trao duyên truyen kieu
ÂN TÍCH ĐOẠN TRAO KỶ VẬT TRONG TRÍCH ĐOẠN "TRAO DUYÊN" CỦA "TRUYỆN KIỀU" - NGUYỄN DU
“Trao duyên”- một hành động “trả nghĩa chàng Kim” của Thuý Kiều thể hiện một nét đẹp trong đạo sống của người xưa, “tình” thường gắn liền với “nghĩa”. Đó là một đặc điểm quan trọng trong quan niệm truyền thống về tình yêu. Đó là cái nhìn hiện thực của Nguyễn Du về con người. Nhưng bên cạnh đó, ta còn thấy một nàng Kiều thiết tha với tình yêu, thiết tha với cuộc sống riêng tư. Điều đó được thể hiện qua nỗi đau đớn của nàng vì tình yêu tan vỡ. Chiều sâu và sự chân thành trong tình cảm của nàng Kiều được bộc lộ sâu sắc khi nàng đối diện với kỉ vật, kỉ niệm tình yêu.
Mối tình Kim- Kiều là mối tình đẹp vượt lễ giáo phong kiến. Mối tình của đôi tài tử- giai nhân ấy đã có những kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ, sâu nặng thiết tha. Kỉ niệm chính là hiện thân của tình yêu. Kỉ vật gắn với kỉ niệm, là một dạng vật chất hoá của kỉ niệm. Cho nên, rải rác suốt trong đoạn Trao duyên, Thuý Kiều đã nhắc tới, đã sống và đau đớn với những kỉ vật và kỉ niệm ấy.
Trước hết, kỉ niệm được Kiều nhắc đến một cách tế nhị khi nói với Thuý vân về mối tình của mình :
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Ngôn ngữ khách quan, chữ “khi” lặp lại như dư âm của cái đã qua, lời lẽ có vẻ thanh thản. Nhưng cái thiết tha, cái chiều sâu của tình cảm lại nằm ở kỉ niệm “gặp chàng Kim”. Đó là kỉ niệm của phút giây gặp gỡ ban đầu mà “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”. Cả một vùng trong sáng của kí ức hiện về. Nhưng lúc này Kiều còn đủ lí trí để kìm nén, để không bị kỉ niệm cuốn vào tâm tưởng. Nhưng đến câu: “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” thì kỉ niệm của ngày trao quạt cho nhau để hẹn ước, đêm dưới trăng uống rượu nguyện thề thuỷ chung tự nó nói lên sự sâu nặng của một mối tình: trong sáng mà mãnh liệt, thiết tha.
Mối tình vàng đá ấy tưởng cầm nắm trong tay bỗng chốc bị xã hội dập vùi tan vỡ. Tình yêu vẫn tiếp tục hiện về với kỉ vật:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, nỗi mất mát hiện hữu quá rõ. cầm đến kỉ vật, kỉ niệm tình yêu sống dậy đối lập với hiện thực phũ phàng, Thuý Kiều không còn đủ lí trí để kìm nén được nữa, giọng nói của nàng run lên: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, nghe như có tiếng nấc nghẹn ngào trong đó. Hoài Thanh đã cảm thông nỗi đau đớn của nàng Kiều ở hai từ “của chung” - “Bao nhiêu đau đớn dồn vào hai tiếng đơn sơ ấy”. đau đớn vì duyên thì trao cho em mà tình yêu thì không trao được. Kỉ vật với Thuý Vân chỉ đơn giản là vật làm tin nhưng với Thuý Kiều nó lại là tình yêu.
Trao duyên cho em, con người đạo lí ở Thuý Kiều mách bảo cần phải trao kỉ vật. vả lại, khi tình yêu tan vỡ, giữ kỉ vật chỉ thêm đau. Nhưng Thuý Kiều không chỉ là con người của đạo lí mà còn là con người của tình riêng. Thuý Vân giữ kỉ vật trong khi chính Kiều mới là người giữ kỉ niệm của tình yêu. Cuộc chia lìa giữa kỉ niệm và kỉ vật là cuộc chia lìa giữa linh hồn và thể xác. Đau đớn dồn vào hai chữ “của chung” là vì như thế. Nguyễn Du như hoá thân để cảm thông, chia xẻ đến tận cùng nỗi đau với nhân vật của mình, từ đó cất lên tiếng nói nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
Càng lúc, nỗi đau đớn càng lớn, kỉ vật, kỉ niệm tình yêu cứ chập chờn:
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
“Ngày xưa”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”,… có một đôi lứa thiếu niên bên nhau, nàng đánh đàn cho chàng nghe trong khói hương trầm thơm ngát. Bao nhiêu thi vị của mối tình đầu giờ chỉ còn là vô vọng.
- Đốt lò hương ấy, so tơ phím này…
- Hồn còn mang nặng lời thề …
“Lò hương”, “phím đàn”, “lời thề” là những kỉ niệm sâu nặng, thiết tha đối lập với hiện thực phũ phàng, tương lai mù mịt khiến Thuý Kiều rơi vào trạng thái đau đớn tột độ.
Nguyễn Du thật tinh tế, sâu sắc khi biểu đạt nội tâm con người đối diện với kỉ vật, kỉ niệm tình yêu trong hoàn cảnh trao duyên. Thân phận đau khổ nhưng nhân cách sáng ngời. Nàng ứng xử theo văn hoá của thời trung đại nhưng không thôi nghĩ về thân phận và tình yêu riêng tư. điều đó khiến nàng Kiều “người” hơn, gần chúng ta hơn, sống động và chân thực hơn.
Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao: Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Thế nhưng,… :
« Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật ngày của chung »
Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc vạnh là vòng đeo tay gợi nhắc kỉ vật đầu tiên Kim Trọng trao cho Thúy Kiều. Bức tờ mây ghi lấy bao lời thề ước. Những thứ ây, vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Kiều như rơi sâu vào trong mâu thuẫn, dằn vặt dữ dội giữa lí trí và con tim, giữa duyên và tình, giữa trao đi và muốn giữ lại cho riêng mình. Cuối cùng, nàng cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Giây phút ấy chính là giây phút đớn đau vì sự tương phản quá ghê gớm giữa một quá khứ êm đềm, hạnh phúc với hiện tại sóng gió, chia lìa.
