậu ngồi trong một quán cà phê, xung quanh đầyngười và cậu đang ở một nơi mà cậu muốn, chính nơi mà cậu đã mơ tưởng tới khiphải ngồi chết dí trong phòng mình. Thứ hai, như thầy Dahari nói đấy, cậu không phảiđối mặt với bất cứ cám dỗ nào... không có TV cũng chẳng có tủ lạnh để mà quyến rũcậu. Chỉ có cậu và tách cà phê mà cậu sẽ phải thanh toán trong khi đó cậu lại chẳngmuốn đứng dậy, đi loanh quanh làm gì bởi vì nếu thế, một gã bồi bàn nào đó sẽ đếnvà dọn tách cà phê của cậu đi ngay. Nói cách khác, cậu phải ngồi đó và nhâm nhi càphê của mình. Lúc ngồi đó, rất có thể cậu sẽ muốn học một chút.""Có một câu chuyện cười kiểu như thế nhưng là liên quan đến bia," Jerome nhớlại. "Một anh chàng vào quán và gọi một vại bia thật to nhưng đúng lúc người phục vụđặt vại bia to uỵch trước mặt anh ta thì anh ta lại muốn đi vệ sinh. Vấn đề là ở chỗ anhta sợ có người sẽ uống mất vại bia của mình trong lúc anh ta vào nhà vệ sinh. Thếnên, anh chàng viết lại một tờ giấy nhắn,'Cốc bia này thuộc về người khỏe nhất hànhtinh.' Anh ta yên tâm ra nhà vệ sinh và khi quay lại thì vại bia đã không còn một giọt.Bên cạnh đó là một tờ giấy nhắn khác,'Cảm ơn - người nhanh nhất thế giới.'"Trong lúc chúng tôi còn rũ ra cười thì Fabio mang đồ ăn đến."Này, anh thử nói xem, Fabio," Jerome quay sang anh chàng chủ quán,"nếu tôi,hay bất cứ người khách nào khác, vào quán mà chỉ gọi mỗi một tách cà phê rồi ngồiđó đến năm tiếng liền thì anh có thấy khó chịu không?""Thế chẳng phải anh vẫn hay làm thế còn gì?" Fabio cười và trả lời. "Như anhchàng đằng kia chẳng hạn nhé," anh ta chỉ một người đang ngồi ở phía bên kia sân."Cậu ấy tuần nào cũng đến đây hai, ba lần, mang sách vở theo để học và lần nào cũngngồi đến hai, ba tiếng. Nhưng tôi không hề thấy khó chịu. Ngược lại là đằng khác. Tôimừng vì quán của mình có thể giúp người ta tập trung vào việc học hành. Là một cựugiáo viên trợ giảng, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm giúp đỡ cho những người hamhọc hỏi."Jerome căng mắt nhìn người mà Fabio nói tới. Bỗng nhiên, hắn chỉ vào anh ta vàkêu lên mừng rỡ,"Nhìn kìa, cậu ấy mặc áo phông tớ thiết kế đấy!"Chúng tôi đồng loại quay lại nhìn xem có gì mà Jerome hào hứng đến vậy. Từxa, chúng tôi cũng đã nhận ra ngay một trong những tác phẩm của Jerome. Đó là hìnhBill Gates đang vắt vẻo ở lưng chừng một tòa nhà chọc trời và hì hục lau cửa sổ. Bêndưới là dòng chữ,'Dịch vụ lau chùi Windows và Of ice 2000.'""Tớ có biết anh chàng này thì phải," Jerome lẩm bẩm. 'Tớ phải ra chỗ cậu ta mớiđược.""Có một lý do nữa khiến tôi thích học ở trường đạo." Schneiderman quay trở lạichủ đề dang dở. "Một điều rất quan trọng là ta phải học ở một nơi sạch sẽ và linhthiêng.""Bởi vì, cũng giống như một con người vĩ đại, một địa điểm cũng có thể cho tanguồn cảm hứng và giúp tăng khả năng tiếp thu kiến thức," tôi giải thích ý củaSchneiderman."Đúng vậy," cậu gật đầu. "Đối vói lôi, trường đạo là một noi linh thiêng với mộtmục đích duy nhất là đem đến cho sinh viên sự sáng suốt của người Do Thái. Tôi thựcsự tìm được nguồn cảm hứng, như anh nói đấy, ở một nơi như thế.""Chúng ta nên đứng dậy, đi rửa tay đã chứ nhỉ?" vị giáo sĩ nói và đứng dậy. Ôngthấy khó mà cưỡng lại mùi thơm quvến rũ từ những món ăn ấn tượng đang bày trênbàn."Các cậu không tin được đâu," Jerome quay lại bàn cùng lúc với chúng tôi. "Tênanh chàng đó là Itzik Ben- David, cậu ta đang học chung với tớ ở trường đại học. Tớvẫn chưa quen hết mọi người bởi vì nhiều người theo học chương trình quản trị kinhdoanh quá, nhưng cậu ta có nét rất quen.""Cậu có nói cho cậu ta biết nguổn gốc chiếc áo cậu ta mặc không?""Tất nhiên là có chứ. Và anh chàng thấy ấn tượng lắm."Vị giáo sĩ và cậu sinh viên trường đạo cúi đầu và cẩu nguyện bên chiếc bánh mỳ."Chúc ngon miệng," ông nói khi chuyển những miếng bánh mỳ tươi ngon chomọi người.Chúng tôi nhấm nháp trong khi Itamar kể lại cho Jerome nội dung câu chuyệnmà chúng tôi nói trong lúc hắn không ở đó."Lúc cậu ra đằng kia, bọn tớ đã nói về việc nên chọn một nơi linh thiêng để họctập. Nói cách khác, nơi học phải có tác dụng tạo nguồn cảm hứng.""Như sân vận động Wembley đúng không?" Jerome đùa."Nhân tiện," vị giáo sĩ nói,"các nhà hiền triết xưa chỉ nói đến việc học tại giáođường, chứ không phải trong thánh đường. Điều này rất thú vị. Thánh đường rõ rànglà linh thiêng hơn giáo đường. Vậy, tại sao lại không học ở nơi linh thiêng hơn?"Nguyên nhân của tính hay quên và các yếu tố gây nhiễu khác"Một nơi được coi là quá linh thiêng thì có thể sẽ gây sức ép cho người học," ônggiải thích,"mà ta thì không nên học dưới sức ép một chút nào.""Giống như thư viện ở trường đại học vậy, đó được coi là chỗ lý tưởng để họchành, nhưng thực ra nhiều lúc lại phản tác dụng, trở thành một yếu tố cản trở việchọc," tôi nói khi nhớ lại những kinh nghiệm thất bại khi học trong các thư viện. Nhìnai trong thư viện cũng có vẻ chăm chú, cần mẫn và thông minh trong khi tôi thì chẳngcho vào đầu được lấy một trang sách. Đối với tôi, mỗi lần học ở thư viện đều rất căngthẳng."Không nên học trong lúc giận dữ, khi đang bối rối, khó chịu hoặc có mộtđiều gì đó đang gây sức ép cho ta," vị giáo sĩ nói tiếp. "Sự lo lắng làm con người tamất đi cảm giác an tâm. Nỗi sợ hãi làm cơ thể con người run lên, và nỗi lo chính làmột cái chết dai dẳng làm tan chảy trái tim, làm tiêu tan hơi ấm tự nhiên mà nếu thiếuhơi ấm đó, cơ thể và trí nhớ của con người sẽ yếu đi rất nhiều. Tất cả những điều nàyđược viết trong cuốn 'Trí nhớ và tính hay quên' mà tôi đã nói đến khi nãy.""Thế nên người ta mới nói," Schneiderman bổ sung,"ta cần phải tìm cách đôimặt, giải quyết những thứ gây xao nhãng hàng ngày và những điều làm ta lo lắng. Nếulúc nào ta cũng lo lắng về mọi thứ, đầu óc ta sẽ luôn trong tình trạng căng thẳng vànhư thế không tốt cho tâm hồn chút nào. Ta cần phải tách bản thân ra khỏi mọi lolắng, xáo trộn và tập trung vào việc học tập.""Ôi," Jerome thốtôi lên cay đắng,"cứ nghĩ đến việc học là tôi đã thấy mệt mỏi,căng thẳng rồi. Nếu có cả một bài luận bốn trăm trang viết bằng ngôn ngữ kiểuShakespeare phải đọc thì không căng thẳng mới lạ chứ. Mọi người có lời khuyên nàothực tế hơn chút không?""Giải pháp cho vấn đề của cậu nằm ngay trong chính việc phát triển sự tự tin vàtìm kiếm cảm giác thanh thản, tập trung vào suy nghĩ," vị giáo sĩ nói. "Rồi cuối cùngcậu sẽ tìm được cách đối mặt được với cuốn sách đó.""Vậy ý thầy tức là chỉ cần ngổi thiền và lẩm nhẩm câu thần chú 'Jerome à, màyrất thông minh và thành đạt' sao?"Vị giáo sĩ mỉm cười và nhìn sang Joseph Hayim."Đầu tiên, quên hết những thứ làm cậu không tập trung vào việc học đi. Trongcuốn sách nói về trí nhớ còn đưa ra một lời khuyên là nên rừa tay trước khi học bởi vìkhi rửa tay thì mọi thứ xấu xa cũng theo đó đi luôn. Cuốn sách giải thích rằng nếu tađi vệ sinh, cắt móng tay hay sờ tay sờ chân xong mà không rửa tay thì ta sẽ quên mấtnhững gì mình đang học. Ta cần phải cảm thấy thoải mái và trong sạch trước khi ngồixuống học. Nêu ta có cảm giác cơ thể mình còn bẩn thỉu, ngứa ngáy, ta sẽ bị phântâm.""Thú vị thật," Itamar nhận xét."Nói tóm lại, Jerome à, cậu cần phải tắm rửa nhiều hơn, một tháng một lần là hơiít đấy," tôi vỗ vai hắn."Cậu cần thoát khỏi mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài" vị giáo sĩ tiếp tục. "Rút dâyđiện thoại ra. Nếu nóng, hãy bật điều hòa lên. Pha trước một tách cà phê và ăn mộtchút gì đó cho ấm bụng, cái này sẽ rất tốt cho việc học hành. Sau đó..." Ông dừng lạimột chút để nhấp một ngụm cà phê. Chưa kịp nói tiếp thì Jerome đã hỏi ngay câu màtôi cũng đang định thắc mắc."Thức ăn giúp học tốt hơn à, có phải thế không?"Tại sao một bà mẹ Do Thái lại luôn muốn con mình ăn thật nhiều?"Khi trái tim một người lo cho dinh dưỡng của bản thân, người đó sẽ quên mấtviệc học hành. Lấy ví dụ đơn giản thế này, anh sẽ không thể ngồi im được nếu cáibụng cồn cào bởi vì cơn đói cũng là một yếu tố gây nhiễu. Nó làm chuyển hướng sựchú ý của anh và khiến anh không thể tập trung được."Nhận xét của Schneiderman bỗng nhiên làm tôi nhớ đến câu chuyện từ hồi Thếchiến thứ hai mà bố tôi vẫn thường kể. Bố tôi, Paul Katz, một kỹ sư khá thành đạt,sinh ra và lớn lên tại Praha. Xen giữa những lần lang thang, trốn chạy bọn Đức quốcxã, bà tôi đã luôn cố gắng dạy cho ông những kiến thức căn bản nhất. Một tối, bà đặtbố tôi ngồi lên chiếc bàn trong bếp và bắt đầu dạy ông học toán. Sau khoảng nửatiếng ngồi mà không học được gì, bố tôi bắt đầu khóc toáng lên, kêu đói và khôngnghĩ được gì hết ngoài thức ăn. Bà tôi đi ra ngoài một lát sau đó quay trở lại với một ổbánh mỳ. 'Sau khi chén hết ổ bánh mỳ,' bố tôi thường nói,'bố giải quyết được mọivấn đề mà không gặp phải trở ngại gì hết.'"Nói cách khác, ta không thể học được với một cái bụng rỗng," vị giáo sĩ nói."Nếu ta muốn người Do Thái nào cũng học tập và trở nên sáng suốt, ta phải đảm bảorằng không người Do Thái nào bị đói.""Và vì thế, những bà mẹ Do Thái mới được sinh ra," Jerome cười khùng khục."Ai cũng muốn con mình sau này trở thành bác sĩ hoặc luật sư và ai cũng cố nhồi nhétcho con mình ăn càng nhiều càng tốt. Mọi người có biết chuyện về bà mẹ Do Thái vàđấu sĩ không?"Vị giáo sĩ, không rõ Jerome sẽ dẫn câu chuyện đến đâu, lắc đầu miễn cưỡng."Thời Trung đại, người ta thường đưa người Do Thái đến đấu trường để xemnhững đấu sĩ, để họ biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ dám làm điều gì sai. Nói cáchkhác, họ phải đau đớn ngồi xem những nô lệ và bọn hổ quần nhau. Chỉ có bà mẹ DoThái là quan tâm đến số phận của những chú hổ con bên ngoài đấu trường,'Sao mấycon hổ con không bắt được ai để ăn?'"Chúng tôi mỉm cười lịch sự và Itamar đóng góp một ý kiến hợp lý hơn."Thầy biết đấy, người ta đã chứng minh được mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tríthông minh," cậu ta nói với vị giáo sĩ."Tôi cũng có nghe nói.""Dinh dưỡng không đảm bảo có thể làm chậm sự phát triển trí tuệ của trẻ, thậmchí có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ và các vấn đề liên quan đến hành vi. Các nghiêncứu đã chỉ ra rằng phụ nữ khi mang thai nếu biết bổ sung chế độ dinh dưỡng thì conhọ sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn.""Rất thú vị," vị giáo sĩ nói. "Đạo Do Thái chúng ta cũng dành ưu tiên cho phụ nữmang thai. Ông bố và những đứa con khác phải gánh trách nhiệm chịu đói, tức là phảivui vẻ ăn ít thức ăn hơn, vì bà mẹ đang mang thai. Nhưng dù sao, đối với người DoThái, lòng từ thiện quan trọng đến mức hiếm có người Do Thái nào, dù có nghèo khổđến đâu, phải chịu đói. Người có luôn mang cho người không có. Biết đâu được, cókhi nhờ điều này mà người Do Thái thông minh thế." Ông cười."Rất có thể," Itamar trả lời. "Điều đó không có nghĩa là không có người Do Tháinào bị đói. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trường hợp. Tuy vậy, có thể nói là rất ítngười Do Thái bị tổn thương não do suy dinh dưỡng và nếu có bị đi chăng nữa thìmức độ cũng nhẹ hơn so với các dân tộc khác. Dù sao, ngày nay đạo Do Thái cũng rấtchú trọng đến dinh dưỡng. Tất cả các quy định về kosher, những gì ta được ăn vàkhông được ăn, ăn lúc nào và ăn bao nhiêu, đều xét đến mối quan hệ chặt chẽ giữachế độ ăn uống và sức khỏe của cơ thể, một yếu tố có đóng góp khá lớn vào sự pháttriển trí tuệ con người," Itamar tránh dùng thuật ngữ 'trí thông minh.'"Vậy trước khi ngồi xuống học, tôi nên ăn cái gì?" Jerome nhắc lại câu hỏi củahắn.Vị giáo sĩ nhìn cậu sinh viên,"Cậu nghĩ sao?"Schneiderman bắt đầu, không một chút do dự,"Trong sách Horavot có đưa ramột danh sách các loại thức ăn có thể giúp cải thiện trí nhớ: bánh mỳ cháy (bánh mỳnướng), trứng luộc chín cứng không muối, rượu pha với dầu ô liu và gia vị. Bảnthân ô liu thường lại không tốt cho trí nhớ.""Còn cuốn 'Các loại thảo dược' thì lại nói rằng mật ong, quế, mù tạt và nhiều loạithảo mộc khác rất tốt cho trí nhớ," vị giáo sĩ bổ sung.Chúng tôi im lặng lắng nghe và gật gù. Tôi đang cố gắng hiểu được sự logic đằngsau tất cả những điều này thì Jerome, như thường lệ, thụi tôi một cú."Có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những điều này không?"Vị giáo sĩ ngẫm nghĩ một lát trước khi nhún vai."Tuy vậy, tôi có nhớ là trong cộng đồng người Yeminite, người ta thường cho trẻcon uống một thìa ô liu và mật ong trước khi chúng ngồi xuống học bài."Jerome nhăn mặt,"Chắc Elvis Presley và Axl Rose[20]phải ăn nhiều tỏi, hạt tiêuvới dưa chua lắm," hắn đùa."Tôi nghĩ, thực ra cũng không có gì khó hiểu," Itamar ngắt lời hắn. "Trong bánhmỳ, lòng đỏ trứng và cá có chứa chất lecitin, khi vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóathành kolin. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng những chất này có thể làmtăng 25% khả năng tập trung và ghi nhớ của con người. Trong mật ong có glucose,chất này cùng với axit glutamid là những chất duy nhất mà não bộ có thể chuyển hóathành năng lượng. Trong trứng có amino axit, từ chất này não sản xuất ranorphinefrin, một chất có vai trò quan trọng trong việc học tập và ghi nhớ của não, cótác dụng giảm stress. Cỏn dầu ô liu thì sao nhỉ?" Cậu ta ngẫm nghĩ và nhìn chúng tôi."Mọi người có muốn nghe giải thích về món này không?""Chắc chắn là có chứ," vị giáo sĩ khích lệ trong khi Jerome và tôi vẫn còn đangbăn khoăn không biết Itamar lấy những thông tin đó từ đâu."Quá trình lão hóa của não chịu tác động của các gốc tự do, và trí nhớ là mộttrong những thứ bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa của não," cậu ta bắt đầu giảithích. "Trong thức ăn có càng nhiều chất béo không bão hòa thì khả nàng loại bỏ cácgốc tự do càng lớn. Nếu để ý đến thông tin dinh dưỡng trên bao bì các loại thức ăn,mọi người sẽ phát hiện ra rằng dầu ô liu chứa lượng chất béo không bão hòa gấp támlần ô liu thường! Đó là lý do vì sao dầu ô liu thi tốt cho trí nhớ còn ô liu thường lại cótác dụng ngược lại."Vị giáo sĩ vỗ đùi. "Tuyệt vời!" Ông rất thỏa mãn với bằng chứng khoa học màItamar vừa cung cấp.Jerome cười với Itamar,"Thật không thể tin được. Nhờ vào món sung nhồi mậtong cậu gọi đây hả. Hay là họ đã vô tình bỏ vào đó thêm chút protin axit không bãohòa... Thật đáng kinh ngạc, Itamar à!" Hắn cắt một miếng thịt và bò vào miệng. "Thếmà từ hồi đó đến giờ tớ cứ nghĩ cậu là một giáo sư khoa học chính trị đấy..."Itamar chỉnh lại tư thế ngồi."Vì cuộc thí nghiệm nho nhỏ của chúng ta nên tớ đã nghiên cứu một chút," cậuta nhận. "Chứ nếu không thi tớ cũng chẳng mấy hứng thú với hóa học đâu." Cậu tahơi cúi đầu."Taliban chắc cũng là một loại gốc tự do đấy," Jerome nhận xét."Có một điều ta cẩn nhấn mạnh ở đây," vị giáo sĩ cắt lờí Jerome,"là không baogiờ được ăn quá no. Cái gì cũng vừa phải thôi. Đừng học khi bụng đói, nhưng cũngđừng học khi no quá. Một sinh viên thông minh mà chỗ nào cũng ăn thì mọi điềuhọc được sẽ bị trôi đi hết. Sau một bữa ăn, khi bụng vẫn còn đang căng và thức ănchưa được tiêu hóa hết thì rất khó để học những điều đòi hỏi sự tập trung và ghi nhớ.Khi đó, cơ thể ta luôn chậm chạp, uể oải và mệt mỏi."Khi tất cả chúng tôi vẫn còn đang thong thả thưởng thức món ăn của minh thìSchneiderman đã xơi hết nhũng mảnh vụn cuối cùng trong đĩa và đang từ tốn lau mặt.Tốc độ ăn của cậu ta khiến tôi nhớ đến cách chúng tôi vẫn thường ăn hồi tập huấn cơbản trong quân đội. Bất cứ món gì được đưa lên bàn trong cái tiền sảnh hỗn độn củaTrại 80 đều được ngấu nghiến hết chỉ trong vòng hai phút. Có thể sinh viên trườngđạo và quân nhân đều có chung một nỗi sợ hãi về những người bạn với cái bụng cổncào xung quanh mình.Jerome xong bữa, đặt dĩa xuống và ngồi tựa vào ghế. "Hà, ngon ghê." Hắn vỗ cáibụng căng phồng. "Có thể nói lúc này tôi hoàn toàn vô lo, vô nghĩ và ở trong trạngthái thể chất hoàn toàn thoải mái. Tôi có thể bắt đầu học một thứ gì đó..." Hắn toe toét."Đúng vậy đấy," vị giáo sĩ nói. "Chỉ khi cơ thể cậu thấy thư giãn, cậu mới có thểbắt đầu học được. Bước tiếp theo là gạt ra khỏi đầu óc mình tất cả những vấn đề hàngngày và chỉ tập trung vào việc học.""OK, nhưng thầy đã chỉ cho tôi phải làm thế nào đâu Làm sao để có thể tập trungvà bắt đầu học một thứ gì đó vừa khó vừa chán chứ? Như cái cuốn Shakespeare màtôi nói lúc nãy ấy. Cậu nghĩ sao, Josik?" Hắn quay sang cậu sinh viên - ngôi sao sángcủa trường đạo. "Cậu có công thức nào hiệu quả không?"Schneiderman ngổi thẳng dậy và chỉnh trang lại chiếc mũ trên đầu."Tốt nhất là cầu nguyện," cậu nói và nhìn Jerome đầy hy vọng.Jerome không nói gì nhưng trên mặt hắn lộ rõ vẻ giễu cợt. "Josik à," hắn nóibằng giọng hơi kích động,"cậu vẫn không hiểu à? Tôí không phải là kiểu người thíchcầu nguyện! Chúa có thể giúp cậu nhưng với tôi thì chẳng có ích lợi gì đâu. Cả đời tôimới đến giáo đường có một lần. Đó là vào ngày lễ Sám hối[21]. Tôi không nghĩ là tráitim của Người dành cho mình đâu. Hảng nghìn người đến giáo đường chăm chỉ hơntôi nhiều nên chắc chắn là còn phải xếp hàng lâu mới đến lượt tôi.""Không phải thế đâu," Schneiderman trả lời. "Không bao giờ là quá muộn cả..."Vị giáo sĩ nhẹ nhàng đặt tay lên cánh tay Schneiderman ý bảo cậu ta đừng nói nữa."Lời cầu nguyện giống như một câu thần chú, như cậu đã nói đấy," ông nói."Nếu ta tin vào Chúa, tức là ta đặt niềm tin vào một điều gì đó. Ta biết rằng minhkhông hề đơn độc. Nếu cậu không phải là một người mộ đạo thì những lời cầunguyện vẫn có thể giúp cậu tập trung. Hãy cầu nguyện cho sức mạnh nội tại, niềmtin vào chính bản thân mình. Cầu nguyện là lời tuyên bố ý định của một người.Chẳng hạn, khi cậu nói, 'Chúa cho con một trái tim trong sáng và một tinh thầnmạnh mẽ,' tức là cậu khẳng định rằng,'ta tỉnh táo và đã sẵn sàng cho cuộc chiến,' -cuộc chiến với sách vở và việc học hành. Dù cậu không phải là một người có đức tinlớn lao đi chăng nữa thì khi nghe câu nói này, trong lòng cậu cũng trào lên một cảmxúc rất tích cực, đúng không?""Được rổi, cứ cho là thế đi.""Mục đích của những lời cầu nguyện là giúp ta tập trung vào nhiệm vụ ở phíatrước. Những lời cầu nguyện giúp chuyển toàn bộ sự chú ý từ những vấn đề khác vàonhiệm vụ ta chuẩn bị thực hiện. Những lời cầu nguyện nói với ta rằng: Đừng có ngồiđó mà mơ nữa! Sự tập trung này giúp ta tiêu hóa trong khi ăn, cải thiện khả năng nhậnbiết các sự vật xung quanh trong khi lái xe, còn liên quan đến chủ đề thảo luận củachúng ta thì nó giúp nâng cao hiệu quả học tập.""Cậu thường cầu nguyện những gì?" Jerome hỏi cậu sinh viên."Đủ loại, như 'Tình yêu vĩnh hằng,' 'Chúa ban cho trái tim chúng con lòng thôngcảm' chẳng hạn."Jerome nhìn sang chúng tôi, có vẻ không thoái mái."Mỗi lần phải cầu nguyện, tôi cứ có cảm giác mình như một kẻ đạo đức giả vậy.Tôi chưa thực hiện được một điểu răn nào cho đầy đủ cả. Thế mà, tự nhiên tôi lại dámcầu xin Người giúp mình học tốt được hay sao? Như thế thì hơi to gan quá, mọi ngườicó nghĩ vậy không?""Cũng không hẳn thế," Itamar trả lời. "Tin tớ đi, chắc chắn cậu xứng đáng đượcđấng linh thiêng giúp đỡ mà," cậu ta mỉm cười.Jerome ném cho cậu ta một cái nhìn đầy ngạc nhiên."Nghĩ mà xem. Cậu đã bao giờ giết người hay trộm cắp gì đâu," Itamar giải thích."Cậu luôn kính trọng cha mẹ, cậu cũng đã làm theo nhiều điều răn khác nữa, làmnhững việc tốt theo tiếng gọi của trái tim, những điều cậu cho là đúng đắn. Vậy nên,dù cậu không phải là người mộ đạo đi chăng nữa thì Chúa vẫn thấy cậu và nghe cậunói. Ít nhất, tớ tin là Chúa làm vậy với tất cả những người tôn trọng những quy tắchành vi cơ bản của con người.""Có một lần tớ đã chôm sôcôla ở cửa hàng.""Chẳng có gì to tát.""Và một lần tớ đã không trả lại tiền khi người ta đưa nhẩm tiền thừa.""Không sao.""Một lần tớ đã lái xe cán vào một con mèo.""Chuyện đó vẫn thường xảy ra mà.""Và một con chó nữa.""Chuyện cũng thường mà.""Và một con chim cánh cụt.""Cậu cán vào một con chim cánh cụt hả?""Có thể đó là một con chim áo dài, tớ cũng không nhớ rõ lắm." Hắn cười. "Cậucó biết con chim đó không, Josik?""Dù sao," Itamar nói tiếp, phớt lờ Jerome,"cậu có thể tự nghĩ ra lời cầu nguyệnhoặc câu thần chú của chính mình, một câu mà cậu thực sự tin rằng sẽ mang đến chocậu niềm vui, sự hứng khởi và động cơ để bắt đầu thực hiện kế hoạch cậu đã vạch ra.Nó sẽ giúp cậu đi đúng hướng. Cứ thử mà xem."Jerome cười một mình và nhìn lên trời, hình như hắn đang nghĩ về điều gì đó,"Hay đấy," hắn nói. "Tớ sẽ nghĩ về điều này.""Còn một chuyện nữa," vị giáo sĩ nói thêm. "Có thể các cậu đã để ý thấy rằngnhững người Do Thái sùng đạo thường viết hai chữ cái 'B"H' ở đầu trang.""B'ezrat Hashem - có nghĩa là 'với sự giúp đỡ của Chúa,'" Jerome chứng tỏ họcvấn uyên bác của hắn."Đây cũng là một hình thức tuyên bố ý định," vị giáo sĩ cho chúng tôi xem tranggiấy của chính ông,"Khi ta viết chữ B"H lên trang giấy, ta thực sự chuẩn bị tinh thần để làm một việcthật quan trọng, thiêng liêng và để làm việc đó, ta phải dành hết sức mình. Để cầu xinsự giúp đỡ của Chúa, ta không thể làm qua loa, đại khái được, đúng không? Chữ B"Hở đầu trang giấy đặt ra cho ta một trách nhiệm phải tập trung và đạt được kết quả tốtnhất bởi vì trong nhiệm vụ ta đặt ra cho mình có sự hiện diện của Người. Trên mộttrang giấy như thế, ta sẽ không thể cho phép mình viết những lời gian dối hay nhữngthứ vớ vẩn được. Chỉ có sự thật, những điều quan trọng và có mục đích cụ thể.""Thật thú vị," Itamar thốt lên. "Khi ghi chép bài học, hãy viết lên đầu trang giấytừ B"H hoặc là một điều gì đó có đủ trọng lượng khiến ta phải có trách nhiệm làmtốt hơn. Bằng cách này, ta sẽ ghi chép được những điều hữu ích nhất.""Đó cũng là một ý tưởng rất hay," Jerome nhận xét."Vậy thì cứ thế mà làm đi," vị giáo sĩ nói. "Cậu thấy thoải mái, cậu đã cầunguyện và cậu đã viết B"H lên đầu trang. Bây giờ cậu cần phải bắt đầu ngồi đọc vàhọc thôi.""Tuyệt! Tôi sẽ mở cuốn sách chán ngắt đó ra, đọc được nửa trang và ngủ luôn."Hắn đặt hai tay lên bàn, ngả đầu tựa vào đó, nhắm mắt lại vờ như đang ngủ.Schneiderman phá lên cười trước màn biểu diễn nho nhỏ của Jerome."Không nhanh thế đâu," vị giáo sĩ cười. "Cậu sẽ không bắt đầu bằng một cuốnsách nhàm chán!""Sao lại không?"Sự khởi đầu tốt là sự khởi đầu mang đến những điều thú vị"Cậu cần phải dần dần đưa mình vào một quy trình học tập hợp lý. Hãy bắt đầubằng một thứ gì đó đơn giản thôi nhưng phải thú vị. Sinh viên nào cũng phải dànhmột chút quan tâm đến sở thích của mình chứ. Nói cách khác, chỉ khi cậu tìm thấyniềm vui thích trong điều mình học thì cậu mói nhớ được. Đó là lý do vì sao cậu phảibắt đầu bằng sự thích thú.""Bắt đầu bằng một bài báo thật thú vị chẳng hạn," Itamar gợi ý."Như trang thể thao ấy. Không nhất thiết phải là tin tức thời sự," tôi nói thêm."Một tập truyện ngắn... hoặc...""Được rổi, tớ hiểu rồi mà. Bắt đầu bằng một thứ thật thú vị.""Bộ não con người, cũng giống như bất cứ loại cơ nào khác, cẩn phải bắt đầu chutrình hoạt động của nó mội cách từ từ. Cậu không thế nào chạy nước rút khi vừa mớira khỏi giường được, cũng như động cơ một chiếc xe cần phải làm nóng trước khi cậuphóng ra đường," Itamar giải thích."Hãy dành khoảng mười lăm, hai mươi phút cho việc khởi động rồi mới chuyểnsang những thứ cậu cần phải học cho buổi học ngày hôm sau.""Bây giờ ta sẽ bàn đến chuyện làm sao để đối mặt với những cuốn sách chánngắt, khó nhằn," vị giáo sĩ nói tiếp.'Tôi rửa tai để nghe rồi đây," Jerome hào hứng.Ông ngồi im lặng một lát đế sắp xếp lại các suy nghĩ của mình."Việc đầu tiên ta phải làm khi cố gắng giải quyết một vấn đề khó là nghĩ vềnhững lợi ích mà ta sẽ nhận được từ việc nghiên cứu tài liệu đó. Và cậu phải phânbiệt được đâu là lợi ích thật và đâu là lợi ích giả."Jerome trông có vẻ cực kỳ bối rối."Lợi ích thực sự mà cậu có thể nhận được từ việc theo học quản trị kinh doanh làgì? Đó là những kiến thức và công cụ sẽ giúp cậu thành công trong việc kinh doanhcủa mình, đúng không?""Đúng vậy... điều đó thì quá rõ rồi," Jerome trả lời, bắt đầu hơi khó chịu."Nhưng tôi phải làm gì khi gặp một chủ đề hoặc một chương cụ thể nào đó mà tôikhông hề có một chút hứng thú nào? Ý tôi là, như thầy với tôi đều hiểu, không phảibài học nào trên lớp cũng liên quan đến công việc kinh doanh của tôi. Tôi thực sựkhông thể tìm thấy ích lợi trong mọi thứ mình đọc được.""Cậu có thể cố gắng tìm ra những điểm phù hợp," vị giáo sĩ vẫn khăng khăng."Tớ sẽ lấy một ví dụ cho cậu dễ hiểu," Itamar xung phong. "Nếu cậu học về tàichính chẳng hạn, đối với cậu đó đúng là một chủ đề chán chết, thì cậu hãy nghĩ đếnlợi ích thực sự cậu có thể nhận được nếu cậu nắm được sự khác nhau giữa 'Lãi suấtthực tế' và 'Lãi suất danh nghĩa.' Có được những kiến thức như thế, không ngân hàngnào có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của cậu khi cậu cần đến một khoản vay nữa."Jerome gật đầu hiểu ý."Trong cộng đổng người theo đạo Do Thái chính thống còn có một động lựckhác để nỗ lực thành công trong học tập và trở thành một sinh viên xuất sắc - đó là'sức ép từ những người bạn học,'" vị giáo sĩ giải thích. "Ngoài sự ngưỡng mộ, nhữngsinh viên có thành tích nổi trội còn có nhiều lựa chọn trong việc tìm người phụ nữ củacuộc đời mình hơn. Ngày xưa, một sinh viên xuất sắc của một thầy đạo thậm chí còncó thể chọn một cô con gái của thầy làm vợ. Ngay cả ngày nay cũng thế, các gia đìnhkhá giả trong cộng đồng luôn tìm kiếm nhừng chàng rể là các sinh viên thông minh,nổi trội. Đó là vinh dự cho cả sinh viên đó và gia đình cậu ta. Cố gắng học tập chínhlà một bổn phận và bổn phận đó hứa hẹn mang lại một sự kết đôi có khả năng đảmbảo cho người học một tương lai thành đạt với một vị tri cao trong xã hội.""Vậy, thầy đạo mà có những cô con gái xinh đẹp thì cũng có những sinh viênxuất sắc," Jerome đùa."Hiển nhiên là vậy rồi," vị giáo sĩ cười lớn.Jerome nhìn cậu sinh viên, Không kìm được, hắn buột miệng hỏi. "Cậu thích saohơn hả Josik, một cô nàng xinh đẹp hay một cô nàng giàu có?"Schneiderman đỏ bừng mặt. Cậu ta gãi gãi trán. "Quan trọng nhất là cô ấy phải làmột người vợ tốt và một người mẹ tốt đối với con cái chúng tôi.""Nói cách khác - xấu thì sao," Jerome không dừng được."Thôi, bỏ đi." Itamar cố làm cho Jerome im lặng."Thế còn chuyện 'Cưới vi tình' thì sao? Trong thế giới của thầy có khái niệm đókhông?" Jerome chất vấn vị giáo sĩ."Tinh yêu sẽ hình thành theo thời gian," ông trà lời và mỉm cười. "Có một câuchuyện thế này. Một bà mối đến một gia đình Do Thái. 