Trải nghiệm kỳ diệu

Ở trong thời đại tràn đầy vật chất dục vọng này, mọi người vì muốn thoả mãn lòng tư dục mà phải bận rộn bôn ba. Không bao giờ để tâm đến chuyện xảy ra chung quanh mình. Trong thời đại tiền trên hết thảy, việc không quan hệ đến mình không bao giờ quan tâm. Tôi chưa từng viết văn. Hôm nay cũng phải miễn cưỡng cầm viết hy vọng rằng đừng để Đại Pháp đi đến trước cửa nhà mà không hay biết rồi mất đi cái cơ duyên hiếm có trong cuộc đời.

Hồi tưởng lại khi tốt nghiệp tiểu học tại Việt Nam. Thầy giáo chủ nhiệm đã ghi lại trong cuốn lưu bút kỷ niệm của tôi rằng “ngẫng đầu, ưỡn ngực bước tới. Số mạng của chúng ta nằm trong tay của chúng ta”. Câu ấy đã trở thành một câu châm ngôn trong đời tôi.

Hôm nay hồi tưởng lại 30 mấy năm đã qua, hầu như số mạng tôi thay đổi tuỳ thuộc hoàn cảnh gia đình. Thời cuộc của xã hội như lục bình trôi dạt trên sông. Chứ số mạng mình hoàn toàn không thể nào nằm trong tay mình. Chưa kể bao năm cực khổ đã sinh ra biết bao bệnh tật, nào là đau lưng nhiều năm triền miên, rồi đau 2 bên bắp vế, sau đau đầu gối, nào suy thận, yếu gan, tất cả những thứ đau đớn này nào là mình muốn đâu! Nhưng nó đã đặt để trong số mạng của tôi. Suy nghĩ lại thì câu châm ngôn ấy đã không đúng đối với tôi.

Năm 2001, trong lần tình cờ đọc được trên báo chính quyền Cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công là một loại khí công tập luyện để thân thể khoẻ mạnh dựa vào 3 chữ Chân – Thiện – Nhẫn. Trong khoảnh khắc tôi đã biết được nguyên do tại sao? Đảng Cộng sản là một khối người chuyên môn nói láo, lật lọng, thì làm sao chấp nhận người khác đề xướng Chân thật. Nếu tất cả Đảng viên cộng sản đều nói Chân thật thì Đảng Cộng sản sẽ không bao giờ tồn tại? Hồi tưởng lại hồi miền Nam Việt Nam mất nước sau khi lọt vào tay cộng sản vài tháng thì chính quyền cộng sản hô hào cam kết Sĩ Quan của chính quyền Tự Do được cộng sản khoan hồng chỉ cần học tập 10 ngày. Sau khi tụ tập lại tất cả rồi lập tức xé bỏ cam kết 10 ngày khiến biết bao nhiêu người bỏ mạng trong trại cải tạo sau nhiều năm hành hạ. Không thông báo người nhà, không cho người nhà lãnh xác mà cũng không cho người nhà biết chôn tại đâu. Đây đâu phải là hành vi của con người! Còn có trại tập chung của Liên Xô, Nhân dân công xã, cách mạng đại văn hoá của Trung Quốc, tàn bạo tại Bắc Hàn, Giết gần nữa dân số toàn quốc tại Cam Bốt (Campuchia). Cộng sản đã giết hơn trăm triệu người trên trái đất này. Pháp Luân Công đề xướng Thiện, thử hỏi nếu Đảng viên Cộng sản đều hướng Thiện thì tội ác tầy trời của Đảng Cộng sản nhờ vào ai thi hành. Không phải cái này khơi dậy sự hiếu kỳ của tôi mà là với thế giới tràn đầy vật chất, con người đang tối đa theo đuổi hưởng thụ nhất là những người trong nước Cộng sản vừa mở cửa cho thị trường tự do kinh tế với mấy chục năm vật chất thiếu thốn. Người sáng lập ra Pháp Luân Công trong một thời gian rất ngắn đã khiến một khối lớn đệ tử dễ dàng rời bỏ danh lợi, kể cả tính mạng mà dám đương đầu với Đảng Cộng sản độc ác này. Họ thuộc nhiều giai cấp trong xã hội, Tiến sĩ, Khoa học, chức quyền cao cấp trong chính quyền Cộng sản có, già trẻ khoẻ yếu đều có, kể cả bần nông trong xã hội, họ đều điên sao? Chức cao lương hậu, kinh tế gia đình vững chắc, mà cũng đành từ bỏ. Vậy có nghiã là trong Pháp Luân Công có cái còn quý hơn vật chất, kể cả sinh mạng của chính bản thân họ.