Trao kỉ vật, mất tình yêu, đời Kiều chẳng còn ý nghĩa gì. Tương lai vẽ ra trước mặt nàng một cảnh tượng mờ mịt :
« Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn con mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin chén nước cho người thác oan. »
Dường như không còn nói chuyện với Vân, Kiều thầm thì nói với chính mình về một tương lai xám xịt, thê thảm. Hàng lọat từ ngữ ảm đạm « bạc mệnh, mất người, hiu hiu gió,… » cứ ám ảnh Kiều về một số phận bạc mệnh, một cái chết oan, vất vưởng của mình. Đó là cái chết đau đớn của người con gái khi tình yêu đã mất, hạnh phúc lứa đôi không còn nữa. Cái chết lặng về tinh thần. Cái chết khi còn đang sống. Nhưng chỉ bằng linh hồn bất tử, nàng mới có thể trở về mãi mãi bên chàng Kim, mới không bị bất kì thế lực nào ngăn cách. Nhân bản, cao cả nằm ở chỗ ấy. Nàng những mong bằng sự trở về này mà chính tay trả nghĩa cho chàng Kim và còn nhận được sự đồng cảm của những người còn sống « rưới xin chén nước cho người thác oan ». Thúy Kiều chúng ta vẫn vẹn nghĩa trọn tình. Trước cái chết, dù đã trao duyên nhưng nàng vẫn không an tâm, không thể nào quên được mối tình sâu nặng của chàng Kim. Tiếc thay, ngay trong chính khát khao trở về mãnh liệt ấy, âm dương cách biệt đã định ra cái bi kịch nghiệt ngã « dạ đài cách mặt khuất lời » bởi sự trở về là không có gặp gỡ. Kết thúc đoạn thơ, bi kịch càng được đẩy lên cao. Mâu thuẩn này nối tiếp mâu thuẫn khác, Kiều đã hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng trở về với tình yêu. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi và tương lai mờ mịt. Đó là những lời gan ruột của Kiều – một người chị bất hạnh.Lí, tình mà Kiều giãi bày thật tình như vậy, Thúy Vân chỉ còn biết lẳng lặng mà nghe, lẳng lặng mà chấp nhận!
Đây là nỗi đau lớn nhất và đầu tiên trong suốt cuộc đời của Kiều, cho nên khi nhắc đến chàng Kim, Kiều vô tình chạm vào nỗi đau sâu thẳm nhất của mình, khiến cô tỏ ra bần thần, rối trí, không điều khiển được mình:
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Đọc câu thơ, ta nghe như có một giọng khang khác.Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở đoạn trên ta thấy, dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai, thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đâu thì lời thơ như nấc như nghẹn, cái “gút” tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Tại sao lại có sự khác lạ trong lời nói vậy? Bởi do “chiếc thoa với bức tờ mây” đó thôi, nó là hiện diện của tình yêu! Cầm kỷ vật cụ thể ở tay, trao cho em, Kiều bỗng thấy vụt lên hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỷ niệm, thề nguyền...và Kiều chợt nghĩ: vật này là của ta, chàng là của ta, sao lại thành của Vân? Có thể nào như vậy được? Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thỏa đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều, Nguyễn Du quả thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình.
Đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa.Ta hãy nhớ lại: Trước cuộc trao duyên Kiều đã tự cho mình có lỗi với Kim Trọng. Nàng vốn là người giàu tình, đa cảm, dễ ứng mộng...Nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc”.Bây giờ đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất nhất, cay cực nhất.Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thi bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung, dự báo về “mai sau”!
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trôn ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai...
Thì ra, cái hồn vẫn chưa dứt nổi Kim Trọng! Hồn Kiều còn múon về để “đền nghì trúc mai” để được “rảy xin chén nước” tẩy oan cho hồn! Câu thơ nghe mới não lòng làm sao! Và dễ sợ làm sao! Nguyễn Du thương con người thác oan, bạc mệnh hay Nguyễn Du nhạy cảm với nỗi đau nhân tình mà đã đi xa hơn Thanh Tâm Tài Nhân? Nguyễn Du cho ta thấy cái “hồn” Kiều đang vừa nói với mình, vừa nhớ thương Kim Trọng vụt trở thành cố nhân...Trong giây phút ấy, Thúy Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi, phải chăng là một điều rất hợp lí? Kiều đang còn sống mà thấy mình đã chếtm đang nói với em của mình mà không biết đang nói với ai, lúc này Kiều bị rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm, và trước mắt Kiều, Thúy Vân trở thành Kim Trọng, cho nên bao nhiêu tình thương nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ khi hồn đã lìa xác bỗng như được tuôn tràn ra:âu hỏi : Từ sự kiện trao duyên Kiều cảm nhận hiện tại của mình như thế nào?
Yêu cầu : Khi duyên đã trao, tình yêu vĩnh viễn tan vỡ, hạnh phúc trở thành ảo vọng, hiện tại đã trở thành thời điểm phân chia, ngã ba đường của số phận để nhân vật quay nhìn vào quá khứ, soi rọi vào tương lai. Soi rọi vào tương lai Kiều nhìn thấy hạnh phúc của Thúy Vân khi đã "nên vợ nên chồng" với chàng Kim và Kiều cũng thấy thân phận mình đã trở thành kẻ "mệnh bạc", kẻ bị "mất người" vì thế trong Kiều trào lên niềm tự thương khắc khoải, xót xa.
Câu hỏi : Đồng thời với việc nhìn thấy tương lai đó trong Kiều có diễn biến tâm lý như thế nào? Bộc lộ tâm trạng gì ?
Yêu cầu : Từ hiện tại cay đắng ( mất tình yêu) hình dung một tương lai bất hạnh khi đối sánh số phận mình với duyên tình của Thuý Vân, Kiều quay về tìm đến với tình yêu bằng kỷ niệm của ngày gặp gỡ hẹn thề, "phím đàn với mảnh hương nguyền”nhưng tất cả đã không còn. Mọi việcđã trở thành quá khứ, hai từ "ngày xưa" đã đẩy lùi cái kỷ niệm êm đềm ngày nào vào quá khứ xa xôi, vời vợi (mặc dù tình yêu Kim - Kiều vừa mới ''thề hoa chưa ráo chén vàng”,những sự biến trong gia đình Vương ông xảy ra gần như đồng thời với việc Kim Trọng về Liêu Dương). Cái ngày nay phút chốc đã là cái ngày xưa cả "phím đàn", cả "lò hương " đêm thề thốt, những gì đẹp nhất, quý giá nhất đã hun hút xa xôi, chìm vào bóng tối. Kiều trở về quá khứ tưởng tìm được nơi an ủi nhưng kỷ niệm lại là nhát dao cứa mạnh vào tim, đẩy nàng tới sự hoảng loạn, nàng chạy trốn kỷ niệm tìm đến với tương lai.
Câu hỏi : Trước mắt Kiều hiện lên một tương lai như thế nào ?
Yêu cầu : Trước mắt Kiều hiện lên một tương lai thật hãi hùng, nàng nhìn thấy số phận của mình nơi mai hậu thật là thê thảm, nàng đã là người của thế giới bên kia, linh hồn nàng vật vờ theo lá cây ngọn cỏ trở về mang theo niềm tiếc nuối khắc khoải ''hồn còn mang nặng lời thề " nhưng tình yêu bất diệt của nàng không còn chỗ trong cuộc sống hiện thực. Cũng ''lò hương ấy",''tơ phím này"nhưng người so tơ, đốt lò không còn là Kiều cũng không còn là Kim của ngày xưa. Sự trở về của Kiều chỉ còn niềm hy vọng duy nhất là sự cảm thông của người ngày xưa “rưới xin chén nước cho người thác oan” Kiều ví mình như chàng Trương Chi thủa nào mang nặng khối tình xuống Tuyền đài chỉ có sự thấu hiểu của người ngày xưa mới có thể hoá giải nỗi oan tình, nàng khẩn cầu niềm an ủi để xoa dịu nỗi đau. Vậy mặc dù duyên đã trao, nghĩa chàng Kim đã trả
nhưng Kiều không hề thanh thản, sự tan vỡ oan khuất của tình yêu làm nàng đau đớn không cùng hồn nàng không thể về nơi siêu tịnh, nàng chỉ hy vọng mai hậu Kim Trọng cảm thông may ra nỗi oan thác này mới được giải tỏa.
Câu hỏi: em có nhận xét gì về dòng thời gian ở đây?
Yêu cầu: Dòng thời gian ở đây không tuân theo sự chảy trôi của thời gian khách quan bên ngoài mà nó có những nhịp độ hoàn toàn khác: có sự hồi hoàn giữa thời gian hiện tại, quá khứ, tương laitrong một khoảnh khắc ngắn của cả cuộc đời. Giọng thơ cũng thay đổi, hình ảnh thơ chập chờn ma mị, thời điểm không xác định (mai sau, bao giờ) không khí linh thiêng (đốt lò hương, so tơ phím).Tất cả nói lên tâm trạng khổ đau khủng hoảng của nhân vật. Sự đối lập găy gắt giữa ước vọng và hiện thực cuộc sống đã làm cho Kiều rơi vào tột cùng bi kịch, dẫn tới sự khủng hoảng tâm lý dữ dội.
Câu hỏi: Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhà thơ? Yêu cầu: Xây dựng dòng thời gian tâm lý này Nguyễn Du đã làm nổi bật thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn của Kiều. Một mặt nàng muốn trao duyên cho em để chàng Kim đỡ đau khổ, một mặt nàng không dứt nổi mối tình tuyệt đẹp của mình và khi không thể giữ nổi tình yêu nàng đau đớn đến hoảng loạn. Nàng gần như mất hết ý thức về không gian, thời gian. Vì thế dòng thời gian ở đây không tuân theo thời gian khách quan mà nó có một nhịp độ riêng thẫm đẫm cảm xúc, tâm trạng. Dùng dòng thời gian đặc biệt này nhà thơ đã mổ xẻ tâm trạng nhân vật một cách chân thực nhất, những biến đổi tinh vi của tâm hồn được lý giải thật sâu sắc, tài tình.
Trong sự hoảng loạn khi tình yêu đã mất, Kiều chìm vào một dòng thời gian
ảo, Kiều như nửa tỉnh nửa mê đang nói chuyện cùng Vân nàng bỗng như nói chuyện với mình, nàng đối diện một thực tế đớn đau:
Trâm gãy gương tan
Tơ duyên ngắn ngủi
Câu hỏi : Tâm trạng của Kiều được thể hiện rõ nhất qua từ ngữ nào?
Yêu cầu: Từ “bây giờ” như một cái mốc oan nghiệt xẻ cuộc đời Kiều thành hai nửa. Một nửa trong quá khứ êm đẹp, một nửa là hiện tại bi thương. Cái giới hạn chia đời Kiều thành hai nửa đó chính là bi kịch trao duyên mà Kiều vừa thực hiện xong. Cái“bây giờ” trở thành bản lề khép mở hai thế giới của đời Kiều: một quá khứ “êm đềm trướng rủ màn che”, một tương lai “mệnh bạc” hồn vật vờ theo lá cây ngọn cỏ vì ôm mối oan tình không dứt.Lời nói của Kiều có một loạt những thành ngữ diễn tả cái tan vỡ, cái bất hạnh, cái nổi trôi vô định của số phận, Kiều nhắc tới điều đó bằng sự ý thức về thân phận, về cuộc đời bi kịch của mình, bằng nhận thức sự đối lập găt gắt giữa cái hữu hạn của số phận và cái"muôn vàn" vô hạn của tình yêu, ước vọng. Hiện tại đẩy nàng xuống tận cùng bi kịch, nỗi đau này không thể chia sẻ cùng ai, kể cả nàng Vân chỉ có chàng Kim là hiểu, chàng là người duy nhất có thể chia sẻ vì thế từ sự tự thương mình Kiều tìm đến chàng Kim và bóng hình chàng Kim xuất hiện trong sự tưởng tượng của Kiều. Đang đối mặt cùng Thuý Vân thế mà Kiều dường như vượt qua cả không gian thời gian để cùng tâm sự với chàng Kim. Lời của nàng giờ đây là những lời than chua xót về thân phận của mình và thân phận của tình yêu, đặc biệt là những lời tạ lỗi cùng Kim Trọng:
Kể làm sao hết muôn vàn ái ân
Trăm nghìn gửi lạy chàng Kim
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc maiiều đã sắp đặt hết mọi chuyện nhưng sâu thẳng trong lòng là nỗi đau đớn tưởng chừng như có thể chết được.
Nói xong lời thỏa nguyện bình sinh và hàm ơn đối với em, Kiều liền trao kỷ vật kỷ niệm:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung.
“Chiếc vành” là tặng vật đầu tiên của chàng Kim tặng cho Kiều khi nang nhận lời.”Tờ mây” là tờ hoa tiên có vẽ vân mây, là tờ hoa tiên mà trên đó Kiều đã ghi lời thề(“Tiên thề cùng thảo một chương”).Kiều trao duyên cho Vân thì những những vật kỉ niệm(“chiếc vành”, ”tờ mây”) trước đây thuộc về mối tình Kiều - Kim thì bây giờ đã thuộc về Vân – Kim.Cho nên, khi đã gửi gắm “lời nước non”, việc hiển nhiên Kiều phải làm là trao những vật thiêng liêng ấy lại cho Vân.Nhưng câu tiếp theo thật kỳ lạ:”Duyên này thì giữ vật này của chung”!”Duyên đây là nhân duyên, duyên phận, cơ duyên, tức là sự run rủi cho số phận hai người trai gái gặp nhau, kết đôi với nhau và lấy nhau.”Duyên này” là duyên mà Kiều đã trao cho Vân, trở thành duyên của Vân với chàng Kim, cho nên Kiều dặn Vân phải giữ lấy.Nhưng tại sao vật kỷ niệm này là của chung?Ở đoạn trên, du thuyết phục em bằng lí, hay bằng tình hay bằng cả hai thì vẫn là ngôn ngữ của lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đây thì lời thơ như nấc thẹn.Cái “gút” tâm trạng đầu đoạn trích đã được “mơ”û ra nhưng dường như giờ lại bị “thắt” lại thể hiện qua lời nói bất bình thường.Nút “thắt” này chính là nút thắt của nội tâm Kiều.Lời lẽ ấy là lời lẽ của nội tâm Kiều bất chợt thốt ra trước sự thật cay đắng và phũ phàng:Vật này(Chiếc vành, Tờ mây) là của nàng, chàng Kim là của nàng, sao bây giờ lại là của Vân?Nội tâm rối bời, giằng xé ấy thể hiện Kiều còn muốn giữ lại cho mình, cho quá khứ chôn sâu trong trái tim Kiều, không muốn trao hoàn toàn cho em, thể hiện tâm trạng day dứt, vướng víu, níu kéo của Kiều đối với những kỷ niệm tình yêu của mình với chàng Kim hay nói khác hơn là Kiều “trao mà không trao”:trao kỷ vật tình yêu cho em mà không tài nào dứt ra khỏi mối tình.Điều đó chứng tỏ:”Kiều trao duyên chứ không trao tình”.Đó là một sự thật đau đớn lòng, khiến cho bao đoc giả phải cảm động.Hai câu thơ trên là tình tiết chính của cuộc trao duyên nên mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và trữ tình rất lớn.Nguyễn Du thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình.Chỉ với hai câu thơ mà ông đã chuyển tải đến độc giả nhiều khía cạnh tâm trạng của Kiều hay mang tính khái quát hơn là của cả những người con gái đang yêu trong xã hội phong kiến đương thời và thậm chí ở xã hội hiện đại ngày nay:”Khi đang yêu, ai lại muốn trao duyên bao giờ?”
Từ nay, những kỷ vật Kiều trao lại cho em còn là vật làm tin nhắc nhở đến Kiều, để khi Vân có được hạnh phúc thì đừng quên Kiều:
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa
Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn.Nó đọng lại ở câu:”Dù em nên vợ nên chồng”.Trao duyên cho em rồi, cũng đã trao trả kỷ vật lại cho em, đã “cậy” em, ”lạy”em, biết bao nhiêu khẩn khoản, tin tưởng…ấy thế mà Kiều vẫn đặt một giả thiết, như có điều gì đó vẫn chưa ổn, chưa yên.Kiều tự thấy mình đáng thương biết bao, mình là “người mệnh bạc” để cho người khác(em Vân) phải “xót”, phải thương hại!Cây đàn hồ đào ngày nào Kiều đàn cho chàng Kim nghe, và mảnh hương huyền ngày nào từng chướng kiến hai người thề nguyền cũng để lại cho em như là vật của tin.Đối với Kiều, chúng đã trở thành quá khứ xa xôi của “ngày xưa”.Trớ trêu thay, ”của tin” vẫn còn đó mà người thì lại “mất”:”Mất lòng còn chút của tin” – lời nói của Kiều đề cập đến cái chết mà vẫn mang âm điệu trầm trầm, vẻ như “chuyện tất yếu” - khiến cho nhiều độc giả nhạy cảm phải “nhói lòng”.
