Phân tích bài thơ Tràng Giang khổ 1, 2
I. Mở bài
Huy Cận là một nhà thơ lớn, là một trong những đại biểu xuất sắc trong phong trào thơ mới với hồn thơ ảo nảo, vừa hàm xúc vừa giàu chất suy tư triết lý. Tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cần là thi phẩm Tràng Giang. Đây không những là bài thơ đặc sắc nhất trong tập thơ Lửa Thiêng (1940) mà còn là kiệt tác của thơ ca Việt Nam hiện đại. Trong đó hai khổ thơ đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện một cách tinh tế nổi buồn, nổi cô đơn của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên Tràng Giang mênh mông sóng nước.
(trích thơ )
II. Thân bài
Bài thơ có tên là Tràng Giang nên ngay từ câu thơ đầu tiên chúng ta đã bắt gặp hình ảnh sóng nước rất quen thuộc:
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp" ...
Với bút pháp liên tưởng độc đáo, nhà thơ nhìn những đợt sóng nhấp nhô trôi dạt bào bờ mà liên tưởng đến những con sóng lòng cũng triền miên dai dẳng. Phải chăng có bao nhiêu gợn sóng trên dòng Tràng Giang thì có bây nhiêu nổi buồn trong lòng thi sĩ. "Buồn điệp điệp" là nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng da diết, dai dẵng khuôn nguôi. Có thể nói cái tài của Huy Cận là chỉ trong một câu thơ ngắn mà chất chứa, hòa nguyện đước cả hai con sóng: Sóng nước (Sóng gợn Tràng Giang) và sóng lòng (buồn điệp điệp) khiến ta có cảm nhận nỗi buồn của tác giả như hòa tan vào sóng nước và cùng với sóng nước mà lan tỏa trên dòng chảy dài.
Trong dòng tâm trạng ấy nhà thơ nhìn thấy sự đối lập nghiệt ngã trước những hình ảnh vốn quen thuộc:
" Con thuyền xuôi mái nước song song" ....
Theo quy luật tự nhiên thuyền và nước vốn là những sự vật luôn gắn bó, đi đôi với nhau, nước chảy thuyền trôi, còn ở đây, hình ảnh thuyền và nước là hai hình ảnh song song, tưỡng lại gần gủi, gắn bó nhưng hóa ra lại chia lìa, xa cách. Trong văn học Việt Nam xưa, sự xuất hiện của con thuyền, mặt nước, bến song thường chỉ sự quyến luyến nhớ thương.
"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
Còn hình ảnh con thuyền, dòng nước trong câu thơ Huy Cận lại phó mặc, buông xuôi đến hững hờ. Sở dĩ có sự khác nhau đến như vậy là vì dưới cái nhìn của nhà thơ, dòng sông càng rộng lớn bao nhiêu thì con thuyền càng trở nên nhỏ bé bấy nhiêu. Trên dòng chảy càng mênh mông thì con thuyền càng trở nên cô độc, lẻ loi, đáng thương, đáng tội nghiệp bấy nhiêu. Với thủ pháp đối lập, nhà thơ đã gây được sự chú ý giữa cái hữu hạn của con thuyền và cái vô hạn của dòng sông, giữa cái tôi cô đơn của nhà thơ trước vô hạn mênh mông của cuộc đời. Đến với câu thơ thứ ba ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự đối lập chia lìa hững hờ xa cách giữa thuyền và bến.
" Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã"...
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tiểu đối thuyền về nước lại để diễn tả sự chia ly giữa thuyền và nước. Hai động từ "về" và "lại" xuất hiện trong một câu thơ diễn tả chuyển động ngược chiều, và sự chia lìa giữa "thuyền xuôi - nước ngược", giữa kẻ ở - người đi khiến người đọc cũng cảm nhận cả câu thơ những nỗi buồn, nỗi sầu nhân thế. Nỗi sầu vốn vô hình, trừu tượng nhưng đặt trong không gian trăm ngã bỗng trở nên cụ thể và có tầm vóc lớn lao. Đặc biệt nỗi sầu ấy càng được đẩy lên cao đến đỉnh điểm khi có sự xuất hiện của một hình ảnh rất mới lạ gây ấn tượng mạnh mẽ mà ta hiếm gặp trong thơ xưa:
" Củi một cành khô lạc mấy dòng" ...
Thơ xưa khi viết về thiên nhiên thường lựa chọn những hình ảnh mang vẽ đẹp tao nhã, mỹ lệ mà ít chú ý đến vẽ đẹp thô sợ bình dị, nhưng ở đây, tác giả đưa vào bài thơ của mình hình cảnh cành củi khô trôi nổi. Đây là một chi tiết rất chân thực, rất mới mẻ trong thơ ca lúc bấy giờ, góp phần làm nên vẻ đẹp của bài thơ.
