Phần 1
MỘT BUỔI TỤ TẬP TẠI QUÁN CAFÉ LADINO
Chỉ một câu nói. Chỉ từng đó thôi cũng có thể thay đổi cuộc đời một con người. Dù sao, đó là điều đã xảy ra với Jerome...
Trên tầng 14 của khách sạn Marriott ở Tulsa, Oklahoma, trong lúc đợi thang máy xuống tiền sảnh, tôi bắt đầu thấy hồi hộp. Lúc cửa thang máy mở ra là lúc tôi đang duyệt lại một lượt tất cả những điểm cơ bản trong bài phát biểu sắp tới của mình.
Trong thang máy có một anh chàng cao to, vai rộng, mặc một bộ vest màu trắng đầy hoa văn, trên đầu anh ta ngự một chiếc mũ cao bồi, còn cổ thì đung đưa một chiếc thánh giá bằng vàng. Đôi ủng cao bồi là phụ kiện cuối cùng làm nên bộ trang phục hoành tráng của anh ta, đúng là một hình ảnh rất ấn tượng. Chỉ thiếu mỗi con ngựa, mà có khi nó đang đợi ở ngoài bãi đỗ xe của khách sạn cũng nên. Trên ve áo anh chàng cao bồi có một tấm card ghi tên cuộc hội thảo mà tôi sắp tham dự. Tấm card ghi, "Jim Brown, Houston, TX."
"Chào anh," tôi mở lời với người lạ mặt khi bước chân vào buồng thang máy.
"Xin chào," anh ta đáp lời với âm mũi đặc trưng của người Texas cùng một nụ cười tươi, rộng đến tận mang tai. Anh ta liếc nhìn tấm card ghi tên tôi và đọc to, "Eran Katz, Jerusalem, Israel, Diễn giả." Một chút ngạc nhiên làm nụ cười của anh ta còn tươi hơn.
"Anh đến từ Jerusalem Đó hả?", anh ta hỏi tôi.
Jerusalem Đó, theo tôi hiểu, tức là Jerusalem – thủ đô của Israel chứ
không phải Jerusalem – một trong số những thị trấn nho nhỏ ở Mỹ có cùng tên.
"Một và chỉ một mà thôi," tôi đáp lại, lòng đầy tự hào.
"Tôi đã luôn mơ ước một ngày được đến đó."
"Chín trăm đô, mười hai tiếng, thế là đến nơi rồi," tôi nói lại. Anh chàng có tên Brown mỉm cười hiểu ý.
"Anh là diễn giả buổi sáng nay hả?", anh ta nói, nửa khẳng định, nửa dò hỏi.
"Phải." Tôi nghĩ đến những lo lắng của mình về chủ đề của bài phát biểu, vậy nên tôi quyết định nói sơ qua cho anh ta về chủ đề tôi sắp trình bày.
"Nghe có vẻ rất thú vị đấy," anh ta động viên tôi.
"Cảm ơn. Tôi cũng chỉ mong có thế," tôi trả lời khi cánh cửa thang máy mở ra tiền sảnh.
"Chắc chắc là thế rồi," Brown nói chắc như đinh đóng cột khi chúng tôi cùng nhau ra khỏi thang máy. "Những người Do Thái các anh là những người thực sự rất thông minh."
Tôi mỉm cười khi chào tạm biệt, rồi hai người đi về hai phía khác nhau.
Có thể trong những hoàn cảnh khác, tôi sẽ cảm thấy một chút phân biệt chủng tộc trong những lời anh ta nói, nhưng Jim Brown gây cho tôi ấn tượng rằng anh ta là một người tốt và chân thành. Anh ta không phải là người đầu tiên nói những lời đó với tôi, và tôi cũng chẳng phải là người Do Thái đầu tiên được nghe lời khen đó. Tôi đi dạo loanh quanh trong tiền sảnh, cảm giác hơi lạ lẫm. Tận sâu trong tâm trí mình, có một điều gì đó vẫn khiến tôi không yên – một điều gì đó rất khó nắm bắt mà tôi không thể chạm đến được. Trong lúc tiếp tục suy ngẫm về điều đó, tôi đã đi đến một kết luận rằng, về cơ bản, bây giờ tôi có hai mối quan tâm:
1. Tại sao ai cũng nói như vậy về người Do Thái?
2. Làm thế nào để tìm được chính xác chỗ ăn sáng trong vòng hai mươi phút tới?
Bởi những thôi thúc của cái dạ dày luôn được đặt lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên nên tôi đành gạt qua một bên bí ẩn về "Những người Do Thái thông minh." Tôi có cảm giác rằng vào lúc bảy rưỡi sáng như thế này, một tách cà phê đặc và một chiếc bánh sừng bò sẽ tốt cho kỹ năng thuyết trình của tôi hơn nhiều so với lời giải cho một thắc mắc nho nhỏ về triết học.
Một tuần sau cuộc gặp với Jim Brown, như thường lệ, tôi lại gặp Itamar và Jerome tại quán Café Ladino. Sáng thứ sáu nào cũng vậy, cứ 10 giờ là chúng tôi hẹn nhau ở quán cà phê nhỏ bé, quen thuộc này, một cái lỗ tí xíu trên bức tường rộng lớn, một góc khuất nằm trong một ngõ nhỏ ở khu Nahlaot của Jerusalem. Rất ít người biết đến quán cà phê tuyệt vời này. Jerome đã phát hiện ra nó từ hồi hắn còn đi giao báo buổi sáng. Những bài hát Do Thái tiếng Ladinovà ánh sáng màu cam mê hoặc đã thu hút hắn vào cái mà ban đầu hắn cứ ngỡ là một tầng hầm. Hắn bước tiếp thêm bốn bước nữa, những bước chân dẫn hắn từ con phố vào trong một cái hang được chiếu sáng bằng những ngọn đuốc. Sàn nhà được trải bằng những tấm thảm Ba Tư, những chiếc bàn hình tròn rải rác khắp căn phòng. Nơi đó có không khí mát mẻ, dễ chịu. Chủ nhân của quán, Fabio, là một người đam mê tiếng Ladino. Đó là lý do vì sao những bài hát thuần tiếng Ladino, từ những bản nhạc nhẹ nhàng lãng mạn cho đến những những bài hát salsa khó tìm, luôn đều đặn phát ra từ những chiếc loa giấu kín. Trong nhiều năm, Fabio đã cố gắng rất nhiều để cải thiện quán. Anh ta đã cho đập bức tường phía sau, mở một cánh cửa thông ra khoảng sân nhỏ sau quán. Anh ta thuê người xây một khoảng hiên rất đẹp, trồng vài cái cây quanh đó và đặt một bức tượng bằng đồng pha thiếc mà anh họ anh ta tự tay làm. Thế đấy, đó là nơi chúng tôi vẫn gặp nhau vào thứ sáu hàng tuần, đúng 10 giờ; thỉnh thoảng chúng tôi ngồi trong cái hang, đôi lúc lại ở ngoài hiên, tùy thuộc vào thời tiết và tâm trạng mỗi lần đến quán. Những người khách còn lại của quán là những cặp đôi lãng mạn hoặc những người khách du lịch tình cờ đi ngang qua.
Thực ra thì chính ba chúng tôi cũng gặp nhau rất tình cờ.
Itamar Forman và tôi biết nhau từ hồi học đại học. Tôi vẫn thường copy bài tập của cậu ta để chuẩn bị cho những buổi thảo luận chuyên đề mà chúng tôi cùng tham gia. Cậu ta đủ tốt bụng để giúp tôi, còn tôi thì đủ tốt bụng để
chấp nhận sự giúp đỡ đó. Có một người bạn như thế, tôi thấy chẳng việc gì phải bắt bản thân mình quá sức, nhất là khi tôi còn có những môn học khác đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực hơn. Đôi khi, tôi còn trả tiền cho Itamar để cậu ta làm bài cho tôi – nhất là khi tôi không có đủ thời gian; như hồi mùa hè năm 1990 chẳng hạn, khi đó là thời gian diễn ra World Cup ở Italia. Dù rất tôn trọng khóa học về "Những nhân tố trong mối quan hệ giữa người Do Thái và người Ả Rập kể từ Ngày chuyển giao đến nay," nhưng trong những ngày đó, mối quan hệ giữa Macro van Basten và Ruud Gulit của đội Hà Lan còn quan trọng với tôi hơn nhiều.
Hiện tại, Itamar là giáo sư giảng dạy môn Khoa học Chính trị. Cậu ta đã kết hôn với Dalia, cô gái cậu ta quen ở trường đại học và họ đã có hai đứa con sinh đôi đặt tên là Omry và Noa.
Jerome lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Jerome và tôi gặp nhau nhờ chiếc FIAT 127 nho nhỏ, xinh xinh của hắn. Hắn đã tông vào đuôi xe tôi trong khi lùi ra khỏi bãi đậu. Tôi nhớ mình đã bóp còi chiếc Subaru của mình inh ỏi nhưng chả có tích sự gì. Hắn thậm chí còn không thèm nhìn vào gương chiếu hậu trước khi bắt đầu lùi. Lúc đó hắn đang bận nghe tường thuật trận bóng đá trên đài giữa đội Hà Lan và Brazil, và đúng vào lúc hắn sang số lùi thì Frank Rijkaard làm bàn đưa Hà Lan lên dẫn trước. Vì cũng là một fan bóng đá cuồng nhiệt nên tôi phải đồng ý với hắn rằng sang số lùi vào đúng lúc ai đó ghi bàn là một điều hoàn toàn khó kiểm soát. Ở đây, chúng tôi nói về hai hành động ở hai thái cực hoàn toàn mâu thuẫn với nhau.