'Tôi không cần đến sự giúp đỡcủa bà,' người Do Thái nói. 'Tôi sẽ cưới người nào tôi yêu, chỉ vì tình thôi.' 'Thì tôicũng nhân danh tình yêu đây,' bà mối khăng khăng. 'Chúng ta đang nói đến cô con gáiđộc nhất của một người cực kỳ giàu có. Ông bác cô ấy không có con. Tất cả gia sảncủa ông ta sẽ thuộc về cô ấy. Bà dì góa của cô ấy cũng đã làm di chúc để toàn bộ tàisản cho cháu gái mình. Làm sao lại có người không yêu cô ấy được cơ chứ?'""OK, tôi thua rồi," Jerome cười. "Thế còn lợi ích giả là gì?""Ở đây, chúng ta nói đến một loạt những động cơ có thể làm nảy sinh trongcậu mong muốn và thúc giục cậu học những điều phức tạp," vị giáo sĩ đáp. "Cậucó hiểu điều ta nói không?" ông quay sang cậu sinh viên.Schneiderman hiểu ngay. "Maharal gọi đó là 'Bọc đường' - bạn cần phải dùngnhững phần thưởng nho nhỏ để dụ dỗ một sinh viên học, và bằng những phần thưởngnho nhỏ đó, bạn lôi kéo trái tim của cậu ta vào việc học hành của mình.""Thế nghĩa là sao?" Jerome hỏi."Như kẹo chẳng hạn," cậu sinh viên trả lời. "Tôi vẫn nhớ thầy mình đặt mộtphong kẹo sôcôla cạnh bảng chữ cái Do Thái ngay trước lớp học. Mồi lần tôi trả lờiđúng, tôi sẽ được thưởng một miếng.""Sôcôla cũng không phải là một ý tồi đâu," Jerome nhận xét. "Tôi có thể nói vớimình 'Jerome à, nêu mày thật tập trung vào chương này, đọc hết và học được mọi điềutrong đó, mày có thể tự thưởng cho mình một chiếc bánh sôcôla.'"Một cách rất hay," vị giáo sĩ đồng ý."Và nếu có đến hai mươi chương một ngày," tôi xen vào,"ta có thể tự chiều mìnhmột buổi tối dự chương trình Hội thảo về giảm béo.""Nhưng cũng có những động cơ mang tính tiêu cực," vị giáo sĩ nói. "Cậu cũng cóthể nói với mình rằng nếu không hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó thì cậu sẽkhông được xem trận bóng đá mà cậu đã định xem." Mắt ông căng lên, hình viên đạn.Jerome há hốc miệng nhìn ông. "Với tất cả lòng kính trọng, thưa thầy, tôi nghĩthế là đi hơi quá xa đó. Không ai đáng phái chịu một hình phạt tàn nhẫn đến vậy đâu.""Chỉ là gợi ý thôi mà," ông cười."Thầy biết không, có lần tôi đã bị trừng phạt rồi đấy. Tôi đang đi bộ trên đườngthì tự nhiên bàn tay phải đau khủng khiếp. Tớ đã kể cho các cậu nghe chưa nhỉ?" Hắnnhìn Itamar và tôi."Thế chuyện gì xảy ra?" vị giáo sĩ hỏi, cỏ vẻ rất quan tâm."Lúc đầu, tôi cứ nghĩ là đau tim," hắn nói mà mặt tỉnh bơ,"nhưng sau đó, tôi nhớra rằng buổi sáng hôm đó có người hỏi tôi thủ đô của Israel là gì." Hắn bỗng nhiên imbặt.Vị giáo sĩ nhăn trán, cố hiểu nội dung câu chuyện.'Tôi quên mất." Jerome buông hai tay thõng sang hai bên. "Chuyện là thế đấy, rấtrõ ràng và đơn giản. Tôi đã quên mất Jerusalem," Hắn cười toe toét.Vị giáo sĩ gật đầu chán nản, mỉm cười và thở dài. "Cậu đúng là tên ba láp." Ôngtựa người vào thành bàn."Tôi có thể lấy chút gì cho mọi người uống đây?" Fabio xuất hiện thật đúng lúc."Cà phê chứ, thưa thầy? Hay trà bạc hà?"Vị giáo sĩ gật đầu, sau đó chúng tôi từng người gọi đồ uống. Fabio xem lại mộtlượt các thứ và trở lại nhà bếp."Chúng ta khởi động bằng một thứ gì đó dễ thôi," vị giáo sĩ tiếp tục,"rồi chuyểnđến cái thực tế ta cần phải học. Ta bắt đầu đọc một chương và nhận ra rằng nó cũngkhông có gì khó lắm bởi vì bộ não đã đi vào trạng thái học tập và mọi điều đang diễnra rất suôn sẻ.""OK," Jerome xác nhận. "Đó là chuyện của khoảng nửa tiếng trước.""Điểm tiếp theo khá quan trọng. Đừng dừng lại và đừng đứng đậy cho đến khinăng lượng đã cạn kiệt."Ông chỉ vào Jerome. "Lúc đó cậu mới được giải lao."Nghỉ lúc nào, học lúc nào?"Hầu hết các sinh viên đều mắc một sai lầm chung," ông nói tiếp. "Cậu đã baogiờ ngồi xuống học và nói trước là đến hai giờ, ví dụ thế, sẽ nghỉ giải lao chưa?" ônghỏi Jerome."Tôi toàn làm thế mà. Tôi tự bảo mình là sẽ học một tiếng rưỡi rổi nghỉ giải lao.""Lập kế hoạch thời gian cho mình như thế là tốt nhưng cậu cũng nên tận dụng tốiđa cảm hứng, đà học tập của mình. Nếu sau một tiếng rưỡi mà cậu thấy là mình đã đạtđến đỉnh điểm của khả năng học, có nghĩa là lúc đó độ tập trung và khả năng hiểu bàicủa cậu đại đến mức cao nhất rồi thì tại sao lại đi giải lao để phá hỏng cái đỉnh cao đóchứ? Cũng giống như là cậu dùng phanh khẩn cấp khi leo lên đỉnh đồi vậy.""Tôi rất thích lướt sóng," tôi nói. "Không ai lại đi quăng mình khỏi ván chỉ bởi vìđến giờ giâi lao cả. Người ta sẽ tiếp tục cho đến khi nào con sóng tan ra hoặc đập vàobờ.""Chính xác!" vị giáo sĩ mỉm cười. "Hãy trôi cùng ngọn sóng.""Lướt cùng ngọn sóng chứ," Jerome chữa lại. "Neu thầy mà trôi cùng ngọn sóngcó nghĩa là thầy bị bật ra khỏi ván rồi.""Đừng dừng lại. Đừng nghỉ giải lao chỉ bởi vì đã đến lúc bạn định trước là sẽgiải lao! Đừng đứng dậy. Hãy tiếp tục học cho đến khi nào đầu óc bắt đầu lang thang,miên man ở nơi khác. Chỉ đến lúc đó mới nên giải lao.""Đứng vậy," llamar gật gù. "Đến lúc mức độ tập trung và hiểu bài giảm đi, mà đólà một điều hoàn toàn tự nhiên, thì chẳng có lý do gì để thúc bách bản thân nữa. Họchai tiếng trong trạng thái tỉnh táo vả tập trung còn tốt hơn nhiều việc học đếnnăm tiếng nhưng trong trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung nổi!""Cậu cần phải biết khi nào nên bắt đầu và khi nào nên kết thúc," vị giáo sĩ tómlại. "Đó là một trong những quan điểm sâu sắc nhất trong Ecclesiastics.""Thời điểm gieo trồng và thời điểm gặt hái," tôi trích dẫn."Thời điểm tìm kiếm và thời điểm đánh mất; thời điểm giữ lại và thời điểmquẳng đi; thời điểm im lặng và thời điểm lên tiếng..." ông tiếp lời."Mọi thứ đều phải đúng thời điểm của nó," Jerome lặp lại."Nhưng sự sáng suốt thực sự lại thể hiện trong việc qua lại giữa hai thái cực." Mắtông sáng lên. "Nếu cậu đã làm gì đó thì hãy kiên trì cho đến khi hoàn thành. Khi đãxong việc, hãy quên nó đi, như thể nó chưa từng tồn tại vậy."Ông dịch chiếc ghế xa bàn ra và bắt chéo chân."Tôi nhớ mấy năm trước, tôi thấy mình mắc trong một cái vòng luẩn quẩn," ôngbắt đầu. "Lúc ngập đầu trong công việc thì tôi cảm thấy mình không dành đủ thời giancho bọn trẻ, còn khi chơi đùa cùng bọn trẻ thì tôi lại lo nghĩ về những công việc đánglẽ ra tôi phải làm. Tôi bị dằn vặt bởi những ý nghĩ về gia đình trong khi làm việc vànhững lo lắng về công việc khi ở bên gia đình. Tất cả những cái đó nhiều khi làm tôicáu bẳn. Và cái tôi nhận được là gì. Chỉ là nỗi tức giận. Chỉ có thế."Ông xé một gói đường nhỏ, bỏ vào tách trà của mình và chậm rãi khuấy."Cách giải quyết, tôi đã khám phá ra, đó là làm theo Ecclesiastics," ông nói tiếp."Khi làm việc, tôi chỉ tập trung vào những thứ có liên quan đến công việc và thậm chíkhông nghĩ đến gia đình. Còn khi ở bên gia đình, tôi gạt đi mọi suy nghĩ về công việcthay vì cố gắng giải quyết chúng như tôi vẫn thường làm trước kia.""Khi làm việc, chỉ nghĩ về công việc thôi, Khi ở bên gia đình, hãy cống hiến trọnvẹn cho gia đình. Khi học tập, hãy tận tâm tận lực cho việc học, còn lúc giải lao,đừng nghĩ, dủ chỉ một chút, về những thứ bạn vừa học. Đừng có suy nghĩ về nhữngthứ trong đầu mình. Hãy để bản thân thư giãn hoàn toàn!"Itamar viết gì đó lên tờ giấy trên bàn cạnh cậu ta."Cậu có biết một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đạo Do Thái là gìkhông?" vị giáo sĩ hỏi Itamar."Ngày Sabbath[22]phải không?" Itamar đoán."Chính xác!" ông nói,"Nhưng tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Đó là một điềubí mật đối với những thế hệ tương lai của người Do Thái. Xuyên suốt lịch sử củamình, người Do Thái đã mạo hiểm cả cuộc sống để giữ nghi lễ Sabbath, bí mật thắplên ngọn nến Sabbath, làm bánh challah, nói lời cầu nguyện bên ly rượu; làm tất cảnhững nghi lễ này mà những kẻ thống trị không hề hay biết. Ngày Sabbath, từ thuở sơkhai đến giờ, cho mọi người Do Thái thời gian thoát khỏi những công việc hàng ngàyvà dành ra ít nhất một ngày một tuần cho đức tin Do Thái của mình. Để được nghỉngơi, học tập, ăn tối bên chiêc bàn ăn Sabbath với cả gia đình. Để được làm một ngườiDo Thái!"Và tại sao tôi lại nói đến ngày Sabbath? Bời vì nó thể hiện rõ nhất sự phân chiahoàn toàn giữa công việc và nghỉ ngơi. Danh sách những điều được và không đượclàm trong ngày Sabbath rất dài và tỉ mỉ. Trong ngày đó, có một điều cấm đó là cấmlàm việc. Chỉ được trò chuyện về những điều thiêng liêng. Phải mặc những bộ quầnáo thật đẹp. Tại sao ư? Để giúp ta quên đi hết những lo toan hàng ngày. Một ngày đểnạp năng lượng và tẩy sạch đầu óc. Một ngày cho tâm linh.""Giá trị cao nhất trong đạo Do Thái," ông quay sang Jerome,"không phải làcông việc hay học hành. Giá trị cao nhất," ông ngừng lại một lát, cặp mắt nhắmnghiền,"là nghỉ ngơi." Ông nhìn hắn. "Sự thanh bình của ngày Sabbath. Hãy nhớ lấyđiều này mỗi khi lương tâm cậu cắn rứt về chuyện giải lao."Jerome gật đầu thỏa mãn. "Tôi không nghĩ lương tâm mình sẽ cắn rứt về chuyệnđó đâu.""Vì chúng ta đang nói đến việc phân chia thời gian hợp lý cho học tập và nghingơi, tôi cần nhấn mạnh một điều rằng nên học từng chút một trong thời gian ngắnthôi."Hiệu ứng Brita"Học nhiều thì chẳng được bao nhiêu, học ít thì học bao nhiêu được bấy nhiêu,"cậu sinh viên nói."Chính xác," vị giáo sĩ đồng tình. "Maharal và Gaon, hai trong số những nhàhiền triết vĩ đại nhất, cho rằng học từng chút một sẽ tốt hơn bởi vì khả năng, trí tuệcủa con người là có hạn. Do đó, ta phải tiến hành một cách từ từ và ôn luyện thườngxuyên.""Mục đích của hầu hết các trường học là học được càng nhiều tài liệu thật nhanh,trong thời gian càng ngắn càng tốt," tôi bực bội. "Rõ ràng như thế rất không hiệu quảvà gây ra cho học sinh sự chán nản. Lời này là dành cho các vị giáo sư đấy." Tôi nhìnsang Itamar.Cậu ta gãi cằm và lau mồ hôi hai bên thái dương."Tôi cũng phải thừa nhận rằng sinh viên của tôi có một danh sách dài nhữngcuốn sách phải đọc.""Vậy đến cuối học kỳ, chúng thực sự còn giữ được gì không?" Jerome tham giavào màn công kích."Không nhiều lắm," Itamar thừa nhận, cười trừ và gật đầu chấp nhận thua cuộc."Hiệu ứng Brita. Cậu có nhớ không?" tôi nói với cậu ta. Có lần chúng tôi đã nóivề chủ đề đó."Hiệu ứng Brita là gì?" Schneiderman hỏi."Cậu có biết máy lọc nước Brita không?""Có," cậu sinh viên trả lời, vẫn đang cố tìm ra mối liên hệ giữa chúng."Chiếc máy kỳ cục đó cũng giống như việc học hành," tôi bắt đầu. "Mỗi lần cậuphải đổ một lượng nước nhất định vào đó và chờ cho nước thấm dần qua bộ lọcxuống bên dưới. Nếu cậu đổ quá nhiều nước, nó sẽ bị tràn và cậu mất hẳn số nướctràn đó. Điều tương tự cũng xảy ra vói việc học hành. Mỗi lần học một ít và để kiếnthức thấm dần. Khi kiến thức đó đã thấm xong, cậu có thể học thêm một chút nữa,từng chút một. Nếu cậu học 'quá nhiều,' tức là học liên tục nhiều giờ liền, như thế sẽkhông tốt và kiến thức khi đó sẽ bị 'tràn' khỏi đầu cậu.""Hay thật," vị giáo sĩ thốt lên,"Hiệu ứng Brita," ông nhắc lại."Trong cuốn Hazchira," ông nói tiếp,"có viết 'chỉ một chút thôi nhưng có mụcđích còn hơn là nhiều mà chẳng có mục đích gì cả.'Tác giả gợi ý rằng mỗi lần học chỉnên tập trung vào một chút thôi. Chẳng hạn, nếu lấy 150 bài thánh thi và chia cho bamươi ngày thì mỗi ngày ta đủ phải học năm bài thôi. Trong trường đạo, mỗi sinh viênchỉ nên học hai bài luận mỗi ngày.""Nói tóm lại," tôi lên tiếng,"khả năng tập trung và nắm kiên thức của mỗi ngườilà có hạn. Càng nói nhiều thì càng nhớ được ít. Kiến thức càng được đơn giản hóa vàđi vào vấn đề chính thì khả năng nhớ được kiến thức đó càng cao."Chủng tôi ngồi im lặng. Sau một lúc, Jerome tựa vào bàn."Xin lỗi, khi nãy tôi nghe không kỹ lắm," hắn nói. "Ai đó có thể nhắc lại toàn bộcâu chuyện của chúng ta kể từ lúc thức ăn được mang ra không?""Tôi nghĩ đến lúc chúng tôi phải đi thôi," vị giáo sĩ mỉm cười. "Tôi phải về nhàcòn Joseph Hayim thì phải quay lại trường."Itamar đóng vai trò chủ nhà và lấy hóa đơn. Chúng tôi đứng dậy và thống nhấtmấy hôm nữa sẽ gặp nhau để nghe những phương pháp mà Sehneiderman sử dụng đểghi nhớ các nguyên tắc, bài luận, và - quan trọng nhất với Jerome - những tài liệu thicử. Chúng tôi mỗi người đi một đường, chỉ có Jerome vẫn ngồi lại bàn nói chuyện vớiFabio.Tôi liếc mắt nhìn lại và thấy một người quen quen. Là Lisa. Cô gái đang rảo bướcnhanh và biến mất vào trong Café Ladino. Tôi mỉm cười, Jerome kín thật, hắn giữ chomình bí mật về cuộc hẹn nho nhỏ này. Điều này khiến tôi có ấn tượng rằng có lẽchuyện này khá nghiêm túc - một phẩm chất hiếm khi thấy ở hắn trong vấn đề liênquan đến trái tim.Chương 12: Họp nhóm về sự cải thiện trí nhớ của Jerome(Những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ một lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn)Những đám mây xám giăng kín bầu trời nhưng thời tiết vẫn nóng bức. Jeromeđang ngồi ngay tại chiếc bàn mà tuần trước đó chúng tôi ngồi với một đống giấy tờtrước mặt. Trông hắn có vẻ đã hoàn toàn sẵn sàng cho bài học về những bí quyết ônthi; một bài học có thể sẽ cho hắn một vài thủ thuật ghi nhớ của Joseph HayimSchneidermnan.Tôi ngồi xuống và cười toe toét với hắn, không nói một lời.Hắn nhìn tôi chằm chằm, cố lý giải nụ cười của tôi."Cái gì thế?" hắn hỏi, giọng có vẻ bất an."Cậu có gì muốn kể với tớ không?""Có gì tớ có thể kể với cậu à?" hắn hỏi."Tớ dám thề là đã nhìn thấy một cô nàng vào đây sau khi chúng ta chia tay tuầntrước ấy," tôi tuôn ra, không kiềm chế được.Jerome cười bẽn lẽn và xấu hổ nhìn xuống chân."Đó là lần thứ hai bọn tớ gặp nhau bên ngoài khuôn viên trường," hắn tiết lộ."Và..."Hắn ngẩng đầu lên và nhìn tôi âu yếm. Một nụ cười nở ra trên khuôn mặt hắn."VÀ?!!" tôi sắp nổ tung đến nơi.Hắn im lặng, nhưng vẫn cười."Có thể..." hắn nói chậm. "Ý tớ là, tớ nghĩ là..." hắn ấp úng.Thầy Dahari và Joseph Hayim Schneiderman đã đến bên ngoài quán và vẫy taychào chúng tôi."Để sau nhé," hắn thì thầm khi chúng tôi đứng dậy đón những vị khách."Xin chào," hắn nói."Thật tuyệt khi được ở đây," vị giáo sĩ đáp lại và ngồi xuống chỗ dành cho ông."Việc học của cậu sao rồi?" ông hỏi Jerome. "Cậu đã bắt đầu áp dụng nhữngphương pháp học chưa?"Jerome lại ngồi xuống và khoanh tay."Tôi đã đi siêu thị," hắn bắt đầu. "Thầy không biết ở đó họ có nhiều loại dầu ôliuvà mật ong thế nào đâu. Làm sao tôi biết được loại nào tốt nhất cho trí nhớ chứ?" Hắncười khúc khích.Vị giáo sĩ chuấn bị trả lời thì Jerome đưa tay lên và lắc đầu."Tôi đùa thôi. Tôi đã thử rồi." Hắn lấy ra một tờ giấy từ đống sách vở ở trướcmặt. "Chẳng hạn, tôi đã bắt đầu học ở đây. Café Ladino. Fabio biết là mỗi tuần tôi sẽđến đây ba lần và để cho tôi một chiếc bàn ở rìa quán. Thỉnh thoảng, Itzik Ben-David,anh chàng lần trước mọi người thấy ấy, cũng đến đây và chúng tôi cùng nhau học.""Nghe có vẻ hay đấy," vị giáo sĩ mỉm cười đồng tình."Và thực sự rất có hiệu quả," Jerome hào hứng nói tiếp. "Học trong quán cà phêrất vui," Như kiểu học ngoài trời ấy. Tôi học được nhiều hơn. Thế mà suốt từng đónăm tôi đã bắt mình phải học ở một nơi nhỏ bé, chật hẹp và yên tĩnh. Chán ngắt!"Itamar, như thường lệ, đến muộn hơn một chút và tìm đến chỗ ngồi quen thuộccủa cậu ta."Cậu thì sao hả Josik?" Jerome hỏi Schneiderman."Ơn Chúa," cậu ta trả lời. "Tôi đã tập hợp được vài thứ cho anh. Một vài ý tưởngtôi nghĩ có thể có ích cho anh.""Tuyệt!" Jerome duỗi thẳng người."Chúng ta bắt đầu chứ?" Schneiderman hào hứng."Ờ."Schneiderman liếc nhìn thầy mình. Khi ông gật đầu đồng ý, cậu ta bắt đầu."Chúng ta đã nói đến việc bắt đầu bằng những thứ dễ và thú vị rồi sau đó mớichuyển sang những chủ đề khó nhằn hơn. Bắt đầu bằng những lượng kiến thức nhỏthôi và tự cho mình thời gian giải lao. Tuy vậy, có một điều rất quan trọng mà tôi đãquên không nhấn mạnh. Khi gặp phải những tài liệu khó và phức tạp, ta phải hoàntoàn chắc chắn rằng mình hiểu nội dung thực sự của tài liệu đó."Jerome trông có vẻ bối rối. "Điểu đó thì quá rõ ràng rồi còn gì.""Không hẳn thế," Itamar trả lời. "Có những thứ có vẻ cực kỳ hiển nhiên, tức là tanghĩ rằng ta hoàn toàn biết rõ về nó, nhưng thực tế có thể ta đã bỏ qua một cái gì đó."Jerome nhìn Itamar chằm chằm."Tớ sẽ cho cậu một ví dụ," Itamar nói nhanh. "Tớ chắc là cậu đã nghe thấynhững cụm từ như 'ad hoc,' 'modus vivendi,' 'tabula rasa,' 'bonafied'... rồi đúngkhông?""Chắc chắn rồi. Tớ nghe thấy suốt," Jerome trả lời."Thế 'ad hoc' có nghĩa là gì?"Mặt Jerome chuyển xám khi hắn cười lúng túng. "Nghĩa là... ừm..." hắn ngừnglại để nghĩ. "Kiểu như là 'phòng khi,'tớ nghĩ là vậy.""Thế còn 'modus vivendi' thì sao?""Cái đó liên quan đến một đơn vị đo nào đó..." Jerome cười ngượng. "OK, tớchịu. Tớ đã nghe những cụm từ kiểu như thế nhiều lần rồi nhưng chưa bao giờ chịubỏ thời gian tra xem nghĩa chính xác của chúng là gì.""Hồi trước có một chương trình TV," tôi nhớ lại,"trong đó bọn trẻ con được hỏivề những chủ đề của người lớn. Có một hôm, người dẫn chương trình, Art Linkletter,hỏi bọn trẻ có biết ai có charisma[23]không. Bọn trẻ con không biết charisma là gìnhưng vẫn trả lời. Một cậu bé nói,'Bác cháu có charisma. Ông ấy đã ở bệnh viện haituần nay rồi." Tôi giả giọng trẻ con làm tất cả cười nghiêng ngả."Một cậu bé thì kể chuyện bố mình vừa trồng một cây charisma trong vườn sau.Có một bé gái nói rằng hồi trước mẹ mình bị charisma nhưng cuối cùng bà ấy tìmđược một loại dầu gội đầu mà cô bé không nhớ tên là gì nữa.""Ví dụ rất hay. Chính là điều tớ muốn nói đấy. Như Joseph Hayim đã nói,'Hãychắc chắn rằng bạn hiểu mọi điều mình học, từ đầu đến cuối.' Bộ não con ngườirất khó nhớ những thứ không có nghĩa hoặc không rõ ràng.""Đừng bỏ cuộc dễ dàng," vị giáo sĩ nói thêm. "Dành thêm một, hai phút nữa.Đầu tư thêm một chút năng lượng nữa để chắc chắn rằng mọi thứ đều hoàn toàn rõràng. Đôi khi, nếu ta không hiểu phần đầu tiên của một thứ gì đó thì mọi thứ khác tahọc sau đó đều sẽ không còn rõ ràng nữa. Cũng giống như một chiếc vòng cổ vậy.Nếu mắt xích đầu tiên bị yếu thì cả chuỗi dây sẽ bị ảnh hưởng.""Hiểu rồi. Quan trọng là phải hiểu!" Jerome nói."Sau khi đọc và hiểu tài liệu, hãy tự mình giải nghĩa sâu thêm một chút," cậusinh viên tiếp tục. "Một người sẽ rất hào hứng nếu có thể liên hệ những nét mới đến tàiliệu đã học và khi đó, anh ta sẽ nhớ tốt hơn bởi vì đó là thành quả của chính mình.""Đổi mới," Jerome nhắc lại điểm cuối cùng."Phải... ừm... ví dụ, khi tóm tắt một bài báo, hãy bổ sung thêm một điều chưađược nói đến trong đó, một điều mà ta nghĩ đến khi đọc bài báo đó. Ý kiến của riêngta, một cách hiểu khác liên quan đến chủ đề đó.""Có thể là một nhận xét hài hước chẳng hạn," Itamar gợi ý."Chắc chắn rồi," cậu sinh viên xác nhận. "Có lần, khi chúng tôi học về nhữngngười Israel lang thang trong sa mạc, tôi đã lập ra một danh sách những nơi họ đi quavà những điểm dừng trên hành trình đó. Rồi tôi hình dung ra những dấu mốc như mộtcây cọ, một chiếc lều, một cái giếng chẳng hạn. Điều này dẫn đến một ý nghĩ cực kỳhài hước là có lẽ người Israel lang thang khắp sa mạc bởi vì họ đã chôn những khobáu bí mật ở đó nhưng không nhớ chính xác là chỗ nào... Vậy nên họ phải quay lại đóđể tìm kho báu của mình... Thế nên họ mới phải lang thang suốt bốn mươi năm. Tìmkho báu mất nhiều thời gian mà." Joseph Hayim hơi đỏ mặt và mỉm cười.Chúng tôi lịch sự cười đáp lại. 'Thực ra câu chuyện cũng đâu có đến nỗi nào,'tôinghĩ thầm."Một ý tưởng bắt nguồn từ những nỗ lực và suy nghĩ của chính mình bao giờcũng sẽ dễ nhớ hơn," Itamar nhắc lại điểm chúng tôi đã nói đếm khi ở trường đạo."Thú vị là ở chỗ cái ý nghĩ vớ vẩn của tôi về kho báu được chôn giấu đó đã thựcsự giúp tôi nhớ được những thông tin liên quan đến câu chuyện về hành trình langthang trên sa mạc của người Do Thái. Tôi nhớ được nhiều thông tin hơn bởi vì tôi đãtập trung chú ý đến việc phát triển ý tưởng hài hước của mình." Cậu sinh viên dừnglại một chút. "Đó là cách tôi đã khám phá ra bí ẩn vĩ đại về một trí nhớ phi thường."Những ý tưởng mới mẻ là chìa khóa kích hoạt đầu óc và trí tưởng tượng, và trítưởng tượng đó chính là bí quyết và nền tảng của mọi phương pháp ghi nhớ," JosephHayim lại dừng và nhìn Jerome."Khi ta muốn nhớ một cái gì đó, ta đưa ra những chỉ dẫn để trí tưởng tượng củamình tạo nên những bức tranh, khung cảnh khắc sâu vào tâm trí, giữ chúng ở đó."Nếu ta muốn nhớ đến sự huyền diệu của đỉnh Sinai, tất cả những gì ta cần làmlà tưởng tượng ra cảnh chính mình đang đứng ở đó. Đứa con của dân tộc Israel Mosesđang nắm Mười điều răn trong tay... hay tiếng sóng biến, tiếng một chú ong vo ve. Khita nhắm mắt lại và tưởng tượng, ta sẽ thấy mình như đang thực sự có mặt trongkhoảnh khắc lịch sử đó." Mắt cậu ta khép lại."Trí nhớ là khả năng thiết yếu của tâm hồn con người, khả năng sắp xếp tất cảnhững bức tranh đó và triệu tập chúng chỉ trong một cái chớp mắt, và đó là lý do tạisao để nhớ được một thứ gì đó ta phải chuyển nó thành hình ảnh, một hình ảnhthực sự manh mẽ vả phi thường.""Aristotle và Plato chính là những người phát triển nên công cụ ghi nhớ bằnghình ảnh tưởng tượng," tôi nhận xét. Một vài kỹ năng ghi nhớ mà con người ngày nayvẫn sử dụng đã được phát triển từ thời đó. Theo như tôi biết thì đây là phát minh củangười Hy Lạp, chứ không phải của người Do Thái. Tôi đã rất ngạc nhiên.""Đức Chúa đã ban cho dân tộc Israel món quà đó," Schneiderman thốt lên đểđáp lại điều tôi nói. "Người biết rằng những thần dân của Người không có một trí nhớvĩ đại, chính vì vậy Người đã dạy cho họ những phương pháp để ghi nhớ..." Cậu mỉmcười và nhìn tất cả chúng tôi. "Mọi người có nhớ không?"Jerome và tôi nhìn lại cậu ta đầy thắc mắc."Chúa đã nói với dân tộc Israel," cậu sinh viên mạnh mẽ vung tay lên không khí,'Hãy tưởng tượng những điều ta đã làm với Hy Lạp và hãy để điều đó nhắc nhởcác con biết ai là vị chúa chân chính và vĩ đại nhất!" Cậu ta kết thúc bài diễn văn ynhư một nhà thuyết giáo thực thụ.Cũng đúng, tôi nghĩ thầm. Nhưng đây không phải là trí tưởng tượng thôngthường, Đức Chúa nói đến sự tưởng tượng về những điều vô cùng, những điều phithường. Trí nhớ của con người luôn hoạt động hiệu quả nhất đối với những điều mangtính chất phi thường."Kỹ xảo đặc biệt," Itamar nói. Thật thú vị là Jerome cũng đang nghĩ đến điềutương tự và nhanh nhảu bày tỏ ý kiến của mình ngay."Tớ thì không nghĩ là những kỹ xảo này sẽ gây ấn tượng mấy ở Hollywood đâu."Hắn cười với Itamar."Tưởng tượng cảnh Arnold Schwartzenegger đứng bất lực ở góc phòng, lớn tiếngđe dọa một tên găng-xtơ to như trâu mộng lại còn mang súng máy ngay trước mặtmình, đại loại như 'Tao sẽ cho mày cơ hội cuối cùng để rời khỏi đây. Mày nên biết làtao có chấy rận và mủ bệnh đấy.' Và rồi trong nháy mắt, Schwartzenegger di chuyểnđến gần tên găng-xtơ và chạm cái bờm sư tử của mình vào hắn, tên găng-xtơ run nhưcầy sấy, mất kiểm soát và cầu xin người anh hùng tha mạng. 'Không! Làm ơn đi!Đừng thả chấy rận!'"Jerome lắc đầu. "Không bao giờ có chuyện đó đâu.""Phải, nhưng dịch bệnh là chuyện có thật mà," Schneiderman phản bác."Tôi đùa thôi mà, Josik," Jerome trấn an cậu sinh viên. "Cậu đã xem phim củaSchwartzenegger bao giờ chưa?""Chưa, tôi không xem phim.""Ừ nhỉ... Xin lỗi," Itamar nói, hơi xấu hổ. "Bản thân Schwartzenegger đã là mộtkỹ xảo điện ảnh rồi.""Tóm lại," cậu sinh viên nói, quay trở lại với chủ đề của chúng tôi,"ta ghi nhớtốt nhất những điều mang tính lạ lùng, phi thường. Những điều đó rất có hiệu quả đốivới trí nhớ bởi vì chúng có hiệu quả đối với trái tim.""Sự kích động," Itamar giải thích,"tác động đến trí nhớ.""Chắc chắn rồi. Mức độ kích động và hứng thú mà tâm hồn ta cảm nhận có ảnhhưởng đến hiệu quả cùa việc ghi nhớ. Mức độ hứng thú hay đau đớn, tức là quy môcủa ấn tượng, quyết định liệu một sự kiện nào đó có ghi dấu ấn mãi trong trái timchúng ta hay không."Jerome đưa tay ra hiệu bảo Schneiderman dừng lại một chút. "Đợi một lát,"Jerome lôi ra phần tóm tắt mà trước đó hắn đã cho vị giáo sĩ xem. "Bớt trừu tượng đimột chút nhé. Chẳng hạn, làm thế nào để nhớ được những thứ này nếu dùng phươngpháp cậu vừa nói?""Xem nào." Schneiderman cầm tập giấy và chăm chú xem xét. "Đây là những gìanh ghi chép được từ một bài luận hay một cuốn sách nào đó đúng không?""Một bài viết về việc quản lý tài chính trong những công ty mới," Jerome giảithích."OK. Vậy bây giờ anh phải nhìn vào phần tóm tắt này và hiểu được những điềuthiết yếu: ý chính và chủ đề. Lấy một tờ giấy khác, hay dùng lề của tờ giấy này luôncũng được, viết ra một hoặc hai từ đại diện cho chủ đề, một từ anh có thể tưởng tượngra. Từ đó phải thật nổi bật, bắt mắt và khiến tâm hồn anh bị kích động, hào hứng vàtruyền cho anh một niềm mong muốn, một nỗi khát khao thực sự để ghi nhớ nó."Hàng thế hệ người Do Thái trên khắp thế giới này đã tổ chức Bữa tối ngày lễQuá hải mà không cẩn đến cuốn kinh cầu nguyện Hagadah, anh biết tại sao họ nhớđược tất cả những lời cầu nguyện đó không?''"Bằng những từ chủ đạo," Jerome đoán."Chính xác," Schneiderman trả lời và bắt đầu liệt kê một số từ chính. "Lời cầunguyện, rửa tay, ngò tây, chuyện kể, rửa tay, bánh không men, bánh kẹp... và cònnhiều nhiều nữa.""Ừ, tôi nhớ được hết những cái đó," Jerome nói."Những từ này được nhấn mạnh, nổi bật ở đầu cuốn Hagadah. Mỗi từ đều đượcnói ra để nhắc chúng ta nhớ đến những phần khác nhau của buổi lễ: lời cầu nguyện -nói lời cầu nguyện bên ly rượu, rửa - rửa tay trước nghi lễ, ngò tây - chúng ta ăn raungâm trong nước muối, bánh không men - miếng bánh ở giữa sẽ được bẻ làm đôi...Bằng cách này, chúng ta ghi nhớ được mười lăm phần của buổi lễ. Nhân tiện, thầySamuel đã nói rằng ta nên cố gắng chọn những từ chủ đạo và gieo theo vần. Như thếta sẽ nhớ tốt hơn.""Nói cách khác, hãy chọn những từ gây ấn tượng mạnh và sắp xếp nhữngtừ đó theo một cách khiến chúng thật nổi bật và bắt mắt.""Giống như mấy cái áp phích ở chỗ cậu," Itamar xen vào.Cậu sinh viên nhìn Itarnar vẻ không hiểu. "Áp phích nào?""Cậu chưa bao giờ để ý đến những tấm áp phích quảng cáo đặc biệt dán trêntường các khu tôn giáo à?""Chưa." Cậu sinh viên cố nhớ lại."Ờ, đôi khi chúng như một mớ hỗn độn vậy," Itamar giải thích. "Gần đây tôi thấygì nhỉ? À, phải rồi... có những tờ quảng cáo tìm người, thay vì những câu kiểu như'Tìm người: đầu bếp cho học viện Torah' chẳng hạn thì lại là một tờ áp phích cực kỳấn tượng với dòng chữ. 'Khẩn cấp! Hai anh em sinh đôi bị cơn đói giày vò tìm mộttâm hồn cao cả và nhân từ sẵn sàng vào bếp nấu ăn cho họ...' Nghe cứ như trên thếgian này không còn gì quan trọng hơn việc tìm một đầu bếp vậy."Schneiderman và vị giáo sĩ mỉm cười. Họ biết chính xác cái quảng cáo mà Itamarđang nói đến."Nhiều lần tôi cũng dán mắt vào những tờ quảng cáo như vậy, nhưng anh có để ýthấy tác động mạnh mẽ của chúng không?" Cậu sinh viên nhận xét. "Nếu chúngkhông gây ấn tượng mạnh đến vậy, có khi anh chẳng để ý đến chúng làm gì bởi vì cóliên quan gì đến anh đâu.""Nhưng từ chủ đạo cần phải thật bắt mắt, như ta đã nói," Schneiderman nóithêm. "Những từ này có vai trò như những dấu mốc, những tấm bảng chỉ dẫn cho trínhớ." Schneiderman cố gắng hết sức để làm rõ quan điểm của mình. "Để thực hiệnmục đích của anh, Jerome, chúng ta đã nói đến việc đơn giản hóa, tức là đọc thườngxuyên và tóm tắt một cách đơn giản. Còn gợi ý có nghĩa là những từ chủ đạo,những dấu hiệu ghi nhớ có thể gợi cho ta nhớ đến những ý tưởng khác." Cậu tadừng lại để giải tỏa cơn khát."Dấu hiệu ghi nhớ là gì đấy?" tôi hỏi.Schneiderman ngẫm nghĩ để tìm ví dụ minh họa. Bỗng nhiên, có vẻ như một ýtưởng rất hay đã nảy ra trong đầu cậu."Dấu hiệu ghi nhớ là những công cụ hỗ trợ mà khi ta nhìn thấy, ta sẽ nhớ ranhững cái khác." Cậu duỗi thẳng người trên ghế. Rồi bất ngờ, cậu ta lục trong túiquần, lôi ra một quả tzitzit[24]và đưa cho chúng tôi xem."Đây là một ví dụ về dấu hiệu ghi nhớ," cậu tuyên bố."Quả Tzitzit à?" Jerome hỏi."Trong cuốn Những con số, Đức Chúa đã nói với Moses,'Hãy nói với những đứatrẻ Israel và nhắc chúng phải kết tzitzit ở những góc khăn, từ thế hệ này sang thế hệkhác, và buộc ở mỗi góc một sợi chỉ màu xanh: chiếc tzitzit sẽ ở đó, các con sẽ nhìnthấy nó và nhớ được tất cả những điều răn của Chúa và làm theo những điều răn đó."Khi một người mang trên mình tzitzit, người đó sẽ nhớ mình là ai, mình là cái gì,nhớ đến những điều răn và bổn phận thực hiện những điều răn đó. Vậy làm thế nàođể nhớ được là có bao nhiêu điểu răn tất cả?""Dễ thôi mà, Có tất cả 613 điều răn," Jerome trả lời."Đúng rồi, 613," Joseph Hayim xác nhận. "Chỉ để chắc chắn thôi mà," cậu ta lạichỉ vào chiếc tzitzit,"nhưng còn một điều gợi ý nữa. Ở mỗi cụm có năm nút và támsợi dây. Năm cộng tám là bao nhiêu.""Mười ba.""Và giá trị số học cùa từ tzitzit là bao nhiêu?"Itamar tính nhẩm thành tiếng,"tz là 90, i là 10, tz là 90, i là 10 và t là 400. Tổngcộng là 600. Thêm 13 vào nữa, vậy là có 613 điều răn ta cần phải ghi nhớ.""Thật đáng kinh ngạc," tôi thốt lên.Schneiderman nhét chiếc tzitzit vào chỗ của nó và ngồi xuống."Khi tôi mới chuyển đến Israel," Jerome bắt đầu,"trước khi biết tzitzit là cái gì,tôi đã thấy mọi người đi loanh quanh khắp nơi với quả tzitzit treo lòng thòng và tôi đãtự hỏi sao người ta không kiếm được thứ đồ nào khá khẩm hơn," Hắn cười toe toét."Tôi cứ nghĩ quần áo họ bị rách.""Nói tóm lại, tôi nên viết ra những từ chủ đạo, những từ này sẽ đóng vai trò nhưnhững tấm biển chỉ dẫn cho trí nhớ. Sao chúng ta không thử làm một bài thực hànhluôn nhỉ?" Jerome chỉ vào phần tóm tắt của hắn."Tài chính doanh nghiệp," vị giáo sĩ đọc to."Việc thực hiện một kế hoạch kinh doanh đòi hỏi phải có các nguồn tài chính,"ông đọc bằng giọng trầm bổng như thôi miên. "Một công ty mới thành lập có rấtnhiều lựa chọn về vấn đề tài chính theo như... Xem nào." Ông bỏ qua. "Đây là đoạnđầu tiên." Ông chỉ vào phần tương ứng trên trang giấy."Tiền tiết kiệm cá nhân của doanh nhân là khoản tài chính trước mắt, tuy vậykhoản tài chính này thường rất hạn chế... Tóm lại, từ chủ đạo ở đây là gì? Nguồn tàichính tiềm năng ban đầu là gì?" Ông hỏi Jerome."Tiết kiệm cá nhân," Jerome trả lời."Tiết kiệm cá nhân," vị giáo sĩ viết ra lề.Jerome quay sang Schneiderman. "Làm thế nào mà tôi tưởng tượng ra được tiếtkiệm cá nhân?""Ừm. Nếu là tôi thì hình ảnh hiện lên trong đẩu tôi là cảnh tôi đang ôm một baotải vàng."Jerome nhắm mắt lại. Một nụ cười rộng ngoác nở trên mặt hắn."Vậy tôi sẽ tưởng tượng mình đang ôm một bọc toàn tiền vàng vậy.""OK." Vị giáo sĩ đọc tiếp,"Khi một người cần một khoản đầu tư lớn... họ có thểtìm nguồn đầu tư từ một đối tác để chia sẻ những rủi ro trong kinh doanh. Một đốitác tốt là một người có thể đóng góp kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn...Nói tóm lại là gì?" Ông nhướn mắt vê phía Jerome."Một đối tác."VỊ giáo sĩ viết ra chữ đối tác.'Tôi tưởng tượng ra Hevrutah của mình, Solomon. Cậu ấy là bạn học của tôi,"cậu sinh viên nói."Vậy tôi sẽ tưởng tượng ra Issac. Cậu la là Hevrutah của tôi." Jerome nói theo."Cậu ấy có ý thức rất tốt về công việc kinh doanh... Ai mà biết được biết đâu mộtngày nào đó chúng tôi sẽ cùng nhau mở công ty thì sao," hắn mơ màng nói to.Vị giáo sĩ viết tên Issac bên cạnh chữ đối tác."Nguồn vốn dự án là những công ty đầu tư đang lập kế hoạch đầu tư dàihạn... nhất là trong các dự án về công nghệ...""Nguồn vốn dự án," vị giáo sĩ viết. "Đó là nguồn tài chính tiềm năng thứ ba củachúng ta.""Làm sao mà tưởng tượng ra nổi nguồn vốn dự án được đây?" Jerome hỏiSchneiderman."Tôi không biết nguồn vốn dự án là gì," cậu sinh viên trả lời, cười nhẹ, giọng cóchút hơi xấu hố. "Tuy vậy, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu tôi là một con kềnkền[25]... Nghe giống nhau lắm, môt con kền kền to bự - một con kền kền có thể sàxuống chỗ tôi bất cứ lúc nào."Cậu ta nhìn sang bên phải và đưa hai tay lên ôm lấy đầu như thế có cái gì đó sắprơi xuống. "Tôi nghĩ là từ chủ đạo ở đây phải là kền kền.""Quá chuẩn!" Jerome hào hứng. "Một con kền kền suýt nữa thì đáp xuống đầumình. Mình nhảy ra tránh được nhưng nó đập đập đôi cánh khổng lồ làm bụi bay mùmịt quanh mình." Hắn tiếp tục dòng tưởng tượng của cậu sinh viên."Có nhiều nguồn tài trợ và hỗ trợ khác nhau..."vị giáo sĩ tiếp tục.Jerome nhanh nhảu nói luôn,"Nguồn tài chính tiềm năng thứ tư - tài trợ."Vị giáo sĩ ghi ngay ra lề trang giấy."Tôi tưởng tượng ra hình ảnh tướng Ulysses S. Grant đi xuống phố, chân dậmthình thịch đầy kiêu hãnh," Jerome miêu tả hình ảnh tưởng tượng của mình.""Nguồn tài chính chủ yếu thường là vốn vay ngân hàng, được bảo đảm bằngmột tài sản thế chấp nào đó," vị giáo sĩ đọc tiếp.Ông và Jerome nhìn nhau và cùng bật ra một lúc. "Vay.""Anh nghĩ đến hình ảnh gì?" cậu sinh viên hỏi."Từ 'vay' khiến tôi nghĩ đến chuyện phải ở một mình[26]," Jerome nhún vai."Rất tốt," Schneiderman nhận xét, hài lòng thấy rõ vì khả năng nghĩ ra những ýtưởng kỳ cục rất nhanh chóng của Jerome."Nếu cậu không trả được nợ cho ngân hàng," tôi xen vào,"cậu có thể chắc chắnmột điều là cậu sẽ một mình, hoàn toàn một mình, chẳng có việc làm ăn nào để mànghĩ đến hết. Từ này được đấy.""Thế thôi," vị giáo sĩ kết luận khi lướt qua một lượt hết toàn bộ trang giấy ôngcầm trên tay. "Vậy những lựa chọn chủ yếu về nguồn vốn cho một công ty là gì nào?""Xem nào," Schneiderman nhắm mắt suy nghĩ một lát,"tiết kiệm cá nhân, đốitác, nguồn vốn dự án, tài trợ và vay." Cậu ta nhắc lại toàn bộ danh sách với tốc độkhá nhanh so với một người sống tách biệt khỏi thế giới làm ăn kinh doanh."Tốc độ thật!" Itamar thán phục."Điều này dẫn ta đến với câu hỏi tiếp theo, quan trọng hơn nhiều - làm thế nàođể nhớ được tất cả những từ chủ đạo? Hay chính xác hơn là làm thế nào để nhớ đượcmột danh sách các từ ngữ.""Cuốn Kuzari đã nhắc đến một thứ giác quan, đó là giác quan chia sẻ. Giác quannày cho phép kết nối những điều khác nhau trong một thời gian, không gian cụ thểnhằm khôi phục, kích thích và tái tạo trí nhớ. Chẳng hạn, vị giác cảm nhận được mùivị còn thị giác thấy được màu sắc. Lưỡi ta nếm được vị ngọt của mật ong nhưngkhông thế thấy được màu vàng óng của nó. Còn mắt ta thấy được màu nhưng lạikhông có ý niệm gì về vị. Giác quan chia sẻ, nói cách khác; làm cầu nối cho các giácquan khác nhau. Khi mắt ta nhìn thấy mật ong và bộ não ta xác nhận rằng vị ngọt củamật ong tương tự như khi mắt ta nhìn thây tuyết thì cảm giác lạnh sẽ khiến toàn bộ cơthể run lên. Vì một giác quan thường đưa đến một giác quan khác nên người ta đã nảyra ý tưởng về việc tạo ra một chuỗi các ý tưởng hoặc từ ngữ có mối liên hệ vớinhan, cái này dẫn đến cái kia." Cậu ta dùng khăn lau miệng. "Có thể là một câuchuyện để liên kết tất cả các từ ngữ.""Một câu chuyện liên kết," tôi nhắc lại với Jerome. "Có phải đó là cách cậu nhớđược tất cả những từ chủ đạo trong phần tóm tắt của Jerome không?" Tôi hỏiSchneiderman."Để nhớ được tất cả những khả năng tập hợp nguồn vốn, tài chính công ty, tôithấy trước mắt mình một chiếc máy ATM khổng lồ đặt cạnh xưởng may của cô tôi ởBnai Barak," cậu ta ngừng lại để xem chúng tôi có theo dòng suy nghĩ của mìnhkhông."Chiếc máy ATM tượng trưng cho nguồn tài chính còn xưởng may tượng trưngcho một công ty," Jerome mỉm cười. "Rất hay.""Bây giờ câu chuyện bắt đầu," Schneiderman nói tiếp. "Tôi tưởng tượng mìnhđang ngồi ở ngoài hành lang xưởng, gần chiếc máy ATM, tay cầm một chiếc bao tảimàu nâu may bằng một thứ vải dày và chắc. Chiếc máy bị trục trặc. Hàng ngàn đồngtiền vàng đang tuôn ra từ khe máy, chảy thẳng vào chiếc bao tải mà tôi đang nắm thậtchặt.""Tiết kiệm cá nhân," Thầy Dahari giải thích, có vẻ cho chính mình nhiều hơn."Cái bao tải khá nặng. Solomon, đối tác của tôi và là Hevrutah của tôi, đến giúpmột tay. Nhờ sự giúp đỡ của cậu ấy, tôi nhấc được chiếc bao lên và chúng tôi bắt đầuđi xuống phố. Rỗi bỗng nhiên chúng tôi bị cướp." Cậu ta giơ hai tay lên đầu. "Từ phíabên kia đường, bất ngờ, một con kền kền khổng lổ lao về phía chúng tôi, quắp lấy cáibao tải và quẳng cho ông chủ của nó, tướng Grant, ông này nhanh chóng mất hútcùng với bao tải tiền. Solomon đuổi theo nhưng một chiếc xe từ đâu lao đến và đâmvào cậu ấy. Vậy nên, tôi đứng đó, chỉ còn lại một mình." Cậu khoanh tay, mỉm cười vàtựa vào ghế. "Hết rồi."Cả ba chúng tôi nhìn cậu ta, đầy kinh ngạc."Rõ ràng, cậu được bề trên ban cho một trí tưởng tượng phi thường," vị giáo sĩthán phục."Đúng thật đấy, Josik à," Jerome nói, không giấu sự hứng khởi. "Sao cậu lại suốtngày ở trong trường được chứ? Đáng lẽ ra cậu nên viết kịch bản cho Hollywood. Biếtđâu cậu lại thành Steven Spielberg của cộng đồng Do Thái chính thống ấy chứ."Cậu sinh viên hơi đỏ mặt."OK, cậu phải thừa nhận là phương pháp này rất có hiệu quả," tôi nói với Jeromebằng giọng yêu cầu nghiêm túc."Cậu dành cả ngày chỉ để tưởng tượng thôi sao?" Itamar băn khoăn. "Nó đòi hỏimột trí tưởng tượng tích cực và cực kỳ nhiều nỗ lực, mỗi lần phải nghĩ ra một câuchuyện hoàn toàn mới đâu phải dễ, còn chưa tính đến thời gian bỏ ra nữa.""Thật ra thì không phải thế," Schneiderman cố trấn an Itamar. "Thực tế là tôi đãnghĩ ra toàn bộ câu chuyện từ lúc mọi người nói đến chủ đề này lần đầu tiên rồi.""Vấn đề ở đây là phải thực hành phương pháp này cho đến khi nó trở thành bảnnăng thứ hai của ta," tôi bổ sung, dựa trên những kinh nghiệm chuyên môn của chínhmình trong chuyện này. "Có thể ngay lúc này, ta thấy để làm được như thế, trí óc ta sẽphải hoạt động rất nhiều nhưng cuối cùng, chính điều đó lại giúp ta tiết kiệm thời gianvà giúp ta hiểu được nhiều tài liệu hơn, trong khoảng thời gian ngắn hơn.""Đúng đó," Schneiderman tiếp tục dòng suy nghĩ của tôi,"bởi vì khi đó anh thựcsự sắp xếp các thông tin thu nhận được theo một hệ thống có tổ chức. Điều này giúpanh không phải mất công xem đi xem lại một tài liệu nhiều lần để ghi nhớ nữa. Mộtcâu chuyện liền mạch, rõ ràng cực kỳ hiệu quả."Itamar, vẫn còn đang hoài nghi, nhìn sang Jerome để đánh giá phản ứng của hắn."Nếu cậu muốn hỏi tớ thì có vẻ đây là một cách học rất hay," Jerome lên tiếngnhư thể đọc được câu hỏi trong đầu Itamar. "Chắc chắn, tớ sẽ thử cách học này." Hắnmỉm cười hài lòng."Vậy là tốt rồi. Tớ phải nói thật là cậu cũng được ban cho một trí tưởng tượngkhá phát triển đấy," Itamar bố sung. "Những chiếc áo phông của cậu có thể chứngminh điều đó. Tớ thì lại khác, tớ không có được trí tưởng tượng như thế. Bộ óc tớ hoạtđộng theo một cách hoàn toàn khác." Cậu ta đưa ngón trỏ bàn tay phải lên vẽ mộthình vuông trong không khí. "Cậu có phương pháp nào khác không?" cậu ta hỏi nhẹnhàng, gần như là van nài."Logic hơn một chút hả?" Joseph Hayim Schneiderman gật đầu và bắt đầu tìmtrong đống giấy tờ của mình."Rogachev, một học giả rất được trọng vọng, có những khoảnh khắc mà ông gọilà 'bố cục.' Như thể toàn bộ trí óc ông là một chuỗi những mối liên kết. Bí quyết củaông nằm ở cách ông sắp xếp mọi thứ trong đầu mình."Mọi thứ trong tự nhiên đều được xếp vào các nhóm khác nhau; các chủng tộc,các loài, các loại. Từ tuổi rất nhỏ, trẻ con đã bắt đầu sắp xếp mọi thứ thành các nhómvà chúng biết rằng quả chuối là thứ ăn được trong khi búp bê là đồ chơi và không ănđược." Schneiderman hơi mỉm cười. "Lịch sử được chia thành những niên đại. Địađiểm thì được phân chia thành các đất nước, khu vực, thành phố khác nhau. Ở đâychẳng có gì là bí mật cả.Chúng ta sẽ dễ nhớ hơn nhiều nếu những thứ cần nhớ là một bộ phận của mộtnhóm nào đó, hoặc nếu trí óc ta tự tìm thấy sự logic của riêng nó. Trong đạo Do Tháicũng vậy thôi. Về cơ bản mọi chủ đề và ý tưởng đều được phân chia, sắp xếp vào cácnhóm một cách định lượng. Có tất cả bao nhiêu cuốn sách của Moses?""Năm," Itamar đáp."Thế có tất cả bao nhiêu điều răn?""613.""OK. Vậy ta sẽ thử làm một thí nghiệm nho nhỏ để xếp mọi thứ thành nhóm nhé.Thậm chí cả 613 điều răn cũng được chia thành các nhóm. Có 248 điều răn tích cực,tức là những đièu nên làm, và 365 điều răn tiêu cực, hay nói cách khác là những điềucấm. Kinh thánh Do Thái được chia thành các chương, các đoạn, cụ thế: 39 cuốn, 929chương, 23.214 đoạn và 773.000 từ," Joseph Hayim Schneiderman liệt kê, làm tất cảmọí người đều kinh ngạc."Thử lấy một thứ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta làm ví dụ, như danhsách đồ cần mua khi đi siêu thị chẳng hạn, ta sẽ thấy rằng nếu chia chúng thành cácnhóm, như thịt cá, rau, đồ bơ sữa thì sẽ dễ nhớ hơn nhiều, đúng không?" cậu hỏi vànói tiếp luôn, không đợi một câu trả lời. "Ví dụ, nếu ta biết rằng phải mua năm thứ đồbơ sữa và bốn loại hoa quả khác nhau, ta sẽ dễ nhớ danh sách cần mua đó hơn, đúngkhông?""Ừ, chắc chắn rồi," Itamar tán thành. "Lần nào vợ tôi gọi điện bảo tôi mua đồ, tôicũng hỏi xem có tất cả bao nhiêu món phải mua. Nếu cô ấy bảo là sáu món thì tôiluôn mua đủ sáu nhưng chưa bao giờ đúng sáu món cần mua cả.""Vợ tớ thì chẳng ghi danh sách các thứ cần mua bao giờ," tôi xen vào.Ai cũng nhìn tôi ngạc nhiên."Cô ấy chỉ túm lấy một chiếc xe đẩy hàng còn trống và ném vào đó tất cả nhữngthứ cô ấy thấy."Cậu sinh viên mỉm cười hiểu ý và nói tiếp. "Khi học Torah, sự logic và dễ hiểucủa các sự kiện và mốí quan hệ giữa các chủ đề giúp trí nhớ hoạt động hiệu quả hơn.Trật tự sắp xếp các vấn đề thường là từ dễ đến khó. Cũng như trong cộng đồng tôngiáo vậy, năm tuổi thì học Kinh thánh, mười tuổi học Mishna, đến mười lăm tuổi thìhọc Gomorrah. Như kiểu xây nhà ấy - móng nhà là Kinh thánh rồi sau đó ta mới xâythêm các bức tường và mái nhà.""Mọi thứ đều theo trật tự thời gian," Itamar nói."Đúng vậy," Schneiderman trả lời. "Trong đạo Do Thái, trật tự của mọi thứ vàmối quan hệ giữa chúng đều dựa trên thứ tự của các sự kiện trong Kinh thánh, tức làtheo trật tự thời gian," cậu giải thích."Như Mishna chẳng hạn," thầy Dahari gợi ý.Rồi vị giáo sĩ và cậu sinh viên trường đạo thay nhau giải thích một hồi dài về cácphần, các đoạn trong Mishna. Bỗng nhiên, họ dừng lại khi nhận ra rằng tâm trí củaJerome đang lang thang ở đâu đó.Sự im lặng đột ngột đưa sự chú ý của Jerome quay trở lại bàn thảo luận. "Làmơn... đừng quá ba đoạn," hắn khẩn khoản."Xin lỗi, gì cơ?""Khi mọi người trích dẫn Kinh thánh, tôi chỉ có thể theo đến đoạn thứ ba thôi,"hắn giải thích. "Đất hoang, trau dồi, lượm lặt, thời đại... toàn những thứ khó tiêu hóathôi. Tôi không được giỏi món Kinh thánh lắm đâu. Mà còn nữa," hắn quay sang vịgiáo sĩ và cậu sinh viên. "Trong một luận văn có viết,'Một người nên giải thích chobạn mình mọi thứ bằng một cách thật ngắn gọn và rõ ràng, nếu không họ sẽ khônglàm bạn với bạn nữa bởi vì một người bạn mà không hiểu gì rất có thể sẽ khó chịu vềviệc bạn mình thông minh hơn mình hoặc cố gắng tỏ ra thông minh hơn mình vậynên người bạn đó sẽ không muốn học cùng anh ta nữa mà tìm một nhóm khác học tậpvui vẻ hơn, một nhóm thích ăn trứng dầm mật ong với bánh mì nướng chưa bão hòabằng dấm..." Hắn ngồi thẳng lên, tự hào thấy rõ vì đã pha trò làm mọi người cười."OK," vị giáo sĩ tán thành, hoàn toàn thích thú trước cơn bột phát nho nhỏ củaJerome."Chúng ta đã nói đến việc sắp xếp mọi thứ theo trật tự logic," Itamar bắt đầu,"tôisẽ sắp xếp danh sách các nguồn tài chính cho doanh nghiệp mà chúng ta đã liệt kê ratheo trật tự thời gian, một trật tự mà tôi sẽ thực hiện nếu tôi bắt đầu công việc kinhdoanh. Như thế có thể tôi sẽ nhớ đưọc hết các thuật ngữ." Cậu ta ngước mắt lên, thởmạnh ra và cắn môi suy nghĩ."Được rồi, xem nào... trước hết, tôi sẽ khởi nghiệp bằng tài sản của riêng mìnhvà xem tiền tiết kiệm cá nhân của mình có được bao nhiêu. Rồi, tôi sẽ nhờ bạn bè,gia đình giúp, hứa cho họ phần trăm với tư cách là các đối tác. Sau đó, tôi sẽ đi vay,cái này lúc trước mọi ngưòi xếp ở cuối danh sách. Cuối cùng, tôi sẽ thử tìm nguồnvốn dự án hoặc tài trợ.""Xuất sắc," vị giáo sĩ nhận xét. "Ai cũng nên tự tìm cho mình phương pháp hiệuquả nhất để ghi nhớ."Cậu sinh viên ra hiệu muốn bổ sung thêm một vài chi tiết."Tôi muốn dùng hệ thống ký hiệu. Thật ra có một vài phương pháp sử dụng hệthống đó.""Chẳng phái chúng ta đã nói đến điều này rồi sao?" Jerome nói to suy nghĩ củamình. "Những từ chủ đạo ấy.""Joseph muốn chỉ những chữ cái đầu tiên của từ và từ viết tắt mà," vị giáo sĩ giảithích.Trò chơi zigzag"Trong Iruvin có viết,'Torah chỉ có thể được hiểu thông qua các ký hiệu,'Scheiderman trích dẫn."Ký hiệu có thể là những từ chủ đạo như 'cầu nguyện và rửa' trong Haggadah haynhững chữ cái đầu như trong mười loại dịch bệnh đối với người Ai Cập. Anh có nhớkhông?" bỗng nhiên cậu ta hỏi Jerome."Ừm, có chứ. Đó là DaTZaCH, ADaSH, Ba Ba gì đó.""BaHaV," Schneiderman nói tiếp hộ Jerome."Đúng rồi, DaTZaCH - Dam (máu), Tzfardeah (ếch), Chinim (rận), v.v.""Thế cậu có biết từ 'tapuz' (quả cam) thật ra có nghĩa là gì không?" Itamar hỏi."Tapuah Zahav (Trái táo vàng)," Jerome bật ra."Mọi người có biết tên của hãng hàng không quốc gia yêu quý của chúng ta, ElAl, là gì không?" Jerome hỏi, và trước khi bất cứ ai kịp trả lời, hắn nói luôn. "EveryLanding, Always Late (Lần nào hạ cánh cũng muộn)... hay Every Luggage AlwaysLost (Hành lý nào nào cũng mất).""Bây giờ làm gì đến nỗi tệ thế đâu," Itamar phản bác,"Thực ra, bây giờ tớ thấynó còn tốt hơn hết cả mấy hãng tớ đã từng đi ấy chứ. Này, thế mọi người có biết T.W.Alà viết tắt của cái gì không?" Itamar đố mọi người."Try With Another (Thử cái khác)," Jerome nói luôn."Còn Fiat, hãng xe của Italia - Fix It Again Tony (Sửa lại lần nữa đi Tony)!""Nhưng ở đây, lại nảy sinh một vấn đề khác," Itamar nói và nhíu mày. "Tôi hoàntoàn hiểu phương pháp mà cậu gợi ý nhưng thành thật mà nói, hầu hết các từ viết tắtchỉ là một nhóm các chữ cái được ghép với nhau thành một dạng thức vô nghĩa.Chẳng hạn, làm sao mà cậu nhớ được những từ như là DaTZaCH AdaSH hayGaNBaCH RaKBaSH? Về cơ bản, chúng hoàn toàn vô nghĩa."Thầy Dahari thay đổi tư thế ngồi."Hãy cố gắng sắp xếp từ viết tắt theo một trật tự khác nghe dễ hiểu hơn. Chẳnghạn, bài học về tài chính mà Jerome tóm tắt," vị giáo sĩ gợi ý. "Theo thứ tự mà cậutóm tắt trong giấy thì những từ personal savings (tiêt kiệm cá nhân), partners (đối tác),loan (khoản vay), venture capital (vốn dự án) và grants (tài trợ) sẽ tạo thành từPeSPL-VCG. Nhưng nếu cậu chuyển vị trí của một vài chữ cái, cậu sẽ có PePSiCaVe LeG, như thế chắc chắn sẽ dễ nhớ hơn."Itamar gật đầu còn Jerome thì bổ sung sáng tạo của riêng mình."Rồi cậu có thể tưởng tượng một người Neanderthal mới tìm được nguồn tàichính cho công ty săm lốp của mình, đang ngồi uống Pepsi ăn mừng trong cái hang(cave), chân (leg) đung đưa vui vẻ."Itamar cười phá lên."Cậu giỏi tưởng tượng thật đấy.""Còn có từ viết tắt đảo ngược và từ viết tắt song song nữa," Schneiderman nóithêm.'Từ viết tắt đảo ngược... và từ viết tắt song song," Jerome nhắc lại."Như thế này nhé. Một mặt, một nhóm các từ ngữ có thể rút gọn lại thành một từviết tắt. Mặt khác, để nhớ một từ nào đó, ta cũng có thể chuyển nó thành một câu hoặcthành một từ viết tắt," Schneiderman giải thích."Tôi nghĩ tôi có thể hiểu điều này," Itamar ngắt lời. "Tôi vẫn sử dụng phươngpháp này để nhớ những mã máy tính và mật khẩu phức tạp." Cậu ta lấy một tờ giấytrắng ở chỗ Schneiderman và rút chiếc bút nổi tiếng của Jerome ra khỏi túi áo hắn màkhông thèm hỏi mượn. Itamar viết ra một dãy các chữ cái và con số - PMBJ3K5."Cậu đã bao giờ cần nhớ một mật khẩu kiểu như thế này chưa, để vào mạngInternet chẳng hạn?" cậu ta hỏi tôi."Thật không may là có," tôi trả lời."Vậy, cách làm ở đây là hãy coi cái dòng lộn xộn này là chữ viết tắt của một câunào đó. Mỗi chữ cái trong mật khẩu là chữ đầu tiên của một từ nào đó. Chẳng hạn, mãPMBJ3K5 vô nghĩa này có thể được chuyển thành một câu như,'P-Please M-Make BBig J-John 3 shots of K5 (Làm ơn pha cho John Bự 3 ly K5) ... đó là tên một loạicocktail. Được chứ, phải không?" cậu ta hỏi. "Bằng cách này, cậu đã chuyển một thứhoàn toàn vô nghĩa thành một thứ có nghĩa mà cậu có thể nhớ được.""Một ý tường rất hay," Jerome thán phục. "Nhưng còn từ viết tắt song song thìsao?""Đó là cách ngày xưa mọi người vẫn dùng để nhớ các đơn vị đo và tiền tệ cổ,"cậu sinh viên giải thích. "Cũng như ở Mỹ người ta chia các đơn vị tiền tệ thành đô-la,quarter (đồng 25 xu), dime (đồng 10 xu), nickel (đồng 5 xu) và xu. Thời Mishna, tiềncũng được phát hành dưới các dạng sela, dinar, me'ah, portdyon, isair và pruta. Vậylàm thế nào để nhớ được một sela bằng bao nhiêu dinar và một dinar bằng bao nhiêume'ah? Họ đã tạo ra các từ viết tắt sử dụng những chữ cái đầu tiên của mỗi đồng tiền -SaDaM PIP - và nhóm chúng lại thành từ DOBeBaH. Nhìn xem nhé." Cậu ta rút ramột tờ biểu đồ.Như mọi người thấy đấy, sử dụng phương pháp này, người xưa có thể dễ dàngbiết và nhớ được là sela có 'D[27]' tức là 4 dinar, và 'O' me'ah, có nghĩa là 6 me'ah,bằng một dinar, tương tự như vậy với các đơn vị khác. Có dễ hiểu không?""Hoàn toàn dễ hiểu," tất cả chúng tôi đồng thanh."Đó cũng là cách tôi nhớ các loại đồng xu khi tôi đến New York năm ngoái đểthăm ông bác. Tôi đã sử dụng hệ thống này." Cậu ta rút một chiếc bút ra và viếtDYCHaK - DeQDaNCe.Đô-la =D (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 4) - 4 đồng quarterV (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 10) - 10 đồng dimeCH (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 20) - 20 đổng nickelK (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 100) -100 đồng cent"Thế cậu mua gì ở New York?" Jerome tò mò hỏi."Ừm..." Schneiderman cố nhớ lại. "Tôi không nhớ ra mình có mua thứ gì đặcbiệt không. Tôi tiêu gần hết tiền vào việc đi taxi và đồ ăn uống," cậu giải thích. "Àkhông, thật ra tôi có mua một chiếc máy ảnh ở đó.""Này, Jerome," tôi xen vào,"thử tưởng tượng cậu bước vào một cửa hàng nhỏ,hỏi mua một ổ bánh mì: 'Xin lỗi, ông có nhận sela không hay ông thích tôi trả bằngpondyon hơn?'"Jerome cười lịch sự rổi ngay lập tức chuyển sang kể câu chuyện của hắn. "Mộtnhóm người ở nhà thương điên tham gia một tour du lịch. Trên đường đi, họ ghé vàomột quán cà phê. Người phụ trách nhóm đến chỗ chủ quán và giải thích,'Nghe này,tôi đến đây với một nhóm người được xác định là bị điên nhưng không nguy hiểm.Nếu ông không phiền, đến cuối bữa ăn, họ sẽ trả ông bằng nắp chai, lúc đó tôi vớiông sẽ thanh toán sau nhé. Có được không?' Chủ quán có vẻ rất thích thú và chấpnhận yêu cầu lạ lùng đó. Sau khi tất cả đã uống xong cà phê, mỗi người đều đến chỗthu ngân và để lên bàn số nắp chai mà theo họ là đủ. Khi tất cả đã ra ngoài hết, ngườiquản lý túm lấy tay người phụ trách đoàn và nhắc ông ta về thỏa thuận giữa họ. 