Trí nhớ

I. Khái niệm chung về trí nhớ

1. Khái niệm trí nhớ

Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại, nhận lại và làm xuất hiện lại những kinh nghiệm trước đây của bản thân mỗi người.

2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ

Là sự hình thành củng cố và khôi phục các đường liên hệ thần kinh tạm thời. Đó là sự để lại dấu vết trong tế bào vỏ não  khi cơ thể nhận được kích thích.

3. Vai trò của trí nhớ

Có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động, học tập của con người:

- Tích lũy được những kinh nghiệm, ứng dụng được những kinh nghiệm vào cuộc sống.

- Giúp con người xác định được phương hướng thích nghi với ngoại giới.

- Không có trí nhớ thì không có một sự phát triển nào hết trong lĩnh vực trí tuệ cũng như trong  lĩnh vực thực tiễn của loài người. (Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản sau khi làm giàu trí nhớ của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra (Lênin))

II. Các loại trí nhớ

1. Căn cứ vào tính chất của tính tích cực tâm lý trong hoạt động

1.1. Trí nhớ vận động

- Là trí nhớ những quá trình vận động ít nhiều mang tính chất tổ hợp.

- Loại trí nhớ này có vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành kỹ xảo lao động chân tay. Tốc độ hình thành nhan và bền vững của những kỹ xảo này được dùng làm tiêu chí để đánh giá trí nhớ vận  động tốt.

1.2. Trí nhớ xúc cảm

- Là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm đã diễn ra trong một hoạt động trước đây.

- Biểu hiện của loại trí nhớ này chính là sự cảm thông với người khác.

- Vai trò đặc biệt của trí nhớ xúc cảm là để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm mỹ trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật.

1.3. Trí nhớ hình ảnh

- Là trí nhớ đối với một ấn tượng mạnh thuộc về một cơ quan cảm giác.

- Vai trò của từng loại trí nhớ hình ảnh đối với mọi người là khác nhau và thường có vai trò quan trọng nhất là đối với nghệ sỹ.

1.4. Trí nhớ từ ngữ -lôgic

- Là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi tư tưởng của con người, có cơ sở sinh lý là hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai.

- Trí nhớ này phát triển dựa trên các loại trí nhớ trên và ngày càng có vị trí thống trị và ảnh hưởng trở lại các loại trí nhớ trên.

2. Căn cứ vào tính chất mục đích của hoạt động

2.1. Trí nhớ không chủ định:

Là trí nhớ không có mục đích chuyên biệt ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu.

2.2. Trí nhớ có chủ định:

Là trí nhớ có mục đích chuyên biệt ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu và con người thường sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ghi  nhớ.

3. Căn cứ vào thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu

3.1. Trí nhớ ngắn hạn

Hay còn gọi là trí nhớ làm việc, trí nhớ tức thời, là trí nhớ ở ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ.

3.2. Trí nhớ dài hạn

Là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian cho đến mãi mãi.

3.3. Trí nhớ thao tác

- Trí nhớ thao tác về mặt thời gian là trí nhớ sau giai đoạn trí nhớ ngắn han và ở trước trí nhớ dài hạn.

- Về mặt bản chất trí nhớ thao tác là trí nhớ làm việc, tức được huy  động từ trí nhớ dài hạn để cá nhân  thực hiện những thao tác hay hành động khẩn thiết, đặc biệt là hành động phức tạp.

III. Các quá trình của trí nhớ

1. Sự ghi nhớ

- Khái niệm: là một quá trình trí nhớ đưa tài  liệu nào đó vào ý thức, gắn tài liệu đó với những kiến thức hiện có, làm cơ sở cho những quá trình giữ gìn về sau đó.

- Chất lượng của sự ghi nhớ phụ thuộc vào động cơ, mục đích và phương tiện để đạt mục đích.

2. Sự giữ gìn

- Khái niệm: là quá trình nhằm củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ tài liệu.

- Có hai hình thức: giữ gìn tích cực và giữ gìn tiêu cực.

3. Sự tái hiện:

Khái niệm: là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi lại trên đây.

3.1. Sự nhận lại

Khi sự vật mà ta tri giác trước đây tác độngv ào cơ quan phân tích, ta nhận ngay ra được sự vật đó.

3.2. Nhớ lại

Có những sự vật mà ta tri giác được trước kia, mặc dầu hiện tại không có trước mắt ta, không trực tiếp tác động vào cơ quan phân tích của ta, mà hình ảnh sự vật đó vẫn hiện ra trong óc ta được.

3.3. Hồi tưởng

Là nhớ lại  một cách tự giác, chịu sự quy định của nhiệm vụ mục đích. Loại nhớ lại này đòi hỏi  phải khắc phục khó khăn, đòi hỏi phải có sự cố gắng nhất định

4. Sự quên và sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ

- Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.

- Nguyên nhân:

+ Do quá trình ghi nhớ,

+ Do các quy luật ức chế của hoạt động thần kinh trong quá trình ghi nhớ

+ Do không gắn được vào hoạt động hàng ngày, ít có tính thực tiễn.

Biện pháp chống quên

- Ôn tập ngay sau khi ghi nhớ tài liệu

- Giảng dạy tránh nhồi nhét, học tập theo cách ghi nhớ “điểm tựa”

- Không nên ôn tập hai tài liệu có nội dung giống nhau

- Vận dụng nhiều giác quan khi ghi nhớ

- Kết hợp nghỉ ngơi

- Ôn tập kết hợp với thực hành luỵên tập

IV. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ

1. Sự khác biệt cá nhân trong quá trình trí nhớ: nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ nhiều, nhớ chính xác.

2. Kiểu trí nhớ của cá nhân:

- Trí nhớ hình ảnh- trực quan

- Trí nhớ từ ngữ- lô gíc

- Trí nhớ trung gian

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: