Trao duyen - xiu

Trao duyên

Mở bài :

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều là một trong những tác phẩm tiêu biếu cho phong cách thơ Nguyễn Du, cũng là 1 niềm tự hào của nền văn học dân tộc đối với văn học thế giới. Tác phẩm được đánh giá là một kiến trúc vừa đồ sộ, vừa tinh vi, là “khối toàn bích đa chiều”. “Trao duyên” là đoạn trích đã thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất thân phân bất hạnh và phẩm chất, tình yêu cao đẹp của Thúy Kiều. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong “trao duyên” được Nguyễn Du miêu tả vô cùng tinh tế và tài hoa.

Truyện Kiều tên thực là Đoạn trường tân thanh, có nghĩa là tiếng kêu đứt ruột mới. Quả vậy, trong tác phẩm có vô vàn những tiếng kêu thương, mà Trao duyên có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên khởi đầu một chuỗi dài đau thương của bông hoa tài sắc. Thúy Kiều đứt ruột trao duyên bằng những lời thơ tan nát cõi lòng. Một ngày kia, khi cái “điều đâu bay buộc ai làm” bỗng xảy ra làm cho gia đình Vương Ông tan nát. Và để có ba trăm lạng chuộc cha, Thuý Kiều đã phải cân nhắc giữa hiếu và tình. Kiều đã lựa chọn “làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Mâu thuẫn giữa hiếu và tình đã được nàng giải quyết.Còn lúc này đây lại là lúc nàng đối mặt với hạnh phúc, đối diện với chính mâu thuẫn lòng mình : Tình yêu mãnh liệt và sự chia li vĩnh viễn. Vì thế, việc dặn em thay lời để gắn bó với chàng Kim là việc làm trog muôn một để trả nghĩa, cũng là một thôi thúc riêng chỉ nàng Kiều mới có.

Tràn ngập đoạn thơ là một nỗi đau đớn đến nghẹn ngào, khắc khoải khôn nguôi của Thúy Kiều. Nén nỗi đau lại, nàng cất lời cậy nhờ em:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Trong kho tàng văn chương trung đại, suốt mấy thế kỉ đến trước Nguyễn Du, hiếm có một câu thơ nào vừa đằm thắm, vừa xót xa đến thế. Người ta chỉ có thể trao gửi nhưng thứ có thể đong, đo đếm được, chứ ai trao duyên bao giờ ? Bởi nó là định tính chứ không phải là định lượng. Thuý Kiều trao duyên, tức là đem duyên chị gán cho duyên em.Tình duyên ấy có thể đẹp với chị nhưng chắc gì đẹp với em. Vân có thể phật ý, có thể xấu hổ, thậm chí còn cảm thấy bị coi thường, bị xúc phạm thì sao. Hiểu hoàn cảnh tế nhị và khó xử của em, Kiều đã phải khẩn khoản van nài. Và cũng chỉ bốn chữ: Cậy chịu, lạy, thưa mới hàm chứa trọn vẹn nội dung thông báo cũng như ý tứ và hoàn cảnh của Kiều lúc này. Vẫn xưng hô là chị em mà thực tình trong đó

Là mối quan hệ giữa ân nhân với kẻ chịu ơn. Bốn chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang nói với bề trên. Chị trở thành kẻ lép vế, phải cạy cục luỵ phiền em. Để báo đáp ân tình với chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình, hạ mình đến tội nghiệp.Nhưng trong từng lời nói và hành động của nàng, ta thấy

Kiều là người thật thông minh tế nhị và cũng thật trọng nghĩa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #iuxiu