'Nàyông, ông đã hứa là bây giờ chúng ta sẽ thanh toán.' 'Ồ, phải rồi,' người phụ trách trảlời và bắt đầu lục chiếc túi của mình,'Ông có tiền lẻ trả lại cho nắp thùng rác không?'"Schneiderman cười toe toét và bắt đầu thu dọn tất cả đống giấy tờ của mình. "Tấtcả đây," cậu ta kết luận trong lúc nhét chúng vào túi. "Đó là những thủ thuật liên quanđến ký hiệu mà tôi thường áp dụng để ghi nhớ."Itamar gãi gãi đầu và mang một bộ mặt khó hiểu, hồi đó cậu ta vẫn hay thế."Vậy đó là cách cậu nhớ những quy tắc, những luật lệ Do Thái và các phân đoạncủa Torah sao?" cậu ta hỏi."Đúng vậy," cậu sinh viên khiêm tốn trả lời rồi rút một điếu thuốc mỏng từ chiếchộp để trong túi áo khoác."Bằng những từ ngữ chủ đạo liên quan đến những câu chuyện và những kýhiệu.""Và cậu không bao giờ quên điều gì sao?" Itamar tiếp tục, giọng đầy hoài nghi.Schneiderman châm lửa và cười,"Tất nhiên, tôi có quên chứ." Cậu ta dừng lại,hít vài hơi. "Không có ai hoàn hảo cả. Thế nên người ta mới phải dùng đến nhữngphương pháp cải thiện trí nhớ."Ghi nhớ bằng cách lặp lại và ngữ điệu"Người học Torah mà không trở đi trở lại với nó thi cũng như một người gieo hạtmà không thu hoạch vậy. Mọi thứ con người học được đều phải được lặp lại nhiều lầncho đến khi hoàn toàn nhuần nhuyễn," Schneiderman giải thích."Đúng thế," Itamar có chung quan điểm. "Lặp lại là một trong những nhân tốquan trọng nhất giúp con người ghi nhớ được lâu dài.""Khi học Torah," cậu sinh viên tiếp tục,"mục tiêu là phải lặp lại bởi vì chỉ bằngcách trở đi trở lại vấn đề thì vấn đề đó mới ở lại trong đầu ta được. Nếu ta không xemlại tài liệu, ta sẽ không nhớ được và nếu ta không nhớ được thì chính là ta đã lãng phícả thời gian và công sức của mình. Có một câu nói thế này,'Một người có thể họcTorah trong hai mươi năm nhưng có thể quên hết chỉ trong hai năm""Vậy nên," vị giáo sĩ bổ sung,"mỗi năm, đều đặn, chúng tôi đều lặp lại và họclại những cuốn sách linh thiêng. Mỗi năm chúng tôi đều ôn lại từng phần của Torah,Mishna và các nguyên tắc luật Do Thái. Năm nào cũng vậy, hết năm này qua nămkhác, mãi mãi sẽ như thế.""Và nhắc lại cho đến khi thuộc lòng," Schneiderman nói tiếp,"có nghĩa là tuầntự hỏi và trả lời, để đạt hiệu quả tốt nhất, phải lặp đi lặp lại năm lần đến khi người họctự mình nhớ được tất cả. Nêu người nào đó chỉ có thể học một mình thôi thì trong khihọc phải nói thật to và có ngữ điệu.""Có ngữ điệu?" Jerome nhắc lại. "Thế nghĩa là sao? Phải hát lên à?" Hắn khôngtin vào tai mình."Về cơ bản là thế," cậu sinh viên xác nhận. "Trong Megila có câu,'Người nàodùng điệu hát để học sẽ ghi nhớ tốt hơn.'""Thế cậu hát trong lúc học thật à?" Jerome hỏi, giọng đầy hoài nghi."Dĩ nhiên rồi. Nhiều thứ lắm... nhưng, đợi đã... Anh đã làm lễ trưởng thànhchưa?""Tất nhiên là rồi chứ," Jerome mau lẹ trả lời luôn."Nếu thế thì anh học phần Haphtarah của mình thế nào?" Scheiderman hỏi."À, đúng rồi, cậu nói đúng đấy." Jerome nhắm mắt và nhớ lại. Một nụ cười thỏamãn nở trên miệng hắn khi hắn bắt đầu đung đưa theo nhịp điệu và cất giọng hát."Chúa của co-o-o-o-on, người cứu rỗi co-o-o-o-on, người bảo vệ co-o-o-oon..."Hắn mở mắt và vỗ tay. "Thật không thể tin được!" hắn thừa nhận. 'Tôi vẫn cònnhớ phần Haphtarah của mình đấy. Mười năm rồi còn gì!"Vị giáo sĩ ra hiệu muốn có ý kiến. "Tôi muốn nói thêm là không chỉ có hát mớihiệu quả cho trí nhớ mà chính bản thân âm nhạc, như chúng ta đã nói, cũng giúp tathoát khỏi những cảm xúc tiêu cực và hỗ trợ việc ghi nhớ.""Văn hóa Do Thái cũng có khá nhiều mối liên hệ với âm nhạc," Itamar nói.Vị giáo sĩ gật đầu,"Đức vua David chơi đàn harpe, Adam chơi đàn harpe và vĩcầm, Asaf chơi đàn chũm...""Học bằng giai điệu," Jerome nhắc lại, liếc nhìn quyển vở của mình. Hắn bắt đầungâm nga giai điệu của bài Người lạ trong đêm (Strangers in the Night) của FrankSinatra, thỉnh thoảng đệm thêm vào một khúc biến tấu kiểu Trung Đông. "Gánh-nặngva-a-ay nợ... hủy hoại việc làm ăn, nếu không có tài chính... chẳng có cơ hội thànhcông... la la la..." Hắn gập quyển vở lại và ngả người tựa vào thành ghế.Itamar đung đưa trên ghế, có vẻ hơi thiếu thoải mái. "Tôi không hiểu," cậu ta lêntiếng. "Nếu đã cần sử dụng trí tưởng tượng, tạo ra những hình ảnh tượng trưng vànhững mối liên kết và nghĩ ra những câu chuyện mà vẫn phải ôn lại mọi thứ nữa...Tôi thấy như thế phải mất đến hàng năm! Sao không đơn giản chỉ thực hành và ôn lạinhững gì đã ghi chép khoảng ba bốn lần gì đó, thế thôi? Nếu dùng những phươngpháp này để nhớ khoảng hai mươi cuốn sách gì đó thì với tôi, quả thực đó là mộtnhiệm vụ cực kỳ nặng nề, có thể sẽ tốn cả đời mất... và ta được gì cơ chứ?"Schneiderman dừng lại, tìm lời giải thích cho nỗi băn khoăn của Itamar."Có lẽ tớ giải thích được," tôi tình nguyện. "Tài liệu học hành cũng như phongcảnh vậy. Lần đầu tiên nhìn, luôn có rất nhiều thứ đập vào mắt: một mái ngói đỏ, mộthàng rào dây leo kín, những cái cây, những quả đồi... Đó là những dấu hiệu thu hútđôi mắt và ghi vào trong trí nhớ của ta. Khi ta đọc một bài báo, hãy chọn ra những từngữ chủ đạo và liên kết chúng thành một câu chuyện nào đó. Nghe có vẻ phức tạpnhưng rồi ta sẽ phải ngạc nhiên khi thấy mình nhớ được đến hàng trăm từ như thế chỉtrong một giờ thôi! Có thể bây giờ cậu không tin đâu, vì cậu chưa thử bao giờ! Vấn đềlà hầu hết các sinh viên trên thế giới này đều làm chính xác điều mà cậu nói... học,đọc và xem lại một chỗ nào đó khoảng 10 - 20 lần, những thứ còn lại thì phó mặc chomay rủi. Họ nhớ được gì thì nhớ, không nhớ được thì thôi - 'Ồ tốt rồi.., ít nhất mìnhcũng nhớ được phần lớn.' Nhưng điều đó hoàn toàn là sai lầm. Nếu cậu học bằng cáchsử dụng phương pháp của Hayim, cậu có thể tạo ra một tình huống để khi làm bài thicậu sẽ không thể quên được. Đó là bởi vì cậu đã làm việc một cách có hệ thống. Mỗitừ chủ đạo đều nhắc cậu nhớ đến một ý tưởng cụ thể nào đó mà cậu có thể giải nghĩara đến cả trang giấy... Cứ thử xem." Tôi kết thúc bài giải thích.Itamar nhún vai. "Cũng có thể," cậu ta thở dài."Bộ não chúng ta có sức chứa vô hạn," Schneiderman tiếp tục. "Nó giống nhưmột đại dương mênh mông có thế hấp thu hàng triệu, hàng triệu ý tưởng và khái niệm.Mọi điều ta nhìn thấy, nghe thấy hay nghĩ đến trong cuộc sống, mọi ý tưởng... tất cảmọi thứ. Mọi thứ đi vào bộ não và trở thành một phần vĩnh viễn của trí nhớ. Tất cảnhững ý tưởng này có thể được rút ra cùng với sự trợ giúp của một chiếc máy bơm trínhớ mà mỗi ngày ta sử dụng đến hàng ngàn lần. Có lúc dễ, có lúc lại rất khó. Điều đóphụ thuộc vào cách mà ban đầu con người nạp thông tin vào trí nhớ: ta để nó tự tìmđường vào, tức là kiến thức tự tìm cho mình một ngăn ngẫu nhiên nào đó trong bộnão, hay ta cho nó vào một ngăn cụ thể, một ngăn ta khóa lại bằng một chiếc chìakhóa đặc biệt chỉ tra được vào ổ khóa của ngăn đó - đó chính là mối quan hệ haynhững biểu tượng mà tôi nói đến. Tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân tathôi." Cậu ta nói xong nhưng rồi nhanh chóng bổ sung luôn. "Một người hoàn toàn cóthể ghi nhớ một khối lượng lớn thông tin. Điều đó, thực tế, chẳng có gì phải nghi ngờ.Có chăng, nghi ngờ chỉ là nghi ngờ của chính bản thân con người. Chính sự nghi ngờcủa ta làm ta nghĩ rằng đó là một nhiệm vụ khó thực hiện. Vỉ vậy, như anh Eran đãnói... hãy cứ thử xem. Phải thực hành thì nó mới trở thành bản năng được. Cũng giốngnhư ta học một thứ tiếng khác vậy thôi."Itamar vặn vẹo ngón tay và lúc lắc đầu. "Cậu nói đúng. Sự thực là tôi chưa baogiờ thử, và nghe có vẻ sẽ mất nhiều công sức đây. Nhưng... có lẽ, tôi nên thử một lầnxem sao."Jerome đặt tay lên vai Itamar. "Không, Itamar! Không cần phải thử đâu," Jeromecảnh báo. "Cậu là giáo sư, một giảng viên đại học. Nhiều giáo sư đi trước cậu đã cốgắng thay đổi cách nghĩ rồi và kết quả là gì, cho đến tận bây giờ họ vẫn đang bị bongnão đấy."Itamar mỉm cười."Đây. Thử một chút nhé," Schneiderman nói. Cậu ta đẩy tờ giấy và chiếc bút vềphía Itamar. "Hãy viết ra danh sách bốn mươi thứ và đánh số từng thứ một," cậu tahướng dẫn. "Khi viết, hãy đọc to lên. Chẳng hạn, 1. cái cây, 2. ngôi nhà, 3. cuốn sách,v.v..."Itamar cầm bút lên, xoay tờ giấy lại cho đúng chiều và bắt đầu viết."OK, 1. cái cây, 2... không lấy theo cậu nữa... quả bóng, 3. đèn, 4. chổi, 5..." Cậuta nhìn xung quanh, tìm thứ để viết. "5. bột mì, 6. con chó." Và cứ thế tiếp tục cho đếnkhi hết bốn mươi thứ. "Xe ô tô," cậu ta kết thúc và úp tờ giấy xuống để Schneidermankhông nhìn thấy bản danh sách."Cậu muốn tôi tin là bây giờ cậu nhớ được hết danh sách đó sao?" Itamar hoàinghi hỏi lại."Tất nhiên," cậu sinh viên trả lời, như thể đó là một sự thực hiển nhiên vậy. "Anhcứ nói ra một con số và tôi sẽ cho anh biết con số đó tương ứng với thứ gì trong danhsách của anh."Itamar ném cho cậu sinh viên một cái nhìn khó hiểu và tự hỏi không biết anhchàng có định 'chơi' cậu ta không. "Mười bảy." Cậu ta nhìn trang giấy rồi nhìn cậusinh viên."Máy ảnh," cậu sinh viên nói không chớp mắt.Itamar kiểm tra lại trang giấy một lần nữa. "Oa! Đúng rồi. Số mười bảy là máyảnh. Được rồi, vậy ba mươi tư thì sao?""Dưa chuột," Schneiderman nói luôn."Thật không thể tin được!" Itamar ngạc nhiên cực độ."Bốn?""Chổi.""Josik à, cậu tệ lắm đấy," Jerome nhận xét."Mọi người muốn tôi đọc lại cả danh sách như thế nào? Từ trên xuống hay từdưới lên?""Từ dưới lên đi," Jerome mau miệng trả lời. Hắn dịch ghế lại sát Itamar để nhìnSchneiderman cho rõ hơn.Schneiderman đọc lại toàn bộ bản danh sách từ số bốn mươi đến số một, rấtnhanh và không mắc một lỗi nào."Thật ấn tượng," Jerome khen."Không, chẳng có gì ấn tượng đâu," Schneiderman đáp. "Đó chỉ là một phươngpháp ghi nhớ mà tôi đã học từ thầy Akiva và thầy Aryeh ở Modena thôi," cậu giảithích. "Ai cũng làm được mà.""Thậm chí cả tôi sao?" Jerome lên giọng nghi ngờ."Cả anh nữa." Cậu mỉm cười. "Lần sau, tôi sẽ rất vui mừng dạy anh cách ghi nhớtheo phương pháp đó." Cậu duỗi chân và nhìn đồng hồ.Chúng tôi gọi thêm một tuần cà phê nữa. Khi những chiếc bóng đèn màu camtrong sân được bật lên, chúng tôi nhận ra rằng trời đã bắt đầu tốì và chúng tôi đã ngồiđây đến gần ba tiếng rồi.Itamar thanh toán, vị giáo sĩ vào nhà vệ sinh một lát, còn Schneiderman đứngdậy để mặc chiếc áo khoác đen, dài của mình. Ngay khi Jerome liếc xuống nhìn đồnghồ, tôỉ thoáng thấy Lisa đứng ở cửa quán. Cô ấy vẫy tay và đi về phía chúng tôi.Schneiderman nhìn cô ấy nhưng chỉ một giây sau, lập tức quay mặt đi ngay như thểkhông muốn bị người khác thấy mình nhìn cô gái quá lâu, bản năng tự nhiên của mộtngười mộ đạo. Tuy vậy, thật ngạc nhiên là hình như cậu ấy biết Lisa."Lisa Goldman à?" cậu ta hỏi, nửa muốn khẳng định.Jerome, đang ở tư thế sẵn sàng đón cô gái, quay lại ngay và nhìn Schneidermanchằm chằm."Hai người biết nhau à?" hắn kêu lên.Ở ngoài lề, tôi chứng kiến toàn bộ câu chuyện, trong bụng nghĩ thầm, vụ nàythật hay... Câu chuyện nho nhỏ của chúng tôi đã biến thành một vở kịch ướt át rồiđây.Chương 13: Làm thế nào để nhớ được những việc cần làm, các loại danh sáchvà các câu chuyện cườiHóa ra Lisa và Joseph Hayim chẳng phải hai anh em lạc nhau từ lâu như tôitưởng tượng. Thậm chí, hai người bọn họ còn chẳng có họ hàng gì với nhau.Schneiderman có thời học cùng với anh trai của Lisa là Mordechai, tại trường đạo ởHar Nof. Hồi còn ở Jerusalem và chưa chuyển đến Efrat, có một dịp cuối tuần,Schneiderman đã ở chơi nhà hai anh em họ. Vì thế, Lisa nhận ra cậu ta ngay.Chúng tôi kể cho Lisa nghe về trí nhớ phi thường của Joseph Hayim, It amar còncho cô xem tờ giấy ghi bốn mươi thứ mà Schneiderman nhớ được hết. "Chỉ cần nóibất cứ số thứ tự nào, cậu ấy sẽ nói chính xác số đó là gì." Itamar chỉ vào trang giấy.'Tôi cũng biết thủ thuật này," cô gái nói,"nhưng theo tôi nhớ thi Joseph Hayim làngười ghi nhớ nhanh hơn cả.""Cô biết làm cách nào sao?" Jerome hỏi, có vẻ khá ngạc nhiên.Lisa nhún vai. "Có chứ. Ai cũng làm được hết. Tôi vẫn thường dùng phươngpháp này để ghi nhớ những thứ bất chợt xuất hiện trong đầu. Anh biết rồi đấy... cóphải lúc nào cũng sẵn bút với giấy để ghi lại đâu.""Cô dùng phương pháp gì?" Schneiderman xen vào. "Hệ thống bảng chữ cái hayhệ thống số học?"'Bàng chữ cái dùng dễ hon nhiều," cô trả lời.Hai người cứ như hai nhà ảo thuật trao đổi chuyên môn với nhau vậy."Có lẽ hai người nên chỉ cho chúng tôi xem phương pháp này hoạt động như thếnào," Itamar gợi ý, rõ ràng đang cực kỳ tò mò.Schneiderman liếc nhìn đổng hồ. Cậu có vẻ hơi lo lắng. "Tôi rất muốn thế nhưngthực sự đến lúc tôi phải đi rồi. Mọì người đang đợi tôi ở lớp," cậu xin lỗi."Vậy chúng tôi sẽ đi cùng với cậu. Trên đường đi chúng ta có thể trò chuyện,"Jerome đề nghị, đại diện cho cả nhóm, vừa nói vừa nhìn xung quanh xem mọi ngườicó nhất trí như vậy không."Sao lại không nhỉ?" Itamar tán thành. "Ngồi lâu thế này rồi, đứng lên thể dụcmột tí cũng có chết ai đâu."Chúng tôi thu xếp đồ và rời khỏi quán. Những tia nắng cuối ngày đang sắp mờdần, nhường chỗ cho bóng tối. Thầy Dahari xin lỗi và cáo từ. Chúng tôi thong thả đitiếp trong khi Schneiderman giảng giải ngắn gọn về phương pháp cậu dùng để ghinhớ.Phương pháp "Hình-số""Rất khó để tưởng tượng ra các con số," cậu bắt đầu. "Về cơ bản, tôi dùng hìnhảnh để thay thế cho các con số. Nói cách khác, mỗi con số sẽ được biểu trưng bằngmột hình ảnh nào đó khiến tôi liên tưởng đến con số đó." Cậu ngừng lại để sắp xếpnhững suy nghĩ trong đầu mình. "Lẩn đầu tiên tôi đọc về phương pháp này là trongcuốn Lev Aryeh (Trái tim sư tử) của thầy Aryeh. Trong quá trình vận dụng, tôi đã tựsáng tạo ra những biến thể của riêng mình. Như thế này nhé...""Thay vì vất vả tưởng tượng ra số 1, thầy Aryeh đưa ra gợi ý là ta nên tưởngtượng đến một cái giáo hay một cái xiên bởi vì về mặt hình dáng, những thứ đó trônggiống số 1. Mọi người hiểu ý tôi chứ? Đúng là giống số 1 không?"Tất cả chúng tôi cùng gật đầu."Thay vì số 2, Thầy Aryeh khuyên ta nên tưởng tượng đến chiếc liềm vìtrông nó giống số 2." Cậu lấy ngón trỏ vẽ hình số 2 lên không khí."Đối với tôi, hình dung ra cái liềm thì hơi khó, nên tôi thay bằng một cái khácgiúp tôi nhớ số 2 dễ hơn. Mọi người có biết khi nói đến số 2, tôi nghĩ ngay đến cái gìkhông?" Cậu ta nhìn chúng tôi. "Thực sự tôi hình dung ra con thuyền của Noah[28]bởi vì tôi nghĩ đến những cặp động vật trên thuyền." Cậu lại im lặng lần nữa và quansát chúng tôi để đảm bảo rằng những điều cậu nói đã đủ rõ ràng."Thế còn Số 3 thì sao?" tôi hỏi."Một cái dĩa," cậu trả lời. "Ba cái ngạnh chìa ra của số 3 chẳng phải trông rấtgiống răng của cái dĩa sao?"Jerome nheo mắt cố tưởng tượng ra mối liên hệ giữa những thứ đó."Anh cứ tưởng tượng cái tay cầm rồi ở phía đuôi có một con số với những canhsổ vuông góc với nhau." Cậu lấy tay vẽ một thứ giống như chiếc dĩa trong không khí."OK, tôi hình dung ra rồi," Jerome nói."Số 4 là một cái cưa," cậu sinh viên tiếp tục. "Thử tượng tượng anh nắm cái châncủa số 4 và bắt đầu đẩy đi kéo lại. Anh có hình dung ra không?""Vậy, nói cách khác, cậu tưởng tượng ra một vật thể có mối liên hệ với một consố," Itamar tóm tắt "Số 5 là gì?", Itamar hỏi, rồi trả lời luôn. "Có thể là một bàn taychăng?"Schneiderman bước lên phía trước Itamar và quay mặt lại, cười rất tươi."Xuất sắc," cậu khen. "Tôi cũng dùng hình ảnh đó. Lòng bàn tay với năm ngóntay.""Còn số 6?" tôi thắc mắc thành tiếng, tôi cũng đang cố gắng tự tưởng tượng rahình ảnh của riêng mình."Số 6 là một cái lưỡi câu. Anh biết đấy, cái loại to to mà đầu gập vào hình cungtròn ấy.""OK, nhưng làm thế nào cậu nhớ được cả danh sách?" Itamar hỏi, cố gắng nắmbắt điểm mấu chốt của vấn đề.Schneiderman gật đầu. "Như thế này. Đầu tiên, điểm nhanh lại một lượt đã nhé.Số 1 là gì?"Tôi biết câu trả lời ngay nhung Lisa nhanh hơn tôi một bước. "Cái giáo.""Đúng rồi. Cái giáo tượng trưng cho số 1." Schneiderman xác nhận. "Số 2 là gì?""Con thuyền của Noah," Jerome trả lời."Cái dĩa," tôi xen vào."4?""Cái cưa," Jerome và Itamar đồng thanh trả lời."Bàn tay," Jerome giơ tay lên và nói."Và số 6 là một cái lưỡi câu," cậu sinh viên nói, tự cho phép mình trả lời câu này."Bây giờ, tất cả những gì ta cần làm là tưởng tượng ra mối liên hệ giữa con số vàđồ vật. Mọi người có nhớ khi Itamar viết ra danh sách đó thì tôi đã yêu cầu anh ấy đọcto lên con số và đồ vật tương ứng với nó không? Tôi làm thế là bởi vì khi anh ấy nóisố 1, tôi tưởng tượng ra một chiếc giáo. Rồi tôi đợi anh ấy nói ra tên của đồ vật. Itamarđã nói,'Cây.' Ngay lập tóc tôi hình dung ra cảnh minh phi một chiếc giáo và nó cắmchắc vào thân cây. Rồi Itamar nói 2, tôi tưởng tượng ra con thuyền của Noah. Ngaysau từ số '2', anh ấy nói 'quả bóng.' Tôi nghĩ ngay đến cảnh những con vật trên thuyềntung chuyền bóng cho nhau.""Số 4 là gì?" Schneiderman hỏi, cố tình bỏ qua một số."Ừm... cái cưa," Jerome nhớ lại."Và trong danh sách của tôi thì số 4 là cái chổi. Làm sao cậu liên tưởng giữa cáicưa và một cái chổi được?""Dễ lắm," Jerome mỉm cười. "Tớ cưa cán chổi làm đôi, thế là tớ có một cái chổimini.""Chính xác," Schneiderman xác nhận, có vẻ rất hài lòng. "Đồ vật thứ năm trongdanh sách là bột mì. Anh có ý tưởng nào không?""Để tôi nghĩ đã nhé." Jerome muốn tự mình vượt qua thử thách này. "OK, số 5 làmột bàn tay. Tay và bột. Tôi nghĩ đến cảnh mình sục tay vào một bát bột. Thế là bàntay trắng tinh toàn bột." Hắn cười tự hào. "Đợi đã, cái này còn hay hơn, tôi tưởngtượng mình cho cả bàn tay còn đang ướt đầm mồ hôi vào bát bột. Như thế bột sẽ còndính chắc hơn nữa.""Tuyệt vời," Schneiderman thốt lên, thán phục trước khả năng áp dụng nhanhchóng của Jerome."Vậy tiếp nhé," Jerome hào hứng. "Số 7 là gì?""7 là một tuần," Itamar đoán."Đúng, nhưng tuần thì tưởng tượng khó lắm. Vậy nên, ta sẽ hình dung ra bản kếhoạch làm việc hàng tuần.""8 là gì nhỉ?" Jerome băn khoăn."Anh nghĩ đến cái gì?" cậu sinh viên hỏi, cố hướng Jerome đến câu trả lời đúng."Số 8 khiến tôi nghĩ đến... ừm... tám đô-la mà Eran nợ tôi." Hắn vỗ vào vai tôi.Rồi trong khi nhìn sang tôi và cười ngớ ngẩn, bỗng nhiên một hình ảnh hiện lên trongđầu hắn."Số 8 là cái kính!" hắn reo lên và chỉ vào mặt tôi."9 tháng để sinh ra một em bé," tôi nói."Chính xác," hắn thán phục. "Số 9 sẽ là một phụ nữ mang bầu.""10?""Mười điều răn."Mọi người bỗng nhiên im lặng. Chỉ có tiếng bước chân chúng tôi vọng lên trênnền gạch."Cô cũng nói đến một phương pháp khác, Lisa." Jerome nhớ lại."Đúng vậy," Lisa trả lời. "Phương pháp ưa thích của tôi."Phương pháp chữ cái"Về cơ bản, nó cũng tương tự như thế thôi nhưng thay vì tạo ra những hình ảnhtừ các con số thì ta sẽ chuyển những con số thành các chữ cái tiếng Do Thái, 1 làaleph (A) - , 2 là beth (B) - , 3 là gimmel (C) - và cứ tiếp theo như thế.Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để tưởng tượng ra các chữ cái? Đã có rất nhiềungười viết về điều này trong đó có thầy Akiva và thầy Yehuda Leib HacohenRappaport ở thế kỷ XVIII. Họ thấy rằng những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng DoThái là những bức tranh phản ánh cuộc sống của tổ tiên chúng ta."Chữ aleph trông giống con trâu có sừng," Lisa giải thích. "Một con trâu chởtrên lưng nó những thứ rất nặng. Trong tiếng Ả Rập,'alpha' có nghĩa là một chiếcthuyền chở những hàng hóa rất nặng. Vì vậy, chữ cái đầu tiên, với tôi, aleph, đượctượng trưng bằng hình ảnh một con thuyền.""Beth cũng dễ thôi," cô nói tiếp,"Beth thực ra có nghĩa là 'ngôi nhà.' Chữ cáigimmel trông giống một con lạc đà với cái bướu nhô lên . Daleth, chữ cái thứ tư,là một cánh cửa bởi vì khi viết ra, trông nó giống một và bởi vì trong tiếng DoThái cổ, hình dáng chữ cái này trông như một chiếc lều đang mở rộng cửa. Chữ cáitiếp theo, hay , tôi lấy từ ý tưởng của thầy Aryeh, thầy đã chỉ ra mối liên hệ giữachữ cái và một người phụ nữ có bầu... Một hay trông như chữ raish thêm một nétgạch. Vậy nên hay là mang bầu. Tên của chữ cái tiếp, vav , như Joseph Hayim đãnói, có nghĩa là cái lưỡi câu; vậy nên hình ảnh đi liền với nó có thể là một cái cần câuhay bất cứ thứ gì dùng để 'câu.'Zion , chữ cái thứ bảy, là một thứ vũ khí, như mộtchiếc búa chẳng hạn bởi vì trông nó giống cái búa thật. Het, ghế ngồi. Tet -giỏ đựng hoa quả. Yud - một thứ gì đó nhỏ bé."Đó là cách của tôi... Tôi chưa bao giờ cần đến mười ngăn khác nhau trong cặphồ sơ bộ não để lưu trữ các loại thông tin.""Lưu trữ thông tin à?" Itamar cố hiểu. "Nó... cái gì... nó hoạt động thế nào?"Lisa đóng cúc áo khoác và khoanh tay trước ngực."Chẳng hạn, sáng nay tôi nhớ là cần phải vào hiệu sách trong trường để mua vàithử. Những thứ tôi cần mua là bút đánh dấu màu xanh và vàng, một cái cặp tài liệu vàbút xóa. Tôi đã nghĩ đến những thứ đó khi ngồi trên xe bus. Tôi mở 'cặp hồ sơ bộ não'ra," cô chỉ vào đầu,"rồi cho danh sách các thứ cần mua vào những 'ngăn' thích hợp:ngăn 1, 2 và 3. Cũng như Joseph Hayim làm, tôi 'mở' ngăn đầu ra, aleph, có biểutượng là một con thuyền. Mọi người hiểu ý tôi chứ?" Cô dừng lại để chắc chắn là tất cảđều đang theo dòng suy nghĩ của mình."Rồi tôi tìm mối liên hệ giữa bút đánh dấu và con thuyền. Tôi tưởng tượng làmình đang tô màu cho một con thuyền, một con thuyền khổng lồ màu trắng được tômàu bằng những chiếc bút tí hon. Mọi người thừa biết sẽ mất bao nhiêu lâu mới xong,đúng không?""Đúng là ác mộng," Jerome nói, tất cả chúng tôi đều có chung suy nghĩ như vậy."Có lần, hồi còn trong quân đội, tôi đã gây một rắc rối nho nhỏ, tay thượng sĩ đã bắttôi sơn cả cái hàng rào mà chỉ dùng bàn chải đánh răng. Thật hãi hùng. Cô mà làm thếthì chắc chắn là kiệt sức," Jerome cười khùng khục."Tôi chỉ tô màu vòm thuyền thôi. Cũng không đến nỗi tệ lắm." Cô cười lại vớiJerome."Sau đó, tôi mở ngăn beth ra, ngăn này có biểu tượng là một ngôi nhà và tôi phảiliên hệ nó với một cái cặp đựng tài liệu. Tôi tướng tượng ra nhà mình, với hàng ngànchiếc cặp giấy, vung vãi khắp nơi, khắp các phòng. Đến nỗi không còn chỗ mà bướcnữa. Ngăn thứ ba, gimmel, là một con lạc đà. Món thứ ba tôi cần mua là bút xóa. Mọingười có nghĩ ra mối liên hệ nào giữa một con lạc đà với một cái bút xóa không?" Côdừng lại để xem trí tưởng tượng đưa chúng tôi đến đâu.Jerome nhìn cô với vẻ mặt kinh hãi. "Không thể tin đươc!" Hắn đập tay lên ngực."Cô... làm vậy với một con lạc đà sao?"Lisa mỉm cười và gật đầu. "Tôi làm thế thật đấy.""Cô tẩy trắng cả một con lạc đà sao?" Itamar nhảy vào cuộc khẩu chiến."Anh điên à?" cô gái kêu lên. "Chỉ móng chân nó thôi," cô nói thêm bằng giọngđã dịu đi một chút."Hay thật đấy," Itamar lẩm bẩm với chính mình."Đúng là phụ nữ," tôi trêu. "Chẳng gã đàn ông nào lại nghĩ đến việc biến nướctẩy trắng thành sơn móng cả.""Cậu ấy nói cũng đúng, cô biết đấy," Jerome đồng ý. "Chính tôi cũng đã từngtưởng tượng tẩy trắng đuôi lạc đà.""Còn tôi tưởng tượng ra hình ảnh một con lạc đà với cái bướu chứa đầy nước tẩytrắng. Nó đi lang thang khắp sa mạc, giải cứu những nhà văn lập dị đang chết dí dướinhững cây cọ, tay cầm những trang giấy đầy lỗi chính tả..." Tôi miêu tả hình ảnhtưởng tượng của mình."Đó là sự kỳ diệu của phương pháp này," Schneiderman ngắt lời. "Ai cũng tựsáng tạo ra những mối liên hệ của riêng mình."Itamar đưa tay lên ôm đầu. "Tôi thực sự ngưỡng mộ hai người đấy," cậu ta giậndữ với chính mình. "Trí tưởng tượng thật phi thường!""Sao thế? Anh thử xem đi," Lisa khuyến khích Itamar, rõ ràng cô gái cảm nhậnđược cảm xúc của Itamar. "Thử xem, để biết nó hoạt động ra sao." Cô đứng lại. Chúngtôi cũng làm theo."Được rồi. Anh bước vào một cửa hàng đồ đùng học tập, đứng đó một lúc vànghĩ,'OK, hôm nay mình định mua cái quái gì ấy nhỉ?' Rồi anh mở tập hồ sơ củamình ra," cô lại chỉ vào đầu,'"cũng giống như mở vở, mở nhật ký hay giấy nhớ màanh đã tự ghi ra thôi. Anh mở một ngăn trong đầu ra. Ngăn đầu tiên, aleph, có biểutượng là một...?""Aleph.. . một con thuyền," Itamar trả lời."Chúng ta liên hệ con thuyền với hình ảnh nào?""À, ừm, cái gì nhỉ?" Itamar có vẻ hơi căng thẳng một chút, nhưng rồi cậu ta nhớra ngay. "Ta tô màu cho con thuyền bằng những chiếc bút đánh dấu." Cậu ta làm độngtác như thể đang dùng chiếc bút tô màu."Rất tốt!" Lisa nói, cho Itamar một tia hy vọng."Thế là anh đi đến chỗ để bút nhớ, và bới tìm thứ mình cần. Tiện thể, anh tìmmàu gì nhỉ?""Hình như cô nói là màu vàng với xanh thì phải.""ĐÚNG!" cô gái trả lời, có vẻ rất vui. "OK, ta cần mua gì nữa nhỉ?" Cô để choItamar phải nhớ danh sách các thứ cần mua.Cậu ta im lặng, cố nhớ ra. Chỉ mất vài giây. "Ừm... beth là... ngôi nhà, OK, chotôi một giây thôi. Trong nhà có gì nhỉ?"Không ai nói một lời nào."Những chiếc cặp đựng tài liệu," cậu ta gật đầu. "Những chiếc cặp giấy vung vãikhắp nhà."'Tiếp theo là gì?" tôi hỏi."