Khi Jerome chui ra khỏi xe để đánh giá thiệt hại mà hắn đã gây ra, mắt tôi bắt gặp hình ảnh một gã cao nghều, gầy nhẳng với mái tóc bờm sư tử loăn quăn, cặp kính tròn màu đen giống cặp kính mà Buddy Holly vẫn hay đeo. Tuy vậy, điều ấn tượng nhất ở vẻ ngoài của hắn lại là chiếc áo. Trên đó in một hình vẽ, màu sáng, trông giống như "bà ngoại" Golda Meir, cựu thủ tướng Israel. Chính cái khoảnh khắc đó, tôi đã nhận ra Jerome đặc biệt đến mức nào. Có bao nhiêu người dám đi khắp nơi với một chiếc áo phô ra hình của Golda Meir chứ? Kể từ đó, chúng tôi trở thành những người bạn vĩ đại của nhau. Jerome là một người cực kỳ đặc biệt. Hắn sinh ra ở Australia và mặc dù hắn đã sống ở Israel hơn 25 năm nhưng hắn vẫn có chất giọng đặc
trưng của dân mới nhập cư. Hắn đặc biệt hay mặc những chiếc áo với màu sắc dễ gây ảo giác mua ở Hawaii và các đảo vùng Caribbean, trên những chiếc áo đó in những bức hình nghệ thuật của những người mà chẳng ai nghĩ sẽ đem in lên áo. Thay vì những tấm hình của Bon Jovi, Bonohay những ngôi sao nhạc rock khác, trong bộ sưu tập của Jerome, người ta sẽ có thể bắt gặp Khadaffi, Madeline Albright, Abba Eban hay thậm chí là Nelson Mandelakhoác trên mình bộ đồ Người dơi. Đến tận bây giờ, Jerome vẫn kiếm được kha khá từ những chiếc áo như thế.
Jerome là một anh chàng vui tính. Hắn rất có khiếu hài hước và niềm lạc quan của hắn dành cho cuộc sống có thể biến mọi trở ngại trên con đường hắn đi thành những kinh nghiệm vĩ đại. Hắn có đến cả triệu bạn bè và dành phần lớn thời gian của cuộc đời để chạy xô từ bữa tiệc này sang bữa tiệc khác. Chúng tôi là những người bạn "trí thức" của hắn. Ít nhất, đấy cũng là từ mà hắn vẫn khoái dùng để giới thiệu chúng tôi với mọi người trong những dịp hiếm hoi chúng tôi đi dự tiệc cùng hắn.
Vậy đó, theo lệ thường, như tôi đã nói, chúng tôi lại tụ tập vào một thời điểm quen thuộc, ở một nơi quen thuộc mà không hề biết rằng cái ngày thứ sáu đặc biệt đó sẽ thay đổi cuộc đời chúng tôi...
Chúng tôi đang ngồi tán chuyện về việc làm ăn của Jerome và về chuyến đi mới nhất của tôi tới Mỹ. Đến cuối buổi, tự nhiên tôi nghĩ đến Jim Brown và kể cho hai người nghe về cuộc đối thoại trong thang máy.
"Ai là người đầu tiên quan niệm rằng người Do Thái là những người có trí thông minh vậy nhỉ?", tôi đặt vấn đề với Itamar. "Chỉ là định kiến hay nó có gắn với một sự kiện nào đó?"
Itamar nhún vai và nhìn lên trời.
"Nghe này," cậu ta nói to suy nghĩ của mình thành lời, "trong quá khứ, và thậm chí cả ngày nay nữa, người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về chất xám và trí tuệ. Thuật ngữ 'Bộ óc Do Thái' dùng để chỉ một người nào đó thật thông thái, đã trở thành cụm từ được sử dụng bởi cả những người Do Thái và người không theo đạo Do Thái." Cậu ta ngừng lại để suy nghĩ một lát. "Nhưng điều này rất thú vị," cậu ta bỗng nhiên nói tiếp. "Điều bí ẩn
này đã phát triển như thế nào, và về mặt học thuật mà nói thì nó có còn tồn tại không? Tớ chưa bao giờ ngẫm nghĩ thật kỹ về vấn đề này."
"Không phải chỉ vì một kiểu đại loại như chủ nghĩa bài Do Thái hả?", tôi gợi ý, cố tìm lời giải cho vấn đề mình đưa ra.
"Không hẳn là thế," Itamar nhận xét. "Có những người không chịu ảnh hưởng của những thiên kiến đó, và họ chấp nhận điều này như một thực tế hoàn toàn rõ ràng, mặc dù cũng có xen lẫn một chút đố kỵ. Một kiểu đố kỵ xuất phát từ lòng ngưỡng mộ," Itamar khẳng định. "Mặt khác, nếu là quan điểm bài Do Thái thì 'bộ óc Do Thái' phải được nói bằng những từ ngữ tiêu cực chứ."
"Rõ ràng là," Jerome xen vào cuộc thảo luận, "một người Do Thái thông minh là một người Do Thái nguy hiểm. Chính từ điều này, người ta mới dựng nên điều bí ẩn đó – bởi vì đối với họ một bộ óc Do Thái là một kẻ xảo quyệt, nham hiểm và khó lường."
"Dù thế nào đi nữa," Itamar tiếp tục mà không thèm để ý đến lời của Jerome. "Có một điều rất thú vị là những người Do Thái, ít nhất, đã thành công trong việc liên kết những kẻ không ưa họ và những người ủng hộ họ trong một điều: chưa từng có ai nói người Do Thái ngu ngốc. Một khuôn mẫu đã luôn gắn liền với người Do Thái – và mọi đứa trẻ đều lớn lên với khuôn mẫu này – rằng dân tộc Do Thái là một dân tộc thông minh, khôn khéo và có đầu óc nhạy bén."
Tôi nhìn Itamar đầy ngưỡng mộ. Theo nhịp được quá trình suy nghĩ rất hệ thống và logic của cậu ta lúc nào cũng là một kinh nghiệm rất thú vị với tôi. Khi ai đó hỏi cậu ta bất cứ câu hỏi gì, cậu ta không bao giờ trả lời chỉ mang tính chất chiếu lệ. Cậu ta luôn suy nghĩ theo chiều sâu của vấn đề.
"Mà thực ra, chả có gì bất thường trong chuyện này," cậu ta tiếp tục, một minh chứng hùng hồn cho những điều mà tôi đang nghĩ về cậu ta. "Dân tộc nào chẳng có một vài kiểu khái quát hóa như thế. Hầu như tất cả các dân tộc đều có những nét đặc trưng nhất định gắn liền với mình, cho dù những nét đặc trưng này có thật hay không đi chăng nữa. Người Scotland keo kiệt, người Mexico lười biếng, người Thụy Sĩ nghiêm khắc, người Nhật láu cá,
người Đức mô phạm..."
"Xem nào," Itamar nói tiếp, "còn gì nữa không nhỉ... À, người Italia thì sao nhỉ?"
"Người Italia là những người tình tuyệt vời," Jerome phát biểu.
"Còn người Pháp?" Itamar vẫn tiếp tục.
"Người Pháp cũng là những người tình tuyệt vời," Jerome thông thái khẳng định.
"Có dân tộc nào không khiến cậu nghĩ đến chuyện trăng hoa lăng nhăng không hả?", tôi hỏi Jerome.
"Có chứ," hắn trả lời. "Người Polak. Tớ không thể tượng tượng ra cảnh họ trên giường." Ba chúng tôi cùng bật cười khúc khích khi nghĩ đến cảnh đó. Vấn đề ở đây là mặc dù cuộc thảo luận là về chủ đề các mẫu hình đặc trưng, câu nhận xét này vẫn cho thấy Jerome là người thích phân biệt chủng tộc và khoái châm biếm.
"Tại sao những con chó ở Ba Lan lại có mũi tẹt?", Jerome tiếp, và sau một vài giây im lặng, "Bởi vì chúng đuổi theo những chiếc xe đang đậu!" Hắn phá ra cười làm chúng tôi cười theo.
Trong mấy phút sau đó, chúng tôi lao vào những trận cười nghiêng ngả khi cả ba thay nhau kể chuyện cười về các dân tộc khác nhau, mỗi câu chuyện lại khiến người kia nhớ đến một câu chuyện cười đại loại như thế. Dần dần, chúng tôi cạn hết những câu chuyện và ngồi đó im lặng, cố gắng lấy lại hơi sau những trận cười mệt lử. Một lần nữa – 'hình như' những "người Do Thái thông minh" không có sự nhạy cảm với những nét đặc trưng của các dân tộc khác và tự chiều chuộng mình bằng việc cười cợt. Nếu chỉ đơn giản là kể các câu chuyện theo một mạch thống nhất thì đã đành... nhưng đằng này bạn ta lại kể chuyện đùa để cười đùa, giễu cợt. Liệu bạn có cười không nếu một nhóm những gã người Tây Ban Nha phá lên cười trước những câu đùa về chuyện người Do Thái viêm màng túi?
Jerome nghịch chiếc tách cà phê của hắn, nhìn chằm chằm vào đó như kiểu đang nằm mơ giữa ban ngày. Tôi mân mê gói đường, còn Itamar hết gập lại duỗi chân trong khi dán mắt vào cặp vợ chồng già mới bước vào
quán.
