Chương 1
Thương Qúy Nho xin nghỉ dài hạn, từ Anh Quốc về Đài Bắc phụng bồi cha mẹ, tỏ rõ lòng hiếu đạo với họ. Sau khi tốt nghiệp thì ở lại trường cũ là đại học Edinburgh, sau đó lại gia nhập Uỷ ban nghiên cứu y học Anh Quốc (Medical Research Council) làm nghiên cứu viên, cho tới nay đều bề bộn công việc, trong mười năm nay, số lần cậu về nhà có thể đếm trên đầu ngón tay.
Khi cậu trở về không bao lâu thì bị cha nuôi _ hiệu trưởng đương nhiệm của Đại học Quốc gia Đài Loan, cũng là bạn cả đời của phụ thân Thương Học Bột: Tần Mạch Khiêm _ biến thành giáo sư đại học được mời đến giảng dạy môn Quốc văn tại trường Đại học Quốc gia Đài Loan.
Tần Mạch Khiêm mời Thương Qúy Nho đến Đại học làm giáo viên cũng không phải là thật giả lẫn lộn (ý nói lừa lọc, tráo đổi) bắt người học hóa học như cậu đi giảng dạy chương trình Quốc văn. Cho dù ông đường đường là hiệu trưởng trường Đại học Quốc lập Đài Loan (có sự khác biệt vì bên trên là tên trường còn bến dưới là nhấn mạnh vấn đề " Quốc lập") cũng không có cái khả năng làm việc này. Nguyên nhân bên trong không thể không nhắc đến bối cảnh của Thương gia.
Ở Đài Loan, Thương gia là danh môn người người đều biết, tổ tiên họ từng dạy ở Quốc Tử Giám, là một vị bác sĩ*(chữ " bác" chỉ sự sâu rộng trong kiến thức, "bác sĩ" này gần như bác học bây giờ.)
Tổ tiên của Thương gia làm quan lớn, hơn nữa lại là văn nhân, chưa bao giờ chịu qua nổi khổ tàu xe, lại không biết nhân thế trắc trở, một đường vất vả cùng nghèo túng làm cho tổ tiên của Thương gia hiểu được đạo lý " bách vô nhất dụng thị thư sinh"( Trong trăm người thì loại người vô dụng nhất là thư sinh.). Cho nên, sau khi tổ tiên của Thương gia đến cư ngụ tại Đài Loan, vì muốn bám rễ ở nơi này nên đã lập ra một nguyên tắc cố thủ __ Hậu nhân của Thương gia nhất định theo nghiệp " văn" nhưng cho phép họ làm nghề mà mình thích. Có thể là do sinh ra trong gia đình có tiếng học giỏi thâm hậu làm trụ cột, đồng thời lại có trí tuệ hơn người, hậu nhân của Thương gia đều rất nhanh tự thành lập sự nghiệp; cho nên Thương gia mới có thể phát đạt, thịnh vượng đến ngày nay.
Trải qua gần trăm năm, Thương gia trở thành danh môn vọng tộc trên hòn đảo Đài Loan nhỏ bé này. Bất quá, dẫu sao cũng là gia đình học giỏi có tiếng, Thương gia coi trọng Quốc học văn hóa hơn các gia tộc khác rất nhiều. Bởi vậy con cháu Thương gia bất luận nam nữ, từ nhỏ đều phải học lục kinh tức: dịch, thư, thi, lễ, nhạc, xuân thu; đồng thời cũng phải học lục nghệ, tức: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, sổ.** Những điều này chỉ sợ là con cháu Hoàng tộc thời cổ mới có thể học hết chương trình cùng tri thức trong đó. Đương nhiên trải qua thời gian dài, một số chương trình học đã dựa vào yêu cầu của thời đại mà tiến hành cải cách, nhưng tri thức văn hóa Quốc học căn bản vẫn là môn bắt buộc.Chương trình bắt buộc đó đối với mỗi thành viên Thương gia như một loại tu hành. Trải qua quá trình tu luyện như vậy khiến người ta có thể tu tâm dưỡng tính, đức hạnh càng sâu, khí chất càng xuất chúng, làm cho người ta cảm nhận được bọn họ có khí phái quý tộc, còn có thế so với những người giàu có xuất chúng khác.
Vì thế, nếu người của Thương gia đứng trước mặt người khác thì ấn tượng đầu tiên mà người đó cảm nhận được là __ khí chất phi phàm. Bởi vì người ta thường nói: " Nhất đại khán cật, nhị đại khán xuyên, tam đại tứ đại khán văn chương" (Đại loại là: Thế hệ thứ nhất xem đồ ăn; thế hệ thứ hai xem cách ăn mặc; thế hệ thứ ba, thứ tư xem văn chương. Theo ta hiểu thì mấy cái thứ đấy để xác định độ giàu có của các thế hệ trong một nhà.) mà Thương gia cho tới bây giờ đều là nhà giàu trong số nhà giàu, chính là từ trăm năm trước đã học văn chương cho nên mỗi cái nhấc tay, bước đi đều thể hiện khí chất độc đáo của họ, không phải xuất thân từ đại gia tộc thì không thể có.
—Hết chương 1—
* Chú thích của tác giả: Làm theo cơ chế quan – giáo hợp nhất, các thầy giáo đã dạy học nhiều năm ở Quốc Tử Giám được hưởng cấp độ, phẩm chất, hưởng lương như quan viên, lấy theo lệ của Càn Long đời nhà Thanh, ví dụ: Hán tế tửu thuộc hàng tứ phẩm, ti nghiệp chính hàng lục phẩm, giam thừa chính hàng thất phẩm, Ngũ kinh bác sĩ và Lục đường trợ giáo (ngày nay là trợ giảng) hàng thất phẩm, học chính, học lục chính hàng bát phẩm, bác sĩ giảng dạy như hán bác sĩ, chấp chưởng huấn khóa, phụ trách dạy học.)
ADVERTISEMENT
** Lục kinh: Sách viết về tư tưởng đạo lý của Khổng Tử. _ Lục nghệ – 6 kĩ nghệ, kĩ năng: lễ (lễ nghi), nhạc (chơi nhạc cụ), xạ (bắn), ngự (cưỡi ngựa), thư (chữ), sổ (tính toán).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top