Ý nghĩ về cái chết cứ trở đi trở lại, ám ảnh Kiều.Nhất là khi trao kỷ vật tình yêu cho em, Kiều cảm thấy như mình đã chết, bởi khi mất đi tình yêu, cuộc sống đối với Kiều chẳng còn ý nghĩa gì nữa.Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thì bay xa xăm tận “mai sau”:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lòng hương ấy so thơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Kiều đã mất hết hiện tại.Tương lai của nàng trông chờ vào lòng thương.Mai sau khi em “đốt hương”, chơi đàn(“so tơ”) – những lúc hạnh phục thì hãy nhớ đến chị.Cái cách hình dung oan hồn bơ vơ của mình nơi mai sau thật là thê thảm:Kiều sau này chỉ là một ngọn gió vật vờ nơi lá cây ngọn cỏ! Còn gì để thương cảm hơn là gợi lên những hình ảnh hư vô?Kiều bị ám ảnh bởi oan hồn của Đạm Tiên.Kiều gặp chàng Kim tại nơi gần mộ Đạm Tiên, đi chơi xuân về cũng gặp mộ Đạm Tiên…Trước mộ của Đạm Tiên, nghe em Vương Quan kể về số phận đau thương của nàng, Kiều không cầm nổi nước mắt:”Kiều đâu mối sẵn thương tâm-“Thoắt nghe, Kiều đã đầm đầm châu sa”.Nay số phận Kiều cũng éo le như như của Đạm Tiên.Cho nên, ”hồn” của Kiều cũng giống như hồn Đạm Tiên”ào ào đổ lộc rung cây” - có ý thức quay về cõi trần:
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Thì ra, ”hồn” của Kiều vẫn chưa dứt nổi chàng Kim.Hồn của Kiều là “hồn mang nặng lời thề”.”Lời thề”ở đây chính là lời thề đêm thềnguyền vằng vặc ánh trăng mà Kiều không bao giờ quên được:”Vầng trăng vằng vặc giữa trời-Đinh ninh hai miệng một lời song song”.”Lời thề” ấy của Kiều với chàng Kim đối với nàng cực kỳ quan trọng.Kiều đã”trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” với chàng Kim.Bởi thế, dù có tan tành thân xác “bồ liễu, dáng vẻ”trúc mai”, Kiều cũng quyết gặp lại trực tiếp chàng Kim để “đền nghì” cho chàng Kim.Đó là một ý thức, một tấm lòng, một tư tưởng mà không phải người con gái nào cũng có được.Sự thủy chung của Kiều vẫn được thể hiện rõ nét, đậm đà và càng sâu sắc hơn trong hoàn cảnh ngặt nghèo.Còn đối với Vân, khi “hồn Kiều quay trở về dương gian:
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
“Dạ đài” là nơi âm phủ tăm tối.Lúc ấy, một người là con người cõi trần(Thúy Vân), một kẻ là hồn ma âm phủ(Thuý Kiều).em và chị sẽ “cách mặt khuất lời”, tức là sẽ không thấy được nhau và cũng không nghe được tiếng nói của nhau.Khi đó, em hãy rảy chén nước cho “người thác oan” là chị(Theo quan niệm tôn giáo cổ truyền thì nước tinh khiết có thể tẩy rửa nỗi oan khuất, làm cho oan hồn được mát mẻ siêu thoát).Qua đó chứng tỏ Kiều tuy tự nguyện hy sinh, bán mình chuộc cha, nhưng vẫn ý thực được mình bị oan uổng cho nên sau khi chết, hồn oan không tan.Trong tình cảnh ngặt nghèo như vậy, Kiều vẫn có ý thức nhận biết và đấu tranh đến cùng đối với sự bất công của xã hội phong kiến đương thời.
Trong giây phút ấy, Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi.Kiều đang sống mà cảm thấy như mình đã chết, đang nói với em mình mà không biết đang nói với ai, lúc này, Kiều rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm.Nỗi bất hạnh hiện lên thật trọn vẹn, hiện lên trong hình dung nhưng rất cụ thể khiến Kiều vô cùng tuyệt vọng: Đây là nỗi đau lớn nhất và đầu tiên trong suốt cuộc đời của Kiều, cho nên khi nhắc đến chàng Kim, Kiều vô tình chạm vào nỗi đau sâu thẳm nhất của mình, khiến cô tỏ ra bần thần, rối trí, không điều khiển được mình:
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Đọc câu thơ, ta nghe như có một giọng khang khác.Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở đoạn trên ta thấy, dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai, thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đâu thì lời thơ như nấc như nghẹn, cái “gút” tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Tại sao lại có sự khác lạ trong lời nói vậy? Bởi do “chiếc thoa với bức tờ mây” đó thôi, nó là hiện diện của tình yêu! Cầm kỷ vật cụ thể ở tay, trao cho em, Kiều bỗng thấy vụt lên hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỷ niệm, thề nguyền...và Kiều chợt nghĩ: vật này là của ta, chàng là của ta, sao lại thành của Vân? Có thể nào như vậy được? Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thỏa đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều, Nguyễn Du quả thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình.
Đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa.Ta hãy nhớ lại: Trước cuộc trao duyên Kiều đã tự cho mình có lỗi với Kim Trọng. Nàng vốn là người giàu tình, đa cảm, dễ ứng mộng...Nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc”.Bây giờ đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất nhất, cay cực nhất.Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thi bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung, dự báo về “mai sau”!
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trôn ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai...
Thì ra, cái hồn vẫn chưa dứt nổi Kim Trọng! Hồn Kiều còn múon về để “đền nghì trúc mai” để được “rảy xin chén nước” tẩy oan cho hồn! Câu thơ nghe mới não lòng làm sao! Và dễ sợ làm sao! Nguyễn Du thương con người thác oan, bạc mệnh hay Nguyễn Du nhạy cảm với nỗi đau nhân tình mà đã đi xa hơn Thanh Tâm Tài Nhân? Nguyễn Du cho ta thấy cái “hồn” Kiều đang vừa nói với mình, vừa nhớ thương Kim Trọng vụt trở thành cố nhân...Trong giây phút ấy, Thúy Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi, phải chăng là một điều rất hợp lí? Kiều đang còn sống mà thấy mình đã chếtm đang nói với em của mình mà không biết đang nói với ai, lúc này Kiều bị rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm, và trước mắt Kiều, Thúy Vân trở thành Kim Trọng, cho nên bao nhiêu tình thương nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ khi hồn đã lìa xác bỗng như được tuôn tràn ra:hi nhìn vào toà lâu đài đồ sộ của nền văn học VN, không ai có thể quên đi vầng hào quang sáng lọi của nó-đại thi hào Nguyễn Du. Những trải nghiệm trong cuộc sống đã tạo nên một Nguyễn Du với trái tim dễ động lòng, sự đồng cảm của nó là không biên giới, không có thời gian hạn hẹp. Những đau khổ, oan trái của kiếp người khi va chạm vào đều khiến cho trái tim ấy nhói đau, rỉ máu. Ngòi bút của Nguyên xDU đã chấm vào thứ máu ấy để tạo nên những vần thơ làm ray rứt lòng người. ĐOạn Trường tân thanh (Truyện Kiều) được coi là kiệt tác của văn học trung đại VN, đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá.
