Chương 2: Đám tang

Hoài Lan kinh hãi tột độ. Ngoài hò hét người khác cứu mạng mình ra, cô chẳng còn cách nào khác. Sức mạnh của ông ta mạnh đến mức in lại vết hằn trên cổ chân của cô. Cô nghĩ mình phải chết tại đây rồi. Xác chết tự dưng sống lại, hoặc suy đoán ban đầu của cô đã sai, ông ta hoàn toàn chưa chết. Nếu như vậy, chi bằng cô cố thuyết phục ông ta. Cô hít một hơi rồi la làng, hy vọng người đàn ông này mủi lòng:
"Chú ơi, chú tha cho con đi chú. Con sẽ đưa chú đi bệnh viện xã mình, con sẽ trả tiền thuốc men cho chú mà chú."
Nhưng người đàn ông không trả lời cô, cũng không thả cô ra. Gã kéo lê cô dưới đường nhựa. Thân thể của cô trầy xước, đầy vết thương, ngay cả áo bên ngoài cũng rách do ma sát với con đường. Cô nghe rõ ràng những lời thì thầm của ông:
"Tất cả đều tại mày. Tại mày mà tao phải chết. Mày sẽ không thoát khỏi tao đâu."
Hoài Lan gào lên thảm thiết:
"Chú ơi chú, con làm gì quen biết chú đâu. Chú hiểu lầm con với ai rồi. Chú tha cho con đi mà chú."
Hoài Lan  cảm thấy tủi thân vô cùng, có được không. Rõ ràng cô không hề quen biết chú ấy, rõ ràng chú ấy đang hiểu lầm cô là kẻ giết người, nên mới đối xử với cô như vậy. Thật không công bằng mà. Chắc cô sẽ chết tại đây thôi.
Hoài Lan tuyệt vọng òa khóc, trông đáng thương vô cùng. Vậy mà người đàn ông vẫn lạnh lùng kéo chân cô đi. Không một dấu hiệu nào cho thấy ông ta sẽ tha cho cô.
Hoài Lan bắt đầu nghĩ về số phận bi ai của mình. Cô lớn lên trong một gia đình thiếu vắng tình thương của cha lẫn mẹ, gia tài duy nhất cha mẹ để lại cho cô là món nợ lên đến trăm triệu. Người ta đến xiết nợ, lấy luôn ngôi nhà duy nhất của cha mẹ. Số tiền tiết kiệm ít ỏi vốn không đủ cho cô mua một căn nhà mới, mà chỉ đủ cho cô tiếp tục học cấp ba.
Hoài Lan phải qua nhà dì Năm bán bánh xèo ở nhờ. May mà dì Năm (dì là bạn thân của mẹ, cũng là mẹ của thằng Đăng) thương tình giúp đỡ cô, không những cho cô một mái ấm gia đình, mà còn luôn cho thằng Đăng đi theo bảo vệ cho cô, coi cô như đứa con gái của mình. Cô đã tự hứa với lòng sẽ trả ơn nuôi dưỡng, sẽ chăm sóc và phụng dưỡng dì Năm như mẹ ruột của mình. Lần này cô về quê cũng vì nghe được bệnh tình của dì trở nặng. Cô dù bận rộn thế nào cũng muốn về thăm dì bằng được. Cô không muốn bản thân phải hối hận khi chưa tỏ lòng hiếu đạo với dì.
Người đàn ông đã thôi kéo cô trên đường. Gã cầm trên tay con dao từ lúc nào. Gã giơ cao bàn tay đang cầm dao. Rõ ràng gã muốn giết chết Hoài Lan bằng một nhát chém vào tim. Cô nắm lấy cơ hội bò dậy, đá mạnh vào bụng tên giết người, rồi co giò chạy trối chết. Cô không cần lấy lại va-li nữa. Đợi đến khi gặp thằng Đăng, cô sẽ cho nó một trận nhừ đòn, sau đó ép nó đi lấy va-li thay cô.
Hoài Lan cuối cùng cũng ra khỏi con đường làng ma quái. Cô thở phào nhẹ nhõm. Chỉ còn hai bước chân nữa thôi, cô đã về đến đầu ngỏ, cũng là nhà dì Năm. Cô nhất định gọi điện cho chú Nghĩa báo án. Chú Nghĩa là công an xã, rất giỏi điều tra mấy vụ giết người.
