Chương 9: Chuẩn đoán bệnh và cách điều trị trầm cảm

Chẩn đoán bệnh trầm cảm như thế nào?

Trầm cảm được chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh, đánh giá mức độ trầm cảm, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 hoặc Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM V.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Bác sĩ sử dụng xét nghiệm để đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và loại trừ các khả năng khác. Một số xét nghiệm chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm:

- Trắc nghiệm tâm lý

- Trò chuyện lâm sàng

3. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh trầm cảm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là nhóm bệnh tâm thần. Do đó, bác sĩ cũng sẽ có những kinh nghiệm và cách thức chuyên môn để xác định đúng tình hình của bệnh nhân.

Cách điều trị trầm cảm

1. Điều trị hóa dược

Là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm hữu ích cho những người bị trầm cảm trung bình hoặc nặng. Chúng thường không được khuyên dùng cho trường hợp trầm cảm nhẹ, vì trầm cảm thể nhẹ có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Các loại thuốc và liều lượng, thời gian điều trị sẽ do bác sĩ chỉ định.

Hiện nay, các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm như: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.

2. Điều trị tâm lý

Điều trị tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm phát huy hiệu quả trong xã hội hiện đại. Các tâm lý gia được đào tạo bài bản các liệu pháp và kỹ thuật để đồng hành hỗ trợ tâm lý với bệnh nhân. Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân dần dần hồi phục trở lại, thoát khỏi sự phiền nhiễu của trầm cảm, mà đó còn là hành trình giúp bệnh nhân hiểu thêm bản thân mình, gia tăng sự tự tin và thích nghi với đời sống hơn.

Các liệu pháp tâm lý phổ biến hiện nay bao gồm:

- Nhận thức & trị liệu hành vi

- Trị liệu nghệ thuật

- Trị liệu gia đình

Tùy vào mỗi cá nhân và câu chuyện của họ mà Tâm lý gia lựa chọn liệu pháp phù hợp.

Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Như bạn biết, môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây trầm cảm, thế nên việc xây dựng một lối sống phù hợp có thể giúp bạn gia tăng "sức đề kháng" của tinh thần.

1. Chế độ sinh hoạt ngừa trầm cảm

Chế độ ăn uống hợp lý ngừa trầm cảm: Người bệnh chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học

- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích

- Tập thể dục đều đặn

- Tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội

- Phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top