KHi cuộc đời Kiều tưởng chừng như rơi voà bế tắc sau hai lần rơi vào lầu xanh thì nàng gặp Từ Hải, vị anh hùng "đội trời đạp đất", được Nguyễn Du khắc hoạ theo lối lí tưởng hoá. Khái vọng của nguời làm trai không cho phép Từ chấp nhận một cuộc sống tầm thương nên chàng đã quyết định ra đi lập công danh. Đoạn trích "Chí khí anh hùng" (từ câu 2213-2230) khắc hoạ khung cảnh chia tay giữa K và Từ Hải. Đây không chỉ là cuộc chia tay giữa người chồng đi xa với người vợ trẻ mà còn là khúc chia ly giữa hai người bạn tâm giao, hai con người thấu hiểu tình cảm và hy vọgn của nhau
3
ta có thể nói hình ượng người anh hùng là nhân vật lý tưởng mà xưa nay vẫn được các nhà văn nhà thơ lấy làm đề tài. Nếu như trong kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân thì nhân vật từ hải được bộc lộ rõ là một tên giặc cỏ không nhận được những lời khen ngợi từ phía tác giả, thì với nguyễn du ông đã hình tượng hóa nhân vật từ hải trỏ thành một con người đầy chí khí anh hùng, một trong hai nhân vật mà ông đã dồn hết tình cảm của mình vào đó. Và đoạn trích chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất. ời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. Thứ nhất, Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi chia tay, thấy Kiều nói :
Nàng rằng : "Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".
Từ Hải đã đáp lại rằng :
Từ rằng : "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình".
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia".
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.
Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !
Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt, nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.
Về từ ngữ, tác giả dùng từ trượng phu, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. Trượng phu nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. Thứ hai là từ thoắt trong cặp câu :
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình. Cụm từ động lòng bốn phương theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Hai chữ dứt áo trong Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.
Về hình ảnh, "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành "diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt". Nói thế không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật. Hình ảnh : "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong" cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến.
Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại cũng có những nét đặc biệt. Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có 10 vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm.
Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất L?ng Giang. Chàng vốn khẳng khái nóng nẩy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một tòa đền, vẫn linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất là tức giận, một hôm tắm gội sạch s?, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay không cần gì cả.
a.Sự việc đốt đền:
-Bản chất nhân vật:
+ “Cương trực”
+ “Rất là tức giận” dù cái ác chưa ph¹m đến Tử Văn.
Nỗi uất giận của người anh hùng (“vì nghÜa diÖt th©n”).
-Hành động đốt đền
+ Chuẩn bị: “tắm gội sạch sẽ”: tÈy trÇn lµm việc thiªng, tiªn liÖu kÕt côc xấu. “khấn trời”... : xin phÐp tõ tµ, đốt chỗ ngụ của ma ác. Bất đắc dĩ phải phạm đạo trời và sự linh ứng của ngôi đền. Không phải hành động của kẻ vì danh, vì lợi hay vì sự liều lĩnh nhất thời. Thái độ tôn kính, nghiêm túc.
Tử Văn: Vung tay không cần gì...
→ Một thái độ dứt khoát, bất chấp
hậu quả xấu cho bản thân mình.
Mọi người lắc đầu lè lưỡi.
Lo sợ thay cho Tử Văn (quý nể ngầm...)
+ “Châm lửa đốt đền” :
?ốt đền xong, chàng về nhà thấy trong mỡnh khó chịu, đầu l?o đ?o và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, đầu đội mũ trụ đi đến, nói n?ng, quần áo, rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm tr? lại tòa đền như cũ, và nói:
- Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gỡ lại dám l?ng miệt, hủy tượng đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy b?o làm sao bây giờ? Biết điều thỡ dựng tr? tòa đền như cũ. Nếu không thỡ vô cớ hủy đền Lư sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ?.
Tử V?n mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên, người kia tức giận nói:Phong ?ụ không xa xôi gỡ, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà người đến đấy. Không nghe lời ta thỡ rồi sẽ biết.
Nói rồi phất áo đi.
Chiều tối, lại có một ông già, áo v?i mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh đi vào đến trước thềm, vái chào mà rằng:
-Tôi là vị Thổ công ở đây, nghe thấy việc làm rất thú của nhà thầy, vậy xin đến để tỏ lời mừng.
Ông già chau mặt nói: - Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ng?n trở. Nh?ng đền miếu gần quanh, vỡ tham của đút, đều bênh vực cho nó c?. Tôi chỉ gi? được một chút lòng thành thực, nhưng không làm thế nào để thông đạt được lên cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi. Tử V?n nói: Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không? - Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ty. Tôi thừa lúc hắn đi vắng nên lén đến đây báo cho nhà thầy biết để mà liệu kế, khỏi ph?i chết một cách oan uổng.
b.Cuộc đối mặt với kẻ ác và gặp Thổ công bị hại:
*Tướng giặc: trách mắng, đòi trả đền, đe doạ
Tử Văn : ngồi ngất ngưởng, tự nhiên ( không sợ)
*Thổ công: phong độ nhàn nhã > < nỗi khiếp đảm
Mừng + Lo (KÓ thực trạng: “Rễ ác lan nhanh, quan cõi âm ăn
của đút”...)