Ồ, cái này dễ mà, đúng không?" Jerome thỏ thẻ.Hai chúng tôi nhìn Itamar."Cậu nói đúng," cậu ta cười toe toét. Nhưng trước khi Itamar kịp nói thêm lờinào, Jerome đã thụi vào sườn cậu ta."Gimmel là con lạc đà. Chúng ta lau tai nó bằng hai chiếc bút chì, phải khôngnào?"Itamar sững sờ một lát nhưng rồi nhớ lại là mình đang nói chuyện với ai. "Cú nàyđược đấy, nhưng tớ tin là tớ thấy một con lừa tô những chiếc móng chân tô đầy nướctẩy trắng. Tớ không quên nhanh thế đâu."Itamar mở túi lấy ra một cuốn sổ và gập nó làm đôi."Nếu mọi người không phiền, tôi muốn ghi vài điều về những thứ chúng ta nóihôm nay," cậu ta nói."Vậy anh có nhớ anh ném cái giáo vào đâu không?" cô gái hỏi."Cái cây.""Còn số 2 thì sao? Con thuyền của Noah là gì? Bọn động vật trên đó làm gì?"Itamar không nhớ chúng làm gì."Quả bóng," Schneiderman gợi ý."Anh nên biết là," Lisa giải thích,"nếu anh không nhớ được một thứ gì đó, nhưquả bóng chẳng hạn, thì có nghĩa là mối liên hệ mà anh tạo ra giữa hai thứ đó chưa đủmạnh. Rõ ràng là hình ảnh những con vật chơi đùa quả bóng, với anh, hoặc là chưađủ rõ ràng hoặc chưa đủ ấn tượng. Chỉ thế thôi! Không có lý do gì để có thể kết luậnlà phương pháp này không hiệu quả hay trí nhớ của anh có vấn đề," cô gái cố gắngđộng viên Itamar. "Có nghĩa là anh cần phải tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn. Chẳnghạn, cố tưởng tượng ra một đôi hươu cao cổ và một đôi hà mã chơi bóng chuyền vớinhau. Một chiếc lưới rất cao được căng lên, chia đôi chiếc thuyền. Mỗi đôi đứng mộtbên sân. Các con vật khác ngồi ở ngoài sân. Tưởng tượng quả bóng màu đỏ tươi. Đólà một hình ảnh rất mạnh, đúng không?""Thế nếu quá bóng rơi ra ngoài mạn thuyền thì sao?" tôi thắc mắc."Nó màu đỏ nên sẽ dễ tìm thôi," cô gái trả lời thích thú."Nhưng cô biết đấy, chơi như thế không công bằng. Bọn hà mã làm sao mà có cơhội chơi ngang vói bọn hươu cao nghểu đó được."Schneiderman đề nghị chúng tôi đi tiếp. Chúng tôi lại bước đi với tốc độ nhưtrước khi đứng lại."Anh biết không, bằng cách sử dụng phương pháp này, tôi nhớ được hết nhữngchuyện cười anh đã kể đấy," cậu sinh viên nói với Jerome.Bộ sưu tập chuyện cười của Schneiderman"Để nhớ được những câu chuyện cười, ta cần phải xác định được chủ đề chínhhoặc điểm mấu chốt của chúng. Anh có nhớ câu chuyện về anh chàng vào quán ăn,gọi một vại bia rồi đi vào nhà vệ sinh không? Khi anh ta quay lại thì cốc bia đã khôngcòn giọt nào mà bên cạnh có một tờ giấy nhắn lại,'Cảm ơn - người nhanh nhất thếgiới' ấy.""Nghe có vẻ quen quen, nhưng tôi nhớ hình như là quán cà phê chứ không phảiquán ăn đâu.""Sao cũng được," cậu sinh viên không quan tâm đến chi tiết nhỏ nhặt đó. "Dùsao, tôi đã lấy từ bia và cho nó vào 'ngăn' thứ nhất có biểu tượng là một cái giáo. Tôitưởng tượng ra một anh lính say rượu cố phóng chiếc giáo về phía kẻ thù, trong khitay kia vẫn cầm chai bia, cả người anh ta lắc lư từ bên nọ sang bên kia."Jerome cười lớn, rõ ràng rất thích ý tưởng của cậu sinh viên."Một chuyện nữa anh kể là về đoàn người điên đi chơi và những chiếc nắp chai...Nhớ không, người phụ trách đoàn trả tiền cho chủ quán bằng cả một chiếc nắp thùngrác to đùng ấy?" Cậu bật cười khi nhớ lại chi tiết đó. "Câu chuyện đó rất buồn cười...Và từ chủ đạo, điểm mấu chơi của câu chuyện đó, là cái nắp thùng rác. Tôi liên hệ nóvới 'ngăn' thứ 2 - chiếc thuyền của Noah. Tôi tưởng tượng ra ông trưởng đoàn đập haicái nắp thùng rác vào nhau, như kiểu hai cái chũm chọe ấy, phát ra những tiếng inh taivà những con vật trên thuyền nhảy nhót phụ họa theo âm thanh đó. Tôi nhớ được câuchuyện là nhờ thế."Cậu ta dừng lại ở góc phố."Thôi, cảm ơn mọi người vì một ngày thật thoải mái." Cậu hơi khẽ cúi đầu, ý bảochúng tôi không cần đưa cậu đến hẳn trường nữa.Chúng tôi nhận ra rằng sẽ rất khó xử cho cậu nếu có người nhìn thấy cậu đi cùngvới một nhóm người trong đó có cả một cô gái hiện đại như Lisa nên chúng tôi tôntrọng mong muốn của cậu."Chúng tôi mới phải cảm ơn cậu chứ," Jerome đáp và vỗ vai Schneiderman, thểhiện một tình bạn chân thành.Cậu sinh viên chia tay chúng tôi, bắt tay Jerome, Itamar và tôi nhưng đến Lisa,cậu lại đút tay vào túi và nhìn về phía trước. "Rất vui được gặp lại cô, Lisa. Cho tôigửi lời hỏi thăm đến Mordechai nhé," cậu nói và mỉm cười hơi ngượng."Được rồi. Đi cẩn thận nhé," cô gái trả lời và cũng nhìn chăm chăm vào chỗ màkhi nãy Schneiderman nhìn.Chúng tôi quay lại Café Ladino. Ở đó, chúng tôi tạm biệt nhau và mỗi người đimột hướng. Trên đường ra bãi đỗ xe cạnh đường Belazel, tôi liếc nhìn qua vai. Jeromevà Lisa đang ngồi trên ghế nói chuyện. Rõ ràng có một điều gì đó thật đặc biệt đanghé nở ở đó."Cô gái nhập cư và tên lập dị màu mè có vẻ hợp nhau đấy," tôi nghĩ.Tối đó, tôi ngồi ăn tối với vợ tôi, Yael, cô ây kể cho tôi nghe những việc diễn ratrong ngày. "Anh đã xem cái thư em gửi hôm qua chưa?" bỗng nhiên, vợ tôi hỏi."Trong đó có mấy chuyện cười hay lắm.""Hai ngày nay anh đã kiểm tra hộp thư đâu," tôi thú nhận và cố nhớ xem gần đâytôi có đọc được chuyện nào hay hay không. Tôi chả nghĩ ra cái gì trừ những chuyệncô ấy đã nghe cả chục lần rồi. Tuy vậy, Yael, một người phụ nữ tuyệt vời, luôn cườinhư thể lần đầu được nghe những câu chuyện cười của tôi vậy.Tự nhiên tôi lại nghĩ đến phương pháp của Schneiderman."Chờ một phút nhé... Để anh sắp xếp lại cho có hệ thống đã," tôi gần như là nóivới chính mình.'1 - cái giáo - anh lính say rượu - bia - quán rượu - người chạy nhanh nhất...'Tôi dựng lại câu chuyện cười và kể cho Yael nghe."2 - Noah - trưởng đoàn - hai cái nắp thùng rác đập vào nhau - nắp chai... nhữngngười điên trong quán café."Yael thực sự thích câu chuyện này.Phương pháp của Schneiderman có hiệu quả thật.Chương 14: Phương pháp học ngoại ngữ và các thuật ngữFabio lấy một chiếc khăn bông trắng để lau ly rượu. Lau xong, anh ta đặt úpchiếc ly xuống chiếc giá gỗ treo bên trên quầy bar."Có chuyện gì thế?" tôi hỏi trong lúc cởi áo khoác.Bên kia khoảng sân, tôi thấy Jerome đang tựa vào một chiếc bàn tròn, khoa tayrất hăng trong không khí. Ngồi cùng hắn là anh bạn học, Itzik Ben-David. Jeromeđứng cao hơn anh ta khoảng hơn 30 phân nhưng Itzik với bờ vai rộng, không thể gọilà nhỏ bé được. Thực ra mà nói, với cái kiểu vẫy tay của Jerome thì người ta sẽ nghĩrằng hắn đang kêu gọi người tới trợ giúp mới đúng."Bọn họ đang học đấy à?" tôi hỏi."Đúng ra phải thế," Fabio giải thích kèm một nụ cười. "Trước lúc anh đến, họcòn chơi vật tay đây.""Vật tay hả?""Phải. Lúc tôi mang cho họ trà mật ong... Có phải chính anh bảo mật ong giúpngười ta học tốt không nhỉ?" Anh ta tháo tạp dề và treo lên mắc."Cậu sinh viên trường đạo nói thế," tôi giải thích,"và Itamar cũng cho là vậy.""Ừm." Anh ta cho cái lọc mới, sạch vào máy pha espresso. "Dù sao, tôi thâyJerome lớn tiêng nóí chuyện gi đó về ngân sách tiền tệ của Israel.""Anh nói nghiêm túc đấy chứ? Hắn mà lại nói vẽ ngân sách tiền tệ của Israeltrong lúc vật tay sao?""Anh ta không nói mà là gào thét trong đau đớn cơ," Fabio giải thích. "Itzik túmlấy cánh tay Jerome và hỏi cái gì đó nghe như là... dòng tiền... chi phí gì đó... cònJerome thì gào lại về việc bảo hộ và các bộ trong chính phủ. Ít nhất, đó là những thứtôi nghe được. Anh tự đến mà xem đi." Anh ta đặt tách cà phê lên khay và hối hả đi rasân.Anh ta mang cà phê cho một người khách và tiến lại gần hai kẻ đang trong cơncuồng học.Khi nhìn thấy tôi, cả hai tạm dừng cuộc thảo luận để bắt tay tôi. Cả hai đều nởnhững nụ cười thật ấm áp, thân thiện."Gặp cậu vui quá. Bọn tớ cũng vừa định nghi giải lao," Jerome nói và duỗi tay."Thế nào rồi?" tôi hỏi."Tôi thì tốt thôi," Itrik trả lời nhẹ nhàng. "Chúng tôi đứng hơn hai tiếng rưỡi rồi.Itzik không nói đùa. Hai người bọn họ đã đứng ở chiếc bàn mà không có cái ghếnào hết."Sao không ngồi xuống mà học?" tôi thắc mắc.Mặt Jerome méo xệch. "Tớ thấy ngạc nhiên đấy," hắn bắt đầu. "Cậu không nhớmột tháng trước chúng ta đã nói gì à? Victor Hugo này... Mozart này... Phải đứng lên!""Đúng là có hiệu quả thật," Itzik khẳng định. "Phương pháp này giúp tôi khôngbị buồn ngủ khi nói về vấn đề liên quan đến thuế má.""Tôi lại cứ nghĩ vì sợ nên cậu mới tỉnh đấy chứ," Jerome đùa và quay sang tôi."Tó đang cố thực hiện những điều học được từ thầy Dahari và Schneiderman. Nhìnnày," hắn bắt đầu chứng minh cho tôi.Hắn cho tôi xem những cuốn vở ghi chép, được bố trí gọn gàng thành các cộttrên giấy trắng."Tớ đã nhìn cái này phải đến cả chục lần rồi," tôi trêu. "Từ cái hôm đầu tiên ỏnhà thầy Dahari đến giờ, gặp ai cậu chẳng cho xem vở ghi. Tớ nghĩ có thể đặt ra mộthội chứng rối loạn mới - Hội chứng Jerome. Người bệnh luồn bị ám ánh bởi nhữngtrang ghi chép trông như những trang sách Gemorrah," tôi đùa.Jerome cười đầy tự hào vì là người sáng tạo ra một hội chứng rối loạn mới."Cậu đã thấy nguồn cảm hứng của tớ chưa?" Hắn chỉ hai bức tranh đặt trên bàn."Cái này là của tớ." Hắn chỉ vào tấm ảnh Richard Branson[29]. "Còn cái này củaItzik." Hắn chỉ vào bức ảnh thứ hai, của Dudu Fischer - một nghệ sĩ đàn baritonengười Do Thái.Hoặc là mắt tôi có vấn đề hoặc là Itzik có vấn đề. "Dudu Fischer là nguồn cảmhứng của cậu sao?""Tôi cảm thấy thực sự thoải mái khi thưởng thức những bản nhạc thuần khiết củaông ấy," cậu ta trả lời. "Chúng khiến tâm hồn tôi bay bổng.""Ai là người tệ hơn?" tôi hỏi Jerome sau khi dã vượt qua cơn sốc ban đầu. "JulioIglesias hay Dudu Fischer?"Jerome, từ nãy đến giờ vẫn giữ nét mặt bình thản, giơ tay lên đầu hàng. "Thôinào. Không nên đi quá sâu vào vấn đề sở thích của mỗi người." Hắn mỉm cười. "Tấtcả những gì tớ cần là tấm ảnh của Itzik luôn đập vào mắt cậu ta, tớ sẽ không vô tìnhnhìn vào đó và bỗng nhiên mất tinh thần. Tớ chỉ muốn nhìn vào nụ cười chiến thắngcủa ngài Richard thôi," hắn giải thích ngắn gọn."Tốt thôi," tôi nói và vỗ vai hắn. "Vậy là các cậu đứng học, tóm tắt cho nhaunghe, như lời thầy Dahari đã gợi ý. Các cậu có những nguồn cảm hứng cho mình. Cáccậu còn cần gì nữa?""Đừng có quên trà mật ong đấy!" Fabio ngắt lời."Dĩ nhiên rồi," Jerome khẳng định. "Bọn tớ lập ra cả một nghi thức để thực hiệnđấy. Trước khi bắt đầu làm Hevrutah của nhau, bọn tớ vẫn gọi thế mỗi người ngồi mộtbàn riêng trong khoảng mười phút và đọc thầm thôi. Rồi, Fabio mang cho bọn tớ tràmật ong. Bọn tớ uống với nhau và bắt đầu thảo luận về việc kinh doanh." Hắn nhìnItzik và gõ ngón tay lên bàn."Và rồi cuộc chiến bắt đầu!" Itzik tuyên bố và vẫy tay hào hứng. "Ở góc trái làvõ sĩ hạng 80kg, vô địch giải Caribe, vua của những chiêc áo phông, Jerome ZomerNgòi nổ!" cậu ta giới thiệu như kiểu dẫn chương trình đấm bốc."Và ở góc phải," Jerome tiếp lời,"võ sĩ hạng 300 kg, toàn cơ bắp, vô địch khuTikvah, ông vua của ngành vật liệu xây dựng... bố cậu ấy là nhà thầu xây dựng," hắnthì thầm với tôi,"Itzik 'Diễn viên' Ben-David, vua Israel." Hắn chỉ vào anh bạn và vỗtay."Rồi bọn tớ bắt đầu học chung, luôn luôn tranh cãi, luôn luôn đi đến nhất trí vàluôn chất vấn về mọi thứ. 'Tại sao thế này?' và 'Tại sao thế kia?','Nếu thế này thì sao?'và 'Nếu thế kia thì sao?','Ai bảo thế?'... Tớ nói cho cậu biết nhé, Schneiderman đã chỉcho bọn tớ một cách học tuyệt vời.""Đúng là như vậy," Itzik xác nhận bằng giọng khiến người ta hồi tưởng vềMarion Brando trong Bố già khi ông ra lệnh giết người đứng đầu gia đình Gambino."Anh biết không, thực ra gia đình tôi cũng hơi sùng đạo một chút," Itzik nói tiếp."Tôi đã từng học theo kiểu này ở trường đạo rồi nhưng từ khi học đại học, tôi chưatừng nghĩ đến chuyện sử dụng những phương pháp này. Học kiểu này rất vui và hiệuquả.""Thế còn vụ vật tay là sao thế?" tôi hỏi."À!" cả hai người cùng đồng thanh."Đó là một cách để ôn lại tài liệu trong những lúc căng thẳng," Itzik giải thích."Những lúc căng thẳng?" Fabio nhắc lại."Đúng vậy, như trong các kỳ thi chẳng hạn. Khi đó, ta ở trong trạng cực kỳ căngthẳng nhưng lại cần phải lôi thông tin từ trong trí nhớ ra," Itzik nói."Khi ta căng thẳng, ta thường bị phân tâm. Do đó, bọn tớ tạo ra những tìnhhuống căng thẳng giả và luyện tập cách nhớ lại thông tin trong những tình huống nhưthế," Jerome tiếp tục giải thích. "Kiểu như vật tay hoặc bẻ ngón ấy.""Bẻ ngón à?" tôi lặp lại, kinh ngạc."Ờ. Xem nhé."Itzik bảo Jerome duỗi cánh tay ra. Jerome giơ tay ra cho Itzik, và Itzik, khôngphải nghĩ ngợi nhiều, dùng bàn tay to lớn của mình túm lấy ngón tay của Jerome vàbẻ quặt về phía sau. Jerome cắn môi chịu đau. Khi Itzik cảm thấy nạn nhân đã khôngthể nào thoát khỏi cú nắm của mình, cậu ta ra lệnh bằng giọng ầm ầm như sấm nổ,"Các giai đoạn của vòng đời một sản phẩm là gì?"Lúc đầu, Jerome có vẻ khó nhọc nhưng rồi Itzik nới lỏng dần tay nắm ra đểJerome gào lên,"Map-game-declining! Map-game-declining!""Map-game-declining là gì?" cậu ta lên giọng.Fabio bắt đầu hơi ngại vì cuộc đọ sức đang thu hút một vài ánh mắt tò mò từ cácbàn khác."Đó là những giai đoạn một sản phẩm phải trải qua," Jerome cuối cùng cũng trảlời được. "MaP GaMe... Market Penetration (thâm nhập thị trường), Growth (tăngtrưởng), Maturity (phát triển), và rồi Decline (suy giảm)."Itzik thả tay Jerome ra và vỗ vai hắn. "Làm tốt lắm.""Tôi chắc là anh cũng đoán trước," cậu ta nói tiếp khi quay sang tôi,"tôi là ngườithử gây ra căng thẳng. Jerome phải vượt qua được sức ép đó và đưa ra câu trả lờiđúng. Cậu ấy đã thành công, vì vậy trong các kỳ thi, dưới sức ép rõ ràng là ít hơnnhiều, cậu ấy sẽ làm tốt," cậu ta mỉm cười.Tôi ngậm miệng lại và nhìn sang Fabio."Cái vụ giả vờ nho nhỏ của các cậu có vẻ giống huấn luyện để thành chuyên giathẩm vấn hơn, chứ không giống chuẩn bị cho thi cuối kỳ gì cả," tôi nói."Tin tôi đi, nếu có thể chịu được những hoàn cảnh như thế thì kỳ thi cuối năm sẽchẳng có vấn đề gì hết. Anh có muốn thử không?" cậu ta nói và bắt đầu bẻ khớp ngóntay."Không," tôi đáp, lùi lại một bước. "Tôi thà trượt còn hơn."Điện thoại của Jerome reo lên. Hắn hối hả lấy ra nghe ngay. Trong lúc hắn ngheđiện thoại, chúng tôi thu dọn đồ đạc và chuyển đến một chiếc bàn ngắn hơn, có ghếxung quanh."Si. Si," Jerome lẩm bẩm với cái điện thoại. "Puedo... Ecrire una contract para...um... tres cientos... um... pieces..." hắn nói bằng thứ tiếng Tây Ban Nha lủng củng.Tất cả chúng tôi im lặng để Jerome thảo luận chuyện làm ăn. Lúc hắn nói chuyệnxong và gập điện thoại lại, hắn lau mồ hôi trên trán."Fabio, anh phải giúp tôi học tiếng Tây Ban Nha," hắn thở dài ngao ngán. 'Tôiđến phát điên mất, thật xấu hổ, cứ lắp ba lắp bắp thế này.""Anh muốn học kiểu bình thường hay học kiểu Do Thái?" Fabio lau bàn xong vàhỏi."Thế học kiểu Do Thái là thế nào?""À," anh ta nói và giơ ngón tay lên. 'Tôi muốn nói đến một cách đặc biệt củangười Do Thái để học ngoại ngữ. Anh có muốn học không?" anh ta dụ."Có chứ!" Jerome hào hứng trả lời."OK, chờ tôi một giây nhé," Fabio liếc nhìn đồng hồ và rồi quay lại nhìn vàobếp. "Tôi sẽ bảo Dorothy trông hộ một lát. Mọi người biết đấy, có lẽ ta nên đợi Itamar.Anh ấy sẽ đến ngay đấy.""Như thế này nhé," Fabio bắt đầu và xoa xoa hai bàn tay vào nhau. "Cũng nhưanh muốn học và nhớ được hàng ngàn từ tiếng Tây Ban Nha, người Do Thái cũngmuốn nhớ được thứ tiếng của tổ tiên mình, tiếng Do Thái cổ.""Tôi không thấy ở đây có vấn đề gì cả," Itzik bắt đầu. "Những cuốn sách thánhkinh và những lời cầu nguyện đều được viết bằng tiếng Do Thái cổ. Họ lúc nào chẳngnói và sử dụng tiếng Do Thái.""Ồ, không hẳn thế đâu," Fabio lắc đầu. "Tiếng Do Thái cổ là một thứ tiếng thiêngliêng, nó chỉ thuộc về những lời cầu nguyện và những cuốn sách thôi. Chẳng ai nóitiếng đó ở nhà cả. Nó không đáp ứng được chức năng căn bản của một ngôn ngữ,chức năng làm phương thức giao tiếp giữa con người với nhau. Để bàn chuyện làm ăn,trao đổi ý tưởng hay đơn giản là đi mua rau cỏ, những người Do Thái trên khắp thếgiới này đều dùng tiếng địa phương, như tiếng Ả Rập, tiếng Phổ, tiếng Pháp, v.v...Qua thời gian, qua nhiều thế hệ, cũng không còn nhiều người quá câu nệ chuyện đếngiáo đường hay đọc những cuốn sách thánh kinh nữa, vậy mà tiếng Do Thái cổ vẫntồn tại! Hàng ngàn năm sau khi ngôn ngữ đó được sáng tạo ra, hàng ngàn năm kể từkhi nó bắt đầu được sử dụng, qua hàng ngàn năm được nâng niu trong những cuốnsách và những lời cầu nguyện, ngôn ngữ đó vẫn được gìn giữ. Và ngày nay, một lầnnữa nó lại trở thành một thứ ngôn ngữ sống động, ở đây, trên đất nước Israel này! Hãynghĩ về điều đó. Làm thế nào mà người Do Thái duy trì được ngôn ngữ của mình?"Anh ta dừng lại và nhìn khắp lượt chúng tôi. "Nhờ một phương pháp độc đáo mànhững người Do Thái khắp nơi trên thế giới đã sử dụng. Ở mỗi cộng đổng, người tađều phát minh ra một ngôn ngữ mới là sự kết hợp giữa tiếng Do Thái thiêng liêng vàtiếng địa phương nơi đó. Họ hòa trộn tiếng địa phương với những từ tiếng Do Thái đểgiữ ngọn lửa của tiếng Do Thái rực cháy mãi, thế đấy. Họ gìn giữ tiếng Do Thái đểngọn lửa của nó sẽ không bao giờ tàn lụi.""Giống như tiếng Yiddish[30]," tôi đoán."Chính xác," anh ta xác nhận. "Nhưng trước đó còn có rất nhiều ngôn ngữ khác.Sau khi bị đẩy đến Babylon, người Do Thái ở đây đã nói tiếng Ba Tư với người dânđịa phương ở đó và tiếng 'Ba Tư Do Thái' khi chỉ có riêng người Do Thái với nhau.""Tiếng 'Ba Tư Do Thái' là gì?" Itzik hỏi."Đó lả tiếng Ba Tư rải rác có nhiều từ tiếng Do Thái. Sau đó, nhiều người DoThái còn nói tiếng Do Thái kiểu Ả Rập nhưng có một điều chắc chắn, hai thứ tiếngnổi tiếng nhất là Yiddish và Ladino." Anh ta dừng lại và chỉ vào những bức tranh treotrên tường quán với những từ tiếng Ladino viết trên đó.Sự say mê đối với thứ tiếng đó hiện lên rõ trong mắt anh ta. Mắt anh ta sáng lên,một nụ cười tươi nở rộng trên khuôn mặt. Anh ta nhắm mắt lại để chúng tôi tập trungvào bài hát đang nhè nhẹ vang lên. Tất cả chúng tôi đều nhận ra giọng hát ấm áp, dịudàng của Yehoram Gaon, một ca sĩ nổi tiếng người Israel."Ông ấy hát tiếng Tây Ban Nha phải không?" Itzik hỏi."Gần như thế," Fabio trả lời. "Đây là một bản tình ca Ladino. Ladino là tiếng DoThái Tây Ban Nha, tiếng Tây Ban Nha cổ kết hợp với tiếng Do Thái. Chính xác hơn làsự pha trộn giữa tiếng Catalan và Do Thái." Anh ta mở mắt và ngồi thẳng dậy."Người Do Thái khắp thế giới luôn thống nhất trong mục tiêu chung là gìn giữtruyền thống. Truyền thống đó bao gồm cả việc gìn giữ tiếng Do Thái. Vì vậy, ngườiDo Thái ở Tây Ban Nha đã phát triển thứ tiếng Do Thái - Tây Ban Nha của tiếng mình- tiếng Ladino hay Spaniolit.""Anh có thể lấy ví dụ một câu tiếng Ladino được không?" Jerome ngắt lời."Được chứ." Fabio nhìn quanh các bức tường quán và chỉ vào một bức tranh siêuthực miêu tả hàng trăm người đang nở những nụ cười thỏa mãn. Bên dưới bức tranh làdòng chữ,'Kada uno es sadik en sus ojos.'"Mỗi người đều có quyền là một tzadik," anh ta dịch."Họ giữ lại từ tiếng Do Thái tzadik - người ngay thẳng," Jerome nói."Chính xác. Còn một ví dụ khác nữa." Anh ta lấy bút và một tờ giấy rồi viết,'Arova pitas y beza mezuzot.' "Ăn cắp bánh mì pita và hôn chiếc mezuzot," Fabio dịchra. "Đó là một câu nói về đạo đức.""Hai từ pitas và mezuzot rõ ràng là quen thuộc," Jerome nhận xét có vẻ rất hứngthú.Fabio lại viết một câu nữa. "Câu này tôi rất thích đây. 'El Yeserara no decharepoza.' Anh có nhận ra từ nào trong câu này không?"Jerome nhìn chằm chằm rổi lắc đầu. "Tôi chẳng thấy từ nào quen cả.""Nghe Yeserara có giống từ gì không?" Fabio cố đưa ra gợi ý."Chịu.""Có thể là yetzer harah - dễ làm điều xấu chăng?" Fabio mỉm cười."Ồ, phải rồi!" Jerome thán phục."Làm điều xấu sẽ không được thanh thản," Fabio dịch ra."Ngày nay có bao nhiêu người nói tiếng Ladino?" tôi thắc mắc."Ý anh là ngoài Yehoram Gaon, Yitzak Navon, cựu tổng thống Israel, và tôi ra?"anh ta đùa. "Có thể là hai mươi đến ba mươi ngàn người. Đó là một thứ ngôn ngữđang hấp hối. Thế hệ sau này có thể sẽ chẳng còn nói thứ tiếng đó nữa. Tôi là ngườiduy nhất đang cố giữ ngọn lửa của nó cháy mãi." Anh ta đưa tay chỉ những bức tranhtreo trên tường quán Café Ladino."Hay là mở một quán café nữa lấy tên là Café Yiddish đi!" Itamar gợi ý. "Cả tiếngYiddish cũng đang dần biến mất."Anh nói đúng," Fabio cười. "Nhưng cả hai thứ tiếng này đều có mục đíchchung. Chúng gìn giữ tiếng Do Thái cổ. Chính Morris Samuel, người sáng tạo ra tiếngYiddish đã nói,'Yiddish không phải là một ngôn ngữ - đó là một chiến lược.' Yiddishcũng có chung mục đích như Ladino, đó là bảo tồn tiếng Do Thái. Có khác chăng chỉlà Yiddish phổ biển hơn và được nhiều người nói hơn thôi."Jerome ra hiệu cho cô gái bồi bàn đang rảo bước về phía bàn chúng tôi."Anh biết không, có anh ngồi đây với chúng tôi tuyệt thật đấy," Jerome nói vớiFabio. "Dịch vụ thật hoàn hảo khi có ông chủ ngồi cùng bàn." Hắn nháy mắt.Chúng tôi gọi đồ uống như thường lệ."Vậy là Yiddish ra đời sau Ladino phải không?" Itamar tò mò hỏi. "Và cũng là từý tưởng kết hợp tiếng Do Thái vào ngôn ngữ địa phương - nhưng lần này là tiếngĐức.""Đúng vậy,"' Fabio xác nhận. "Nhưng, có thể anh sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằngYiddish có tuổi đời lâu hơn nhiều so với Ladino.""Thật sao?" Itamar hoàn toàn sửng sốt. "Tôi cứ nghĩ là Yiddish được phát triểnvào khoảng thế kỷ XVII.""Cuốn sách bằng tiếng Yiddish cổ nhất ngày nay còn giữ lại được là từ thế kỷXIII," Fabio tiết lộ. "Nhung hầu hết các học giả tín rằng người Do Thái bắt đầu nóitiếng Yiddish từ thế kỷ XI, đó là những người Do Thái rời khỏi miền nam nước Phápđể đến định cư tại thung lũng Rhine.""Vậy cái tên 'Yiddish' chính xác nghĩa là gì?" Itzik hỏi."Đầu tiên, ngôn ngữ này được gọi là 'Ashkenazi- Talk'. Sau này, người ta mới đổithành 'Yiddish' - 'Yid', hay trong tiếng Do Thái là 'Jid' có nghĩa là Do Thái. Và Deutchhay là Đức. Nói cách khác, nó có nghĩa là tiếng Do Thái-Đức. Vấn đề là dần dần tiếngYiddish ngoài là một ngôn ngữ, nó còn trở thành một chiến lược nữa." Anh ta vungtay trong không khí, cố tìm ra từ thật chính xác để diễn tả ý mình."Yiddish đã chứng kiến quá nhiều bạo lực, nước mắt nỗi đau, những cuộc tàn sátvà bi kịch. Nó trở thành một thứ ngôn ngữ tràn đầy tình cảm và có một linh hồn củariêng mình. Nó phản chiếu tâm hồn và tình cảm của người Do Thái, nỗi đau và sựphiền muộn, hạnh phúc và tiếng cười, bản năng sống của họ... Thậm chí ngày nay,mặc dù ngôn ngữ này đang dần dần biến mất, nó vẫn làm thức tỉnh những cảm xúcsâu lắng ở những con người còn giữ ngôn ngữ đó, và nhiều người còn cho rằng cónhững quan điểm, cảm xúc và ý tưởng nhất định chỉ có tiếng Yiddish mới diễn đạtđược. Tôi muốn nói đến những từ đặc biệt bắt nguồn từ tâm hồn của ngôn ngữ này vàkhông thể tìm được từ tương đương trong thứ tiếng khác." Anh ta ngả người tựa vàoghế và mỉm cười."Trước đây, người Do Thái nào cũng nói tiếng Yiddish. Cho dù người đó ở Nga,ở Đức, New York hay Buenos Aires đi chăng nữa, người đó vẫn có thể giao tiếp vớinhững người Do Thái khác. Trong công việc làm ăn, ở nhà, ở chợ, người ta chỉ nóitiếng Yiddish thôi. Chẳng bao lâu sau, cả một nền văn học tiếng Yiddish độc đáo đãnở rộ. Ngày nay, người ta vẫn còn đọc bản dịch những tác phẩm của những tác giả vĩđại như Shalom Aleichem, Isaac Beshivas Singer, Y. L. Peretz và Mendele. Những vởkịch được soạn và trình diễn bằng tiếng Yiddish. Hàng loạt báo, tạp chí viết bằng tiếngYiddish được xuất bản."Người ta ước tính rằng vào đầu Thế chiến thứ hai, có khoảng mười một triệungười, tương đương với khoảng 60% số người Do Thái, nói tiếng Yiddish." Anh tadừng lại khi để ý thây cô gái bồi bàn đang mang khay đổ uống đến. Chúng tôi giúp côchuyển đồ cho mọi người rồi cô lại hối hả trở về bếp."Hình như cô bé này mới thì phải," Jerome đoán. "Nên mới làm việc nhanh nhẹnvà hiệu quả thế chứ. Cô bé vẫn còn có động cơ để cố gắng.""Như tôi đã nói," Fabio tiếp tục, không để ý đến nhận xét của Jerome,"những từtiếng Do Thái cổ từ các cuốn sách linh thiêng cũng được đưa vào tiếng Yiddish ngàynay. Yiddish được cấu thành từ 15-20% các từ Do Thái, 70% là tiếng Đức và 10% làcác ngôn ngữ khác như tiếng Hungary, tiếng Rumani, tiếng Slavic và các tiếng khác.""Anh thử cho ví dụ xem nào?" Jerome xen vào."Chờ tôi một lát," anh ta nói và nhấp một ngụm cà phê. "Còn một điểm rất thú vịmà tôi muốn cho mọi người biết. Tiếng Yiddish được viết bằng những chữ cái Do Tháinhằm gìn giữ hệ thống chữ viết tiếng Do Tháỉi." Anh ta lấy một tờ giấy trắng trong vởghi của Itzik và lấy bút của Jerome. "Đây là ví dụ đơn giản nhất." Anh ta viết ra giấyvà đưa chúng tôi xem."'Mama lashon' – tiếng mẹ đẻ," anh ta dịch luôn. "Người ta gọi tiếng Yiddish nhưthế. Mama trong tiếng Đức có nghĩa là 'mẹ,' còn 'lashon' trong tiếng Do Thái có nghĩalà 'ngôn ngữ,' đúng không?"Tất cả chúng tôi cùng gật đầu."OK. Còn một ví dụ nữa," anh ta nói rồi lại viết gì đó ra giấy."'Bist ah batuach, uber shik eran mezumanim' - 'tôi tin anh, nhưng cứ đưa tiềnđây,'" anh ta lại dịch luôn. "Có từ nào mọi người nhận ra không?" anh ta hỏi."Batuach - 'trust' (tin tưởng) và mezumanim - 'cash' (tiền)," Jerome trả lời."A gantz yaer shikar, Purim nichter'- Say cả năm trừ ngày Purim[31]," một ví dụnữa được đưa ra. "Lần này có từ nào nghe quen quen không?""Purim," Jerome trả lời."Tôi nghĩ shikar chắc có liên quan tới shikor trong tiếng Do Thái có nghĩa làsay," Itamar bổ sung."