"Và chuyện những người Do Thái thông minh," Itamar lên tiếng, đưa chúng tôi trở lại với chủ đề đang dở,. "thật thú vị,". Ccậu ta tiếp tục trầm ngâm. "Tớ phải tìm hiểu xem tại sao lại có điều bí ẩn này mới được." Trông cậu ta như thể thực sự đang rất trăn trở trước vấn đề đó.
"Các cậu biết đấy," tôi bất chợt lý luận. "Tớ đã giảng một vài buổi tại Viện ngôn ngữ Do Thái về việc cải thiện trí nhớ. Cuối mỗi buổi dạy, sinh viên lớp Torahhay đến chỗ tớ và nói về những phương pháp nghiên cứu, những kỹ năng phát triển trí nhớ mà họ vẫn sử dụng. Điều thú vị, điều này có liên quan đến vấn đề chúng ta đang thảo luận, là tớ chưa từng bắt gặp những phương pháp đó trong bất cứ cuốn sách nào hay trong bất cứ nghiên cứu nào mà tớ từng thực hiện."
Mắt Itamar sáng lên. "Cậu nói nghiêm túc chứ?" Cậu ta kéo ghế thẳng lại và ngồi dựa về phía tôi.
"Rất nghiêm túc," tôi trả lời.
"Điều đó thật đáng kinh ngạc," cậu ta nói bằng một giọng phấn khích mà tôi không thể nào hiểu nổi. Cậu ta nhìn đăm đăm ra ngoài cây táo trồng trong sân, đôi mắt đảo đảo cho thấy cậu ta đang suy nghĩ hết công suất.
"Điều gì đáng kinh ngạc cơ?" Jerome, cũng giống như tôi, đang cố gắng hiểu sự việc.
"Ở đây, chúng ta có hai điểm," cậu ta phân tích tình huống theo đúng cái kiểu 'Itamar-biết-tuốt' đặc trưng của mình. "Chúng ta có một điều bí ẩn đằng sau sự khôn ngoan và sắc sảo của người Do Thái, và chúng ta có những phương pháp thực tế mà người Do Thái đã sử dụng trong hàng thế kỷ qua!" Cậu ta phá vỡ dòng suy nghĩ của chính mình. "Nếu tớ hiểu đúng, chúng ta đang có một câu chuyện vĩ đại trong tay – câu chuyện về một dân tộc Do
Thái thông tuệ với những phương pháp và kỹ thuật phát triển tầng lớp trí thức đã được giữ kín hàng ngàn năm như một bí mật mang tính chất văn hóa. Chúng ta có thể viết nên một cuốn sách kỳ vĩ về tất cả những điều này."
"Tại sao phải làm thế?", Jerome hỏi, chẳng thèm che dấu sự thiếu hứng
thú của mình.
"Để tất cả mọi người trên thế giới này có thể được hưởng lợi từ bí mật đó, tất nhiên là thế rồi," Itamar đập mạnh tay xuống bàn đầy hăng hái. "Nghĩ mà xem. Chúng ta có thể dạy cho những đứa trẻ người Na Uy, chẳng hạn thế, cách để ghi hàng núi thông tin về các bài kiểm tra thông qua việc sử dụng chính những phương pháp đã giúp các sinh viên Do Thái theo học tại trường đạo nhớ được kinh Talmud giỏi đến vậy! Chúng ta cũng có thể dạy các thương nhân cách đàm phán, thương thuyết bằng chính phương pháp mà các nhà buôn Do Thái đã làm ở châu Âu... hay... thậm chí... chúng ta có thể chỉ cho sinh viên Harvard cách đạt toàn điểm A bằng chính những kỹ thuật đã biến Marahal của Praha hay Gaon của Vilnathành những học giả Torah vĩ đại!
"Nếu chúng ta nói đến những phương pháp có hiệu quả thì tại sao lại phải bó hẹp chúng trong khuôn khổ bức tường của những trường đạo chứ? Tại sao tất cả mọi người lại không áp dụng những phương pháp đó chứ? Các cậu có hiểu điều tớ muốn nói không? Chúng ta có thể bật mí những bí mật của bộ óc Do Thái!" Cậu ta kết thúc suy nghĩ của mình bằng một sáng kiến, một điều đang bắt đầu sôi sục lên trong tâm trí mình.
Sự kích động của Itamar bắt đầu ảnh hưởng đến tôi. Có một điều gì đó trong những điều cậu ta nói thực sự rất độc đáo. Đó là kiểu ý tưởng mà bạn sẽ tự hỏi chính mình, "Làm sao mà mình lại không nghĩ ra sớm hơn nhỉ?"
Một lúc sau, Jerome buông ra một câu làm chúng tôi cụt hứng.
"Xin lỗi nhé, nhưng chính xác thì 'chúng ta' mà bọn mình đang nói đến là ai vậy? Với tất cả lòng tự trọng, tớ chính xác không phải là ứng cử viên thích hợp cho vị trí đồng tác giả đâu đấy. Đầu tiên, tớ chỉ vừa đủ điểm qua được kỳ thi SAT. Thứ hai, trừ khi có phương pháp nào đó để phát triển tri thức hướng tới việc kiếm một cô bạn gái, còn nếu không, tớ chả hứng thú với cuốn sách của các cậu đâu," Jerome nói huỵch toẹt. Rồi ngay lập tức, hắn nói thêm "dù vậy, tớ sẵn sàng giúp các cậu tiếp thị tại thị trường Carribe. Biết đâu kế hoạch này lại giúp vụ kinh doanh quần áo của tớ ở đấy phát đạt thì sao. Nó sẽ nhắc người ta nhớ rằng người Do Thái là những người cực lỳ sáng láng... đại loại như thế." Hắn cười tự mãn ra vẻ rất đồng tình.
"Cậu nói gì ấy nhỉ, Eran?" Itamar hỏi tôi. "Cậu có muốn thực hiện ý tưởng này không?"
"Nghe có vẻ thú vị lắm," tôi trả lời. "Thực sự rất hấp dẫn." Tôi không thể kiềm chế được.
Itamar thu xếp mấy thứ đồ lặt vặt của cậu ta và ra hiệu cho bồi bàn đem hóa đơn đến cho chúng tôi. "Đến thứ sáu tuần sau, tớ sẽ tìm hiểu được sự hình thành bí ẩn về người Do Thái thông minh. Tớ có một vài giả thuyết về sự bí ẩn này." Cậu ta nguệch ngoạc vài dòng ra một tờ khăn ăn nhỏ, nhét nó vào túi bên của chiếc cặp da và kéo ghế đứng dậy. "Xin lỗi nhưng tớ phải đi đây. Tớ có hẹn với nha sĩ," cậu ta giải thích.
Jerome cũng đứng dậy và thay cặp kính đọc sách bằng một cặp kính râm thời trang. "Cả tớ, cũng phải đi con đường của mình đây," hắn nói. "12 giờ tớ có hẹn với chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, Bob," hắn lại một lần nữa giở câu đùa quen thuộc.
"Còn tớ thì có hẹn với cái hóa đơn, chắc là vậy rồi," tôi thở dài khi thọc tay vào túi quần và rút ví ra.
Liền kề với bãi đỗ xe bên ngoài, trước khi đến lối vào siêu thị, tôi chợt thấy cô Lippman, cô giáo tôi hồi lớp sáu. Hai mươi năm đã trôi qua kể từ lần cuối tôi gặp cô (nói đúng hơn là làm phiền cô, như tôi vẫn thường vậy), và tôi nghĩ rằng mình nên lịch sự một chút bằng cách đến chào cô. Tôi băng qua đường và gọi to. "Cô Lippman ơi."
Cô quay lại và nheo nheo mắt, cố nhận ra xem tôi là ai. "Yossi à," cô hướng về phía tôi.
"Eran ạ," tôi sửa lại.
"Eran Burnstein!" cô nói thêm.
"Eran Katz."
"Eran Katz hả!" cô kêu lên cùng một nụ cười gượng. "Ôi, tất nhiên là cô nhớ rồi."
Trên khuôn mặt cô tôi chẳng thấy có dấu hiệu gì chứng tỏ niềm vui của cô khi gặp lại cậu học trò cũ là tôi.
Tôi hỏi thăm tình hình cô và tỏ ý muốn nghe những điều cô đã trải qua trong suốt hai mươi năm qua. Rõ ràng là cô đã đi qua rất nhiều sự kiện. Mà thực tế là hình như năm nào cũng có một điều gì đó đáng kể xảy ra với cô, và tôi là một kẻ cực kỳ may mắn mới được nghe tất cả những sự kiện đó, với tốc độ khoảng mười lăm phút cho mỗi năm.
Mặc dù sự chán ngán và khó chịu đã vây xung quanh tôi nhưng tôi nghĩ mình nên cho cô một chút cảm giác hài lòng trong nghề nghiệp. Nhiều năm đã trôi qua từ khi tôi phá hoại những buổi cô lên lớp hay đơn giản chỉ là không thèm đến lớp, giờ tôi tự hào nói với cô rằng tôi, một học sinh cá biệt, đang viết một cuốn sách về bí mật của bộ óc Do Thái, và tôi đang tìm hiểu sự thật đằng sau bí ẩn về sự thông minh của người Do Thái.
