Chương 5
Phụ thân lặng lẽ ra đi không lời từ biệt làm trái tim ta bị tổn thương nghiêm trọng, cho nên khi A Mỗ đưa thư chia tay do phụ thân viết cũng bị ta ném đi rất xa. Qua thêm mấy ngày, A Mỗ thấy ta đã ổn định cảm xúc, mới lấy ra một lần nữa, nói: "A Niếp, nhìn xem, là tình yêu của phụ thân dành cho A Niếp."
Ta không xem, hờn dỗi như trẻ con: "Vậy sao phụ thân không ở lại?"
A Mỗ há miệng thật to, như đang muốn nói cái gì, cuối cùng cũng không nói gì, thở dài rồi đi ra ngoài, để lại một mình ta ở trong phòng. Ta ngắm nghía bức thư, chịu đựng, nđến lúc nhịn không nỗi nữa mới mở bức thư phụ thân viết ra. Quả nhiên A Mỗ hiểu ta nhất.
Thư rất dài, ước chừng hơn mười trang giấy, ngập tràn trong từng câu từng chữ là phụ thân bày tỏ sự áy náy đối với mẫu thân và cả với ta. Phụ thân xin ta tin môt điều rằng, cho dù việc ta được sinh ra tuy đối với phụ thân mà nói là việc ngoài ý muốn, nhưng phụ thân vẫn yêu thương ta; còn nói bởi vì có một ít nguyên nhân, phụ thân phải rời khỏi ta thật xa; phụ thân xin ta đừng quên phụ thân, phụ thân vẫn sẽ luôn nhớ đến ta, rồi sẽ có một ngày sẽ trở về tìm ta...
Nước mắt ta giàn giụa.
Nếu nói giữa phụ thân với Trần Phong là tình yêu là một hồi nghiệt duyên, vậy giữa ta với phụ thân thì duyên phận cha và con chẳng phải là một đoạn nghiệt trái? Trần Phong từng nói với ta, nếu có một ngày phụ thân cầu xin ta tha thứ, hắn xin ta nhất định phải đồng ý. Lúc ấy ta vờ như không hiểu không trả lời Trần Phong, trong lòng lại quyết định chủ ý, nếu phụ thân mở miệng, ta nhất định không oán giận phụ thân nữa. Nhưng phụ thân vẫn chưa nói, khi ôm ta khóc ở trong từ đường cũng chưa nói, lúc cõng ta nói chuyện dạo quanh bờ hồ cũng chưa nói, ngay cả trong bức thư nói lời từ biệt này, suốt cả quá trình chưa từng nói hai chữ "Tha thứ".
Nhớ lại đêm đó biểu tình muốn nói lại thôi của phụ thân khi nằm ở trên giường ôm ta, hẳn là phụ thân muốn nói xin ta tha thứ, sở dĩ không mở miệng, có thể là không biết mở miệng để giải thích tình yêu giữa hắn với Trần Phong như thế nào với nữ nhi mới gần mười tuổi, hoặc là căn bản ở đáy lòng phụ thân cảm thấy không có mặt mũi nào xin ta tha thứ. Phụ thân cho ta sinh mạng, có thể trong mười năm, thời gian cha và con gái ở chung cộng lại không đến một ngày, càng không nói tới trách nhiệm nuôi dạy đối với ta. Vả lại, có thể đoán được trong tương lai, có thể bởi vì hắn mà trên lưng ta cả đời xóa không hết sỉ nhục.
Suốt ba ngày, ta đóng cửa không đi ra, ai cũng không gặp.
Sáng chiều mỗi ngày Nhị thẩm đều ở ngoài cửa quanh quẩn một hồi, đều bị A Mỗ nhẹ giọng khuyên trở về.
Rốt cục, ta ngã bệnh.
Sốt cao liên tục không giảm, ý thức nửa tỉnh nửa mê. Thậm chí có mấy lần, ta còn nhìn thấy ba mẹ ở hiện đại, ta từng nghĩ đến chính bản thân mình đã chết. Cả ngày bên tai không được yên tĩnh, có tiếng người tức giận, có người khóc lóc nỉ non, có người cầu xin Phật, có người niệm kinh...