Đúng rồi," Fabio khẳng định. "Câu này nói về một người luôn làm những việcvào thời điểm không thích hợp. Mọi người biết người ta gọi vé đi tàu điện ngầm ởBrooklyn là gì không? Tiếng Yiddish ấy, không phải tiếng Tây Ban Nha nhé," anh tamỉm cười.Jerome cắn môi rồi buột miệng nói bừa,"Una matbeah de subvay ( 'Matbeah' -trong tiếng Do Thái nghĩa là đồng xu)." Hắn cười toe toét và ra hiệu thực ra hắn khôngbiết là gì."Xuất sắc!" Fabio reo lên, rõ ràng là rất ngạc nhiên."Sao cơ? Tôi nói đúng hả?""Gần đúng hoàn toàn. Anh đã cho thêm một ít tiếng Tây Ban Nha vào đó. TiếngYiddish thực ra phải là 'De subvay matbeah'""Oa!" Jerome sung sướng reo lên. "Nhưng sao chúng ta lại nói đến những thứnày? Tôi có bao giờ bảo là muốn học tiếng Do Thái cổ đâu. Tôi nhờ anh dạy tiếngTây Ban Nha cơ mà!""Không sao," Fabio trả lòi. "Anh chỉ cần làm theo đúng cách như thế thôi. Látnữa tôi sẽ chỉ cho. Nhưng đầu tiên..." anh ta lại cầm bút lên và ngẫm nghĩ."Người Mỹ và người Đức biết rằng những từ tiếng Do Thái đã thâm nhập vàongôn ngữ của họ, ý tôi ở đây là những từ rất phổ biến như amen, Sabbath hay nhữngtừ đại loại như thế. Trong tiếng Do Thái của chúng ta cũng vậy, có hàng ngàn từ xuấtphát từ những ngôn ngữ khác được đưa vào những cuộc trò chuyện hàng ngày.""Như những từ có đuôi - tziah chẳng hạn, như conceptziah, coordinatziah,assotiatziah, optziah, integratziah[32]," Itamar lấy ví đụ."Quay lại vói tiếng Yiddish một chút," Fabio đề nghị. "Nhìn mà xem, chúng tabiết được bao nhiêu từ tiếng Đức chỉ nhờ nghe một vài câu tiếng Yiddish thôi. Nhữngtừ này đã trở thành những cụm từ mang tính chất thành ngữ trong tiếng Do Thái màchúng ta trò chuyện hàng ngày. Như câu,'Từ hai giờ đến bốn giờ đừng gọi tôi nhé. Tôisẽ schlaf shtunda - có nghĩa là tôi sẽ chợp mắt một lúc. Schlafen trong tiếng Đức cónghĩa là ngủ.""Tisch tiếng Đức là cái bàn," Itamar nhận xét. "Trong cộng đồng những người DoThái chính thống có một bữa ăn ngày lễ có tên là tish.""Và không được quên từ bagel (bánh vòng) nữa," Jerome xen vào."Tất nhiên rồi. Bánh vòng là một phát minh về ẩm thực của người Do Tháinhưng từ này phát sinh từ một từ tiếng Đức beugal, có nghĩa là 'bánh mỳ tròn.'""Này, các cậu có biết câu chuyện về người ngoài hành tinh và chiếc bánh vòngkhông?" Jerome hỏi.Không thấy ai trả lời nên hắn kể luôn."Một người ngoài hành tinh đáp xuống trái đất và đặt chân xuống Brooklyn. Hắnbắt đầu đi loanh quanh và để ý thấy một cửa hàng bánh vòng. Hắn đứng bên ngoài vànhìn chằm chằm vào trong qua cửa kính, tò mò trước khung cảnh đang diễn ra trướcmắt. Không hiểu chuyện gì nên hắn bước vào trong. 'Hãy nói cho ta biết,' hắn bảo vớichủ tiệm người Do Thái,'những cái bánh xe nhỏ nhỏ ta thấy từ bên ngoài là cái gìthế?' 'Đấy không phải là bánh xe,' người chủ tiệm giải thích. 'Đó là bánh vòng. Để ăn.Đây, thử đi.' Ông ta đưa cho người ngoài hành tinh một chiếc bánh vòng. Hắn cắn mộtmiếng và bắt đầu nhai. Rồi hắn nói với ông chủ tiệm,'Ông biết không, ta thực sự nghĩông làm bánh rất ngon đấy.' Hắn nuốt miếng bánh đầy hào hứng. 'Nhưng để ta choông một lời khuyên nhé... sẽ tuyệt hơn nữa nếu cho thêm pho mát và cá hồi lên trênđấy!'"Fabio phá lên cười. "Hay thật!" Anh ta reo lên và nhấp một ngụm cà phê nữa."Mọi người biết không, phóng viên Charles Rappaport có lần đã nói,'Tôi nóiđược mười thứ tiếng, tất cả đều là Yiddish." Fabio mỉm cười. "Anh ta nói đúng. "Bằngcách sử dụng hệ thống tiếng Do Thái, ta có thể học cách nói được đến cả mười thứtiếng khác nhau. Trong tiếng Yiddish có khoảng 4000 từ tiếng Do Thái còn Ladino cókhoảng 800 từ. Tại sao tôi lại nói điều này? Là bởi vì tờ Thời báo New York đã từngthực hiện một điều tra về số từ ngữ lặp lại trên báo. Nói cách khác, họ dùng tờ báo củamình để đếm xem có khoảng bao nhiêu từ tiếng Anh mà người đọc buộc phải biết.Kết quả là một người cần đến khoảng 600 từ. Vậy tất cả những gì ta phải làm để có thểhiểu được bất cứ ngôn ngữ nào là học khoảng 600 từ trong ngôn ngữ đó."Fabio lại cầm bút lên và viết gì đó ra giấy."Để học được 600 từ," anh ta tiếp tục ghi ra những con số,"ta phải học mỗi ngày20 từ, ngày nào cũng thế trong vòng 30 ngày. Hay nói cách khác, chỉ trong vòng mộttháng, ta có thể đọc báo hàng ngày và hiểu được những nội dung cơ bản củabất cứ ngôn ngữ nào ta muốn!" Anh ta ngẩng đầu lên và mỉm cười. "Vậy vấn đềthực chất ở đây là gì, làm sao để mỗi ngày học được hai mươi từ một cách có hệ thôngđể những từ này khắc sâu lâu dài vào trí nhớ!""Chính xác," Jerome tán thành, vui mừng vì cuối cùng cũng đến mục đích chínhcủa cuộc thảo luận."Nếu sử dụng phương pháp của người Do Thái, điều ta cần làm là gắn những từmới tiếng Tây Ban Nha vào những cuộc trò chuyện hàng ngày bằng tiếng Do Thái."Fabio xoa xoa hai bàn tay. "Chẳng hạn," anh ta gãi cằm. "Xem từ dinero tiếng TâyBan Nha có nghĩa là tiền nhé. Hãy nghĩ đến một loạt những câu tiếng Do Thái mà tacó thể nói đến tiền, nhưng thay từ tiền bằng từ dinero."Cậu có bao nhiêu dinero? Tớ muốn mượn 50 đô-la. Cậu lúc nào cũng chỉ nghĩđến dinero, dinero, dinero. Hắn rất giàu. Hắn có rất nhiều dinero trong ngânhàng..."OK, giờ đến một từ khác - hombre. Từ này có nghĩa là 'người.'"Đúng là một hombre tốt. Anh ấy đã giúp tôi sửa xe... Nhìn cái hombre đằngkia kìa... đội mũ đỏ ấy.""Cậu biết không, chỉ cần nhìn cách anh ta ăn mặc, tớ dám chắc hombre đó córất nhiều dinero," Jerome bổ sung."Chính xác! Phương pháp là như thế," Fabio reo lên. "Mỗi lần hãy thêm một haitừ vào câu. Trong tiếng Tây Ban Nha, rico có nghĩa là giàu.""Đúng là một hombre rico, hài lòng với cuộc sống," Jerome thể hiện khả năngnắm bắt nhanh cùa mình."Quiero có nghĩa là 'tôi muốn.' Quiero hòa bình cho thế giới; Quiero sức khỏecho gia đình mình; Quiero một chiếc bánh thật ngon. Đó là thứ Quiero thực sự lúcnày.""Quiero," Jerome bật ra. "Quiero trở thành một hombre rico.""Bây giờ, si tu Qieres, nếu anh muốn," Fabio bắt đầu,"tôi sẽ mang cho anhboyo táo nóng và một tasa espresso theo kiểu anh thích... Nào, anh hiểu câu này thếnào?""Tôi nghĩ là, theo ngữ cảnh, từ boyo táo có nghĩa là bánh táo, còn tasa espressolà một tách espresso."Trong lúc tìm hiểu về phương pháp đặc biệt của Fabio để học tiếng nước ngoài,tôi bỗng nhớ đến cô con gái tám tuổi của mình, con bé cũng hay dùng cách này để nóichuyện với bạn bè như kiểu tiếng lóng hàng ngày."Mọi người biết không, có lần tôi đi nghe con gái tôi và bạn nó nói chuyện giốngkiểu như thế này," tôi kể cho mọi người. "'Nào. Chơi cái này nhé,' nó nói tiếng DoThái, rồi kết thúc câu bằng từ 'Please' trong tiếng Anh. Ngày hôm đó, nó không chỉnói từ đó một lần đâu. Lúc sau, nó bảo bạn đổi búp bê cho nhau. 'Tớ muốn chơiBarbie tóc đỏ. Cậu đổi với tớ nhé?' con bé nói và lại lặp lại từ 'Please, please.' Tối hômđó, Gali đòi tôi mua ảnh Harry Potter. Con bé lại kết thúc bằng từ 'please' và kéo taytôi. Tôi hỏi con bé từ 'please' mới có trong vốn từ vựng của nó có nghĩa là gì. Galinghĩ một lúc trước khi đưa ra câu trả lời hoàn toàn đúng. Thực ra nó không biết từ đó.Con bé chỉ suy luận ra nghĩa của nó thôi. Đó chính là phương pháp mà chúng ta đangnói đến.""Đúng vậy. Một từ mới mà ta càng dùng nhiều thì càng dễ trở thành một phầnquen thuộc trong cú pháp ta sử dụng hàng ngày. Tiếng Do Thái có hàng tá những từtiếng Anh kiểu như thế như: balloon, promo, rating, brakes, pajama, interest, curious,legitimate, relevant và nhiều từ của các ngôn ngữ khác nữa.""Nhưng, có một điều," Itamar ngắt lời,"tôi hiểu cách xen từ mới vào câu như thếnhưng làm vậy cũng không đúng lắm. Chẳng hạn, từ rico có nghĩa là giàu có nhưnglàm sao ta biết được từ này còn chia theo giống, và khi nói đến một người phụ nữ thìnó phải là rica mới đúng.""Về cơ bản, anh nói đúng. Phương pháp này chỉ tốt cho những người muốn họcngoại ngữ thực dụng. Còn với người muốn học cách nói đúng và chuẩn một ngoạingữ thì cần phải học những nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ đó, như là cách chiađộng từ và đanh từ chẳng hạn.Khi ta đã học được nhiều từ mới bằng cách này thì học các thành tố khác của thứtiếng đó sẽ dễ hơn bởi vì ta đã thiết lập được một mức độ tự tin và hiểu biết nhất địnhvề ngôn ngữ đó.""Fabio cũng đã giải thích rằng thực ra ta chỉ cần học một số lượng từ cơ bản đểcó thể thích nghi được với một nơi mới thôi. Đến thăm Budapest thì đâu cần phải họchết những nguyên tắc cơ bản của tiếng Hungary. Chỉ khoảng 50-100 từ là đủ rồi," tôigiải thích."Nhưng nói mắc quá nhiều lỗi cũng ngại lắm," Jerome phản bác.Tôi cười toe toét. Tôi nhớ đến vụ cãi nhau giữa tôi và vợ tôi, Yael, cũng vì vấn đềnày."Yael sẽ đồng ý với cậu đấy. Cô ấy quá cầu toàn, cô ấy cho rằng nếu nói ra mộtcâu không đúng được 100% thì người ta sẽ không hiểu. Hay, tệ hơn, họ sẽ chế giễumình.""Cô ấy nói đúng mà," Jerome nói luôn."Tớ nhớ có lần ở Paris, cô ấy đặt phòng khách sạn, mua vé tàu điện ngầm và hỏigiờ mờ của khu du lịch - tất cả đều bằng thứ tiếng Pháp hoàn hảo mà cô ấy đã học vàthực hành suốt bao nhiêu năm. Nhưng rồi, khi tôi dám mở miệng nói tiếng Pháp, côây bảo gần chết vì xấu hổ. Nhưng dù sao, tôi cũng đạt được những kết quả tương tựmà chỉ cần đến thứ tiếng Pháp chỉ bằng một phần mười của cô ấy. Tất cả những gì tôinói với người thu ngân ở ga tàu điện ngầm là 'deux billet, si'll vous plais' (làm ơn, haivé). Cô thu ngân đó hiểu ngay là tôi muốn mua hai vé tàu. Chẳng cần phải nhọc côngdí mặt vào tường để nói cho đầy đủ,'Je voudrais acheter deux billet pour le Metro, si'llvous plais,' - 'Làm ơn, tôi muốn mua hai vé đi tàu điện ngầm' làm gì. Còn lúc vàoquán café, tôi chỉ gọi một tách espresso và bánh sừng bò sô cô la bằng thứ tiếng Phápđơn giản thôi. Chắc chắn là họ đâu có mang cho tôi mì spaghetti với nước táo.""Một người hay ngại thì sẽ chẳng học được gì," Fabio nhận xét. "Đừng ngại nóimắc nhiều lỗi.""Nhưng, mọi người biết không, còn một cách nữa để nhớ các từ tiếng nướcngoài," tôi nói thêm. "Tôi đã đọc nhiều cuốn sách nói về phương pháp này. Phươngpháp này dựa trên việc tạo ra những mối liên hệ, tưởng tượng. Ta cần tìm được nhữngtừ đi cùng hoặc nghe giống giống từ mình muốn học... phải có một mối liên kết logicgiữa những từ này. Từ piedra trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đá. Piedra nghe hơigiống powder (bột). Vậy, tất cả những gì ta cần làm là tưởng tượng mình cạo đá chođến khi nó chuyển thành bột. Hình ảnh đá biến thành bột sẽ khiến ta nhớ đến từpiedra. Carta trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là 'thư.' Từ carta có gợi cho mọingười nghĩ đến cái gì không?""Bách khoa Encarta," Jerome nói."Tuyệt. Vậy hãy tưởng tượng rằng ta để tất cả những lá thư trong cuốn bách khoađó. Còn từ bombero, lính cứu hỏa trong tiếng Tây Ban Nha, thì sao?""Một quả bom," Jerome mau lẹ trả lời. "Một quả bom phát nổ gây ra một đámcháy lớn, lính cứu hỏa phải dập tắt," hắn miêu tả."Điều này làm tôi nghĩ đến một câu chuyện," Jerome nói thêm. "Hai người DoThái đang ăn mì với nhau. 'Cậu nói xem,' người thứ nhất nói,'tại sao người ta lại gọithứ chúng ta ăn là mì?' 'Ý cậu là sao?' anh bạn trả lời và tống một đống mì vào miệng,'Tại chúng dài như mì, mềm như mì và có vị giống mì. Thế thì có lý do gì mà lạikhông gọi là mì chứ?'"Fabio cười khinh khích. Tôi chỉ vào Itamar và nháy mắt với cậu ta,"Vậy, cậu sẽnhớ câu chuyện cười này như thế nào?"Itamar nhìn lại tôi bằng đôi mắt trong, ấm áp cho thấy cậu ta đang suy nghĩ."Ồ, nếu dùng phương pháp của Lisa, ta sẽ lấy 'ngăn' aleph, với biểu tượng là cáithuyền, ta sẽ liên hệ nó với 'mì.'Thuyền - mì." Cậu ta nhắm mắt lại và đưa tay lên đầu."Với trí tưởng tượng có hạn của tớ, tớ thấy một chiếc thuyền chở mì nhập từ Italia về.Trên thuyền có hàng trăm công te nơ chất đầy mì.""Tốt đấy, Itamar," Jerome nhận xét. "Tớ thì tưởng tượng ra một chiếc thuyềnđang trôi trên một đại dương toàn mì là mì. Tớ nghĩ cậu nên tưởng tượng công ty Zimcủa Israel xuất khẩu mì sang Italia thì hay hơn.""Cậu đúng là có trí tưởng tượng lạ thường thật," tôi nói."Cái đấy là trong quảng cáo mà," Jerome phản bác. "Các cậu chưa xem à? Cómột anh chàng người Italia trở về quê nhà và mang theo một hộp mì spaghetti Israellàm quà. Cả gia đình anh ta cùng ngồi thưởng thức món pasta đặc biệt mà không đâucó, ngay cả ở Ý!""À, tớ xem rồi," tôi cười mỉa mai. "Như Pháp nhập khẩu rượu và pho mát Israel,Na Uy mua trứng cá hồi của ta vậy.""Sao lại phiến diện thế nhỉ? Israel cũng xuất khẩu rất nhiều thứ mà," Fabio chỉtrích.Đáng lẽ ra người ta phải trao cho Fabio Giải thưởng Israel mới đúng. Anh ta làmột người Israel Do Thái đầy lòng tự hào, một người chỉ nhìn thấy những điều tốt đẹpmà Israel và người Do Thái mang đến. Những cuộc xung đột chính trị giữa phe chínhthống và phe phi tôn giáo, giữa cánh tả và cánh hữu chẳng làm anh ta bận tâm chútnào. Fabio, một người Argentina chuyển đến Israel từ những năm 80, luôn mang tronglòng những điều tích cực để nói về đất nước Israel khi những người xung quanh anh tabắt đầu phàn nàn. Anh ta yêu đất nước Israel nồng nàn và sẽ không bao giờ để ai làmphai nhạt tình yêu đó.Yehoram Gaon hát thêm hai bài nữa và Fabio kể cho chúng tôi một câu chuyệnrất hay để kết thúc chuyến viếng thăm của chúng tôi."Nếu trước đây, người ta nói tiếng Yiddish để gìn giữ tiếng Do Thái cổ thì ngàynay mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại. Vài năm sau khi đất nước Israel được sánglập, một người phụ nữ và đứa con trai nhỏ ngồi trên xe bus," anh ta kể,"Người phụ nữnói với con bằng tiếng Yiddish nhưng cậu con trai lại trả lời mẹ bằng tiếng Do Thái.Hai người họ cứ tiếp tục như thế cho đêh khi một hành khách trên xe nói với ngườiphụ nữ,'Xin lỗi chị nhưng chúng ta đang ở Israel. Sao chị cứ nói tiếng Yiddish mãithế? Nói tiếng Do Thái ấy. Bây giờ, đó mới là ngôn ngữ của chúng ta!'''Chị nói đúng,' người phụ nữ trả lời bằng thứ tiếng Do Thái hoàn hảo. 'Chỉ là tôikhông muốn nó quên rằng nó là một người Do Thái.'"Chương 15: Khuôn mặt thiên thần(Làm sao để nhớ được khuôn mặt và tên người)Mùa hè đã đến. Jerome vừa hoàn thành những bài thi cuối cùng và đi mộtchuyến vòng quanh thế giới. Đầu tiên, hắn bay tới Santo Domingo và Havana để gặphai nhà sản xuất quần áo bàn về bộ sưu tập mới dành cho mùa đông. 'Đông nhiệt đới,'hắn gọi như thế. Đó là những chiếc áo phông dày dặn 'xua tan băng giá và sưởi ấm tráitim,'theo đúng lời hắn.Từ đó, hắn tiếp tục bay đến New York để bàn chuyện phân phôi hàng với CountDown và Submarine. Hai chuỗi cửa hàng này kết hợp lại có hơn 3.000 cửa hàngchuyên dành cho 'giới trẻ.'Trên đường đi về phía Đông, hắn dừng chân tại Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italiađể gặp những nhà phân phối khác nhau và các công ty nhập khẩu tại địa phương. TạiParis, hắn tham gia triển lãm 'Mode Jeunesse,' một triển lãm quốc tế về thời trang chogiới trẻ tổ chức tại Porte de Versatile. Ngày thứ hai ở đây, hắn đã đưa hết 200 tấm danhthiếp mà hắn mang theo. Sự may mắn thực sự đang trải thảm dưới bước chân hắn vàhắn quay trở lại Israel trong một tâm trạng cực kỳ hân hoan.Khi tôi nói chuyện với hắn qua điện thoại, hắn hỏi xem liệu chúng tôi có thể bốtrí một buổi tụ tập nho nhỏ tại Café Ladino không. Nhóm 'Ba ông già về hưu non' củachúng tôi - Itamar, Jerome và tôi - đã phát triển thêm hai thành viên thường xuyên làFabio và Itzik Ben-David. Lần này, Jerome bảo tôi mời cả Joseph HayimSchneiderman và thầy Dahari nữa."Có một điều tớ vẫn muốn được nghe mọi người giải thích," hắn nói. "Tớ đã gặprất nhiều người mới nhưng tớ không thể nhớ nổi tên của một phần tư trong số đó haynhững gì họ nói gì vói tớ, trông họ như thế nào? Cậu nghĩ có phương pháp Do Tháinào để nhớ được tên và khuôn mặt không?"Vì tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi của Jerome, và vấn đề này tôi thấy cũngkhá quan trọng nên tôi đồng ý với hắn là cần phải có một cuộc gặp nữa với hai'chuyên gia' của chúng tôi...Cuộc gặp diễn ra vào một chiều thứ hai, vài ngày sau sinh nhật lần thứ 40 củaItamar. Sự kiện này cho chúng tôi mội lý do nữa để tụ tập. Vì giờ đã là mùa hè nênFabio đặt quạt xung quanh quán để cái nóng của mùa hè không làm ai quá khó chịu.Xung quanh hai chiếc bàn được kê liền vào nhau là bảy người chúng tôi và một cô gáiLisa, Jerome đã mời cô. Chúng tôi rất vui vì điều này."Phụ nữ thường nhớ tên và khuôn mặt tốt hơn đàn ông, tôi chắc chắn là cô ấy sẽcó nhiều thứ để chia sẻ với chúng ta," Jerome giả vờ phân bua về sự có mặt của Lisa.Hắn thừa biết là tất cả chúng tôi đều rất vui vì có thêm Lisa.Chúng tôi nâng cốc chúc mừng Itamar và vị giáo sĩ cầu Chúa ban cho cậu ta mộtcuộc sống trường thọ."Cậu đã biết kết quả thi chưa?" vị giáo sĩ hỏi Jerome."Tôi đã nghĩ kiểu gì thầy cũng hỏi bởi vì thầy muốn biết những phương pháp củacác nhà hiền triết liệu có hiệu quả với một người như tôi không, phải vậy chứ?"Jerome cười."Không hẳn thế," ông nói. "Tôi biết chắc chắn là những phương pháp đó có hiệuquả. Chỉ là tôi muốn biết cậu học hành thế nào thôi.""À," Jerome cụp mắt xuống, có vẻ hơi xấu hổ. "Rất cảm ơn thầy đã quan tâm.Nhưng thật tiếc là tôi chưa trả lời được rồi. Họ vẫn chưa thông báo kết quả. Hy vọng làtuần sau sẽ có. Tôi hứa khi nào có, sẽ cập nhật thông tin cho thầy ngay.""Tôi cũng nghe nói là việc làm ăn kinh doanh ở nước ngoài của cậu khá thuậnlợi," vị giáo sĩ nhắc lại bằng giọng đầy tự hào điều tôi đã nói với ông."Cũng không hẳn." Jerome lắc đầu, cố hạ thấp thành công của mình xuống. "Tôivẫn chưa đạt được điều gì cụ thể. Tôi đã gặp nhiều người. Tôi đã tiến được vài bướcnhưng chỉ có thời gian mới nói được là liệu có bước tiến nào đơm hoa kết trái đượckhông." Hắn cẩn thận lựa chọn từ ngữ, sợ lỡ miệng nói ra điều gì xui xẻo,"Hàng vẫnchưa được bán ở các cửa hiệu. Thực tế là nó đã được sản xuất đâu! Sẽ phải mất vàituần," hắn giải thích."Đầu tiên, áo sẽ được sản xuất ở Cuba và Cộng hòa," Jerome nói, hắn sử dụngcái tên đặc biệt cho Cộng hòa Dominica. "Đến tháng 9, chúng sẽ được chuyển đến chocác nhà phân phối và các công ty nhập khẩu. Chi đến tháng 10, những thiết kế của tôimới xuất hiện trong các cửa hàng. Sẽ không dễ dàng gì, vả lại còn có hàng tá nhữngnhãn hiệu cạnh tranh nữa. Có hàng ngàn nhà sản xuất như tôi đang giành giật thị phầnđó."Jerome rút một tập danh thiếp ra từ trong túi áo. Hắn đảo đảo một lượt và quaysang vị giáo sĩ. "Dù sao đi nữa, muốn đảm bảo việc kinh doanh suôn sẻ, tôi cần phảikiểm tra xem còn phương pháp Do Thái nào để giúp tôi ghi nhớ tên và khuôn mặt củamọi người không. Tôi cần nhớ được, chẳng hạn," hắn rút ra một chiếc danh thiếp từtrong tập và nhìn một lát,"Phillip Vestica, BPL từ Gent, Bỉ... Tôi không thể nhớ đượcanh chàng này trông thế nào nữa!"Vị giáo sĩ gõ nhẹ ngón tay lên bàn và nhìn Joseph Hayim Schneiderman. Mặc dùtrên khuôn mặt cậu sinh viên hiện rõ sự hào hứng nhưng ông vẫn quyết định sẽ nóitrước. "Vua Solomon có một ngàn bà vợ, và ông phải nhớ hết tên của họ," ông mỉmcười. "Chắc chắn những cuốn sách linh thiêng của chúng ta phải truyền lại phươngpháp để nhớ tên và khuôn mặt chứ.""Chúng ta sẽ bắt đầu với giả thuyết rằng tên của một người là tài sản giá trị nhấtcủa người đó." Vị giáo sĩ nghiêng người về phía Jerome. "Cả đời mình, ta luôn mongmuốn tên mình sẽ được nổi bật. Một cái tên nổi bật có thể mang đến sự bất tử. VuaSolomon thông thái đã từng nói rằng,'Một cái tên hay còn tốt hơn dầu quý.' Tên củachúng ta cho thấy ta là ai và chúng ta để lại danh tiếng gì, tốt hay xấu. Đức Chúa đãnói với David,'Ta đã ban cho con một cái tên vĩ đại, giống như tên của những conngười vĩ đại trên thế giới này.'Còn với Abraham, Người nói,'ta sẽ tạo nên một dân tộcvĩ đại và ban phước để tên con trở thành một cái tên vĩ đại." Ông nói đến đó rồi ngảngười tựa vào thành ghế, hoàn thành lời mở đầu mà chắc hẳn ông đã chuẩn bị từtrước."Chính vì vậy, chúng ta phải tiếp cận tên của một người với lòng tôn trọng caonhất! Hầu hết chúng ta đều mắc tội vì thực tế rằng chúng ta không để ý tới những điềuđơn giản nhất mà ở đây chính là tên của một người. Con người gặp gỡ nhau hàng ngàyvà chỉ vài phút sau khi chia tay, ta đã không còn nhớ tên người mình vừa gặp nữa. Tanghĩ,'Đợi một lát. Anh chàng đó tên là gì ấy nhỉ?"' Ông vỗ vỗ tay vào trán."Chúng ta cần phải sắp xếp lại những ưu tiên của mình, Trước khi gặp mộtngười, ta phải có mong muốn biết tên người đó. Ta phải cố gắng hết sức để nhớ têncủa họ bởi vì cái tên chính là tài sản giá trị nhất của một con người!"Tôi rất thích cách tiếp cận vấn đề của vị giáo sĩ nhưng có một câu hỏi bỗngnhiên nảy ra trong đầu tôi về việc tại sao thực tế chúng ta lại không hay để ý tên ngườikhác. "Tên chúng ta thực ra là do cha mẹ đặt," tôi lên tiếng. "Như thế có nghĩa là mộtngười không tự chọn cho mình cái tên đó. Có thể vì thế nên chúng ta không mấy quantâm đến những cái tên. Nói cách khác, nếu ta tự chọn tên được cho mình thì điều thầynói sẽ có ý nghĩa nhiều hơn, về tâm lý học mà nói thì tìm hiểu lý do một người chọnmột cái tên nhất định nào đó rất thú vị. Chúng ta không có động lực đặc biệt để ghinhớ tên bởi vì ta biết rằng tên một người là do ngẫu nhiên nhiều hơn."Vị giáo sĩ lịch sự nghe tôi nói hết rổi nhanh chóng phản bác ngay. "Đó là vấn đềvề nhận thức," ông bắt đầu. "Tôi thấy thực ra sẽ thú vị hơn nhiều nếu tìm hiểu xem bốmẹ của 'Grace', chẳng hạn thế, có đúng khi đặt tên con như vậy không. Liệu 'Grace'thực sự có dịu dàng, duyên dáng như cái tên không? Liệu 'Harry' có lớn lên thành mộtchàng trai mạnh mẽ, can đảm không? Liệu 'Pearl' sau này có trở thành một phụ nữ cóvẻ đẹp trong sáng và tâm hồn cao quý không? Đức vua David đã nhận được mệnhlệnh phải đặt tên con trai mình là Solomon, hay Shlomo[33]trong tiếng Do Thái, bởivì 'ta sẽ ban cho dân tộc Israel cuộc sống hòa bình và êm ả.' Cũng giống như vuaDavid, nhiều bậc phụ huynh đôi khi cảm thấy những xúc cảm thiêng liêng ẩn chứađằng sau những cái tên mà họ chọn cho con cái mình."Ông ngừng lại một lát để sắp xếp lại những ý nghĩ trong đầu."Chúng ta đã nói đến ngọn lửa đen và ngọn lửa trắng, những con chữ màu đenvà trang giấy trắng rồi. Mỗi con người khi sinh ra đều là một trang giấy trắng. Cái tênchính là những con chữ màu đen lấp đầy trang giấy đó, nó theo suốt chiều dài cuộcđời của một con người. Những con chữ đó có thể thẳng, có thể lưa thưa, có thể cocụm, chúng có thể để lại nhiều khoảng trắng trên trang giấy, có thể kín cả trang giấy.Đó là những gì mà một cái tên làm. Có rất nhiều điều trong một cái tên, chính vì vậycó thể sẽ rất thú vị, vể tâm lý học theo như cậu nói, nếu đi sâu phân tích những yếu tốđó và tìm hiểu xem số phận của một con người có phù hợp với cái tên mà bố mẹngười đó đặt cho không, hay người đó lại đi theo một hướng hoàn toàn khác."Ông nhấp một ngụm trà Hawayage đặc biệt mà Fabio chuẩn bị riêng cho ông."Có những người khi trưởng thành đã đổi tên bởi vì họ không hài lòng với cáitên mà cha mẹ họ đã đặt từ tấm bé với hy vọng rằng một cái tên mới sẽ thay đổi cả sốphận của họ nữa. Đó là lý đo tại sao Đức Chúa đã đổi tên của Avram thành Abrahamvà tên của Jacob thành Israel.""Dù sao," ông nói tiếp,"hãy quan tâm đến tên một người, trân trọng nó vàhãy nhớ lấy, cho dù cái tên có là do cha mẹ đặt hay không, thì tiêng gọi tên vẫn là âmthanh dễ chịu nhất đối với đôi tai của con người mang cái tên đó. Cho dù họ có thựcsự yêu tên mình hay không thì cái tên vẫn là điều đầu tiên mà ta tiếp xúc khi gặp mộtngười."Itamar ra hiệu muốn bày tỏ ý kiến của mình và cậu ta củng cố thêm những điềuvị giáo sĩ đã nói bằng một vài ví dụ của riêng mình mà cậu ta thu thập được từ cácnước khác trên thế giới. "Ở Mỹ có những bộ lạc người da đỏ coi tên là một phần trongsự tồn tại của một con người. Họ tin rằng gọi nhầm hay gọi sai tên một người có thếkhiến tâm hồn của con người chịu muôn vàn đau đớn. Ở Trung Quốc có tục lệ đặt tênđể tránh con mắt của quỷ dữ. Ở Congo, vì lý do tương tự, không ai được phép nói têncủa một người lính khi anh ta đang chiến đấu hoặc săn đuổi cho đến khi anh ta quaytrở về doanh trại.""Người Do Thái cũng giống người da đỏ, đúng không?" Jerome hỏi. "Mỗi cái tênđều mang một ý nghĩa. Không ai lại tự nhiên đặt một cái tên vô nghĩa kiểu nhưGifebritenkar cả," hắn bật ra. "Một cái tên phải kiểu kiểu như là Or (ánh sáng), Guy(thung lũng), Maayan (mùa xuân, nước trong), Shai (món quà), Mitryah (chiêc ô). Ýtôi là, tên thì phải có nghĩa đúng không?"Vị giáo sĩ mỉm cười gật đầu."Tôi không nghĩ là có điều luật nào quy định về điều đó nhưng tôi dám khẳngđịnh là hầu hết những cái tên của người Israel đều được đặt dựa trên một lý do nàođó.""Vậy thì chắc Itzik có thể gọi là 'Sếp lớn to đùng.' Hắn chỉ vào Itzik Ben-David."Tên 'Itzik' thực ra là một biến thể của Issac," vị giáo sĩ giải thích điều mà thựcchất chúng tôi đã biết. "Nhiều cái tên có liên quan đến Chúa bởi vì người đặt tênmuốn tạ ơn Người đã ban cho họ món quà của cuộc sống và mối liên kết giữa điềuhuyền diệu trong sự ra đời của một đứa trẻ và Người. Những cái tên như Joshua (Chúache chở cho con), Daniel (Chúa là vị quan tòa anh minh), Elijah (Đó là Chúa của con)..."Còn có nhiều tên xuất phát từ thiên nhiên nữa," Itzik bổ sung,"như Dov (gấu),Zvi (nai), Yael (linh dương), Deborah (ong) chẳng hạn.""...Nurit (mao lương hoa vàng), Lilach (tử đinh hương), Rekefet (anh thảo),Barak (chớp), Zur (đá)," Lisa xen vào."Ofra (quặng)," Jerome đóng góp thêm vào danh sách. "Thực ra từ này xuất pháttừ việc kết hợp từ gà trong tiếng Do Thái với từ rah có nghĩa là hư," hắn cười. "Gàhư.""'Không phải thế đâu," vị giáo sĩ cười lại. "Ofra là biến thể dành cho phái nữ củatên Ofer, cũng là tên của một thành phố cổ ở Israel. Nhưng đúng là Kinh thánh cũngcó đầy những cái tên có nghĩa không được tích cực lắm, như: Caleb (chó), Kotz (gai),Tahat (mông), Zima (dâm), Huidah (chuột)...""Làm sao lại đặt tên con là Mông được nhỉ?" Itzik thốt lên. "Mông!""Thế cậu đã thấy anh chàng đó chưa?" Jerome hỏi,"Biết đâu tên đấy lại hợp ấychứ." Hắn cười ranh mãnh. "Tưởng tượng gặp ông Caleb (chó) trên đường,'Dạo nàysao hả Chó? Bọn trẻ thế nào? Mông chắc phải lên bảy rồi ấy nhỉ? Bảo Chuột là tôi gửilời chào nhé."Schneiderman phá lên cười."Thế còn họ thì sao?" Tôi hỏi. "Tôi đã đọc ở đâu đó rằng mãi sau này trong tênmới có họ."Thầy Dahari và Itamar cùng lên tiếng định trả lời nhưng rồi cả hai dừng lại, cườilúng túng. Itamar đưa tay về phía vị giáo sĩ mời ông nói trước."Ngày trước," ông bắt đầu,"để phân biệt hai người cùng tên thì người ta chothêm tên của người cha vào. David sẽ được gọi là David Ben-Yishai (David, con traicủa Yishai), Solomon Ben-David (Solomon, con trai của David) hay Joshua Ben-Nun(Joshua, con trai của Nun). Đó chính là họ. Một cách khác nữa để xác định một cánhân là cho thêm quê quán vào tên gọi, như là Aryeh ở Hittite hay Elijah ở Tisbi chẳnghạn. Ngày nay, những họ đi theo tên trở nên phổ biến là do cuộc sống ở thành thị. Tạimột thành phố lớn với hàng triệu người thì rất khó để người ta biết về nhau như ở làngquê. Vì thế người ta cần đến một biệt danh bổ sung để phân biệt người này với ngườikia," ông giải thích. "Họ xuất phát từ những nguồn khác nhau như nghề nghiệp hayđịa vị cá nhân. Lấy ví dụ về nghề nghiệp nhé." Vị giáo sĩ ngẫm nghĩ một lát."Trong cộng đồng người Do Thái Sephardic, có những cái tên như Abulafya cỏnghĩa là nhà vật lý học, Helphon - người đổi tiền, Dayan - thẩm phán, Kimchi - chủ lòbột, còn nhiều nhiều nữa.""Thế còn địa vị xã hội thì sao" Itzik hỏi."Ừ, những họ như là Katan (bé nhỏ) hay Bueno (tốt)," ông giải thích. "Khi ngườiDo Thái bị đẩy khỏi những nơi khác nhau, một số người cũng lấy tên của nơi đó. Thếnên chúng ta mới có những họ như Alkalia - từ thành phố Ecola, Tây Ban Nha.Spinoza - từ Espinosa, Toldeno - từ Toledo, Tzan'ani - từ Tzan'a ở Yemen.""Thế còn những họ kiểu châu Âu của người Do Thái Ashkenazi như Rosenbaumhay Goldsmith thì sao?" Itzik lại hỏi.Vị giáo sĩ chỉ vào Itamar. "Tôi xin chuyển câu hỏi này cho một người Ashkenazitrả lời.""Tôi chỉ ba phần tư Ashkenazi thôi," Itamar thừa nhận,"nhưng tôi biết câu trả lờicho câu hỏi đó."Cũng tương tự như thế thôi, nhưng đến tận thế kỷXVIII người Ashkenazi mớiphát triển họ. Về cơ bản, người ta buộc phải thêm họ vào tên mình. Trước thời gianđó, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ còn tên người cha vẫn được dùng làm họ, nhưta đã nói khi nãy.""Tại sao lại thế?" Jerome ngắt lòi. "Sao họ không muôn có một cái họ thực sựchứ?"Itamar xé một gói đường bỏ vào tách cà phê, khuấy nhẹ."Họ thấy thoải mái. Đó là một cách dễ dàng để không lọt vào con mắt dò xét củanhững kẻ thích tấn công họ," cậu ta giải thích. "Cho đến khi có người muốn hệ thốnghóa mọi thứ. Việc này bắt đầu từ sắc lệnh của Joseph II, vua nước Áo, vào năm 1787.Một đạo luật nữa vào năm 1809 lặp lại ý tưởng tương tự. Cả hai chỉ dụ này đều bắtngười dân Do Thái ở Franfurt và Baden phải có họ như ở Pháp, Grusia và Nga."Mục đích của các nhà chức trách là tổ chức dân số nhằm thu thuế và thực hiệnchế độ quân dịch với người Do Thái. Hay nói cách khác là kiếm tiền từ người DoThái. Người có tên được coi là 'hay' hơn thì phải trả nhiều tiền hơn, còn người có tên'xấu' hơn thì phải trả ít hơn!""Tên thế nào thì được gọi là hay?" tôi thắc mắc."Rosenthal, Diamon, Edelstein. Nhưng đáng chú ý lại là những cái tên được coilà thuộc tầng lớp thấp," cậu ta cười. "Đó là những cái tên được tạo ra từ bộ não biếnthái, xấu xa của bọn quan chức chính phủ theo tư tưởng bài Do Thái. Eselkopf (đầulừa), Schmaltz (mỡ gà), Wormbrandt (đốt sâu), Borgenitcht (đừng mượn)... Đúng làkhông có giới hạn nào cho bọn bất lương! Ở Hungary chẳng hạn, người Do Thái đượcchia thành bốn nhóm, mỗi nhóm phải mang một họ cố định: Weiss (trắng), Schwartz(đen), Klein (nhỏ), Gross (lớn). Thế đấy!" Cậu ta tỏ rõ sự ghê tởm và phẫn nộ."Đợi một giây nào," Jerome ngắt lời. "Thế Schwartzenegger có nghĩa là gì?""Người da đen," Itamar trả lời.Jerome sững sờ. "Người da đen á?!... Trời, thế mà tớ cứ nghĩ phải tệ hơn ấy chứ.Họ có thể gọi anh ta là 'người da đen trắng' - Weissenager." Hắn cười toe toét."Dù sao, người Do Thái Ashkenazi cũng có đủ nơi và đủ thời gian để chọn chomình một họ tên từ nhiều nguồn khác nhau, giống như người Do Thái Sephardic vậy.Chẳng hạn như, Becker (thợ làm bánh), Schreiber (nhà văn), Fleischer (người bánthịt), Färber (họa sĩ), Singer (ca sĩ)...""Đôi khi, cùng một họ nhưng ở các nước khác nhau lại có sự thay đổi - Itzik cóthể là Issac, Ben-Avraham ở Đức sẽ là Abramson chẳng hạn. Có những họ Ashkenazixuất phát từ những địa danh ở châu Âu như Berlinski từ Beriin, Pollack từ Phần Lan,Litbeck từ Lithuania...""Và Schwartzenegger từ Zimbabwe," Jerome bổ sung."Họ mang tính chất miêu tả của người Ashkenazi thì có," Itamar cười và nói tiếp,"Kurtz (thấp), Langer (dài), Weiss (trắng), Geller (vàng)...""Và Schwartzenegger..." Jerome nhắc lại, thích thú với trò đùa mới của hắn."Và Schwartzenegger nữa," Itamar nói bằng giọng chịu thua và nhấp một ngụmnước."Nhưng cùng với nhà nước Israel hiện đại, người Do Thái bắt đầu đổi tên mìnhtrở về tiếng Do Thái," Itzik nói."Đúng là một số người bắt đầu địch tên mình ra tiếng Do Thái," Itamar xác nhận."Chẳng hạn, David Greene trở thành David Ben-Gurion, Vladimir Jaboiinski trở thànhZeev Jabotinski (một trong những người sáng lập ra nhà nước Israel), EliezarPearlman trở thành Eliezar Ben-Yehuda (người sáng tạo ra tiếng Do Thái hiện đại). Chỉcó một số ít các nhà lãnh đạo không chịu thay đổi tên.""Nhân tiện, có ai biết họ nào dài nhất trong tiếng Do Thái không?" Itamar hỏichúng tôi."Schwartzenegger," Jerome nhanh nhảu nói luôn."Không đúng rồi, xin lỗi nhé. Đó ỉà Katzeneilenbogen.""Có nghĩa là gì?" vị giáo sĩ hòi."Khuỷu chân mèo," Itamar cười. "Họ này xuất phát từ 'Katimelbochi,' một tỉnhcủa nước Phổ ở Hes-Nasau."Fabio để ý thấy tách của mọi người đều sắp cạn cả nên gọi cô gái bồi bàn. "Aimuốn dùng thêm một tuần cà phê nữa nào?" anh ta nói to.Ai cũng giơ tay, trừ vị giáo sĩ và ông gọi một tách trà Hawayage nữa."Mọi người biết không, có một câu chuyện cười liên quan đến những cái tênđây," Jerome đưa chúng tôi trở lại chủ đề thảo luận. "Có một giáo sĩ đáng kính đếnthăm trường học. Một cô bé cố gây sự chú ý và gọi to,'Jacob. . Jacob...' Hiệu trưởngthấy vậy bèn nói với cô bé,'Rebecca à, con không được gọi thầy là Jacob. Như thế làbất kính. Con phải gọi thầy là Rahbi Cohen.' Lúc này thì vị giáo sĩ đã để ý đến cô bé.'Trò gọi ta à? Trò có gì muốn nói với ta sao, cô bé đáng yêu?' Cô bé đứng thẳng lên,chắp hai tay ra sau lưng và nói,'Rabbi Cohen cũng là tên em trai con ạ.'"Hai người khách du lịch mổ hôi đầm đìa bước vào quán và ngồi xuống chiếc bànngay sát chiếc quạt. Người phụ nữ bỏ kính râm ra và đặt nó xuống tờ bản đồ vừa lấytrong túi ra."Vậy, nếu tôi hiểu không nhẩm thì nếu muôn ghi nhớ tên mọi người, tôi cần phảigán cho cái tên đó một ý nghĩa nào đó và kết nối ý nghĩa đó đến con người ở trướcmặt mình, đúng không?" Jerome kết luận.Sự sáng suốt của khuôn mặt và tâm hồnVị giáo sĩ chậm rãi đưa tay vuốt bộ râu và nhìn ra xung quanh. Để ý thấy mọicon mắt đang chăm chú nhìn mình chờ đợi một câu trả lời, ông bắt đầu."Mỗi người có một tâm hồn đặc biệt và độc nhất. Mỗi người có một nhân cách tựbộc lộ qua khuôn mặt và cơ thể. Có người tốt, kẻ xấu, người bình tĩnh, kẻ nóng nảy,người cao, người thấp, người béo, người gầy, người xinh đẹp, người không-xinh-đẹplắm..." Vị giáo sĩ cẩn trọng lựa chọn từ ngữ."Và đừng quên những đặc điểm của người Do Thái," Jerome nhận xét. "Mũi to,tai vểnh...""Theo khuôn mẫu của những kẻ bài Do Thái thì đúng là vậy," vị giáo sĩ nói vànhìn chằm chằm vào chúng tôi. "Ngoài tôi ra thì tôi chẳng thấy ai ở đây có mũi to bấtthường cả. Nói thật, một vài người còn trông không giống người Do Thái lắm." Ôngnhìn tôi rồi chuyển sang Fabio."Tất nhiên, đó chỉ là sự khái quát thôi. Dù những kẻ bài Do Thái có nói gì thìcũng có rất nhiều người Do Thái ưa nhìn. Chẳng hạn, Đức vua David có đôi mắt rấtđẹp. Thầy David Rosen, giáo sĩ trưởng của Ai-len trong thời gian dài, được coi là kháđẹp. Nói ngắn gọn, chúng ta đâu có thiếu những người đẹp.""Xin lỗi một phút," Jerome lịch sự ngắt lời,"nhưng mọi người vừa làm tôi nhớđến một câu chuyện cười mà tôi rất muốn kể.""Vậy, cậu kể đi." Vị giáo sĩ cười và ra hiệu cho Jerome. "Tôi đã hiểu được tầmquan trọng của việc kể chuyện cười với cậu rồi. Cậu mang trong mình một sự bứcbách phải giải phóng khiếu hài hước ra bên ngoài.""Cảm ơn thầy.""Một phụ nữ ngồi trên máy bay cạnh một anh chàng. Bà ta cứ nhìn chằm chằmanh này mấy lần liền cho đến khi không kiềm chế được nữa. Bà ta quay sang và nói,'Anh là người Do Thái, phải không?' Anh ta lịch sự mỉm cười và lắc đầu,'Thực sự làkhông. Tôi không phải là người Do Thái.' Người phụ nữ quay trở lại với lờ tạp chínhưng chỉ năm phút sau lại quay sang người ngồi cạnh. 'Anh có chắc anh không phảilà người Do Thái không?" 'Chắc chứ.' Không đầy hai phút trôi qua, người phụ nữ lạihỏi lần nữa. 'Có thật anh không phải là ngưòi Do Thái không, hay chỉ là anh khôngmuốn thừa nhận điều đó?' Anh này, dù đã hơi bực mình rồi nhưng vẫn giữ bình tĩnh.'Thật, tôi không phải là người Do Thái. Tôi theo đạo Tin lành.' Dù đã nhận được câutrả lời đó, trong ba tiếng tiếp theo, người phụ nữ vẫn không để cho anh ta yên, liên tụcquấy rầy anh ta về việc anh ta có phải là người Do Thái không. Cuối cùng, anh ta cáu.'Bà biết sao không? Bà nói đúng đấy. Tôi là người Do Thái. Tốt rồi chứ hả?' Ngườiphụ nữ đặt tờ báo xuống và dịch gần vào người bên cạnh. 'Dù vậy, lạ thật. Trông anhchẳng Do Thái chút nào!"'Tâ't cả chúng tôi phá lên cười. Ngay cả Itamar cũng đập tay xuống bàn cười ngặtnghẽo."Tôi xin lỗi," Jerome nói với vị giáo sĩ. "Xin cứ tiếp tục.""Như ta đã biết," vị giáo sĩ bắt đầu,"cơ bản là phải tạo được mối liên kết giữa têncủa một người và diện mạo của người đó. Diện mạo thể chất, hay có lẽ quan trọnghơn là diện mạo của tâm hồn, là ý thức về tính cách và ấn tượng nó tạo ra. Các nhàhiền triết đã phân thành bốn nhóm: những người có tên đẹp làm những điều tốt đẹp;những người có tên xấu làm những điều xấu xa; những người tên đẹp nhưng làmnhững điều xâu xa; những người tên xấu nhưng làm những điều tốt đẹp. Nói cáchkhác, có hai khả năng xảy ra: Tên có thể hợp hoặc không hợp với người mang tênđó." Ông ngả người ra phía sau, bắt chéo chân và suy nghĩ xem nên nói gì tiếp."Khi ta gặp một ai đó, điều đầu tiên ta cần chú ý đến chính là tên người đó. Điềuthứ hai là nhìn người ta gặp và xem ấn tượng của ta về người đó ra sao. Lần đầu tiênnhìn, trông cô ta hay anh ta thế nào? Hòa nhã, nóng tính, một người hay cười hay mộtngười xảo quyệt... Ta nên luôn tự hỏi mình rằng,'Sao người đó lại có tên như thế? Cáitên có phù hợp với ấn tượng người đó tạo nên hay không?' Quan trọng nhất là cái tênđó phù hợp, hay không phù hợp, với bản thân con người đó ở khía cạnh nào?" ônggiải thích. "Khuôn mặt của một con người trả lời rất nhiều câu hỏi về con người đó,trong đó có câu hỏi về việc cái tên có phù hợp với người đó không.""Thầy có thể lấy ví dụ nào đó thực tế hơn một chút được không?" Jerome đểnghị.Vị giáo sĩ ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời. "Giả sử cậu gặp ông Melamed, một ngườicó khuôn mặt cáu kỉnh. Tên 'Melamed' trong tiếng Do Thái có nghĩa là giáo viên. Liệumột người trông lúc nào cũng khó chịu như thế có phải là một giáo viên tốt không?Tôi không dám chắc lắm đâu. Trong tình huống này cậu có thể nói với chính mìnhrằng có lẽ ông Melamed mang khuôn mặt cáu kính như vậy là bởi vì ông ta ghét nghềgiáo. Lần sau gặp ông ta, cậu sẽ nhớ rằng cậu đã gặp người có khuôn mặt cau có đóvà cậu sẽ tự bảo mình,'Nếu ông ta để lại một ấn tượng khó chịu như vậy thì điều nàycó liên hệ gì với tên ông ta không nhỉ?"' Ông đưa tay gãi gãi trán rồi mới trả lời câuhỏi mình vừa đưa ra. "À! Ông ta cau có bởi vì ông ta phải dạy bọn trẻ! Đúng rồi... tênông ta là Melamed!""Thế làm sao tôi nhớ được tên Josik, là Joseph Hayim ấy?" Jerome cười với cậusinh viên."Ồ, tùy cậu thôi," vị giáo sĩ trả lời thận trọng. "Cậu có ấn tượng gì về cậu ấykhông?"Jerome nhìn chằm chằm vào cậu sinh viên lúc này đang hơi lúng túng vì trọngtâm của cuộc đối thoại đã chuyển về phía mình."Cậu ấy là một người có một trái tim đẹp, một người thông minh và thú vị. Cậuấy có trí tưởng tượng phong phú, một trí tưởng tượng thực sự giúp tôi rất nhiều. Nghĩvề điều này, tôi cho rằng cậu ấy đã mang đến cho tôi một món quà cực kỳ quý giá.Cậu ấy đã làm cho cuộc sống của tôi trong suốt những ngày thi tốt nghiệp trở nên dễdàng và bớt căng thẳng hơn bằng việc chia sẻ với tôi những phương pháp ghi nhớ củacậu ấy." Hắn gật đầu về phía cậu sinh viên. "Cảm ơn nhiều, Josik.""Vậy, cậu có thể nói rằng cậu ấy đã có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống củacậu," vị giáo sĩ tóm tắt những điều Jerome nói."Đúng vậy.""Thực tế, thậm chí có thể nói rằng cậu ấy đã đem đến cho cuộc sống của cậu mộtđiều gì đó, đúng không?""Chính xác!""Vậy trong tiếng Do Thái thì 'mang đến cuộc sống' là gì? Joseph (mang đếnthêm) Hayim (cuộc sống)!"Jerome nhíu mày nghĩ về lời ông. Rồi hắn đập hai bàn tay vào nhau. "JosephHayim! Thật đáng kinh ngạc! Cái tên còn hơn cả phù hợp nữa. Nó thật... hoàn hảo!""Thầy cũng nói rằng chúng ta nên tạo ra mối liên kết giữa tên người và diện mạobên ngoài của người đó," Itzik nhắc."Ổ. Tôi làm thế suốt mà," Fabio lên tiếng. "Lần đầu tiên thấy George Bush trênTV, tôi đã lập tức chú ý đến mái tóc của ông ta. Tôi nghĩ trông nó hơi rậm rạp hơnmức bình thường.[34]" Anh ta đưa tay vòng vòng quanh đầu để diễn tả ý mình."Một ví dụ rất hay," vị giáo sĩ nhận xét. "Nhưng không cần phải lấy người nổitiếng thế. Jerome đã từng lấy một ví dụ cực kỳ hay về tên cậu đấy." Ông chỉ vào Itzik."Tôi á?" Itzik cực kỳ ngạc nhiên."Cậu có nhớ cậu đã gọi Itzik là gì không? Itzik 'Diễn viên' Ben-David.""Oa!" Tôi mỉm cười. "Itzik Diễn viên." Tôi nhìn anh chàng. "Đúng thật.""Nhưng cũng không cần thiết phải liên hệ tên với vẻ bề ngoài nói chung," vị giáosĩ tiếp tục. "Cậu có thể tập trung vào những đặc điểm cụ thể. Có câu nói thế này,'sựsáng suốt của một con người làm cho khuôn mặt người đó bừng sáng,' có nghĩa là ánhsáng sẽ phát ra từ đôi mắt, phản chiếu từ cái trán và bừng lên trong nụ cười. Hãy chú ýđến sự tương quan giữa diện mạo khuôn mặt và những tính cách cá nhân."Cái trán của một người có thể là dấu hiệu biểu hiện sự dũng cảm, quyết tâm vàsức mạnh," ông nói thêm,"Khuôn mặt mạnh mẽ... cái trán mạnh mẽ. Đức vua Davidđã miêu tả những người phù hợp với chiến trận là những người có 'khuôn mặt giốngnhư mặt của những vị chúa sơn lâm.' Ở đây cũng vậy, nó muốn ám chỉ một khuônmặt can trường tràn đầy sức mạnh. Cậu đã thấy mình có thể biết được nhiều điều từkhuôn mặt chưa?""Tôi thì tin rằng đôi mắt là thứ phản chiếu con người rõ nhất," Itamar nhận xét."Anh nói đúng," Lisa tán thành. "Đôi mắt có thế cho ta biết con người đó có mộttrái tim ấm áp và hào phóng hay một trái tim xâu xa, đầy sự khinh bỉ, miệt thị và hằnhọc.""Nói tóm lại," vị giáo sĩ tiếp lời. "Nếu Ori có một đôi mắt đẹp, ta có thể thấy ánhsáng chiếu rọi trong đó. Nếu Ori có một đôi mắt u tối, có nghĩa là ánh sáng mà cha mẹanh ta đã mang đến cho anh ta trong cái tên đã ra khỏi cuộc đời anh ta," ông giảithích."Nếu Melody có giọng nói ngọt ngào, dễ chịu," Itzik nói,"cô ấy có thể là một casĩ. Có nghĩa là, Melody lúc nào cũng ngân nga những giai điệu.""Rose cao và tóc ngắn," Itamar bật ra. "Vậy làm sao để nhớ ra tên cô ấy."Vị giáo sĩ nhìn Jerome. "Có ý tưởng nào không?""Tôi hình dung cô ấy mang một vòng hoa hồng trên đầu. Thứ nhất, vòng hoanày sẽ sưởi ấm đầu cô ấy... mà cô ấy rất cần hơi ấm đó bởi vì như cậu nói, tóc cô ấyngắn mà. Thứ hai, cô ấy cao, lộng lẫy, rực rỡ, như một nữ hoàng vậy," Jerome miêu tả."Đó là lý do vì sao cô ấy được mang vòng hoa hồng trên đầu, như kiểu một chiếcvương miện vậy.""Thế còn những cái tên không phải Do Thái thì sao?" Itamar nêu ra một câu hỏicó vẻ còn khó hơn.Peter, Paul và Mary"À!" Cậu sinh viên đung đưa ngón tay. "Tôi vẫn hay làm thế này. Nếu tôi khôngbiết nghĩa của cái tên đó, như trong trường hợp tên 'Jerome' chẳng hạn, tôi sẽ tìm mộttừ hoặc tương tự cái tên nghe có vẻ lạ đó hoặc có thể giúp tôì nhớ đến cải tên đó," cậugiải thích.Jerome nhìn Schneiderman bối rối, tò mò không biết số phận cái tên của mình rasao."Với tôi, tên Jerome khiến tôi nhớ đến từ 'gram,'" Schneiderman nói. "Jerome -gram. Anh có thấy sự giống nhau ở đây không?" cậu ta hỏi, chờ đợi một sự đồng tình."Tôi thấy khá hợp lý," Itzik khẳng định."Tại sao?" cậu sinh viên hỏi."Vì cậu ta quá gầy," Itzik cười khúc khích. "Trông cậu ta như thể cân nặng chỉtính bằng gram thôi ấy.""Chính xác!" cậu sinh viên thốt lên đầy phẩn khích. "Tôi cũng nghĩ y như thế."Jerome nhìn cả hai người, khuôn mặt chẳng biểu lộ cảm xúc gì hết. Một lúc sau,hắn mỉm cười và chỉ vào cậu sinh viên."Xem ai đang nói kìa!" hắn kêu lên. "Cậu còn thấp hơn, gầy hơn cả tôi. "Đáng lẽra cậu phải đổi tên thành 'tăng cân' mới đúng.""Không có gì đâu mà, Jerome," tôi nói và vỗ vai hắn, mặc dù tôi thừa biết là hắnchẳng nghiêm trọng hóa việc chơi chữ đâu."Không có gì hả?" hắn nhắc lại. "Thế chính xác thì tớ nên nghĩ thế nào hả?""Người ta thường có mấy khi biết người khác nhớ tên mình bằng cách nào đâu,cho dù cách đó có lố bịch đến chừng nào đi nữa. Và điều đó cũng đâu có ảnh hưởnggì đến mối quan hệ của chúng ta," tôi giải thích. "Cậu biết bọn tớ luôn yêu quý cậumà," tôi nói thêm,"cho dù thực tế là cậu gầy nhom, cao nghều và cậu luôn mặc áokiểu người Puerto Rico đi nữa."Lisa bụm miệng lại để không bật cười thành tiếng. Rõ ràng cô ấy cũng có ý nghĩtương tự về thời trang của Jerome."Có gì buồn cười chứ?" hắn hỏi và mỉm cười biết ý."Nhưng cậu biết không, tớ phải công nhận là họ của cậu rất hợp với cậu," Itamarngắt lời. "Zomer trong tiếng Đức có nghĩa là 'mùa hè,'" cậu ta giải thích. "Và dĩ nhiên,cậu là hòang đế của những chiếc áo phông mùa hè rồi."Jerome gật gù hài lòng. "Cuối cùng, cũng có người nói tốt về tớ."Lượt đồ uống tiếp theo được mang ra trên một chiếc khay lớn. Cô gái bồi bàncẩn thận phân phát cho từng người một.Jerome lấy một tệp danh thiếp ra khỏi túi. Hắn nhìn cái trên cùng. "Jim Peterson.Làm sao để nhớ một cái tên như Jim Peterson được đây?""Tưởng tượng anh ta đang lái một chiếc jeep sắp hết xăng." Tôi miêu tả ngayhình ảnh vừa chợt xuất hiện trong đầu mình. "Jim - jeep, Peterson - hết xăng[35]."Jerome nhìn tấm danh thiếp thứ hai. "Bernard Benedict.""Ổ, cái này dễ mà," tôi trả lời ngay. "Một con chó St Bernard treo một chaiBenedictine lủng lẳng ở cổ.""Hay đấy," hắn nhận xét rồi chuyển sang tấm danh thiếp tiếp theo."Bill Gardener," hắn nói và ra hiệu rằng hắn muốn tự mình thử cái tên này. 'Tớ sẽtưởng tượng ra một người làm vườn đang cặm cụi trong vườn cùng cựu tổng thốngBill Clinton[36]. Họ có nhiều thời gian, tha hồ ở ngoài đó, nhất là Clinton.""Jose-Leon Margal," Jerome đọc cái tên in trên tấm danh thiếp và tiếp tục rahiệu muốn thử. "Jose nghe hơi giống hose (bít tất). Leon giống sư tử (lion). Margal thìnghe như marble (đá hoa)," hắn nêu ra một loạt. "Ông ta dùng một cái bít tất để huấnluyện một con sư tử giữ thăng bằng trên đá hoa."'Tuyệt vời," Itzik thốt lên, rõ ràng rất thích thú sự tưởng tượng của Jerome."Tôi sẽ mang bít tất và đá hoa nhé. Còn cậu chịu trách nhiệm về con sư tử, đượcchứ?" Jerome nói với Heurutah của mình. "Mang hai con voi và một con tê giác nữa,nếu xe cậu còn đủ chỗ.""Này, tôi xin lỗi," Itamar ngắt lời. "Nhưng dù cố gắng hết sức, tôi cũng không thểtạo được mối liên hệ giữa tên của một người và một đồ vật nào đó. Hoàn toàn chẳngcó gì xuất hiện trong đầu tôi cả," cậu ta thừa nhận.Schneiderman nhún vai. "Tôi không biết phải nói gì với anh," cậu xin lỗi.Thật may, vị giáo sĩ lại đỡ được cho cậu phần này.Phương pháp nickname"Ta có thể nghĩ ra một nickname, một cái tên có thể miêu tả được người đó, vàthêm vào tên anh ta," ông giải thích. "Từ thời Talmud, người ta đã bắt đầu làm thế, cónhững cái tên như Hilled Gìa, Zeira Trẻ, Abba Dài, Samuel Bé...""Thời đó, thậm chí còn có cả những nickname như Mặt đỏ," Schneiderman bổsung. "Nickname này được dùng cho những người có làn da hơi đỏ... như tôi.""Tôi hiểu rồi," Itamar nói. "Vậy ta có thể gọi là Itzik To, Fabio Kháu, thầy DahariThông thái, Jerome..." cậu ta dừng lại, không biết có nên nói tiếp hay không."Jerome Người chiến thắng," cậu ta tiếp tục, giọng rất nghiêm túc.Mắt Jerome gần như nhảy ra khỏi tròng vì ngạc nhiên, rồi mặt hắn chuyển hơiửng hồng như thể lời khen đầy uy lực mà hắn vừa nhận được đã tiếp thêm sức mạnhcho hắn vậy."Jerome Người chiến thắng," tôi nhắc lại và vỗ vai hắn. "Tớ sẽ đứng thứ hai saucậu." Nhận xét của tôi cũng làm hắn ngỡ ngàng. Tôi tự hỏi mình sao không nói điều gìđó tích cực về hắn một lần.Tên và những chữ cái đầu"Còn một cách nữa," Schneiderman lên tiếng. "Biểu tượng, giống như những từviết tắt ấy."'Tên viết tắt hả?" Itzik hỏi."Đúng vậy. Như Rambam chẳng hạn. Nó tượng trưng cho Rabbi Moses BenMaimon. Hay Rashi - Rabbi Shlomo Itzhaki. Ralbag - Rabbi Levy Ben-Gershon,Rashal - Rabbi Shlomo Luria...""Ramad," Jerome bổ sung."Ramad à?" cậu sinh viên hỏi lại."Rabbi Menashe Dahari," hắn chỉ vào vị giáo sĩ.'Tốt," vị giáo sĩ gật đầu, dù rõ ràng ông không thích sự chú ý chuyển sang phíamình."Còn có Ibad nữa," tôi nói thêm. "Itzik Ben-David.""Jaz," Itamar bổ sung. "Jerome Zomer.""Tớ là một fan nhạc Jazz đây," Jerome bình luận."Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện," tôi nói "Có lần tôi gặp một ngườiDo Thái rất tốt bụng tên là Jacob Schwartz. Anh ấy nhớ tên người bằng cách biến tênngười đó thành những chữ viết tắt miêu tả tính cách. Như hồi ở quân đội, anh phục vụmột người tên là Jack. Jacob miêu tả Jack là người tốt, hơi lăng xăng một chút và thỉnhthoảng còn làm những chuyện ngớ ngẩn. Thế nên, Jacob chuyển tên của anh ta thànhJovial And Crazy Kid (cậu bé vui vẻ và khùng khùng). Đó là cách Jacob nhớ được tênanh ta. Một người khác tên là Brian, gã này là một tên ngốc xít, lúc nào cũng vi phạmquy định rồi thậm chí có vài lần còn đây dưa đến pháp luật nữa. Vì thế, gã rất thíchhợp với cái tên Breaks Rules Intentionally Always Naughty (cố tình vi phạm quy định,lúc nào cũng phá rối). Còn một người tên Tim thì lại trái ngược hoàn toàn với Brian.Tim là người luôn luôn tích cực, chứng tỏ năng lực lãnh đạo tốt, và tình cờ lại là mộtngười khá cao. Vậy nên, Jacob chuyển tên anh ta thành Tall Intelligent Motivated (caothông minh tích cực).""Một phương pháp rất thú vị," vị giáo sĩ nhận xét."Thế thì Itamar sẽ là Intelligent Talker Always Making All Right (diễn giả thôngminh luôn giải quyết được mọi chuyện)," Jerome đưa ra ý kiến.Itamar gật đầu, hài lòng với từ viết tắt của tên mình. "Tớ chấp nhận câu này."Một cặp nữa bước vào sân nhưng rổỉ lại quay đi ngay và chọn chỗ ngồi bêntrong, nơi có điều hòa."Câu nói hay nhất về việc nhớ tên người là trong cuốn Brachoi. 'Một ngườikhông bao giờ nên từ biệt bạn mình mà không để lại một câu nói sáng suốt, bởi vì đólà cách mà họ sẽ nhớ đến bạn.' Tôi nghĩ đến là một cách rất hiệu quả để nhớ ngựời,"Schneiderman nói. "Không được để một người cứ thế mà đi. Khi người đó đi, hãy chongười đó một thứ gì đó để giúp họ nhớ về ta và giúp ta nhớ về họ. Nói cách khác, thayvì câu nói đơn giản,'Về nhé, đi cẩn thận," hãy chia tay bằng một cách khác - một cáchđộc đáo và gây sự chú ý hơn.""Hay, có thể nói," Itamar phát triển thêm điều vừa được nghe,"thay vì chào tạmbiệt tất cả mọi người cùng một cách như nhau, ta cần chào mỗi người bằng một cáchriêng... một cách thật đặc biệt và đặc trưng đối với người đó. Tạm biệt nhau bằng mộtlời chúc, một câu cầu nguyện, một điều gì đó có thể phản ánh được sự tương tác giữahai người; một điều chỉ liên quan đến hai người và sẽ nhắc cả hai người nhớ về nhau.""Đúng vậy," vị giáo sĩ xác nhận. "Ta phải tìm ra một điểm chung của hai người,một điều liên quan đến ấn tượng mà người đó tạo nên... nói cách khác, ta phải tìmđược một thứ gì đó khiến ta nhớ đến con người đó, chỉ con người đó thôi chứ khôngphải bất cứ người nào khác."Itamar, như thường lệ, lại lấy một tờ giấy ra và tóm tắt những điều chúng tôi đãthảo luận ngày hôm đó:Chú ý đến những cái tênQuan tâm đến một cá nhân nào đó và nhận thức được ấn tượng mà ngườiđó để lại.Tìm ra mối liên hệ giữa tên người vả ngoại hình, tính cách người đó.Thêm nickname vào tên người.Chuyển tên người thành một từ viết tắt miêu tả những đặc trưng của ngườiđó.Tạm biệt mỗi người bằng một cách độc đáo và đặc biệt riêng.Café Ladino bắt đẩu đông khách. Đội ngũ nhân viên của Fabio làm việc dưới sứcép về số lượng khách khá hiệu quả. Mặc dù Fabio chăm chú quan sát tình hình nhưnganh ta không hề rời khỏi ghế để giúp một tay.Thực ra, anh ta có đứng dậy một lần nhưng không phải để lo việc mà bởi vì cómột điều đáng kinh ngạc bất chợt xảy ra...Gần cuối buổi tụ tập của chúng tôi, vị giáo sĩ đề nghị Jerome nhắc lại quy trìnhhàng hóa của hắn từ lúc bắt đầu cho đến khi xuất hiện trong các cửa hàng."Vậy tháng 9 là những chiếc áo đã sẵn sàng phải không? Rồi đến tháng 10, cậusẽ phân phôi chúng?" ông nói lại."