"Cái đó thì có gì mà tìm hiểu?" Cô hỏi tôi, với đúng cái giọng của một bà giáo. "Đó là một thực tế! Người Do Thái luôn thông minh." Tôi chợt nhớ lại lý do tại sao tôi hay bỏ giờ cô hai mươi năm về trước. Trong mọi trường hợp, chỉ cần có cơ hội là cô ngăn cản bất cứ ai có ý định viết một cuốn sách về bí ẩn sự thông thái của người Do Thái. Cô chính là bằng chứng sống cho thực tế rằng không phải người Do Thái nào cũng được Đấng tối cao ban cho một bộ óc. Mặt khác, chính vì cô, niềm hứng thú của tôi với việc tìm hiểu bí ẩn này tiếp tục lớn dần lên.
2
BÍ ẨN VỀ SỰ THÔNG THÁI CỦA NGƯỜI DO THÁI
Đúng một tuần sau, chúng tôi lại gặp nhau ở Café Ladino. Chúng tôi đã
không nói chuyện cả tuần vừa rồi và tôi thấy mình thực sự trông đợi buổi tụ họp lần này. Tôi băn khoăn không biết Itamar có bỏ công tìm hiểu về điều bí ẩn đó không và cậu ta có phát hiện ra thông tin gì hay không, hay là sự hào hứng của cậu ta đã nguội dần trong mấy ngày qua.
Khi tôi đến quán cà phê thì thấy Jerome đang đợi bên ngoài. Hắn kẹp một tờ báo dưới cánh tay và mặc một chiếc áo sơ mi, có lẽ là kinh dị nhất mà tôi từng thấy: một chiếc áo có cảnh rừng rú loang lổ màu in hình Kofi Anan, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đang chuyền cành từ cây nọ sang cây kia.
Quán vắng tanh, còn Fabio thì đang đợi chúng tôi với cánh tay giang rộng. Chúng tôi ngồi xuống chiếc bàn quen thuộc trong "hang.". Mười phút sau, Itamar xuất hiện, đóng bộ một bộ vest tối màu, thanh lịch cùng một chiếc cà vạt lụa màu vàng sáng, trông có vẻ đắt tiền.
"Jerome này, đây mới là kiểu chúng ta nên mặc," tôi phát biểu, mắt vẫn không rời khỏi Itamar.
"Trông cậu bảnh lắm," Jerome nhận xét, "nhưng tớ nghĩ bộ này cần thêm một chút màu sắc nữa... có lẽ là điểm thêm vài vệt hồng hồng, xanh xanh thì đẹp hơn."
"Hôm nay tớ phải đi dự một buổi hội đàm," Itamar giải thích vẻ hối lỗi.
Cậu ta ngồi xuống ghế và rút ra một đống giấy tờ, sách vở từ trong túi.
"Các cậu nghĩ sao," cậu ta bắt đầu bằng một vẻ mặt rất thỏa mãn, "nếu tớ nói rằng cả tuần vừa qua, tớ chẳng làm việc gì cả? Tớ giữ bí mật tất cả
những gì có thể các cậu muốn biết về 'Bí ẩn Trí thông minh của người Do Thái.'" Cậu ta bắt đầu bới tung đống giấy tờ.
Itamar kích động đến nỗi thậm chí không thèm hỏi xem tình hình chúng tôi ra sao như các lần khác. Cậu ta tiến thẳng đến chủ đề mình đang theo đuổi, muốn ngay lập tức kể cho chúng tôi nghe những điều cậu ta đã tìm hiểu được.
"Trong lúc ở chỗ nha sĩ thứ sáu tuần trước ấy," cậu ta bắt đầu, "tớ đã suy nghĩ về vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, người Do Thái là những người sống sót. Họ đã trải qua bao nhiêu điều bất công trong lịch sử? Họ đã phải chịu đựng bao nhiêu cuộc tàn sát? Đã bao nhiêu lần họ bị đẩy ra khỏi đất nước, buộc phải lang thang khắp thế giới để tìm một nơi trú chân mới, để rồi lại bị ném đi một lần nữa khi đã ổn định mọi thứ ở nơi mới? Babylon, Tây Ban Nha, châu Âu. Họ đã sống sót qua những Tòa án Dị giáo, những cuộc tàn sát và, qua tất cả những điều này, dân tộc Do Thái vẫn phát triển lớn mạnh. Làm thế nào họ giữ được những điều đó? Những dân tộc khác hùng mạnh hơn dân tộc Do Thái nhiều, với những nền văn hóa ấn tượng kỳ vĩ, đã không làm được điều đó. Người Ai Cập cổ đại, dân tộc đã xây dựng nên những kim tự tháp vĩ đại, nay đâu rồi? Người Hy Lạp phát minh ra nền dân chủ và sản sinh ra cho thế giới những Plato, những Aristoste nay đâu rồi? Người La Mã với thời hoàng kim của công nghệ tiên tiến nay đâu rồi? Tất cả những dân tộc đó đều đã sụp đổ như những tòa tháp xếp bằng những quân domino, chỉ còn lại là những đổ nát và chỉ còn tồn tại trong ký ức..." Cậu ta dừng lại giữa câu khi cô bé bồi bàn đến để ghi đồ uống.
Itamar gãi cằm suy nghĩ và gọi một tách espresso. "Một latte," tôi gọi.
Còn Jerome chọn cappuccino.
"Người Do Thái đã sống sót," Itamar tiếp tục dòng suy nghĩ, "mà không có sự hỗ trợ của bất cứ đội quân hùng mạnh hay thế lực nào, mà họ cũng chưa từng sở hữu sức mạnh nào như thế. Họ thành công trong việc giữ gìn truyền thống của mình trong những điều kiện bất khả thi là bởi vì họ đã học được cách sử dụng trí óc trong những hoàn cảnh thay đổi không ngừng. 'Bộ óc' đó cho phép họ không chỉ sống sót mà còn có ảnh hưởng đến môi trường khắc nghiệt quanh mình và phát triển những kỹ năng ghi nhớ để giúp họ
truyền miệng toàn bộ bản Torah từ thế hệ này sang thế hệ khác." Cậu ta dừng lại một lát. "Dù sao, đó chính là điểm khởi đầu cho nghiên cứu của tớ."
"Và đây chính là điều làm cho người Do Thái thông minh hơn những dân tộc khác sao?" tôi hỏi.
"Chờ một lát đã," Itamar ngắt lời tôi, giọng cậu ta hơi lưỡng lự một chút. Cậu ta ngừng lại, tìm một từ thật chính xác. "Nghe này... thực sự... tớ đã tìm hiểu nguyên nhân và phương thức của sự hình thành bí ẩn về Trí thông minh Do Thái. Câu hỏi của cậu, nếu đúng là họ có thông minh hơn, rất khó trả lời. Chúng ta không thể kết luận một câu chung chung như thế. Dân tộc nào cũng có kẻ yếu, người mạnh, kẻ xấu, người tốt, kẻ ngu đần, người thông minh. Tất nhiên, có những người Công giáo, người Hồi giáo, người Hindu thông thái hơn và thành đạt hơn rất nhiều người Do Thái mà tớ biết."
Tôi lại nhớ đến lần gặp cô Lippman.
"Mà còn chưa kể đến nhé, chúng ta đang nói đến loại người Do Thái nào? Gốc Đức? Gốc Tây Ban Nha? Do Thái chính thống? Cải cách? Mỹ? Nga? Chẳng lẽ tất cả đều là những nhà khoa học kiệt xuất sao? Sự khác biệt
ở đây lớn lắm. Theo như tớ biết thì câu hỏi ai thông minh hơn ai là một câu hỏi hoàn toàn không hợp lý. Mục đích của tớ là hiểu được tại sao người Do Thái, với tư cách là một con người cụ thể, lại được cho là người thông minh, và làm thế nào mà điều bí ẩn, hay đặc trưng này, lại được gắn với họ. Cậu biết người ta thường nói đấy, 'không có lửa làm sao có khói.' Cái khói đó có thể đưa tớ đến với một sự thật cụ thể nào đó. Đó mới là cái tớ muốn tìm hiểu." Itamar kết luận suy nghĩ của mình và quay trở lại với việc sục sạo đống giấy tờ.
Qua khe mắt, tôi để ý thấy Jerome đang đọc mục tin thể thao dưới gầm bàn. Khổ thân Jerome. Cuộc thảo luận nho nhỏ của chúng tôi không hề lấy được của hắn một chút xíu hứng thú nào. Nhận ra mình bị "bắt quả tang," hắn gập nhanh tờ báo lại và để nó ngay ngắn trên bàn.
"Các cậu có biết Real Madrid đã mua Louis Figo với giá năm mươi sáu triệu đô-la không?" Hắn cố phân bua về điều đã thu hút sự chú ý của hắn hơn cuộc đối thoại bên bàn.
"Thế thì hơi quá đà, phải không?" tôi trả lời, giọng pha chút ngạc nhiên.
Itamar nhướn mắt lên và nhìn Jerome vẻ không đồng tình.
"Chúng ta đang nói về một điều rất thú vị, và đây là cái đã khiến cậu mất tập trung hả? Một cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha kiếm được hàng triệu đô-la chỉ vì hắn ta biết cách đá một quả bóng sao? Niềm ham học hỏi tri thức của cậu nằm ở đâu vậy?"
Jerome cười toét đến tận mang tai. "Itamar à! Cậu biết Louis Figo là người Bồ Đào Nha cơ đấy! Tớ sốc nặng rồi!"
Itamar liếc mắt nhìn lại và cười ngượng nghịu. "Tớ tình cờ xem một chút hồi Euro 2000," cậu ta thú nhận. Đến tôi còn phải ngạc nhiên vì điều này. Tôi không bao giờ nghĩ Itamar có thể xem một trận bóng đá; cậu ta lúc nào cũng lớn tiếng phản đối thể thao.