Không biết qua bao lâu, ta mới cảm thấy dễ chịu, liền muốn thử mở mắt. Tầm nhìn còn chưa được rõ ràng, liền nghe tiếng A Mỗ kêu gào khóc lóc, "Phật tổ phù hộ, lão gia, phu nhân, tiểu thư, Nhị công tử..."
Cứ như vậy, ta sống lại.
A Mỗ nói, ta mê man năm ngày.
Năm ngày này, đã tra tấn một ít tinh khí còn sót lại của mẫu thân gần như không còn.
Sau khi ta tỉnh lại không bao lâu, mẫu thân liền ngã bệnh. May mà, không có gì đáng ngại.
Nghỉ ngơi một tháng, mẫu thân dần dần bình phục.
Mẫu thân gọi Nhị thẩm tới, trịnh trọng đem tay của ta giao cho Nhị thẩm, nói: "... A Niếp, từ nay về sau phó thác cho đệ muội ."
Ta nghĩ mẫu thân muốn tự sát, khóc lóc van nàng: "Mẫu thân không được chết ..."
Mẫu thân mỉm cười, kéo tay của ta, dỗ dành: "A Niếp ngoan, mẫu thân không chết, mẫu thân chỉ là muốn trả nợ..."
Trả nợ? Còn nợ ai? Cho dù có nợ, cũng phải do phụ thân trả.
Ngày hôm đó, mẫu thân trước mặt ta và Nhị thẩm, cởi thường phục, thay tăng ni phục.
Ta khóc òa, vì bản thân, cũng vì mẫu thân.
Mẫu thân không phải dân phụ bình thường, đương nhiên tổ phụ sẽ không cho phép mẫu thân đến am ni cô cắt tóc xuất gia, vì thế hạ lệnh xây một cái phật đường trong viện mẫu thân, để lại một lão phụ (người đàn bà lớn tuổi) chiếu cố sinh hoạt thường ngày. Từ đó về sau, một bức tường viện ngăn cách hồng trần bên ngoài, rốt cuộc phủ Trung Thư Lệnh không còn đại thiếu phu nhân, chỉ có Thanh Liên sư thái. A Mỗ khóc gần như hỏng cả hai mắt, ôm lấy ta như máu thịt tim gan nói thẳng đáng thương.
Ta hỏi A Mỗ: "Mẫu thân vì sao lại muốn xuất gia? Như trước không phải rất tốt sao?"
A Mỗ vỗ về đầu ta, trả lời: "Mẫu thân A Niếp muốn thực hiện lời hứa."
Thực hiện lời hứa?
Rõ ràng mẫu thân đã nói là trả nợ.
A Mỗ nói: " Trước đây khi A Niếp hôn mê bất tỉnh, pháp sư nói kiếp nạn lần này vốn do liên lụy mẫu thân A Niếp, cho nên, cả đời này nàng nhất định phải làm bạn nơi cửa phật (gốc: thanh đăng cổ phật), khẩn cầu Phật tổ khoan dung, mới có thể xin cho cả đời A Niếp được bình an."
Ta không tin, khóc lớn kêu to: "Gạt người, pháp sư gì chứ, rõ ràng chỉ là kẻ lừa đảo, ta đi tìm tổ phụ."
Chạy đến thư phòng tổ phụ, Nhị thúc đã có mặt. Ta cầu tổ phụ đừng để cho mẫu thân xuất gia. Tổ phụ lắc đầu thở dài, không mở miệng nói lấy một câu.
Cuối cùng, Nhị thúc cõng ta khi ấy đã khóc đến mức kiệt sức, đi vào trong sân từng là nơi ở của phụ thân.
Nhị thúc chỉ vào rừng trúc sau núi giả hỏi ta: "Huệ Niếp Nhi có từng tới đây chưa?"
Ta gật gật đầu, nức nở đáp: "Đã có tới." Chuyện ta vụng trộm chạy đến nhìn phụ thân, ta chưa bao giờ nghĩ sẽ giấu giếm Nhị thúc.