Tử Văn hoang mang : “Hắn... có thể gieo vạ cho tôi không?”
*Thổ công là nạn nhân đang khiếp sợ đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công lµ “®ồng minh" gióp chứng lý nhưng đồng thời lại ®em ®Õn sự hoang mang cho Tö Văn.
Tử Văn dù chết mµ tà gian vẫn hoành hành = v« nghĩa
Diêm vương mắng Tử V?n rằng: - Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thuần khích liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được huyết thực ở một tòa đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội nghiệt tự mỡnh làm ra, còn trốn đi đằng nào? Tử V?n bèn tâu trỡnh đầu đuôi như lời ông cụ già đã nói, lời rất cương chính, không chịu nhún nhường chút nào. Người đội mũ trụ nói: - ấy là ở trước vương phủ mà hắn còn quật cường như thế, mồm n?m miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, sợ gỡ mà hắn không dám cho một mồi lửa.
Hai bên cãi cọ nhau mãi vẫn chưa phân ph?i trái, vỡ thế Diêm Vương sinh nghi. Tử V?n nói: - Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đem giấy đến đền T?n Viên để hỏi hư thực; không có sự thực như thế, tôi lại xin chịu thêm cái tội nói càn. Người kia bây giờ mới có vẻ sợ, quỳ xuống tâu rằng: - Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu bướng, qu? đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ d?n đe rồi. Xin đại vương dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Bất tất đòi hỏi dây dưa và thẳng tay trị tội, sợ có hại cho cái đức hiếu sinh.
C. Tử Văn bị đưa xuống cõi âm:
- Vạch mặt tên bại tướng với lẽ phải trong tay:
-Tử văn không được dự vào hàng khoan giảm:
Kêu oan quyết liệt.
+ Thắng kiện.
+ Xin đem giấy đến đền Tản Viên.
+ Tâu trình Diêm Vương, lời rất cương chính,
không nhún nhường.
d. Nhậm chức phán sự:
-Thổ công tiến cử - “Vui vẻ nhận lời”: Kh«ng ng¹i bÞ chÕt vµ s½n lßng ®i thực thi đạo nghĩa ở cõi âm ( gîi liªn hÖ cõi trần...!)
-Phán sự: Tử Văn làm người bảo vệ công = > Mơ ước của nhân dân. §ång thêi tá t©m sù ngÇm vÒ thêi thÕ cña t¸c gi¶.
- Kết truyền kỳ, Tử Văn “chắp tay thi lễ” khi gặp người quen (sự gần gũi, tình ®êi); “thoắt cưỡi gió mà đi biến mất” (kỳ ảo, phép thiªng).
Tiểu kết:
Hình tượng nhân vật Tử Văn đại diện cho chính nghĩa trong cuộc đấu trí, đấu gan cam go, không khoan nhượng với gian tà. Chức phán sự là một "phần thưởng” đưa nhân vật bất tử trong một cương vị xứng đáng.
Đền Và thờ Thần Tản Viên
- Chết: Làm yêu làm quái
ảm nhận về Ngô Tử Văn
Họ và tên: Trương Thị Hồng Thảo…………………………….Lớp: 10a8
Đề: Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Bài làm
“Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một trong những truyện tiêu biểu của “ Truyền kỳ mạn lục” do Nguyễn Dữ - nhà văn sống vào khoảng thế kỉ XVI và là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm- sáng tác. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thơi phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn- một con người tính tình khảng kháng, cương trực.
Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, “Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên” chỉ chọn một thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của ngô Từ Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.
Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ . Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống chết với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ.
Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Cau hỏi của Tử Văn với Thổ Công :"Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.
Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Công, nhưng với 1 người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh, "phải đến nương tựa đền Tản Viên","phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi" thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở "ngoại viện"? Cho nên, về cơ bản thì Tử Văn không hề có âm phủ tương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh. Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương - vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định " Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.
Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cợi "truyền thống nhân đạo và yêu nước" cuả dân tộc VN: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.ể phân tích nhân vật Tử Văn, bn cần chú ý các điểm sau:
-Đầu tiên, bn cần giưói thiệu về nhân vật NTV:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái nóng nẩy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.
-Sau đó, bn đưa ra các chi tiết, sự việc tiêu biểu bộc lộ rõ tính cách cảu Tử Văn:
1, Sự việc đốt đền:
trước khi đốt đền thì Tử Văn tắm rửa sạch sẽ,....(bn lấy sgk ra nha)...-->Không phải hành động của kẻ vì danh, vì lợi hay vì sự liều lĩnh nhất thời. Thái độ tôn kính, nghiêm túc.
Tử Văn: Vung tay không cần gì...
→ Một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân mình.
khi về đến nhà thì TV bị sốt và có một một ng khôi ngô, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng, quần áo, rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại tòa đền như cũ, nói những lời đe dọc nhung TV hok hề sợ hãi mà mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
Rồi chiều tối lại có một ng tự xưng là thổ công đến và nói rằng mún tỏ lời mừng với TV
-->Cương trực, hok sợ hãi trước những lời đe dọa của tên tướng giặc họ Thôi
2, Khi ở dưới âm phủ, đối mặt với tên tướng giặc trước Diêm Vương
Nghe lời Thổ Công dăn, TV y thế làm
Khi xuống am phủ, không khí lạnh lẽo, ghê rợn (bn đọc lại trong sgk nha),...
-->TV hok hề run sợ
Khi DV quát thì TV hok hề nao núng, sợ sệt mà đòi trình bày lại sự việc với DV
Kêu oan quyết liệt.
+ Thắng kiện.
+ Xin đem giấy đến đền Tản Viên.
+ Tâu trình Diêm Vương, lời rất cương chính,không nhún nhường.
--> Nhất định hok chịu thua tên tướng giặc-->quyết lấy lại công lí-->rất cương trực
3, nhận chức phán sự ở đền Tản Viên
TV vui vẻ nhận lời khi Thổ Công nói với chàng về việc đó-->yêu công lí-->xứng đáng là ng nắm cán cân công lí dù hco hok phải ở trần gian
==>Tổng kết:
Hình tượng nhân vật Tử Văn đại diện cho chính nghĩa trong cuộc đấu trí, đấu gan cam go, không khoan nhượng với gian tà. Chức phán sự là một "phần thưởng” đưa nhân vật bất tử trong một cương vị xứng đáng.