"Điều quan trọng ở đây là," Itamar nối lại dòng suy nghĩ vừa bị đứt đoạn của mình trong khi rút một trang ra khỏi đống giấy tờ, "người Do Thái lúc nào cũng thích cái tiếng tăm hơi quá cường điệu đó về sức mạnh và trí tuệ của mình. Tiếng tăm này bắt nguồn từ rất nhiều thứ – nỗi sợ hãi, lòng đố kị, sự thù ghét và, thật đáng ngạc nhiên, cả các số liệu thống kê thực tế nữa, cái này tớ sẽ cho các cậu xem ngay đây." Cậu ta lấy ra một trang khác và xem xét nó. "Kết luận đầu tiên tớ rút ra được về bí ẩn này đi liền với con số những người Do Thái nổi tiếng trên thế giới. Các cậu cứ thử nghĩ mà xem, những cái tên Do Thái luôn nằm trên đầu các danh sách ở hầu hết mọi lĩnh vực – những cái tên có ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Moses, Maimonides, Spinoza, Sigmund Freud, Albert Einstein. Thậm chí cả Karl Marx và chúa Jesus cũng là người Do Thái.
"Tớ có cả một bản danh sách những người Do Thái nổi tiếng và quyền lực nhất trong các lĩnh vực khác nhau," Itamar tiếp tục. "Trong văn học chẳng hạn – Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, Franz Kafka, Isaac Asimov, Joseph Heller, Philip Roth, Herman Wouk, Harold Robbins. Tất cả đều là người Do Thái."
"Còn nhạc cổ điển nữa – Yascha Heifetz, Daniel Burnbaum, Isaac Stern, Arthur Rubinstein, còn nhiều nhiều nữa..." cậu ta lật lật qua các trang giấy.
"Còn cả một loạt những người hoạt động trong ngành giải trí này. Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon & Garfunkel, Paul Anka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau , – diễn viên kịch câm người Pháp, Larry King, ảo thuật gia David Copperfield, và thậm chí cả William Shatner và Leonard Nimoy, thường được biết đến dưới cái tên Thuyền trưởng Kirk và Ngài Spock trong Star Trek."
"David Copperfield là người Do Thái hả?" Jerome ngạc nhiên hỏi. "Mẹ tớ sẽ lăn đùng ra chết mất nếu cụ biết điều này."
"Trong ngành công nghiệp điện ảnh thì tràn ngập người Do Thái," Itamar lại tiếp tục, một lần nữa phớt lờ câu nhận xét nho nhỏ của Jerome. "Các cậu có biết diễn viên nào người Do Thái không?"
"Có chứ, làm gì có ai không biết?" tôi trả lời. "Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crystal..."
"Cậu nói đúng." Itamar lại lục tung đống giấy tờ. "Còn có Steven SpeilbergSpielberg, dĩ nhiên rồi, Bette Midler, Harrison Ford, Mel Brooks..."
"Frankeinstein," Jerome lại xen vào mà mắt vẫn dán vào tờ báo.
Itamar nhìn chằm chằm vào hắn, vẻ sững sờ tột độ. "Frankeinstein hả?!"
"Phải, đó là một cái tên Do Thái mà, chẳng phải sao?" Jerome cười toe toét, cuối cùng cũng nhấc mắt ra khỏi tờ báo một lát.
"Nói thế thì cũng có khác gì bảo Gấu Yogi hay Pokemon là người Do Thái vậy," tôi đùa.
"Cậu nói cái quái gì thế?" hắn ra thế đề phòng. "Ai mà chả biết Pokemon là của Nhật. Cậu cứ nhìn tên bọn nó xem: Pikachu này, Jigglypuff này, Butterfree này... những cái tên truyền thống của Nhật từ thời nhà Minh đấy."
"Nhà Minh là ở Trung Quốc chứ," tôi sửa lại lời hắn.
"Còn về kinh doanh thì sao?" Itamar chẳng thèm để ý gì đến cuộc tranh luận bên lề của chúng tôi và quay trở lại với chủ đề chính. "Có gia đình Rothchild, Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, Max Factor, George Soros, Ralph Lauren, Levi Strauss, Ben Cohen và Jerry Greenfield (chủ của hãng
kem 'Ben and Jerry'), Adam Citroen (trong hãng xe của Pháp)... Nói cách khác, danh sách này dài lắm."
"Kissinger là người Do Thái," tôi thốt ra.
"Chính xác," Itamar xác nhận. "Về chính trị..." Cậu ta đảo mắt vào những trang giấy. "Phải, có Kissinger, Disreali, Thủ tướng Áo Bruno Kreisky, Thủ tưởng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald... và danh sách này vẫn còn nữa," cậu ta kết luận.
"Gấu Yogi là Ấn Độ, tớ nghĩ thế," Jerome chia sẻ điều đang làm đầu óc hắn bận tâm. "Nó xuất phát từ yoga. Trong tiếng Sanskrirt, tên của nó có nghĩa là 'chú gấu bay.'" Hắn mỉm cười có vẻ thỏa mãn.
Cô bồi bàn quay lại và mang cho chúng tôi những thứ chúng tôi đã gọi, cẩn thận đặt những chiếc cốc ở giữa bàn.
"Vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất nếu tính đến tài năng," tôi kết lại. "Với danh sách những người Do Thái xuất chúng như thế, thảo nào mới sinh ra điều bí ẩn đó. Những cái tên Do Thái luôn đứng đầu mọi thứ."
"Hoàn toàn sai," Itamar khiến tôi ngạc nhiên bằng câu trả lời cụt lủn của cậu ta. "Danh sách này là một thứ ảo tưởng, nó dẫn người ta đến những kết luận sai lầm." Cậu ta đặt lại những tờ giấy lên bàn và đưa mắt nhìn chúng tôi. "Các cậu có biết Newton, Copernic, Mahatma Gandhi, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Abraham Lincoln and Muhammed có điểm gì chung không?" cậu ta hỏi.
"Tất cả đều là đường một chiều ở London," Jerome nhận xét hài hước.
"Chẳng ai trong số họ là người Do Thái," tôi nêu ý kiến, nhận ra điều mà Itamar đang dẫn dắt chúng tôi.
"Chẳng ai trong số họ là người Do Thái," cậu ta nhắc lại. "Nhưng, mỗi người trong số họ đều để lại dấu ấn đối với thế giới, không hề nhỏ hơn so với bất cứ ai khác trong lĩnh vực của mình. Vậy danh sách này và danh sách kia có gì khác nhau?"
Jerome cuối cùng cũng bỏ tờ báo xuống khi tôi và hắn cùng đợi câu trả
lời sắp tới.
"Không đi quá sâu vào vấn đề này," Itamar bắt đầu, giải phóng chúng tôi khỏi cảnh chờ đợi, "người ta biết đến một người Do Thái có tài không chỉ vì những thành tựu của người đó mà còn vì thực tế rằng anh ta cũng là một người Do Thái. Tớ nhớ đã từng đọc ở đâu đó rằng người ta đã hỏi nhà văn Saul Bellow rằng ông ấy cảm thấy thế nào khi là một người Do Thái và ông đã trả lời bằng một câu châm biếm đại loại là, 'tôi biết mình là một người Do Thái, và mình là một người Mỹ, và mình là một nhà văn. Tuy vậy, tôi còn là một fan nhiệt thành của môn khúc côn cầu, một thực tế mà chưa ai nhắc tới bao giờ.' Nói cách khác, những người Do Thái tài năng nổi bật bởi vì thực tế họ là người Do Thái. Lấy ví dụ chẳng hạn, chẳng ai lại đi chỉ vào Stephen Hawkings và bảo, 'Nhìn một thiên tài người Công giáo này!' Thực tế rằng ông ấy là người Công giáo không hề liên quan đến những khả năng của ông ấy, điều đó hoàn toàn khác với những nhận thức của mọi người về người Do Thái."
"Đúng vậy," Jerome mỉm cười đồng tình.
"Điều quan trọng nhất," Itamar tiếp tục, "là người Do Thái 'được' PR tốt hơn và nhận được sự chú ý đặc biệt bởi vì bản chất Do Thái của họ, chứ không phải lúc nào cũng tương xứng với khả năng thực sự của họ trong đám đông. Đây là một trong những lý do làm lan truyền bí ẩn đó."
"Cậu nói 'khả năng thực sự của họ trong đám đông' nghĩa là sao?" tôi hỏi.
"Đơn giản thế này nhé," cậu ta đáp lời, "cứ thử hỏi một người Mỹ hay một người châu Âu bình thường xem trên thế giới có bao nhiêu người Do Thái và họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới đi, chắc chắc cậu sẽ nhận được câu trả lời là trong khoảng vài trăm triệu người, độ từ 15% đến 50% dân số thế giới," cậu ta giải thích.
"Làm gì có chuyện, không thể đến 50% được. Nói thế thì hơi quá, tớ thì nghĩ người Do Thái chiếm khoảng 10% đến 15% dân số thế giới," Jerome ước tính.
"Đấy, vấn đề là ở chỗ đó đấy," Itamar cười hả hê. "Ngay đến chúng ta
còn không nhận thức được!"