Nhị thúc nói tiếp: "Khi đó Huệ Niếp Nhi có nhớ phụ thân?"
Ta thút thít trả lời có.
Nhị thúc lại hỏi: "Nếu có một ngày Nhị thúc đi xa, Huệ Niếp Nhi có nhớ Nhị thúc không?"
Có! Ta ôm chặt cổ Nhị thúc, tức giận: "Nếu như Nhị thúc rời bỏ Huệ Nhi, cả đời Huệ Nhi cũng sẽ không tha thứ."
Nhị thúc cười, vỗ vỗ mông của ta, quay đầu nhìn ta, nói: "Huệ Niếp Nhi, phụ thân con chỉ là đi xa, không quá vài năm sẽ trở về; mặc dù mẫu thân conđã xuất gia, nhưng vẫn còn ở lại trong phủ, nếu con nhớ mẫu thân, lúc nào cũng có thể đi gặp nàng, đồng ý với Nhị thúc, đừng khổ sở nữa có được không?"
Nhìn tơ máu trong mắt Nhị thúc, ta không đành lòng cự tuyệt, mấy ngày nay, nhất định Nhị thúc đã rất lo cho ta. Việc hôm qua cũng đã qua, người hôm qua cũng không thể giữ, chuyện giữa phụ thân và mẫu thân nói không chừng thật sự ứng với một câu nói: tất cả đều là mệnh, chẳng thể theo ý người (nguyên: vạn bàn giai thị mệnh, bán điểm bất do nhân, nghĩa: tất cả những việc xảy ra đều bởi số mệnh an bày, không phải do con người tạo nên dù chỉ một chút)
Ta đồng ý: "Được!"
***********************************************************************
Thời gian thật sự là liều thuốc tốt nhất chữa lành các vết thương, lại đến thời điểm chuẩn bị đón năm mới, ta đột nhiên phát hiện, bản thân mình đã thật lâu không còn quá nhớ phụ thân rồi. Nhị thúc nói được thì làm được, ngày thường cũng không hạn chế ta tđi gặp mẫu thân. Chỉ là mỗi lần đi gặp mẫu thân, mẫu thân cũng chỉ nhìn ta, không nói với ta câu nào, trong tay vang lên từng tiếng mõ đều đặn liên tục.
Thời điểm lúc mới bắt đầu ta cảm thấy thật khổ sở, qua một thời gian dài, hết thảy liền bình thường. Có lẽ, đây mới là kết cục tốt nhất của mẫu thân, không làm bạn Phật tổ, chẳng lẽ còn muốn trông cậy vào ly hôn rồi về nhà mẹ đẻ sao? Phụ thân đi rồi, ta cũng tốt, tổ mẫu chưa từng vì ta không hoàn thành bài tập mà cầm thước đánh ta. Nhị thẩm nói, phụ thân cũng để lại một bức thư cho tổ mẫu...
Mười hai tuổi, ta có nguyệt tín (kinh nguyệt).
Ta chưa kịp làm gì, Nhị thẩm cùng với A Mỗ lại kinh hoảng không thôi, những cô gái bình thường phải sau mười ba tuổi mới có nguyệt tín, ta lại có sớm hơn không ít.
Nhị thẩm lập tức phái người mời y sư vào phủ, sau một phen chẩn bệnh, y sư nói thân thể ta khỏe mạnh, các nàng mới yên tâm.
Sự thật lại chứng minh, ta không phải người bình thường, người bình thường không phải ta.
Một ngày, ta đến phật đường thăm mẫu thân, sau khi cùng nàng tụng xong một thời kinh, mẫu thân vẫn không nói gì, xoay người lại giao cho ta một cặp bội Phỉ Thúy Tịnh Đế phẩm chất cực tốt. Ta cầm đến hỏi A Mỗ, mẫu thân đưa đây là có ý gì? A Mỗ cảm khái, nói ta đã trưởng thành, mẫu thân hy vọng ta có thể gả cho người trong sạch, sau này nếu gặp người tốt, có thể đem ngọc bội tặng cho hắn. Ta không đồng ý, mười hai tuổi mà nói chuyện lập gia đình, quá sớm rồi.
