Phân tích

Sưu tầm: thivien.net (trích)

Năm 1942, trong thời gian bị bắt giam ở Trung Quốc, Bác Hồ đã viết Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là một trong những bài thơ hay của Bác trong tập nhật ký và cũng là một bài thơ hay Bác viết về trăng.

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ! 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nam Trân dịch)

Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm tràng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ.

Hai câu thơ đầu nói lên một cảnh ngộ và một nỗi niềm: lòng bối rối biết làm thế nào trước cảnh đêm nay vì không có rượu có hoa? Nhà thơ tự thấy mình trong, một nghịch cảnh. Trong tù phải chia nước, khẩu phần là lưng bát cháo loãng, phải đắp chăn giấy... thiếu thốn và cay đắng vô cùng. Vậy tìm đâu ra rượu và hoa để ngắm cảnh đêm trăng trong tù. Rượu, trăng, hoa là ba thú tao nhã của thi nhân xưa nay. Câu đầu bài thờ như một lời tự an ủi: Trong tù không rượu cũng không hoa. Trước cảnh đẹp đêm thu, thiếu rượu và hoa, thi nhân băn khoăn, bỗi rối. Đó là tâm trạng, là bi kịch của một thi nhân có tâm hồn thanh cao và giàu tình yêu thiên nhiên:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện.

Hai câu 3, 4 vầng trăng mới xuất hiện. Một cảnh ngắm trăng hiếm có:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nguyên bản tiếng Hán câu thơ là:

Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Câu thơ chữ Hán nào cũng có hai hình ảnh đối chiếu: nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia và điệp từ khán (xem, nhìn, nhòm). Chữ nhân là người, đã biến thành thi gia – nhà thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc. Từ trong ngục tối, người chiến sĩ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Tư thế ngắm trăng ấy rất đẹp, nhừ một cuộc vượt ngục tinh thần. Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ với mối tình tri âm tri kỉ. Hai câu 3, 4 đối nhau, ngôn ngữ, hình ảnh cân xứng, hài hoà. Trăng và nhà thơ, hai gương mặt trong sáng, hai tâm hồn thanh cao dù bị song sắt nhà tù ngăn cách vẫn gần gũi, sâu nặng ân tình. Có thể nói đây là hai câu thơ tả trăng đẹp nhất, độc đáo nhất. Đã mấy ai ngắm trăng qua song sắt nhà tù? Tư thế ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu trăng, biểu lộ một tâm hồn thanh cao, một phọng thái ung dung tự tại. Nó còn biểu lộ khát vọng tự do; từ bóng tối ngục tù hướng về vầng trăng sáng, nhà thơ khẳng định một tâm thế: Thân thế ở trong lao – tinh thần ở ngoài lao.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)  

- Tôn Tiền Tử

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top