Itamar rút một tờ giấy khác ra, tờ này trên đầu trang có ghi chữ "Số liệu." "Số liệu chính xác của năm 2000," cậu ta đọc to, "những ông bạn thân mến của tôi ạ, tổng số người sống trên hành tinh này là sáu tỉ người, mười ba triệu trong số đó là người Do Thái. Thế đấy! Chúng ta thực chất đang nói đến 0,25% dân số thế giới thôi. Không phải 10%, cũng chẳng phải 15%. Chỉ có một phần tư của một phần trăm thôi! Chỉ có vậy. Đó là tất cả số người Do Thái sống trên hành tinh này."
"Thú vị thật," tôi lẩm bẩm.
"Thật đáng kinh ngạc," Jerome reo lên. "Cậu có tính đến những nhà du hành vũ trụ người Nga gốc Do Thái đang ở trên trạm vũ trụ của Nga không đấy?"
"Có chứ, bao gồm cả cháu gái tớ mới sinh tuần vừa rồi nữa ấy chứ," Itamar cười rạng rỡ đầy tự hào.
"Bỏ qua Jerry Springer và Geraldo Rivera đi," Jerome buột miệng mỉa mai. "Hai người đó không được tính." Itamar bới đống giấy và lôi ra một tờ màu vàng ghi chi chít những con số.
"Trước khi cho rằng điều bí ẩn này thực ra chỉ là một ảo tưởng sai lầm, để tớ cho các cậu biết một điều ngạc nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà điều bí ẩn to lớn này được dựng lên xung quanh bộ óc và sự thông minh của người Do Thái đâu. Những số liệu thống kê đã cho thấy rằng mặc dù số lượng ít nhưng tài năng của họ lại tỉ lệ nghịch với số lượng ít ỏi đó."
Itamar đưa cho chúng tôi mỗi người một bản phô-tô trang giấy mà cậu ta đang cầm.
"Trong năm tập của bộ sách đồ sộ Toàn cảnh lịch sử khoa học, George Sarton đã miêu tả sự phát triển của khoa học xuyên suốt thế kỷ XIV," Itamar bắt đầu như kiểu lời mở cho một buổi lên lớp. "Trong phần nói về thời Trung đại, Sarton không chỉ nghiên cứu sự phát triển khoa học và tri thức trong thời kỳ này mà ông còn so sánh những thành tựu của những dân tộc khác nhau. Nghiên cứu của ông đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực bao gồm có giáo dục, công nghệ, toán học, vật lý học, hóa học, y học...
"Thưa giáo sư," Jerome ngắt lời, "vào vấn đề chính đi thôi."
"Vấn đề chính," Itamar hơi ngượng – "17,6% trong số những nhà khoa học hàng đầu của thời Trung đại là người Do Thái," cậu ta kết luận.
"Và vào thời kỳ đó, họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số nói chung?" tôi hỏi đầy vẻ tự hào.
"Một phần trăm," Itamar trả lời. "Nói cách khác, số nhà khoa học người Do Thái nhiều gấp mười tám lần con số người ta thường nghĩ, đấy là nói về mặt số liệu. Thực tế thậm chí còn thú vị hơn nếu chúng ta so sánh thành tựu của những nhà khoa học người Do Thái tại các quốc gia riêng rẽ. Như Tây Ban Nha chẳng hạn," cậu ta tiếp tục những lý luận của mình. "41% trong số các nhà khoa học hàng đầu của Tây Ban Nha thời Trung đại là người Do Thái, mặc dù người Do Thái thực tế chỉ chiếm khoảng 2,7% dân số. Số nhà khoa học Do Thái cao gấp hai mươi lăm lần số nhà khoa học người Tây Ban Nha không theo đạo Do Thái."
"Thời hoàng kim của Do Thái," tôi nhớ lại tên của thời kỳ lịch sử này.
Itamar ngừng một chút để suy nghĩ rồi tiếp tục. "Ở đây," cậu ta ra hiệu về phía Jerome, "sao cậu không đọc to những con số này lên và cho biết cậu nghĩ gì về chúng nhỉ."
Jerome cầm lấy tờ giấy và bắt đầu đọc.
"Khoảng những năm từ 1819-1835, người Do Thái nắm giữ 20% nền kinh tế của Đức mặc dù họ chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số."
"Vào năm 1952, 24% số sinh viên theo học tại trường Đại học Harvard là người Do Thái, tại Cornell là 23% và Princeton là 20% cho dù người Do Thái chiếm chưa đến 3% dân số."
"Quá nhiều phần trăm," Jerome có vẻ hơi bực mình.
"Đọc tiếp đi," Itamar giục.
"Một phần ba số triệu phú Mỹ là người Do Thái."
"20% số giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái."
"40% số luật sư làm việc trong các hãng luật hàng đầu của Mỹ là... các cậu không đoán được đâu. Để tớ gợi ý nhé. Họ không theo đạo Phật, và họ không theo chủ nghĩa vô thần."
Jerome phẩy tay thả mảnh giấy rơi xuống bàn, quay tròn.
"Vậy," Itamar hỏi, "các cậu có thể rút ra kết luận gì từ những điều này? Và cố gắng nghiêm túc đi, một lần này thôi."
"Kết luận về cái gì?" Jerome mang một vẻ mặt ngạc nhiên. "Chuyện gì vừa mới xảy ra à? Tớ đang ở đâu vậy?" Hắn nhìn quanh mình như kiểu vừa mới tỉnh dậy sau một giấc mơ giữa ban ngày. Hắn lại nhặt tờ giấy lên và liếc nhanh qua những dòng chữ ghi trên đó.
"À... mình nghĩ," hắn nói to thành lời suy nghĩ của mình, "tài liệu trước mặt chúng ta cho thấy rằng... để xem nào... hừm... mình biết." Hắn ngồi thẳng người lại. "Nó chỉ rõ ra rằng 45% những người nông dân trồng khoai tây ở Idaho thích đọc Harry Potter, 17% số người New York không bao giờ đi nghỉ, 22% số người Ailen uống Guinness và 115% dân số Pháp là những kẻ hợm hĩnh – rắc rối đây... và, mặt khác, 'người Do Thái, Ach, diese Juden!" Hắn nói bằng giọng mũi, bắt chước Charlie Chaplin trong bộ phim Tên độc tài. "Người Do Thái, nếu để so sánh, là những người cực kỳ thông minh, thành đạt, xinh đẹp, mạnh mẽ và (khá phát triển, nếu nói về mặt sinh lý) – có cần thiết không nhỉ? Hai cậu muốn gì ở tớ nào?" hắn cười toét vẻ xấu hổ khi mắt đảo hết từ bên này sang bên kia giữa hai chúng tôi.
"Mà nhân tiện," hắn tiếp, "những số liệu này chứng tỏ, không một chút hoài nghi nào, rằng tớ không phải là người Do Thái. Ở đây chẳng có chỗ nào giải thích tại sao người Do Thái nào cũng là tỉ phú với chỉ số IQ lên đến 3000 trong khi tớ lại chỉ sống trong một căn hộ hai phòng chật chội, chỉ có bằng trung học và lái một chiếc Toyota đời 82."
Lôi dưới đống giấy tờ trên bàn ra tờ báo của Jerome, tôi đưa cho hắn.
"Thôi, đọc tiếp đi, anh bạn," tôi gợi ý.
"Tớ đọc hết rồi."
"Thì xem lại bài báo về Figo ấy," tôi trấn an. "Tớ chắc chắn là cậu chưa xem kỹ đâu, và sẽ thật đáng tiếc nếu bỏ qua một thông tin giá trị như thế
trong biển kiến thức kỳ vĩ của cậu."
Jerome mở tờ báo ra và bắt đầu đọc. "Đội đấu kiếm của Israel luyện tập cả tuần tại Đan Mạch."
"Được đấy chứ," tôi nhận xét, "cậu tìm thấy ngay một bài báo hấp dẫn để đọc đấy còn gì."
"Ít nhất thì trong đó cũng không có bất cứ số liệu phần trăm nào," hắn thở ra vẻ mệt mỏi.
Itamar mỉm cười và gật đầu đồng tình. Cậu ta ra hiệu cho cô bé bồi bàn, cô bé đang hối hả bước về phía bàn chúng tôi.
"Cho tôi một Coca-Cola," cậu ta gọi. Cô bé bồi bàn gật đầu và liếc mắt về phía tôi.
"Hai anh có dùng gì thêm không ạ?" cô bé hỏi tôi và Jerome.
"Ừm, tôi thì không," tôi trả lời.
"Heineken," Jerome hào hứng. "Heineken không phải Do Thái, mình hy vọng thế."
Cô bé bồi bàn dọn mấy cái tách của chúng tôi và chúng tôi nhìn cô bước đi. Khi cô đã vào trong bếp, Itamar vươn vai, duỗi người, còn Jerome thì quay trở lại với tờ báo.
Đột nhiên, Itamar nhặt chiếc túi lên và sục sạo khắp một lượt. "Đâu rồi nhỉ?" cậu ta lẩm bẩm. "Đây rồi." Cậu ta cầm lên một tờ giấy khác. "Cậu có muốn xem một số liệu ấn tượng nữa không?" Cậu ta hướng câu hỏi về phía tôi.
"Chắc chắn là có rồi."
"Giải Nobel vì Hòa bình."
"Ừ, nó làm sao?"
"Giải này được trao hàng năm cho những người thể hiện tài năng kiệt xuất so với phần còn lại của thế giới, đúng không?"
"Theo tớ hiểu thì là thế," tôi đồng tình.
"Vậy, nếu chúng ta nói đến đội ngũ những nhà trí thức cấp cao, những
người đã có nhiều cống hiến giá trị cho nhân loại thì chúng ta nên xem bao nhiêu người Do Thái đã được nhận giải này, cậu nghĩ có đúng không?"
"Tất nhiên rồi," tôi nói lớn.
Cậu ta chỉ vào một dòng hơi mờ trên trang giấy. "270 người đã được nhận giải này kể từ khi nó được bắt đầu vào năm 1901. Cậu nghĩ có bao nhiêu người trong số đó là người Do Thái?" Cậu ta đưa chiếc tách về một bên miệng để thì thầm câu trả lời với tôi mà không để Jerome nghe thấy. "102. Tức là 34% đấy – thực ra là 37%."
"Thật đáng ngạc nhiên, đúng không?" cậu ta buột miệng kêu to làm Jerome giật mình và nhìn lên.
"Cái gì đáng ngạc nhiên thế?" hắn hỏi, giọng hắn mang chút vẻ hờn dỗi vì bị bỏ ngoài cuộc.
"Cậu không tin được đâu!" tôi thốt lên với giọng nhiệt tình giả tạo.
Itamar gật đầu ngưỡng mộ. "Cậu không thích những thứ như thế này mà, đúng không?" cậu ta tiếp.
"Các cậu đang nói về cái gì thế?" Jerome bắt đầu mất kiên nhẫn.
"Bao giờ đội đấu kiếm sẽ trở về từ Đan Mạch thế?" tôi hỏi Jerome. Hắn làm mặt giận, thừa biết rằng chúng tôi chỉ trêu hắn tí thôi.
"Giải Nobel Hòa bình. Hóa ra đã có rất nhiều người Do Thái được trao giải thưởng cao quý này. Và thêm vào đó là sức ép mà một người được nhận giải phải chịu," cậu ta lại quay sang phía tôi, "ở đây còn có một mảnh ghép khác nữa."
"Chưa kể đến," Itamar lại bới trong đống giấy tờ của mình, "có một lĩnh vực mà những cái tên Do Thái nổi trội hơn bất cứ lĩnh vực nào khác. Tớ đang nói đến một lĩnh vực mà có lẽ là có đóng góp lớn nhất vào điều bí ẩn mà ta đang tìm hiểu... ngành truyền thông đại chúng Mỹ," cậu ta thốt lên, giọng đầy chất kịch.
"Để ý mà xem," cậu ta lại cầm một tờ giấy khác trong tay, "hầu hết các trường quay lớn nhất ở Hollywood – Disney, Touchstone, Universal, MCA, Caravan, Dreamworks... – được điều hành vởi những người như Michael
Eisner, David Geffen, Steven SpeilbergSpielberg, Jeffrey Katzenburg, Edgar Bronfmann, và Arnon Milchin, đấy mới chỉ là kể một số thôi. Ba mạng truyền hình lớn, ABC, NBC và CBS được điều hành bởi những người Do Thái. Những ấn phẩm tin tức như Time, Newsweek, The Washington Post, The New York Times, and The Wall Street Journal thuộc sở hữu của người Do Thái, với những biên tập viên và phụ trách chuyên trang người Do Thái.
"Người Do Thái cũng điều hành những công ty thu âm hàng đầu, những đài phát thanh, nhà xuất bản lớn. Danh sách vẫn còn dài lắm. Nói tóm lại, kể từ khi thế giới này trở thành một ngôi làng toàn cầu nhỏ bé nằm dưới ảnh hưởng của ngành truyền thông – kẻ thống trị mọi suy nghĩ và khía cạnh của cuộc sống con người, dường như người Do Thái và ảnh hưởng của họ đã có mặt ở mọi nơi." Cậu ta kết thúc bài phát biểu bằng một nụ cười giả tạo rộng đến mang tai.
"Tớ không muốn nói cho cậu biết trông cậu giống cái gì đâu," tôi lẩm bẩm.
Itamar mở to mắt. "Nói đi," cậu ta gật đầu khích lệ.
"Cậu cứ như một kẻ cực đoan chính trị ấy," tôi giễu. "Điều cậu vừa nói giống như kiểu tuyên truyền bài Do Thái vậy."
"Chính xác!" Itamar reo lên và đập tay xuống mặt bàn. "Tớ lấy những thông tin này trên trang web bài Do Thái mà."
"Và mục đích của cái này là...?"
"Chủ nghĩa bài Do Thái là một trong những lời giải thích mang ý nghĩa tiêu cực đằng sau bí ẩn này," cậu ta giải thích, giọng đầy hân hoan.
"Cứ cho là những số liệu thống kê chúng ta vừa điểm qua là đúng đi. Chúng ta chẳng thể làm gì để thay đổi điều đó được, nhưng thực tế đúng là có rất nhiều người Do Thái nắm giữ những vị trí quan trọng trong ngành truyền thông Mỹ. Đó là sự thật! Vấn đề thực chất ở đây là những tổ chức bài Do Thái xuyên tạc những thực tế như vậy vì mục đích riêng của họ," cậu ta nói giọng chán nản.
"Trong lịch sử, những người bài Do Thái đều luôn thành công trong việc truyền bá vào đầu óc công chúng suy nghĩ rằng người Do Thái là những
người nguy hiểm. Chẳng thiếu gì những học thuyết tuyên bố rằng người Do Thái mang tham vọng làm bá chủ thế giới. Khả năng lập luận của người Do Thái là vũ khí duy nhất chống lại được những kẻ thù ghét mình," cậu ta khẳng định.
"Sự thật là," tôi nhẹ nhàng thay đổi quan điểm của mình, "khi thấy quá nhiều người Do Thái nắm giữ hầu hết những vị trí quan trọng nhất trong ngành truyền thông, người ta có thể cho rằng người Do Thái có ảnh hưởng quá lớn."
"Tớ không nghĩ thế."
"Tại sao lại không chứ? Nhìn mà xem. Truyền thông là một thứ máy tẩy não. Người Do Thái kiểm soát ngành truyền thông. Còn kết luận nào logic hơn nữa chứ? Người Do Thái thực sự kiểm soát suy nghĩ của chúng ta! Cậu biết điều tớ nói là đúng mà," tôi nhoài về phía cậu ta với một vẻ mặt tự mãn.
Itamar giơ tay lên và vẫy về một bên, như kiểu định gạt đi những nhận xét của tôi, và lắc đầu không đồng tình.
"Đầu tiên," cậu ta bắt đầu, "một người giữ quan điểm như thế rõ ràng là ý thức về lòng tự trọng rất tệ." Cậu ta nhìn chằm chằm vào tôi, mắt mở to.
"Thứ hai, đã bao giờ cậu xem một bộ phim hay một chương trình TV, kiểu chương trình Do Thái, mà cảm thấy chương trình đó đang cố gắng tẩy não người xem bằng những đức tin Do Thái chưa, dù là rõ ràng hay tinh vi đi chăng nữa? Chẳng hạn, tớ không nhớ là Người ngoài hành tinh (E.T) có cảnh nào miêu tả lễ minyanbuổi sáng dù rằng 'cha đẻ' của nó là Stephen SpeilbergSpielberg, một người Do Thái. Tớ cũng chưa thấy có lần nào Clint Eastwood hôn lên chiếc mezuzahtrên cửa mỗi lần anh ta bước vào phòng, hay cầu nguyện trước khi nhảy lên ngựa và phi nước đại trong bóng hoàng hôn hết." Một nụ cười rộng ngoác nở trên khuôn mặt cậu ta.
"Thực ra, tớ nhớ một lần trong phim Phòng cấp cứu (E.R) George Clooney đã quấn bùa da lên cánh tay bệnh nhân," Jerome nhảy vào. "... nhưng, giờ nghĩ lại, hình như đó là cái băng đo huyết áp thì phải," hắn nhanh chóng tự sửa. "Trông chúng giống nhau lắm, các cậu biết mà."
Itamar duỗi chân và bắt đầu gõ nhịp ngón tay lên mặt bàn.
"Được rồi, vậy có thể người Do Thái kiểm soát Hollywood, nhưng đạo Do Thái, hay tư tưởng Do Thái thì không," cậu ta kết luận.
"Cậu đi mà nói điều đó với bọn 3Kấy," Jerome nói đúng câu tôi đang định nói khi hắn đứng lên khỏi bàn.
"Tớ đã thử rồi nhưng thính giác của những kẻ mũ trùm trắng đó có vẻ không được tốt lắm."
"Xin lỗi, các quý ông," Jerome nói và đi về phía nhà vệ sinh.
Itamar sắp xếp lại đống giấy tờ cho gọn gàng và đặt chúng trên bàn, ngay trước mặt tôi. "Cầm đi," cậu ta nói. "Những thứ này dành cho chương đầu tiên."
Tôi cầm lấy mớ giấy tờ và bỏ vào chiếc túi nhựa đựng cả ổ bánh mỳ đen vừa mới nướng mà sáng đó tôi đã mang theo.
"Nói tóm lại, bí ẩn đã được phổ biến dựa trên ba điểm cơ bản," cậu ta bắt đầu thiết lập kết luận của mình.
"Những cái tên Do Thái nổi bật chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng trong những lĩnh vực khác nhau, các số liệu thống kê cho thấy những thành công vĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đã đạt được, và cuối cùng là chủ nghĩa bài Do Thái."
Tôi nhanh chóng ghi vội mọi điều cậu ta nói lên chiếc khăn giấy.