Trải qua một hồi tranh đấu, tình hình triều đình dần dần vững vàng lại. Sự thật chứng minh một câu, đường lang bộ thiền, hoàng tước tại hậu*. Thế lực các hoàng tử ngang nhau, rõ ràng ai cũng không chiếm được phần hơn, ngược lại còn bị bại bởi chiêu hư hư thật thực của hoàng đế, đều tự mình để lộ không ít dấu vết, bị hoàng đế một phen vây túm, khắp nơi đều tổn thất không nhỏ.
Tổ phụ lại ra làm quan một lần nữa, Nhị thúc không hồi cung, nhờ có người tiến cử làm một chức quan nhàn nhã ở phủ nhị hoàng tử. Ta không cảm thấy kỳ quái, việc chính trị thế này thế nọ, thật giả khó phân biệt, nhìn thấy, nghe được, không thể giống bình thường như lấy biểu tượng mà nói. Các tin đồn như kiểu nhị hoàng tử có bệnh không thể; như tấu chương kia vốn hạch tội Nhị thúc. Hạch tội Nhị thúc, tại sao không phải bảo hộ Nhị thúc? Còn nữa việc Tam thúc đột nhiên mất tích, nếu nói là không có liên quan, ai tin? Dù sao đã có ta không tin.
Bên ngoài Nhị hoàng tử được đặt ra khỏi vòng phân tranh chấp, bên trong, rốt cuộc hắn dính vào nhiều hay ít, ai mà biết? Có lẽ, đây là cái gọi là tài đế vương, mưu tính trước thực hiện sau, không làm thì thôi, vừa làm thì lật cả thiên hạ.
Trước cửa phủ lại bắt đầu ngựa xe như nước, một lần nữa công việc Nhị thẩm lu bù cả lên.
Đại tiểu thư ta đây cũng dần dần trưởng thành trong phủ Trung Thư Lệnh, những ngày bình yên dường như cũng đến rồi.Sau dịp đầu xuân liên tục nhận được vài tấm thiệp mời, mặc dù đều bị ta viện đủ các loại lý do từ chối, A Mỗ vẫn rất cao hứng, đề cập với Nhị thẩm đang bận đến sứt đầu mẻ trán, nên mua thêm cho ta mấy bộ trang sức và quần áo mới.
Nhị thẩm liên tục tự trách, vội vàng phân phó xuống, mời sư phụ Xích Vân Hiên cùng với Bích Vân Hiên đến phủ. Hai cửa tiệm này thì ta biết, từ nhỏ đều dùng đồ bọn họ, nghe nói là cùng một người chủ, một nhà tạo ra đồ trang sức, một nhà thì dựa vào dáng vóc mà may thêu, cả hai cửa tiệm đều là nhân tài kiệt xuất trong ngành, tên tuổi hàng đầu.
Xưa nay ta không thích những món đồ màu vàng trắng, chỉ riêng đối với trang sức ngọc thì yêu thích có thừa. Nhị thẩm biết điểm này, nhưng vẫn đánh không ít vòng tay với châu sai bằng kim loại, lý do là, có thích hay không là một chuyện, dùng hay không lại là một chuyện khác, có đôi khi thích nhưng không thích hợp để dùng, không thích lại không thể thiếu được, cứ chuẩn bị , chuẩn bị trước chắc ăn. Nhị thẩm còn nói, nữ tử có thiếp mời, thì phải ra ngoài xã giao, xã giao không thể thiếu lễ tiết, lễ tiết không thể không thoả đáng, bởi vì đại diện cho thể diện của toàn phủ.
Một câu thôi, luyện tập lễ nghĩa là chuyện lớn.
Cách mấy ngày, Nhị thúc từ phủ nhị hoàng tử mời một nữ hiền nhân vào phủ. Nữ hiền nhân giữ chức vị lục phẩm nội cung, chuyên dạy lễ nghi quy chế hoàng gia.
Nhị thẩm không dám chậm trễ, tạm thời cho ta nghỉ không cần học không phải làm bài tập, chuyên tâm tập lễ nghi cùng với nữ hiền nhân.
