Chương 1: Thời không luân chuyển
" Có một thiên tình sử lưu danh thiên cổ. Có một chuyện tình đã chôn vùi tàn cục nơi tường cung lạnh lẽo. Bầu trời lịch sử đã quên rồi những giấc mộng cũ, nhân thế chảy trôi, thời không lưu chuyển dẫn đến sự hoa lệ này.
Là duyên ngàn năm vẫn tương ngộ,
Là kiếp sao tránh khỏi bi ai..".
*************
Tại chùa Phù Vân trên núi Yên Tử....
" Vạn vật chúng sinh trên thế giới này có thể gặp được nhau là vì tiền duyên chưa dứt...gặp gỡ nhau là để chấm dứt nghiệp báu đã tạo cùng nhau. Nữ thí chủ xin hãy tập trung."Một thiền sư lên tiếng.
Nghiệp báu? Phải, tôi đang tự hỏi bản thân mình rốt cuộc tôi đã làm chuyện ác tày trời gì mà phải chịu phạt như thế này? Ế! Có thể đây chỉ là một giấc mộng đáng ghét... Làm sao có thể chứ! Tiếng chuông, tiếng mõ sống động vậy mà. Hơn nữa, cũng đã tát sưng mặt hai lần rồi! Mơ cái nỗi gì chứ.
Lúc trước xem những bộ phim về xuyên không tôi nghĩ: " Sao có thể lừa gạt người ta như thế chứ? Thời không bộ nói muốn xuyên là xuyên sao?". Còn bây giờ như bạn thấy rồi đấy, tôi đã xuyên không.
Mấy ngày trước, thiền sư Đạo Viên thấy tôi nằm bất tỉnh trước cửa chùa liền cứu tôi vì tôi không có nơi để về nên tạm thời dù có hơi bất tiện tôi vẫn phải ở lại đây. Thiền sư nói với tôi đây là năm Thiên Ứng Chính Bình thứ năm, tức là khoảng năm 1237. Có tin được không chứ? Tôi đang sống ở quá khứ cách đây hơn bảy trăm năm. Tìm mãi cũng không có cách để quay về...Cứ cái đà này tôi chắc phải chết đi rồi đến kiếp thứ bảy gì đó mới mong quay lại thời đại của mình.
" Sư phụ à! Con không phải người ở đây, con muốn quay về nhà, quay lại cuộc sống của con nhưng vẫn không có cách. Người có cách nào không chỉ cho con với được không?".
Thiền sư điềm nhiên đáp:
"Mọi chuyện trên đời vốn dĩ đã được an bài, đừng nên quá cưỡng cầu. Nếu đã đến thay vì lo lắng bất an chi bằng bình an ở lại."
Tôi gật đầu chấp thuận rồi lặng lẽ ra ngoài. Nói thật ở đây cũng chẳng phải có gì không tốt, chỉ là vô tình lưu lạc đến một nơi xa xôi như vậy không người thân, không bạn bè, tất cả chỉ dựa vào bản thân nên cảm thấy vô cùng áp lực. Buổi sáng hôm nay thật tốt, không khí vô cùng trong lành lại thêm có chút se lạnh vì ngôi chùa vốn nằm trên đỉnh núi. Nhìn xuống phía chân núi thật đẹp biết bao với những cánh đồng bát ngát, khói bếp từ những ngôi làng bay trắng xóa nhìn xiết bao mỹ lệ. Nét đẹp hoang sơ làm xao động lòng người như vậy bạn sẽ chẳng thể tìm thấy ở chốn đô thị hoa lệ hiện đại. Đặc biệt bây giờ tôi chẳng còn nghe trưởng phòng la hét mỗi khi nộp bản thảo trễ nữa. Ôi! Tạm biệt cái câu: " Gia Gia, Gia Gia đâu rồi! Cô chết ở đâu rồi hả? Bản thảo của tôi cần đâu?". Nghĩ lại cũng tiếc thật.
" Thôi vậy! Cứ xem như đây là một chuyến đi thực tế hay du lịch gì đó để lấy ý tưởng cho bản thảo mới cũng được mà." Tôi tự nhủ bản thân như thế đấy.
Khoảng buổi trưa, thiền sư đưa tôi xuống núi đến một ngôi làng dưới chân núi, hóa ra thiền sư xin cho tôi ở nhờ nhà của một người dân trong làng vì ở chùa quả thật là bất tiện. Tôi tiễn người ra về rồi yên tâm ở lại. Tôi ở nhà của chị Thắm, chồng chị đã đi tòng quân nên bây giờ chị ở nhà một mình chăm con gái nhỏ...À! Còn có thêm tôi nữa. Hằng ngày tôi giúp chị làm những công việc lặt vặt trong nhà và dạy bé Cá học chữ vì tôi từng nghiên cứu sử học nên những chữ cổ này tôi có thể hiểu được. Nhìn bé Cá và những đứa trẻ trong làng chơi đùa thật nhớ ngày xưa biết bao... Mà tôi cũng đang ở "ngày xưa" đó thôi.
" Em này! Em cho chị hỏi cái này, em đừng nói là chị tò mò nhưng chị thấy giọng nói của em rất đặc biệt không giống với người dân ở vùng này. Còn nữa em đã có chồng con gì chưa nhìn em cũng hơi lớn tuổi rồi đấy! Con gái nhỏ hơn em ở trong làng này đều có ba mặt con cả rồi! ". Chị Thắm hỏi.
" À... Nói sao đây? Em đến từ một vùng đất phía Nam nên giọng nói hơi khác ạ! Em cũng chưa có chồng chị à!". Tôi mỉm cười lại thầm nghĩ: " Mình mới có hai mươi bốn tuổi mà già nỗi gì chứ! Ôi thanh xuân phơi phới!".