"Nhân tiện, điều thú vị ở đây là," cậu ta nói thêm, "những người không theo đạo Do Thái có xu hướng gắn thành công của người Do Thái với sự sắc sảo trong trí tuệ của họ."
"Nhưng điều đó cũng có lý mà, đúng không?" tôi nói to điều mình đang băn khoăn.
"Dù thế, nhưng vẫn còn những nguyên nhân khác nữa. Sự cần cù, động cơ, sự may mắn. Tuy vậy, rõ ràng trong trường hợp của người Do Thái, sự thành công của họ có thể coi là gắn liền với trí tuệ. Trong suốt lịch sử của mình, có quá nhiều điều chống lại họ, và chắc chắn là may mắn không hề đứng về phía họ. Cậu có nhớ cậu đã hỏi là liệu người Do Thái có thông minh hơn không? Câu trả lời là 'Không.' Họ không thông minh hơn. Nhưng rõ
ràng, họ sử dụng trí thông minh của mình theo một cách khác! Và đó sẽ là bước tiếp theo trong cuộc tìm hiểu của chúng ta: những kỹ năng và phương pháp độc đáo, cơ bản mà người Do Thái đã sử dụng để phát triển trí tuệ."
Itamar lôi trong túi áo sơ mi ra một tập giấy nhỏ, lật qua vài trang và ấn xuống để tập giấy mở đúng trang cậu ta muốn.
"Chúng ta sẽ xem xét điều này," cậu ta mỉm cười.
"Xem xét cái gì cơ?" tôi thấy ngạc nhiên vì Itamar có thể bị thu hút bởi phần tiếp theo của cuộc thảo luận dễ dàng đến thế.
"Những nguyên tắc cơ bản."
Tôi nheo mắt cố bắt kịp dòng suy nghĩ của cậu ta.
"Trước khi nói đến những phương pháp," cậu ta lặp lại, "ta cần phải vạch ra một số nguyên tắc cơ bản." Cậu ta ngẩng đầu nhìn tôi.
Tôi chậm rãi nhìn lại cậu ta, chờ đợi một lời giải thích mà biết sẽ chẳng bao giờ có. "Nói lại đi." Tôi bắt đầu thấy khó chịu. "Có thể đến lần thứ ba tớ sẽ hiểu."
"Tại sao?" Cậu ta băn khoăn. "Khi cậu mua một trò chơi điện tử trên máy tính," cậu ta lập luận, "trước khi học tất cả những thứ về mặt kỹ thuật, những thủ thuật nho nhỏ và những thiết lập cậu có thể thay đổi để cải thiện khả năng của nó, đầu tiên cậu phải hiểu được những nguyên tắc cơ bản đã, đúng không?"
Lại một sự im lặng nữa bao trùm không khí khi tôi cố gắng hiểu những điều cậu ta nói, nhưng bất thành. Nếu Jerome là ví dụ điển hình của một người hơi chậm hiểu thì Itamar lại là kiểu người luôn bỏ qua những giải thích cần thiết. Cậu ta luôn cho rằng người khác có thể tự mình hiểu ra.
"Tất cả những điều này liên quan thế nào tới nhau," tôi hỏi, không để lộ ra là thực tế tôi cũng chẳng hiểu chính xác ví dụ của cậu ta về trò chơi trên máy tính.
"Chắc chắn là phải có những đặc điểm hay hành vi mang tính đặc trưng, chỉ có duy nhất ở người Do Thái," cậu ta ngẫm nghĩ. "Một điều gì đó cho họ những lợi thế hơn những dân tộc khác."
"Có thể, nhưng làm thế quái nào mà tớ biết được chứ?"
"Cậu không cần phải biết. Thế thì chúng ta mới ngồi đây để nói về điều đó chứ," cậu ta trả lời.
Chúng tôi ngồi im lặng một lúc cho đến khi tôi không thể chịu nổi nữa.
"Tớ chẳng hiểu gì hết. Không một chút gì," tôi căng thẳng.
Đúng lúc đó, Jerome trở về từ nhà vệ sinh và ngồi xuống ghế. "Đang bàn chuyện gì vậy?"
"Bọn tớ đang cố tìm hiểu xem điều gì khiến cho người Do Thái khác với những dân tộc khác, để tìm ra một vài manh mối hoặc những nguyên nhân dẫn đến sự thông minh và trí tuệ đặc biệt của họ," Itamar giải thích.
Jerome vỗ tay, đan những ngón tay vào nhau và gật gù cười tự mãn. "Lễ bris," hắn tuyên bố mà không hề chớp mắt.
"Hiểu rồi." Itamar chậm rãi ngẩng đầu lên. "Thế cái lễ đó thì có liên quan gì đến bộ óc chứ?"
Jerome nhắm mắt lại. Trông hắn cứ như đang chìm trong suy nghĩ để tìm kiếm câu trả lời vậy. Đột nhiên, hắn mở mắt và bắt đầu gật gù đầy quả quyết. "Cũng tương tự như những người bị tật nguyền vậy," hắn khẳng định. "Khi một giác quan bị tổn thương, cơ thể sẽ đền bù lại bằng việc phát triển một giác quan khác mạnh mẽ hơn. Như người mù chẳng hạn, thính giác của họ phát triển hơn người bình thường rất nhiều. Đối với người Do Thái, cơ quan sinh dục của họ bị tổn thương nhẹ nên trí não của họ được đền bù."
Chúng tôi cùng ngồi im lặng. Cả Itamar và tôi đều biết hắn đang giễu cợt chúng tôi nhưng không phải ngày nào hắn cũng... sáng láng thế.
"Vậy cậu giải thích đi, nếu được, là tại sao cậu cũng trải qua quy trình tương tự như thế mà lại chẳng được gì từ sự đền bù tự nhiên đó?" Itamar thách thức.
Và trong vòng 15 phút sau đó, chúng tôi tham gia vào cuộc thảo luận ngớ ngẩn về cơ thể con người, việc buôn bán quần áo của Jerome và, dĩ nhiên, cả đội tuyển đấu kiếm Israel nữa – một chủ đề mà từ trước đến giờ chưa từng có mặt trong những cuộc thảo luận của chúng tôi. Chúng tôi gọi thêm một
lượt cà phê nữa, và đến khoảng 12 giờ 30 phút, chúng tôi quyết định dừng.
Trên đường đi ra, Itamar bỗng nhiên nhớ ra rằng chúng tôi chưa xác định nguyên tắc đầu tiên đằng sau trí tuệ Do Thái. "Ngoài lễ bris ra," hắn khởi xướng, "hai cậu nghĩ điều gì thực sự khiến người Do Thái đặc biệt?"
"Họ đang đói," tôi khẳng định, nghe tiếng bụng réo ùng ục khi giờ ăn trưa đang sắp đến. "Tuần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sau."
"Ôi, thôi nào," cậu ta nằn nì. "Không cần phải là sáng kiến gì vĩ đại lắm đâu. Có lẽ là một điều gì đó mà người Do Thái làm khác những dân tộc khác. Có thể là cái gì đó mà họ sáng tạo ra. Một cái gì đó khác, đi nào?"
"Họ phát minh ra bánh vòng," Jerome xen vào, thể hiện sự hưởng ứng với cơn đói của tôi.
"Không, nghiêm túc đấy."
"Họ sáng tạo ra Chúa." Fabio không biết từ chỗ nào bỗng nhiên xuất hiện.
Cả ba chúng tôi nhìn anh ta chằm chằm và băn khoăn không hiểu anh ta đột nhiên đến từ chỗ nào và làm sao mà anh ta biết chúng tôi nói về chuyện gì. Anh ta đọc được điều chúng tôi đang nghĩ và quay qua Itamar, "Anh muốn biết người Do Thái sáng tạo ra cái gì và nguồn gốc trí tuệ của họ, đúng không?" anh ta nói bằng giọng Achentina.
"Ờ, đúng," Itamar lẩm bẩm, vẫn còn kinh ngạc.
"Đó là điều mà ba người thảo luận cả sáng nay, đúng không?"
Ba chúng tôi cùng gật đầu như những bọn trẻ con nghịch dại vừa bị bắt quả tang tại trận. Ở một khía cạnh nào đó, tôi còn cảm thấy hơi xấu hổ. Chúng tôi đã không nói chuyện kiểu những cuộc nói chuyện mà người 'bình thường' hay nói trong lúc uống cà phê sáng thứ sáu. Thậm chí lúc này, nói về đội tuyển đấu kiếm Israel có khi còn không làm tôi xấu hổ bằng.
"Người Do Thái có trí tưởng tượng đặc biệt," Fabio tiếp tục trong khi tựa người vào chiếc máy tính tiền bên cạnh quầy thu ngân. "Họ phát triển khái niệm về Chúa với hình thức hiện tại. Thời của họ, khái niệm đó không tồn tại. Thời đó, chỉ có các pha-ra-ông và những vị thần nhưng không phải dành
cho người Do Thái! Họ có kiểu chúa khác." Anh ta giơ ngón trỏ lên trời. "Tôi muốn nói với các anh rằng họ đã tạo ra Chúa. Mọi thứ bắt nguồn từ đó."
Tôi nhìn Itamar và mỉm cười, "Bingo!"
"Bingo!" Itamar cười đáp lại, đầy mãn nguyện.
Jerome ôm lấy hai chúng tôi và hớn hở, "Thế quái nào mà bọn mình lại không nghĩ đến điều này nhỉ? Ai mà nghĩ... người Do Thái lại phát minh ra Bingo chứ!"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top