Ta phản đối, từ nhỏ đến lớn, ta trưởng thành dưới sự ràng buộc của những quy tắc nghiêm khắc tổ mẫu, cử chỉ muốn thô lỗ quả thực rất khó khăn. Mặc dù ngẫu nhiên có lúc phóng túng, cũng chỉ ở trước mặt mỗi Tam thúc. Mười hai năm, ta chưa bao giờ bước ra khỏi cổng một bước, nếu ở thời hiện đại, có thể tưởng tượng được sao? Có thể sao?
Tự tin không phải cứ thổi là ra, sự thật cũng chứng minh, chỉ cần chịu khó giả vờ, ta chính là tiểu thư khuê các đủ tư cách. Nữ hiền nhân miễn cưỡng ở lại hai ngày, cáo từ chạy lấy người. Tổ mẫu quá duyệt, lôi kéo không ngừng đánh giá ta, tán dương gật đầu: "A Niếp quả nhiên có khí độ quý nữ."
Ta đổ mồ hôi, giả bộ thì ai mà không có?
Hết chương 5 , Hisuji
*Đường lang bộ thiền, hoàng tước tại hậu
Các bạn có thể xem thêm ở , đây là phần lược ngắn gọn.
Còn riêng mình sẽ cho các bạn đọc mở rộng thêm điển cố mà mình mới 'vớt' được hôm trước, chỉ tiếc là chỉ có mỗi cuốn 2, thiếu cuốn 1 rồi >__<
Trong "Thuyết Ủy Chính Gián Thiên" có câu chuyện thế này:
Thời Xuân Thu, vua Ngô chuẩn bị đánh nước Sở, văn võ đại thần cho rằng tình thế bấy giờ nếu xuất binh chỉ có hại mà không có lợi, nên cùng nhau khuyên vua Ngô. ngô vương hạ lệnh: "Ai dám cản trở việc ra quân của ta thì phải xị xử tử"
Bấy giờ, Thái tử của Ngô vương tên là Hữu cũng muốn khuyên ngăn cản việc xuất binh của cha, song không dám 'lấy thân thí pháp' (ý là đem thân thể mạo phạm vào pháp luật).
Một sáng nọ, ông mang cung đến vườn sau hoàng cung. Sương sớm làm ướt cả áo quần nhưng ông không hề bận tâm. Ông làm thế này cốt để vua Ngô chú ý tới. Liên iếp 3 ngày như vậy, quả nhiên Ngô vương cảm thấy lạ, bàn hỏi ông: "Sao con khổ như vầy, sáng sớm lội vô bụi cỏ, làm cho quần áo ướt dầm hết cả."
Thái tử Hửu nói: "Trên nhánh cây trong vườn có một con ve đang đậu, nó vừa hút sương đêm, vừa ca hát ve e, tự cho là an toàn lắm rồi, nó nào ngờ phía sau nó có con bọ ngựa. Bọ ngựa giơ hai càng, đang dợm phóng tới bắt ve, món mồi này nó chắc ăn lắm. Nhưng nó không biết có một con hoàng tước đang xuất hiện gần nó. Hoàng tước nhóng đầu sắp mổ bọ ngựa và ve, nó nghĩ mùi vị bọ ngựa và ve hẳn là ngon lắm, nhưng nó cũng đâu có dè cung tên của con đã chực chờ! Cả ba con này đều chỉ nhìn cái lợi trước mắt mà không thấy đại họa sau lưng. Con vì bọn chúng mà hết sức buồn!"
Ngô vương nghe xong bất giác tỉnh ngộ, buông tiếng nói luôn: "Đúng! Đúng!" rồi ra lệnh ngưng hẳn việc xuất chinh.
Khi Thái tử Hữu nói đến chỗ ông đã giương cung lắp tên sắp sửa bắn hoàng tước, theo đó còn nói tiếp, chính ông không biết bên cạnh đang có cái hố sâu, bàn chân mà nhích thêm tí nữa thì có thể rơi xuống hố ấy.
Truyện này muốn nói với chúng ta, chớ tham cái lợi trước mắt mà quên đi cái họa sau lưng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top