Tôi lại nói tiếp:
" Chị nè! Chồng của chị đi lính mấy năm rồi! Có thường về thăm chị và bé Cá không?".
Đôi mắt chị thoáng buồn:
" Không đâu em à! Chồng chị anh Lúa bị điều đi trấn giữ biên ải rồi ! Chắc vài năm nữa mới về!".
Nghĩ lại tự cảm thấy biết ơn ông trời đã cho mình sinh ra ở thời hiện đại, một thời đại nữ quyền bình đẳng. Có thể tự do tùy hứng làm những chuyện mình thích, sống một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Nhưng ở thời đại này, những người phụ nữ này mới khiến chúng ta khâm phục. Họ có thể hy sinh cả tuổi xuân của mình chỉ để lo lắng vẹn toàn tất cả mọi việc và chỉ để...chờ đợi một người dù vẫn biết đó là vô vọng nhưng vẫn hy vọng. Một tình yêu không hào nhoáng như chúng ta thời hiện đại mà nó là một loại tình yêu " giản dị, mộc mạc càng thắm nồng qua năm tháng, thời gian càng lâu càng nặng hai chữ nghĩa tình". Tôi cũng mong mình gặp được một người như thế!.
Tờ mờ sáng hôm sau, tôi cùng bé Cá đi hái sen trong đầm lên chùa dâng hương mong cầu cho bé Cá khỏe mạnh lại cầu cho tôi sớm tìm được cách quay về nhà. Trên đoạn đường lên núi không biết từ đâu ra một cái bóng đen phi con gì đó... như con ngựa. Đúng rồi! Chính là con ngựa, lao thẳng về phía chúng tôi, tôi chỉ kịp ôm lấy bé Cá đang thất kinh té lăn vào bên đường. Người đó dừng ngựa lại, bước xuống đỡ chúng tôi dậy. Vì trời chỉ mới tờ mờ sáng nên tôi không nhìn rõ gương mặt người đó, chỉ thấy vóc dáng cao to vạm vỡ.
" Xin lỗi! Cô nương có sao không?".
Tôi vội vã ôm bé Cá hỏi: " Em có sao không? Có bị thương ở đâu không?".
Cô bé đáp: " Dạ! Em không sao?".
Tôi mới quay lại đáp với anh ta:
" Cảm ơn anh! Chúng tôi không sao? À! Lần sau đừng có phi ngựa nhanh như vậy! Là mạng người đó không phải cây cỏ đâu!".
Tôi dắt bé Cá đi tiếp để lại người đó đứng lặng trong sương sớm. Tôi thầm nghĩ: " Giọng nói cũng mang khí chất của bậc trượng phu vậy mà đừng có nói với mình chỉ vài lời đó là tủi thân rồi nha!".
Chúng tôi lên tới chùa khi ánh mặt trời đầu tiên chiếu rọi qua đỉnh núi.
"Ôi! Một bức tranh đẹp thật huyền diệu và càng huyền diệu biết bao khi con được trở về thời đại của mình. Các Ngài có lắng nghe lời nguyện cầu của con không?" Tôi lại tự cảm thán một mình.
Lúc bé Cá ngồi tụng kinh cùng các sư phụ trong chính điện thì tôi đi loanh quanh trong sân sau vì phong cảnh ở đó rất tuyệt vời. Tôi vô tình bắt gặp thiền sư Đạo Viên đang nói chuyện với một người đàn ông khoảng chừng hai mươi lăm tuổi. Người này vóc dáng bên ngoài cao lớn, gương mặt anh tuấn cùng phong thái đĩnh đạc, khí chất hơn người đoán biết chẳng phải người tầm thường. Tôi vốn chẳng muốn nghe lén chuyện của người khác nên cứ thế lẳng lặng đi qua nào ngờ tôi nghe được một đoạn nói chuyện làm tôi có cảm giác rất quen như đã từng đọc hay nghe ở đâu đó trước đây.
" Ta còn thơ ấu vội mất hai thân. Bơ vơ đứng trên sĩ dân không chỗ nương tựa. Lại suy nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước, thạnh suy không thường, cho nên ta đến núi chỉ cầu làm Phật, không cầu gì khác".
Thiền sư Đạo Viên đáp lại, tôi cũng nhẩm theo câu chữ của thiền sư sắp nói:
" Phật ở trong tâm của Người, đó mới chính là Phật. Người chẳng cần cầu ở đâu xa".
Tôi thản thốt không dám tin vào mắt mình nữa, bây giờ tôi đã biết người đàn ông đó là ai. Đó là vua Trần Thái Tông – Trần Cảnh.
Trời ơi! Cái đầu đất này! Nào là chùa Phù Vân, núi Yên Tử, thiền sư Đạo Viên, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ năm. Bao nhiêu là manh mối quan trọng như vậy mà đến bây giờ mới biết.
Theo sử sách ghi chép vào năm này ông chỉ mới hai mươi tuổi. Nhưng nhìn vị vua đó tôi không thể nào tin được ông chỉ mới hai mươi tuổi, suy đi nghĩ lại, làm vua phải trưởng thành hơn người bình thường là điều tất nhiên vì trọng trách gánh lên vai là hàng ngàn, hàng vạn người chứ không phải là một mình người. Đây chính là người đã bảo vệ dân tộc khỏi chiến tranh hay sao? Đây là người đã mang đến bao phồn thịnh ấm no cho dân chúng hay sao?. Người thật sự đã ghi tên mình vào trong sử sách, lưu danh thiên cổ... nhưng cũng là người chịu bao ấm lạnh khen chê của hậu thế.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top