Tràng giang
Nếu ai đã từng thưởng thức các sáng tác Huy Cận, ắt hẳn sẽ không thể không nhận ra rằng: trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ ông thường mang nỗi sầu nhân thế và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên vũ trũ. Một trong những thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Huy Cận là bài "Tràng giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông trước Cách mạng. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", mang tâm sự u hoài trước kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời mênh mông, vô định. Bài thơ vừa có đượm nét đẹp cổ điển lại vừa có nét hiện đại, đem đến nhiều yêu mến.
Bài thơ Tràng Giang được Huy Cận sáng tác vào một chiều thu khi ông đang đứng ở bến nhìn ra sông Hồng. Mở đầu bài thơ, hình ảnh sóng nước sông Hồng buồn man mác được tác giả mang vào bài thơ:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về được lại sầu trăm ngã
Củi một càng khô lạc mấy dòng"
Không gian rộng lớn vô tận được mở ra trong những câu chữ đầu tiên, hình ảnh một con sông dài vô tận mênh mông được hình dung ngay trước mắt. Tác giả không dùng "trường giang" mà sử dụng từ "tràng giang" khiến cho con sông không chỉ có chiều dài mà còn có chiều sâu. Sóng thì có bao giờ ngừng, cũng như nỗi buồn có bao giờ ngưng. Sóng thì có bao giờ mệt mỏi mà từ bỏ dồn dập từng đợt vào bờ, nỗi buồn cũng có khi nào từ bỏ ta mà đi. Cụm từ "điệp điệp" cho thấy những cơn sóng cứ dập dồn. Trước cái nhìn đa sầu đa cảm của tác giả, nhưng con sóng cứ như có tâm hồn của con người mà biết buồn "điệp điệp". Con sông dài vô tận đang mang chở nỗi buồn đi khắp nơi, đã thế từ láy "điệp điệp" càng nhấn mạng nỗi buồn một cách mãnh liệt hơn, mang nỗi niềm nhiều tâm sự của thi sĩ.
Trên con sông dài vô tận ấy xuất hiện một con thuyền nhỏ bé đang vô hướng:
"Con thuyền xuôi mái nước song song"
Hình ảnh đối lập giữa cái bao la rộng lớn mênh mông của con sông là con thuyền bé nhỏ, càng làm nổi u sầu của kiếp người nhỏ bé giữa dòng đời càng lớn hơn. "Con thuyền" là hình ảnh tả thực nhưng trước cái nhìn lãng mạn của tác giả con thuyền cũng chỉ là một số phận nhỏ nhoi, vô định giữa thế giới vạn biết này. Hình ảnh con thuyền trước giờ được đưa vào thơ rất nhiều từ cổ chí kim, với cách sử dụng từ ngữ cổ xưa cùng với diệp từ "điệp điệp" càng gợi lên nỗi buồn xa vắng. Cùng với cách sử dụng nghệ thuật tiểu đối giữa ngôn từ "buồn điệp điệp" và điệp từ "nước song song" tạo cho hai câu thơ có nhịp thật chậm rãi, cũng từ đó mà ngậm ngấm nổi buồn dễ dàng hơn.
Đoạn thơ bốn chữ không chỉ gợi lên nổi buồn xa vắng mà còn gợi tả sự chia lìa vô định:
"Thuyền về nước lại sầu trăm ngã"
Thuyền và nước là hai hình ảnh luôn đi cạnh nhau trước giờ, nay thuyền về nước lại. Nổi buồn chia cắt giữa hai cá thể quen thuộc gợi cả trong lòng nhà thơ là sự chia lìa giữa bản thân nhân vậy trữ tình và quê nhà. Nhà là nước, nước trên dòng sông tràng giang thì vô tận, bản thân chỉ là con thuyền nhỏ nhoi, mặc cho nước đưa đẩy mà chẳng bao giờ mới trở về đúng bến. Nổi buồn nay lại được mang lên một cấp độ mới là nổi sầu, buồn là buồn, buồn chỉ đơn giản là vậy. Không như sầu, sầu là chìm đắp trong nỗi buồn mà không có lối thoát. Nay nổi sầu lại được mang vát đi khắp nơi, gieo rắt mội nơi trong tấm lòng là con sông dài tràng giang đâu đâu cũng có nỗi buồn, đâu đâu cũng là nỗi nhớ nhà tha thiết.
Bên cạnh những hình ảnh thân quen sóng nước, con thuyền, con sông, thì trong đoạn thơ cuối nhà thơ mang lại một hình ảnh đầy độc đáo thoát ra khỏi nhàm chán:
"Củi một cành khô lạc mấy dòng"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top