Bằng thủ pháp đảo ngữ, nhà thơ đã đưa hình ảnh "củi" lên đầu câu để dồn sự chú ý về sự đơn độc của cành củi, Đây là cảnh củi không chỉ bé nhỏ (cành) đơn lẻ (một) mà còn là cành củi khô héo, úa tàn. Từ một cây tươi tốt đến một cành củi khô lạc loài, hẳn đã trải qua mấy lần tang thương mưa nắng, đã mấy lần trôi dạt, đổi thay. Thật đáng thương, đáng tội nghiệp biết bao.
Có người nói nếu dòng Tràng Giang là dòng đời thì cành củi khô là một cành củi của thân phận. Hình ảnh củi khiến người đọc liên tưởng đến những kiếp người đang cô đơn lạc lõng giữa dòng đời như thi nhân. Họ là những trí thức yêu nước nhưng mang thân phận nô lệ, phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Họ không biết đi đâu, về đâu khi chưa tìm thấy ánh sáng Cách Mạng cho nên sự tồn tại của họ lúc bấy giờ như thể xác không linh hồn, trôi nổi vô định, vô hướng, lạc loài.
KHỔ 2
Nếu khổ đầu của bài thơ gợi ra nỗi buồn điệp điệp trong sự chia lia, lưu lạc vô định thì đến khổ thơ thứ hai nỗi buồn của thi nhân còn được tô đậm hơn khi nhà thơ ngước nhìn bốn bề trời đất và láng mình trong tiếng chợ chiều như có như không.
Lơ thơ cồn nhỏ chợ mấy hồi
Đâu
"Cồn" vốn đã vắng, "cồn nhỏ" càng vắng hơn lại bị bủa vâ bởi hai từ láy " lơ thơ" chỉ sự thưa thớt, ít ỏi và "điều hiu" gợi sự lạnh lẽo, trống vắng. Ai cũng biết chợ chiều đã vắng, chợ chiều lúc vãn lại càng vắng vẻ, thưa thớt hơn. Chỉ một tư "đâu" bật ra đầy thoảng thốt, hụt hẫng. "Đâu tiếng làng ..." đã gợi lên nhiều cách hiểu khác nhau: hoặc phủ nhận không còn tiếng làng, tiếng chợ hoặc khẳng định tiếng chợ vẵng lại từ xa khiến ta có cảm nhận âm thanh của tiếng làng, tiếng chợ như có như không, như vọng ra từ tâm tưởng của nhà thơ. Càng về sau, hình ảnh thiên nhiên rộng lớn sâu thẵm càng mở rộng vô hạn trước mắt nhà thơ.
" Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu" ...
Không gian trời đất được mở ra ba chiều, khác với không gian hai chiều trong văn thơ trung đại. Nét đối xứng giữa " nắng xuống –trời lên" và "sông dài – trời rộng" đã tạo nên cân đối, hài hòa giữa hai câu thơ.
"Chót vót" vốn là tính từ đặc quyền trong việc diễn tả độ cao, giờ đây vào thơ Huy Cận nó còn tăng thêm khả năng diễn tả chiều sâu. Nhà thơ không dùng "cao" mà dùng "sâu" để diễn tả một không gian hun hút, bao la vô tận. Sâu không những thể hiện chiều dài của đất trời mà còn là chiều sâu thăm thẳm cho một tâm hồn bơ vơ giữa dòng đời.
Với cách dùng từ hết sức độc đáo mới lạ đầy sáng tạo hai câu thơ đã khiến người đọc có cảm giác về một không gian đàn hồi. Nắng xuống tơi đâu thi trời sâu tới đó.
Không chỉ thể hiện sự cô độc giữa cái vô hạn sông dài trời rộng với cái hữu hạn "bến cô liêu" càng làm nổi bật hình ảnh của bến sông. "Bến" là hình ảnh chỉ sự nhộn nhịp đông vui giờ đây diễn tả sự vắng vẻ buồn bả. Ta cảm nhận dường như sự sống ở đây mờ nhạt và bị chùn lấp đi giữa thiên nhiên bao la vô tận. Vì thế hình ảnh cái bến ấy càng trở nên nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương. Bến cô liêu.
*Nếu khổ thơ đầu của bài thơ gợi ra nổi buồn điệp điệp thì đến khổ thơ thứ hai nổi buồn của thi nhân càng được tô đậm hơn. Ta thấy nổi buồn của thi nhân càng lúc càng chất chứa, lắng đọng hơn ở những khổ tiếp theo. Nỗi niềm ấy như hòa vào sóng nước và đưa thi nhân đến với nổi nhớ nhà da diết ở khổ thơ cuối cùng.
III. Kết bài
Bằng những nét nghệ thuật đặc sắc, thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản đối lập các từ láy và các biện pháp tu từ, qua hai khổ thơ đầu của Tràng Giang, Huy Cận đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên sông nước với những bước chấm phá tinh tế và độc đáo. Đồng thời bộc lộ niềm khát khao giao cảm giữa con người với cuộc đời trong tình đất nước, tình nhân loại. Bà thơ cũng là một hồn lửa thiêng, thắp sáng 1 hồn thơ yêu nước tuy thầm kín nhưng thiết tha.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top