__________________
[Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.]
[Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.] Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà.Truyền kỳ mạn lục mang tính đấu tranh rất cao vì nó thể hiện ước muốn được "tháo gông, phá xiềng" của các tầng lớp bị áp bức trong xã hội phong kiến. Tư tưởng "quả báo nhãn tiền" cũng được nêu rõ trong những câu chuyện của Nguyễn Dữ. Nhân vật chính trong đa số các câu chuyện trong truyền kỳ mạng lục thường là người nông dân hiền lành, chất phát luôn bị đè nén áp bức. Còn kẻ áp bức, lợi dụng chức quyền, tiền tài để chiếm đoạt tài sản và bản thân người khốn khó hơn mình cuối cùng đều mang kết quả không tốt. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc,nội bật nhất trong Truyền kỳ mạn lục, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn một người trí thức nước Việt.Nguyễn Dữ mượn những tính cách của Ngô Tử Văn để phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
Ngô Tử Văn tên là Soạn là người huyện Yên Dũng,đất Lạng Giang.Chàng có tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn vẫn kiên quyết, công khai, đường hoàng, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Hành động đó của chàng xuất phát từ tấm lòng muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn.Hành động vung tay của Tử Văn khi dân làng cản ngăn anh đốt đền thổ công chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ học sách thánh hiền khác với những kẻ nhút nhác chịu đầu hàng trước những thế lực tàn bạo.Sau khi đốt đền xong,chàng trở về nhà thì cảm thấy trong người khó chịu,đầu lảo đảo,bụng run run.Trong cơn nóng sốt chàng thấy một người đội mũ trụ tự xưng là cư sĩ đi đến buông lời mắng mỏ, đe dọa, kiên quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương nếu không dựng lại ngôi đền như cũ. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc,Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà còn tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hắn. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn.Nói xong hắn phất áo đi.Chiều tối lại có một ông già,áo vải mũ đen,phong độ nhàn nhã đến nhà Tử Văn tự xưng là Thổ công.Đến kể đầu đuôi sự tình về việc làm ngan ngược của tên tướng giặc cho Tử Văn nghe.Rồi Tử văn cùng thổ công bày mưu để vạch trần bộ mặt gian xảo của tên tướng giặc,Tử văn vân lời dặn của thổ công.Đến đêm bệnh càng nặng thêm, rồi chàng thấy mình bị 2 tên quỷ sứ đến bắt xuống địa ngục.Sau nửa ngày đường,Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan"Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian,có tội lỗi gì xin bảo cho không nên bắt phải chết một cách oan uổng",chàng đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương một vị thần nắm giữ cán cân công lý,Tử Văn vẫn bình tĩnh,dung lời lẽ cứng cỏi để tự bảo vệ mình .Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép,hùng hồn. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng tên tướng giặc xảo trá, bảo toàn được sự sống của mình.Sau một tháng,chàng đc thổ công tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên.Tử văn vui vẻ nhận lời thổ công,thu xếp công việc rồi khộng bệnh mà mất,.Chức phán sự ở đền Tản Viên là một phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng trừ gian diệt bạo bảo vệ công lý của chàng. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.
Qua Chuyện chức phán sự đền tản viên Nguyễn Dữ đã cho ta thấy đc hiện thực xã hội phong kiến.Một xã hội suy vi thối nát,nơi mà công lý chưa bao giờ đc thực hiện.Chính vì lẽ đó Nguyễn Dữ đã gởi gấm niềm tin,khát vọng về công lý của ông và của cả những con người đang bị áp bức trong xã hội ấy vào nhân vật Ngô Tử Văn.Truyện nhằm đề cao tinh thần khảng khái ,cương trực,dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của nhân vật chính Ngô Tử Văn.Đồng thời thể hiện một chân lý: chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà,người tốt cuối cùng vẫn đc trời phù hộ,còn kẻ ác thì phải lãnh hậu quả đã gây ra.Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn,nhân vật đc xây dựng sắc nét,tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính.Đặc biệt là chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh,khí phách của mình.Truyện đã để lại ấn tượng mãnh mẽ trong lòng người đọc.
MỘT CÁCH MỞ BÀI KHÁC:
Trí tưởng tượng là nguồn cảm hứng vô tận cho cuộc sống con người.Nếu như không có trí tưởng tượng, thì ngày nay nhân loại đã không có những sản phẩm văn hoá độc đáo…Truyện ma quỉ, thần linh, tiên bụt cũng xuất phát từ trí tưởng tượng kỳ diệu ấy. Nó thể hiện khát vọng của con người trước cuộc sống, trước cuộc đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại…Trước khi có chữ viết, đã có rất nhiều câu chuyện truyền kỳ, ma quái xuất hiện, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Sau này, sử sách đã ghi chép lại, trở thành những áng văn bất tuyệt. Có thể kể trong số đó có tác phẩm “truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà.Truyền kỳ mạn lục mang tính đấu tranh rất cao vì nó thể hiện ước muốn được "tháo gông, phá xiềng" của các tầng lớp bị áp bức trong xã hội phong kiến. Tư tưởng "quả báo nhãn tiền" cũng được nêu rõ trong những câu chuyện của Nguyễn Dữ. Nhân vật chính trong đa số các câu chuyện trong truyền kỳ mạng lục thường là người nông dân hiền lành, chất phát luôn bị đè nén áp bức. Còn kẻ áp bức, lợi dụng chức quyền, tiền tài để chiếm đoạt tài sản và bản thân người khốn khó hơn mình cuối cùng đều mang kết quả không tốt. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc,nội bật nhất trong Truyền kỳ mạn lục, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn một người trí thức nước Việt.Nguyễn Dữ mượn những tính cách của Ngô Tử Văn để phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top