Đến tháng 11, chúng sẽ được bán trong các cửa hiệu," Jerome tiếp lời,"rổi tháng12, sẽ có một chiến dịch quảng cáo bộ sưu tập mùa đông. Đến mùa xuân, quy trìnhlặp lại, nhung sẽ là bộ sưu tập hè. Phải đến tháng 7 năm sau thành công mới đượcđảm bảo."Vị giáo sĩ ngạc nhiên. "Sao... cậu dám nói chắc vậy?" ông hỏi."Bởi vì nếu mọi chuyện suôn sẻ, đến tháng 7 tôi sẽ là một hombre rico," hắncười cười và trả lời."Một người giàu có," tôi dịch.Vị giáo sĩ có vẻ hơi xấu hổ. "Tốt rồi... thật vui khi nghe cậu lạc quan như vậy."Jerome nhìn ông và nở một nụ cười khó hiểu. Không phải kiểu toe toét mà cũngkhông phải kiêu đùa cợt. Nụ cười toát lên sự nghiêm túc và tự tin. "Thầy đáng kính à,tôi không nói đến việc kinh doanh."Vị giáo sĩ nhíu mày. "Không sao? Thế cậu nói đến điều gì?""Một điều vĩ đại hơn nhiều."Tất cả chúng tôi, cả những người đã biết Jerome khá rõ, đều đang cố hiểu xemhắn nói về cái gì. Ở một mặt nào đó, có lẽ chúng tôi phải biết ý hắn là gì, nhận thấynhững điều đang xảy ra, nhưng chúng tôi vẫn giữ im lặng, hoàn toàn sửng sốt.Jerome quay sang nhìn Lisa. Mắt hắn dịu dàng và chan chứa yêu thương. Hắnnhẹ nhàng cầm bàn tay cô gái, nắm chặt và nói, vẫn không rời mắt khỏi cô,"Tôi sẽ làmột người giàu có, thầy thân mến ạ, cho dù doanh thu kinh doanh của tôi có là baonhiêu đi chăng nữa." Hắn quay lại và nhìn chúng tôi, những người bạn thân thiết,không nói một lời nào."Chúng tôi quyết định sẽ kết hôn," Lisa tuyên bố, mắt cô hơi long lanh, một giọtnước mắt hạnh phúc lấp lánh trên khóe mi.Chúng tôi sững sờ đến mức ngồi chết lặng ờ đó một lúc nữa. Fabio là người đầutiên lên tiếng phá vỡ sự im lặng. Anh ta đứng dậy, ôm Jerome và hôn lên má hắn."Mazal Tov!" chúng tôi đồng thanh reo lên, từng người đứng dậy, vẻ sửng sốt lúctrước hoàn toàn tan biến.Fabio vỗ tay hai lần để gọi bồi bàn."Nhanh lên," anh ta gào lên. "Đem ngay ra đây một chai rượu thật hảo hạng dướitầng hầm. Tìm chai nào trong bộ sưu tập từ năm 1985 ấy," anh ta gọi."Ôi, anh bị quá khích rồi đấy, Fabiolto," Jerome trêu. "Anh đang nói đến chairượu có giá 8 đô-la đấy!"Cảm giác hân hoan tràn ngập cái nhóm nho nhỏ của chúng tôi. Chúng tôi chúcmừng đôi bạn trẻ vả nâng cốc mừng hạnh phúc của họ.Khi chúng tôi tạm biệt, mỗi người đi một ngả, Jerome, Lisa và tôi cùng nhau về."Cậu sắp lấy vợ!" tôi reo lên và vỗ vai hắn. "Ai mà tưởng tượng được chứ?!""Phải, tớ sắp lấy vợ," Jerome đáp, chính hắn có vẻ cũng ngạc nhiên."Nhưng cô ấy là dân nhập cư mà!" tôi nhắc lại đúng câu mà trước đây tôi đã nghetừ miệng hắn."Ờ, tớ biết chứ," hắn cười khúc khích và lắc đầu. "Nhưng cô ấy là người tốt," hắnnhắc lại cũng chính câu mà ai đó trước đây đã nói, ở một nơi không xa nhà ga Garedu Nod ở Paris là mấy.Với một tinh thần phân chấn, tôi thong thả bước về phía xe mình. Ngay trước khirẽ trái xuống con ngõ, tôi quay lại nhìn đôi tình nhân trẻ đang chậm rãi bước xa dần."Cô gái nhập cư và tên lập dị màu mè làm được rồi," tôi nghĩ. "Ai bảo là mộtngười Do Thái phi tôn giáo và một người sùng đạo thì không thể hợp nhau chứ..."Chương 16: Jerome – bậc thầy của trí tuệ Do TháiMột năm đã trôi qua kể từ ngày Jerome và Lisa tuyên bố với chúng tôi về lễ cướicủa họ, một năm đầy ắp những sự kiện thú vị và những thay đổi trong cuộc sống củatất cả chúng tôi.Fabio, tùy bạn có tin hay không, đã mở thêm một quán rượu nhỏ ờ đườngHanaviim, anh ta đặt tên quán là 'Yiddishkeit.' Café Ladino vẫn hoạt động bìnhthường; thực ra, nó đã dần dần chuyển từ một quán cà phê nhỏ thành một nhà hàngchuyên ẩm thực Do Thái - Tây Ban Nha. Thậm chí, các nhà phê bình ấm thực của báochí Jerusalem còn tặng cho quán hạng bốn sao.Hiếm khi ỉắm Café Ladino mới đóng cửa, trong những dịp đặc biệt. Tuy nhiên,điều đó đã xảy ra vào một ngày thứ ba nóng nực giữa tháng 7. Café Ladino được chọnlàm nơi tổ chức đám cưới của năm, tiệc cưới của Jerome Zomer và tình yêu của cuộcđời hắn, Lisa Goldman.Ngay từ lúc cặp đôi quyết định kết hôn, đã không có nghi ngờ gì vể nơi tổ chứcđám cưới. Café Ladino là ngôi nhà thứ hai của Jerome, là nguồn cảm hứng cùa hắn.Chính ở nơi đó, hắn đã khám phá những phương pháp ghi nhớ của Schneiderman,học với Hevrutah của mình, Itzik, cầu hôn Lisa và tụ tập với những người bạn thânnhất. Cũng chẳng có gì phải nghi ngờ về chuyện ai sẽ đứng ra cử hành hôn lễ. ThầyDahari đã rất hân hạnh và vui mừng được đôi bạn trẻ mời làm người chủ trì thực hiệnnhững nghi thức của buổi lễ.200 khách mời, sức chứa tối đa của quán, đã tới dự lễ cưới, Joseph HayimSchneiderman không có mặt vì ngại mình sẽ thấy không thoải mái tại một sự kiện cócả đàn ỏng và phụ nữ. Nhưng, cậu đã rất tốt bụng khi gửi tới một món quà và nhữnglời chúc mừng nồng nhiệt nhất.Tôi rất vui khi được gặp lại Samuel, ông bác của Lisa, người đã cất công bay từBỉ về để dự đám cưới.Fabio đã chuẩn bị hệ thống ánh sáng cực kỳ ấn tượng làm cho quán cà phê trônggiống như một pháo đài thời Trung cổ. Những vị khách được chào đón bởi một bannhạc đến từ Tzfat, họ mix nhạc rất điệu nghệ. Đôi uyên ương trông đẹp đến ngỡngàng. Lisa mặc một chiếc đầm trắng mà mẹ cô may còn Jerome mặc vest với áo sơmi trắng và cà vạt. Bộ vest của hắn, thật may không trở thành nạn nhân của phongcách màu mè thái quá thường ngày, nhưng đó vẫn là một bộ đồ không giống ai - nóđược may bằng vài màu tím tươi, chỉ màu tím, không còn màu gì khác ngoài màu tím.Nhân ngày đặc biệt của cuộc đời mình, hắn cắt tỉa cái đầu xù của hắn. Mái tóc ngắnlàm hắn trông có vẻ rất nghiêm túc. Tôi thì nghĩ rằng phong cách mới này rất hợp vớihắn.Phông đám cưới được căng bên ngoài sân. Việc đón khách kéo dài đến tận quánửa đêm. Ai cũng thấy rất vui vẻ và thoải mái.Khách khứa lần lượt ra về hết. Những người phục vụ quán bắt đầu dọn dẹp bàn.Chỉ còn lại vài người, những người bạn thân nhất của Jerome nán lạí. No nê sau bữatiệc, chúng tôi tập trung thành một vòng tròn, Jerome ngồi cạnh Lisa, chiếc áo sơ mihắn mặc ướt đẫm mồ hôi vì nhảy nhót, khiêu vũ nhiều quá.Tôi quàng cánh tay lên vai hắn và vỗ vỗ vào đầu hắn. "Thế này mới là đám cướichứ!" tôi tuyên bố. "Vui quá!""Cảm ơn cậu." Hắn thở ra nặng nhọc và lau mồ hôi trên trán.Trên chiếc cà vạt của Jerome, người ta có thể nhận thấy những chính trị gia dướihình dáng của những con vật: Dick Cheney trong hình một chú gấu, Ariel Sharon cóthân hình một con rùa, Clinton trong bộ dạng của một con hươu cao cổ và GeorgeBush Con với cái thân của một con rắn. Sau đó, Jerome bỏ chiếc mũ màu tía trên đầura và cho chúng tôi thấy hình in trên đó: hai con thỏ, một con mặc vest và một conmặc váy cưới, đang khiêu vũ với nhau trong hạnh phúc."Tớ đã đặt cái này riêng cho đám cưới đấy. Trên thế giới này không có cái thứ haiđâu," hắn khoe. "Một ngày nào đó, đến lúc tớ trở thành cha của Tổng thống Israel, tósẽ bán nó với giá một triệu đô-la." Hắn nắm lấy bàn tay của Lisa."Cậu nghĩ ai sẽ mua nó chứ?" tôi hỏi.'Tôi sẽ mua," Samuel lên tiếng khi ông gia nhập vòng tròn của chúng tôi.Jerome đứng dậy và kéo thêm một chiếc ghế nữa,"Bác ngồi đi," hắn chỉ vàochiếc ghế.Samuel rút chiếc tẩu khỏi miệng, cảm ơn Jerome và ngồi xuống với chúng tôi."Ý tưởng cực hay đấy," ông nói và chỉ vào bộ trang phục độc đáo của Jerome."Đó là một sự cải tiến tích cực cho những thứ quần áo nhàm chán," Jerome mỉmcười với người đã đưa cậu đến với bí quyết về sự sáng tạo của người Do Thái."Vậy sao cậu không tiếp thị chúng đi?" Samuel gợi ý.Jerome gật đầu và chỉ vào Itzik Ben-David. "Bác Samuel, cháu xin giới thiệu vớibác, đây là Itzik Ben- David, đối tác kinh doanh mới của cháu và là người chịu tráchnhiệm về dòng sản phẩm giả-thanh lịch mới.""Giả-thanh lịch?" Samuel nhắc lại."Các phụ kiện thời trang thanh lịch với những nét phá cách vui nhộn," Itzik giảithích. "Dòng sản phẩm này hướng tới đối tượng là những doanh nhân, cộng đồng tôngiáo và những người có đầu óc cởi mở với cách tiếp cận đời sống lành mạnh và cũngcó một ví tiền khá dày nữa.""Samuel, bác biết đấy," Jerome bắt đầu sau khi uống sạch ly rượu và đặt xuốngbàn,"trong tất cả những bí quyết và kiến thức mà bác đã dạy, sự ảnh hưởng của báctới cuộc sống của cháu, có một điều cháu sẽ biết ơn suốt đời. Đó là, bác đã nhờ cháulàm người đưa thư."Samuel gật đầu hiểu ý."Cái khoảnh khắc bác nhờ cháu đưa chiếc phong bì cho Lisa," Jerome nói tiếp,"bác đã quyết định cuộc đời cháu. Thật vô tình, tất nhiên là vậy rồi, bác đã cho cháumón quà quý giá nhất trên thế gian này."Samuel nhìn cô cháu gái âu yếm, có vẻ ngạc nhiên. Lisa, rõ ràng hiểu ý nghĩacủa nét mặt đó, lắc đầu. Có một điều bí ẩn nào đó đang bao trùm không khí.Lisa mở túi xách và lấy ra một chiếc thiệp nhỏ. Cô nắm chặt tay Jerome một lầnnữa."Anh biết không, lần đầu tiên chúng mình gặp nhau ở thư viện trường đại học ấy,trong chiếc phong bì mà bác Jerome nhờ anh đưa cho em là cái này," cô nói vớichồng.Jerome cầm tấm thiệp và nhìn chăm chăm vào đó, mắt mở to. Miệng hắn bỗnghá ra rồi hắn quay sang Samuel và Lisa đầy hoài nghi.Lisa lấy lại tấm thiệp từ tay Jerome và đọc to cho tất cả chúng tôi cùng nghe."Lisa thân mên. Cháu gặp Jerome nhé. Bác có ấn tượng tốt vể cậu ấy. Chúc cháu maymắn!"Jerome vò đầu bứt tai, cố gắng hiểu chuyện vừa được tiết lộ."Trong phong bì là cái này sao?!" Hắn kêu lên."Cái đó, và 300 đô-la nữa," Samuel cười toe toét. "Nhưng, ta phải thú nhận rằngtấm thiệp mới là mục đích chính."Jerome đưa hai tay lên đầu. Mắt hắn sáng lên. "Cháu cảm động quá," hắn nghẹnlời. "Bác đã đưa cháu đến với một trong những người thân yêu nhất trong cuộc đờibác, và hoàn toàn có chủ ý!" Tôi thấy những giọt nước long lanh đang ầng ậng dângđầy trong mắt hắn. "Mà bác mới chi gặp cháu có đúng một lần!" Hắn tiếp tục lắc đầu."Chưa bao giờ có ai nhìn cháu như vậy... nhìn nhận cháu như một người đáng để giớithiệu cho người thân của mình... một người thực sự xứng đáng..." Hắn lắp bắp và nướcmắt bắt đầu chảy xuống mặt.Mặc dù có thể hành động thổ lộ tình cảm của hắn một phần là do hắn đã uốngnhiều nhưng chúng tôi biết đây là lời khen đáng giá nhất mà hắn từng nhận được."Và hai người còn không hề có chung nền tảng giáo dục hay phong cách sống,"tôi nhận xét."Ôi, cái đó đâu có quan trọng gì," Samuel trả lời. "Chúng có tính cách giốngnhau," ông giải thích. "Trong hóa học và tình yêu, chẳng có khoảng cách nào làkhông vượt qua được. Phong cách sống, nhu cầu, sở thích... tất cả đều chẳng có nghĩalý gì và đâu cần phải là thiên tài mới nhận ra được những phẩm chất của Jerome."Jerome đứng dậy, đi về phía Samuel và ôm lấy ông thật chặt. Samuel, có vẻ hơixấu hổ, đáp lại cái ôm của Jerome đầy thấu hiểu và yêu thương."Có điều rất thú vị là," tôi nói với Samuel,"sau khi chúng ta chia tay nhau ởParis, Jerome đã hỏi tôi là liệu tôi có giữ liên lạc với ông không." Tôi nháy mắt vớiJerome. "Tôi nghĩ là có."Khi tất cả đã lắng dịu, Samuel ngổi thẳng lên, rít một hơi thuốc và đưa tay vềphía Jerome. "Ta nghĩ không thời điểm nào hoàn hảo hơn lúc này để chia sẻ với cháuđiều quan trọng nhất. Có lẽ đây chính là bí ẩn lớn nhất về trí thông minh Do Thái."Jerome mỉm cười và lắc đầu. "Bác không cẩn phải nói đâu. Cháu biết rồi."Chúng tôi nhìn Jerome chờ đợi. Hắn nói luôn, không do dự,"Gia đình."Lần này đến lượt Samuel phải ngạc nhiên. "Chính xác luôn," ông xác nhận. "Làmsao cháu biết?"Jerome ngả người tựa vào ghế và bắt chéo chân."Đầu tiên, bởi vì nó rất phù hợp với hoàn cảnh này, cháu đã có cảm giác là tốinay bác muốn nói gì đó với cháu. Và thứ hai, đó đơn giản là một thực tế. Từ ngàycháu ở bên Lisa, cháu thấy mình tiến bộ rất nhiều. Việc học tập không còn là vấn đề gìquá khó khăn nữa, còn trong làm ăn kinh doanh, cháu cảm thấy tự tin hơn với nhữngquyết định mình đưa ra."Khi nghĩ đến điều kỳ diệu này, cháu đã rút ra một kết luận rằng đó là công củaLisa. Cô ấy là một phần trong cuộc đời cháu, cô ây luôn ở bên cạnh cháu, ủng hộcháu, cháu không bao giờ đơn độc... tất cả những điều này có ảnh hưởng rất lớn đếncháu. Sau khi gặp cô ấy, cháu đã thay đổi cách tiếp cận mọi thứ. Cháu nghiêm túchơn, có trách nhiệm hơn. Thậm chí, cháu còn suy nghĩ hiệu quả hơn, cháu cũngkhông biết giải thích điều này thế nào nữa. Không phải vì cô ấy giúp cháu học haycho cháu những lời khuyên trong kinh doanh. Ý cháu là, cô ấy có khuyên cháu nhưngđóng góp thực sự của cô ấy chinh là cô ấy luôn ở bên cháu, ủng hộ cháu về mặt tìnhcảm. Cháu muốn được trở về ngôi nhà tràn ngập tình yêu. Trước đây, cháu chưa baogiờ có cảm xúc nào như thế." Hắn nhìn cô dâu xinh đẹp của mình, mắt lấp lánh tìnhyêu. Cô gái cúi đẩu, má ửng hồng.Bỗng nhiên, tôi nghĩ đến Yael, người bạn đời vô giá của tôi trong suốt mười hainăm qua. Sau từng đó năm lấy nhau, người ta coi món quà đó là đương nhiên cũng làđiều tự nhiên, dễ hiểu; có một người luôn ủng hộ và sẵn sàng hy sinh vì mình. Đó làđiều mà Yael đã làm cho tôi trong suốt những năm qua. Tấí cả những lỗi lầm, nhữngquyết định tôi đã đưa ra, trong đó có cả chuyện bỏ việc trong khi chưa hề có côngviệc mới, độc lập làm việc mà không biết trước tương lai sẽ ra sao, những ngày, nhữnggiờ cô ấy để tôi ngổi ở quán cà phê và viết ra cuốn sách này... Tôi chợt thấy biết ơncuộc sống, một cảm giác trước đây tôi chưa từng trài qua. Những cặp tình nhân chiatay nhau và những gia đình tan vỡ... May mắn nhất là những người có một gia đìnhthân yêu luôn ủng hộ mình.""Cảm ơn em rất nhiều, em yêu," tôi nghĩ, và tôi thề là tôi sẽ nói với cô ấy điều đókhi về đến nhà.Nhưng, tôi lại chợt nghĩ, về nhà mà tôi nói như thế kiểu gì cô ấy cũng tận dụngcơ hội để bảo tôi từ giờ phải rửa bát, quét nhà, đổ rác, đưa bọn trẻ đi học cho màxem..."Có những điều chứng tỏ gia đình và mái nhà góp phần vào sự phát triển trí tuệcon người," Samuel bắt đầu. "Khi ta có sự ủng hộ, khích lệ để thành công, lòng canđảm của ta sẽ biến thành một thứ tên lửa, phá tan mọi nguyên tắc về trọng lực vànhững giới hạn. Một người sống đơn độc sẽ không thể trở nên thông thái giống nhưmột người luôn có người vợ bên cạnh động viên," Samuel giải thích và bổ sung thêmluôn,"với phụ nữ cũng vậy thôi. Một người phụ nữ mà muốn học đại học hay cố gắnglấy một bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nào đó sẽ thấy khó khăn hơn nhiều nếukhông có sự khích lệ của chồng mình." Ông kết thúc bài phát biểu nho nhỏ và nhìnquanh tìm đồ uống.Jerome gật đầu tán thành và giơ tay lên trời."Có ai muốn uống rượu không?" hắn hỏi."Tôi," Samuel nói.Itamar nháy mắt với tôi, ra hiệu là đến lúc chúng tôi trao cho Jerome món quàđặc biệt đã được chuẩn bị riêng cho dịp này."Jerome à," tôi đứng lên, lấy một gói nhỏ trong túi áo ra,"bọn tớ có một mónquà nhỏ cho cậu." Tôi đưa cho hắn.Jerome mở chiếc phong bì ra và thấy một cuổn sách nhỏ buộc ruy băng vàng lấplánh."Jerome - Bậc thầy trí tuệ Do Thái," hắn đọc to tựa đề ở trang ngoài cùng vàmỉm cười. Rổi hắn mở lớp giấy bọc và đọc tiếp những nét chữ viết tay rất đẹp,"Nhữngnguyên tắc của trí tuệ Do Thái." Hắn lật qua các trang và bỗng nhiên thốt lên kinhngạc. Trên một chiếc khăn giấy màu trắng nhàu nát, vẫn còn dính nguyên vết cà phêlà nét chữ của tôi:Nguyên tắc của trí tưởng tượng:Một điều tưởng chừng phi lý có thể trở nên có lý với sự trợ giúp của trítưởng tượng sáng tạo.Hãy tưởng tượng ra một thực tế khác, gạt ra ngoài tất cả những ý niệm vềsự logic và tính khả thi, hãy nhận thức những điều bất khả thi bằng nhữngphương thức khả thi."Đây chính là cái khăn giấy nguyên bản đó hả?" hắn hỏi, mắt lấp lánh."Chính nó đây," tôi xác nhận.Hắn nhẹ nhàng vuốt ve chiếc khăn giấy bằng đôi bàn tay minh, như kiểu mộtngười vừa mới tìm thấy một kỷ vật của quá khứ. Trong tâm trạng háo hức, hắn lật đếntrang tiếp theo và phát hiện ra một tờ giấy của khách sạn Saint Paul, đã hơi rách, vớinhững dòng chữ:Nguyên tắc của người sống sótThói quen và cảm giác thoải mái làm mọi thứ biến dạng. Hãy tiếp tục langthang, cả về thể xác và tinh thần, để trải nghiệm những điều mới mẻ.Đừng bao giờ để mình cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay đạt đến độ thoảimái và đảm bảo về tài chính!"Chắc chắn cậu không thể nói là suốt hai năm qua, tớ chỉ đứng yên một chỗđược... cả về thể xác và tinh thần," hắn gật đầu, hài lòng với điểm này và lật qua trangtiếp theo.Nguyên tắc của sự hiếu biếtĐể học tập mãi mãi, hãy đưa ra những câu hỏi và không bao giờ được coibất cứ điều gì là chuyện hiển nhiên."Đúng vậy," hắn mỉm cười. "Tớ nhớ cuộc gặp hôm đó, ở Café Terrace... À,Paris..."Nguyên tắc về việc nâng cấpChẳng việc gì phải phát minh ra một loại bánh xe khác. Tốt hơn hết là dùngcái đã có sẵn nhưng theo cách phù hợp nhất với những nhu cầu của riêng mình.Nguyên tắc về nguồn cảm hứngHãy tự tìm cho mình một hình mẫu để bắt chước, bước những bước củangười đó (nhưng không phải hoàn toàn mù quáng) và trên con đường đi, hãythêm vào những cải tiến, sáng tạo của bản thân."Cậu viết những thứ này lúc nào?" hắn băn khoăn. "Tó nhớ là bọn mình nói vểvấn đề này trong lúc đi bộ trên đường mà?"Hắn lại lật trang tiếp theo mà chẳng chờ câu trả lời. Một trang tựa đề nữa lại đậpvào mắt hắn. Trên đó có ghi:Bí quyết về trí nhớ kỳ diệu của Jerome -15 gợi ý và phương pháp của người DoThái để phát triển một tri nhớ siêu việtHắn cười to thành tiếng và lật tiếp. Mười lăm điểm quan trọng mà Jerome đã họcđược trong suốt hai năm qua được tóm tắt và liệt kê trong hai trang giấy.1. Phải có niềm tin vào trí nhớ của minh và dựa vào trí nhớ đó.Hắn đọc điểm đầu tiên. "Tớ có thể thấy là cậu đã ghi lại mọi thứ rồi." Hắnmỉm cười hiểu ý.2. Hãy viết rõ ràng, dễ đọc bằng mực đen trên nền giấy trắng.3. Hãy học cùng một Hevrutah, nói to trong khi học và nói có ngữ điệu.4. Hãy học trong lúc tản bộ hoặc đung đưa người, và học trong tâmtrạng vui vẻ.5. Hãy học ở một nơi cho bạn nguồn cảm húng, trái tim bạn phải muốncó mặt ở nơi đó.6. Hãy tránh xa những điều phiền toái, chúng chỉ làm phân tán sự chú ýcủa bạn mà thôi.7. Hãy áp dụng những phương pháp làm tăng khả năng tập trung: mộtlời cầu nguyện, mội bài hát hay bất cứ điều gì cho bạn động cơ học tập.8. Hãy bắt đầu bằng một thứ gì đó dễ thôi nhưng phải thú vị.9. Thà học hai tiếng trong khi năng lượng dồi dào còn hơn là năm tiếngmà cơ thể mệt mỏi.10. Khi học, hãy lướt cùng vói con sóng của tài liệu học tập. Khi năng lượngđã cạn, hãy nghỉ giải lao và để cho đầu óc thảnh thơi hoàn toàn.11. Hãy tóm tắt những khái niệm, ý chính bằng những từ chủ đạo có thểgiúp khởi động trí nhớ của bạn sau này.12. Hãy tạo ra một chuỗi các từ chủ đạo bằng một câu chuyện liên tưởng.13. Hãy sắp xếp các thông tin một cách logic - theo nhóm và theo thứ tựthời gian, v.v...14. Hãy sử dụng những từ viết tắt, những biếu tượng đốỉ lập và biểu tượngsong song.15. Luôn luôn nhắc lại và ôn luyện thường xuyên."Wow!" Jerome gập cuốn sách nho nhỏ lại và nhẹ nhàng vỗ vỗ vào nó. "Mộtmón quà mới tuyệt vời làm sao! Tất cả những chiếc khăn giấy và mảnh giấy nguyênbản. Thật không thể tin được!""Xin lỗi, tôi hơi tò mò một chút," Samuel lên tiếng. Tình hình vụ cá cược của cáccậu thế nào rồi? Nếu tôi nhớ không nhầm thì Jerome phải có bằng tiến sĩ và kiếmđược 50 triệu đô-la nhờ những phương pháp của người Do Thái trong vòng ba năm,đúng không?"Jerome cười và nhìn sang Itamar, người khởi xướng vụ cá cược."À," hắn hắng giọng và ngồi thẳng lại. "Thứ nhất, cháu mới học xong chươngtrình cử nhân thôi, sắp tới cháu sẽ học tiếp cao học để lấy bằng thạc sĩ. Sẽ còn lâu nửacháu mới sẵn sàng để cố gắng vươn tới bằng tiến sĩ. Bây giờ, cháu đã có thể học đượcnhiều hơn rất nhiều trong thời gian ngắn hơn rất nhiều. Tất cả là nhờ những phươngpháp học tập và ghi nhớ mà cháu đã học được từ thầy Dahari và Joseph HayimSchneiderman. Và cháu cũng rất biết ơn vì đã có thể thực hành những phương phápnày với sự giúp đỡ của một Hevrutah tuyệt vời." Hắn chỉ vào Itzik."Ngoài phần Nhập môn Kinh tế học mà cháu trượt mất một bài thi, còn lại cháuđã qua hết, thậm chí có những môn điểm còn cao chót vót nữa. Điểm trung bình củacháu là 3,5." Hắn gật đầu. "Còn Itzik là 3,48.""Thật hả? Giỏi quá nhỉ!" Samuel thốt lên."Thứ hai," Jerome tiếp tục,"vụ cá cược nho nhỏ mới chỉ qua có hai năm thôi. Cónghĩa là cháu vẫn còn cả một năm nữa để kiếm nốt 30 triệu đô-la còn lại." Hắn imlặng và liếc nhìn chúng tôi.Chúng tôi cũng im lặng, sững sờ."Đợi đã. Ý cậu định nói là cậu đã kiếm được 20 triệu đô-la trong hai năm quasao?" Itamar lên tiếng thay cho tất cả chúng tôi.Jerome ngồi im với khuôn mặt rạng ngời niềm vui chiến thắng. Mắt hắn nhìn lầnlượt từ người này sang người khác và dừng lại ở đối tác mới của mình, Itzik. "Cậu nghĩsao hả, Itzik? Ta có nên cho họ biết không?"Itzik nhìn chúng tôi và sau một hồi im lặng cố ý rất kịch, cậu ta mỉm cười và nói,"Mọi người có thực sự nghĩ rằng cậu ấy đã kiếm được 20 triệu đô-la rồi mà vẫn muốncó đối tác không? Cậu ấy cần đối tác làm gì nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ đến vậychứ?"Con số đó thực sự nghe có vẻ hơi phóng đại quá."Vậy đó," Itzik nói tiếp. "Cậu ấy kéo tôi vào bởi vì cậu ấy muốn gia tăng sứcmạnh cho công ty. Bởi vì mọi chuyện đang diễn ra cực kỳ suôn sẻ. Và bởi vì đúng làchúng tôi đã gần đạt được đến con số đó," Itzik tiết lộ khiến ai nấy đều kinh ngạc."Chúa đang giúp bọn tớ," Jerome thốt lên. "Doanh thu tại Mỹ đang ở mức rấtcao, nhưng bọn tớ vẫn thận trọng và cố gắng cải tiến hơn nữa để đảm bảo rằng đây sẽkhông chỉ là sự phát triển nhất thời..."Hắn không chịu nói xem công ty đang ở giai đoạn nào, một dấu hiệu nữa chothấy hắn đang rất nghiêm túc, nhưng thực tế rằng hắn đã trở thành một thành viên củahội những triệu phú khiến chúng tôi kinh ngạc, nhất là đối với những người làm côngăn lương trong số chúng tôi.Samuel rất vui được nghe về thành công của Jerome, nhưng với tư cách là mộtdoanh nhân thành đạt, ông không bị ấn tượng mấy bởi con số đó."Cháu có biết trong tất cả những điều này, điều gì khiến ta ấn tượng nhất không?"ông hỏi người bà con mới của mình. "Không phải doanh thu kinh doanh, cũng khôngphải điểm số trung bình của cậu." Ông nhấp một ngụm rượu nữa,"Điều làm ta thấy ấntượng nhất là cậu đã thử một cách tiếp cận mới.""Vài năm trước, tôi có hẹn với một công ty," ông kể. "Ở tiền sảnh tòa nhà, trêntường có viết một câu mà tôi rất thích, thích đến nỗi từ đó tôi đã dùng nó làm khẩuhiệu của riêng mình. 'Đừng để con người bên trong bạn cản trở con người mà bạnmuốn trở thành.'"Itamar gật đầu tán thành. "Đó là một câu nói đầy sức mạnh.""Nói cách khác," Samuel bổ sung,"chúng ta không được để thái độ phê bình củachúng ta làm ảnh hưởng đến mình và cản trở chúng ta CỐ GẮNG," ông nhấn mạnh."Cháu, mặc dù là một người luôn thờ ơ, đôi lúc còn sợ đạo Do Thái, còn nhữngmối hoài nghi, nhưng cháu đã không ngại thử, không ngại cố gắng! Và vì thế, ta rấtngưỡng mộ cháu!"Jerome gật đầu với Samuel. "Cảm ơn bác," hắn nói, giọng thật ấm áp.Một lần nữa, sự im lặng lại bao trùm chúng tôi. Jerome là người phá tan sự imlặng đó bằng một điều ngạc nhiên của chính hắn."Tớ phải thú nhận là tớ đã mua một bản Talmud về và đã đọc lướt qua rồi," hắntiết lộ."Lướt qua hả?" tôi nhắc lại."Ừ," hắn cười toe toét. "Tớ không đọc kỹ chỗ nào nhưng chỉ cần đọc qua cũngđủ để tớ nhận ra một điều mà chưa có giáo viên nào dạy cho tớ... Để có được sự sángsuốt, trí thông minh và những kỹ năng phát triển một trí nhớ phi thường thì việc sửdụng những phương pháp của người Do Thái chỉ là thứ yếu. Chúng không đủ để biếnmột người thành thông minh hay sáng suốt. Điều quan trọng là phải sử dụng sự sángsuốt đó để phục vụ lợi ích của những người xung quanh ta. Đó mới là điều quantrọng! Không phải chỉ số IQ của ta, không phải sắc đẹp của ta, không phải số tiền tacó... Không có gì quan trạng với Chúa hơn khả năng cho đi và hy sinh vì ngườikhác của bạn!"Sau hai năm học hành, dường như Jerome đã tìm thấy sự thật, tìm thấy lý tưởngsống của mình."Chúng ta phải kết thúc việc huấn luyện và trò cá cược này tại đây thôi," tôi nóivói Itamar. "Bây giờ cậu ta đã thông minh hơn rồi.""Ta tò mò một chuyện," Samuel nói khuôn mặt lộ vẻ hài lòng,"sau cuộc 'huấnluyện,' như Eran nói, cậu có thấy mình gần với đạo Do Thái hơn chút nào không?"Jerome cúi xuống, nghĩ một lát rồi ngẩng đầu lên. "Đạo Do Thái là một tôn giáorất sáng suốt và thú vị, điều đó không có gi phải nghi ngờ... nhưng cũng còn cónhững tôn giáo khác. Quan trọng hơn việc liệu điều này có đưa cháu đền gần đạo DoThái hơn không, đó là cuộc huấn luyện này đã đưa cháu đến gần người Do Tháihơn," hắn thú nhận. "Nó đưa cháu đến gần hơn với những con người cháu chưa từnggặp gỡ, thầy Dahari và Joseph Hayim Schneiderman. Nếu trong những hoàn cảnhkhác, có thể cháu sẽ không bao giờ biết đến thế giới của họ, cũng chẳng bao giờ biếtrằng họ tuyệt vời đến nhường nào. Cháu nghĩ, điều đó quan trọng hơn nhiều. Và quantrọng nhất là..." Hắn quàng tay ôm lấy vợ. "Nó đưa cháu đến gần hơn với một ngườiphụ nữ Do Thái đặc biệt!"Fabio dựng chiếc ghế cuối cùng lên, kiểm tra xem tất cả những ô cửa sổ, cửa ravào đã khóa hết chưa và tắt đèn trong quán.Jerome và Lisa đã bắt đầu cuộc sống mới của họ, với tư cách là hai vợ chồng.Tất cả mọi người đều đã ra về, Fabio và tôi ngồi trước cửa quán, mặt đối mặt, mệt mỏinhưng hài lòng. Một đêm tuyệt diệu đã trôi qua."Bây giờ thế nào đây?" anh ta hỏi. "Anh đã thu thập xong hết các bí ẩn về trí tuệcủa người Do Thái chưa? Sẽ có một cuốn sách về tất cả những điều này chứ?""Ổ... những gì chúng ta khám phá được mới chỉ là phần nổi của tảng băng thôi,"tôi trả lời. "Nhưng bây giờ, ta cứ làm những gì ta có trước đã.""Miễn là sách đừng có đắt quá," anh ta đề nghị."Sao lại thế?""Vì tôi sẽ không thấy thoải mái khi bảo ai tặng cho một cuốn sách đắt quá đâu."Mặt trời đã nhô lên, một ngày mới đã bắt đầu ở Jerusalem. Mặt trời hắt những tianắng đầu tiên xuống thành phố. Tôi quyết định ra ngoài đi bộ một chút và tận hưởngkhông khí mát mẻ của buổi sáng khi sương đêm vẫn còn vương lại. Sáng hôm đó,trong đầu tôi bỗng vang lên một khúc hát rất nổi tiếng của người Israel. "Sáng sớmthức dậy, ta bỗng thấy mình như một dân tộc, bắt đầu bước đi." Tôi lẩm nhẩm hát.Lúc đó, tôi thật sự thấy mình như cả một dân tộc vậy. Có lẽ bởi vì cuốn sách màtôi vừa viết xong. Có lẽ bởi vì những con người tuyệt vời đã ở bên tôi đêm qua. Tôi cứđi tiếp, những bước nhẹ nhàng, vững chắc, cứ đi, cứ tiến lên, cho đến khi những bướcchân dẫn tôi trở về ngôi nhà thân yêu của mình...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top