Chương 2: Cảm xúc khi bị trầm cảm
Bạn có biết bệnh nhân trầm cảm cảm thấy thế nào? Thế giới của họ ra sao? Không ai nên có những trải nghiệm đó, nhưng mọi người đều cần thấu hiểu để cảm thông hơn.
“Trống rỗng” có lẽ là từ gần nhất để miêu tả cảm giác của bệnh nhân trầm cảm. Đặc trưng của trầm cảm là mất đi hứng thú với mọi thứ, không còn động lực để làm bất kì việc gì, kể cả tồn tại. Chỉ việc thức dậy và ra khỏi giường mỗi sáng cũng là một thử thách đối với họ.
Khoa, 28 tuổi, nhân viên công ty quảng cáo, chia sẻ về trải nghiệm trầm cảm:
"Những ngày ấy thật khủng khiếp. Nếu phải so sánh, tôi nghĩ rằng cảm xúc giống như khi ta vừa mất đi một người thân yêu, có điều nỗi đau thương sẽ không biến mất theo thời gian. Cuộc sống của tôi không còn màu sắc và âm thanh, không còn hình khối, tất cả giống như một bản vẽ hai chiều bằng phẳng. Tôi không thể tìm thấy tiếng nói và cảm xúc bản thân, chỉ mơ hồ nhớ về mình như một điều không thật."
Bệnh nhân trầm cảm còn thường cảm thấy xa cách với những người khác. Họ thu mình lại, không muốn giao tiếp với những người xung quanh. Họ sợ trở thành gánh nặng, sợ bạn bè, người thân mình sẽ rời bỏ mình.
Nguyệt, 26 tuổi, sinh viên y khoa. từng viết về trầm cảm như sau:
"Rất khó để nói cho người "bình thường" biết trầm cảm là như thế nào. Nhưng nếu phải miêu tả tôi thường nhớ đến một kỉ niệm ngày bẻ. Nhà tôi có trồng một cây mận. Cây to đến mức vòng tay ôm không xuể, tán lá sum sẽ đầy sức sống với từng chùm mận nặng trĩu. Nhưng rồi không biết từ lúc nào, những cành mận ấy có một vị khách lạ tới thăm. Đó là một cây tầm gửi.
Dù tôi có căm ghét và cố ngắt những nhánh tầm gửi ấy đi, nhưng chúng không hề biến mất mà ngày càng sum sẽ hơn. Các nhánh cây quần lấy cây mận như con trấn quấn mỗi, bào mòn sức sống từ nó. Cây mận từ từ héo úa, cành lá xa xác, thân cây gầy guộc, tùng lớp vỏ tróc ra tội nghiệp. Tôi biết rằng, nếu không ngăn chặn cây tầm gửi, ngày nào đó cây mận sẽ chết.
Rối loạn trầm cảm cũng thế. Nó hút đi sức sống, nuốt chủng tôi trong những vòng xoáy đen tối sâu thẳm."
Năm 2017, nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh Mĩ Janelia Mould đã ra mắt bộ ảnh siêu thực có tên Melancholy - A Girl Called Depression (U sâu – một cô gái có tên trầm cảm). Cô là một bệnh nhân trầm cảm, dùng nhiếp ảnh như một phương pháp trị liệu.
Bộ ảnh gây ấn tượng mạnh với người xem, giúp họ hiểu được cảm giác của người bị trầm cảm bằng các hình ảnh biểu tượng. Ví dụ như bức ảnh Withering Away (Hẻo tàn) dưới đây, với lời tựa: " Giống như bạn mất đi thứ gì đó nhưng không nhớ đã mất lúc nào và ở đâu. Đến một ngày, bạn nhận ra thủ bị mất là chính bạn.”
Cảm giác của bệnh nhân tựa như rơi xuống vòng xoáy sâu thẳm của cảm xúc. Người rơi xuống cứ mắc kẹt dưới đó với các cảm xúc tiêu cực, không thể sinh hoạt hay giao tiếp với người khác. Họ không thấy có cách nào để thoát khỏi và càng tuyệt vọng hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top