Hoài Lan đứng trước cửa nhà dì Năm. Tiếng nhạc tang thương vang lên đều đặn, mùi nhang xộc vào mũi của cô, khiến cô đứng im bất động. Cô thấy thằng Đăng chạy ra chạy vô lo mời bà con hàng xóm vào nhà. Cô đứng chết lặng một chổ. Nhà dì Năm đang lo đám tang cho ai đó. Cô dáo dác khắp nơi tìm kiếm dì Năm trong biển người, lo sợ dì Năm có mệnh hề gì. Nghĩ tới việc cô về không kịp gặp mặt dì lần cuối, trái tim cô lại đau nhói.
Cuối cùng, Hoài Lan cũng lấy hết can đảm tiến vào bên trong nhà. Cô thấy dì Năm đang ôm ảnh của ai đó gào khóc thảm thiết. Cô cảm thấy có điều không đúng liền tiến lại gần dì Năm giật lấy tấm ảnh trên tay của dì. Kỳ quái là cô không chạm được vào tấm ảnh, rõ ràng cô đã dùng hết sức rồi kia mà.
"Sao con dại dột quá, Lan ơi.", dì Năm nghẹn ngào. Dì buông di ảnh của Hoài Lan xuống, khóc đến tím tái mặt mày.
Bé Nguyệt, con gái út của dì Năm, ôm lấy mẹ mình, xoa xoa tấm lưng của bà, rồi đau lòng nói:
"Má còn đang bệnh mà má. Chị Lan cũng không yên tâm nếu má cứ như vậy hoài."
Lúc này, Hoài Lan mới bàng hoàng nhận ra người chết mới là mình. Nước mắt cô tự trào ra, trong lòng nhói lên từng cơn. Cô không phải là người, cô là ma, một linh hồn không biết mình đã chết. Cô nhớ ra vài điều, người vừa chết trong ba ngày đầu họ không biết mình đã chết. Linh hồn cô mang chấp niệm về thăm dì Năm, mới đi về làng. Chẳng trách cô gọi bao nhiêu lần, Hải Đăng cũng không bắt máy; chẳng trách mỗi bước đi của cô đều làm cho đèn điện chập chờn; chẳng trách sao cô nghe tiếng khóc của hồn ma trong khu nghĩa đia; rồi gặp phải hồn ma người đàn ông ngoài kia, bởi vì ông ta là người chết giống cô.
Hoài Lan ôm đầu ngồi xuống đất. Một vài ký ức vụn vặt dần dần xuất hiện trong đầu cô. Cô nhớ ra rồi, ngày cô lên xe về quê thăm dì Năm, tại trạm dừng chân, cô đi vào phòng vệ sinh công cộng rửa mặt. Lúc đó, phòng vệ sinh nữ chỉ có mỗi mình cô. Giờ nghĩ lại, cô cũng cảm thấy kỳ lạ. Trên xe có đến bốn người là giới tính nữ, nhưng chỉ mỗi mình cô xuất hiện trong nhà vệ sinh công cộng. Cô tưởng họ không có nhu cầu giải quyết "nỗi buồn" mà thôi.
Và khi cô đang chỉnh trang lại đầu tóc, có đến ba người đàn ông tấn công cô. Chúng không nói không rằng mà lôi cô vào một phòng, một tên trong số chúng đâm cô ba nhát vào bụng. Cô nhớ mang máng vài điều mà họ nói với nhau:
"Làm cho giống vào. Người đó không muốn lộ một chút sơ hở nào cả."
"Biết rồi, biết rồi. Mày cứ càm ràm suốt từ nảy đến giờ. Giỏi thì mày tự làm đi."
"Bộ một mình tao có lời hả?"
Rồi cô không đủ sức nghe thấy họ nói gì sau đó nữa. Cô thấy đau lắm, cô nằm trong vũng máu, mắt nhìn lên trần nhà, cơn khó thở kéo dài trong bao lâu cô không nhớ rõ. Cô đoán do cô chết, linh hồn thoát ra khỏi xác.
Hoài Lan ngước lên nhìn di ảnh của mình. Lòng cô rối như tơ vò, tất cả đều là hoang mang, hoảng sợ, lại có chút xót xa chính mình. Những người đó là ai, tại sao lại nhẫn tâm giết chết cô, dù cô không có thù oán gì với họ. "Người đó" trong câu nói của họ có phải là kẻ chủ mưu, người muốn cô chết hay không? Cô muốn biết, cô muốn họ phải trá giá, cô muốn họ phải đền mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top