Vừa đọc “Chuyển Pháp Luân” thì phát hiện đây không phải đơn thuần tập luyện khí công nhằm phục hồi sức khoẻ. Mà là một Pháp môn tu Phật trong người thường chưa hề truyền ra công chúng. Hồi giờ tôi chỉ biết là muốn tu Phật thì phải rời bỏ hồng trần vào chùa xuống tóc đi tu. Hiện giờ trưóc mặt có một cơ hội có thể tu tại người thường thì quả là tuyệt diệu. Đại Pháp là Pháp môn tu luyện “tính mệnh song tu” có nghĩa là vừa phải tu tính (tâm tính) vừa phải tu mệnh (thay đổi bản thể) nhờ 5 bộ công Pháp.

“Là người tu luyện chân chính, chư vị mang theo thân thể có bệnh, chư vị sẽ tu luyện không được, tôi phải giúp chư vị tịnh hoá thân thể. Tịnh hoá thân thể chỉ hạn cuộc cho những ai đến học Công chân chính. Mang theo thân thể nhơ nhớp, thân thể đen bẩn và tư tưởng dơ xấu như vậy, thử hỏi có thể đạt đến lên cao tầng được không?” (Chuyển Pháp Luân)

Sau một thời gian ngắn tập luyện, đột nhiên có một đêm tôi tiêu chảy không ngừng cả chục lần, trọn đêm hoàn toàn không thể ngủ, nhưng lại không thấy mệt mỏi chút nào! Sáng mai vẫn đi làm hầu như hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra đêm hôm qua. Thân thể lại còn cảm giác thoải mái nhẹ nhàng. Sự việc xảy ra thần kỳ như vậy khiến tôi càng có lòng tin đi tiếp trên con đường tu luyện. Sau một thời gian tu luyện, khi tôi hiểu rõ thêm vài Pháp Lý trong “Chuyển Pháp Luân”, thì tôi tự hỏi thâm tâm rằng tôi có thực sự muốn tu luyện hay không? Tôi thật sự có thể buông bỏ chấp trước hay không? Rồi tôi đã chấm dứt mua bảo hiểm sức khoẻ, rời bỏ bác sĩ, từ nay giao thân tôi cho Sư Phụ. Có người thắc mắc rằng sao tôi mê tín vậy. Khi một người chết thì bác sĩ sẽ nói rằng cấp cứu quá trễ. Ung thư phát hiện quá trễ hoặc bệnh tình phát nặng quá nhanh. Thử hỏi những cái yếu tố trễ nhanh này có phải là trời đã định sẵn không. Vậy tôi phó mặc cho trời thì đâu có phải là mê tín. Tôi cũng biết rằng phải có chính niệm, không thể nào một chân đi trên con đường Thần Phật, chân kia lại bám lấy con đường người thường. Sư Phụ thật sự không có lấy của tôi một đồng xu nào (thậm chí tôi chưa có duyên gặp mặt Sư Phụ). Mà chỉ muốn khơi dậy tâm hướng Phật của tôi thôi. Sau này đọc đến câu “Từ bi cứu độ bao nhiêu nhỉ” (Đào thải – Hồng Ngâm II) thì tôi thật sự hiểu rõ khổ tâm của Sư Phụ đối với chúng sinh.

Những ngày đầu khi luyện Công tự nhiên thường chảy nước mắt, trong lòng bồi hồi cảm xúc. Có một cảm giác cô độc thê lương vì lạc đường quá lâu, lại có một cảm giác vui mừng hình như có thể về nhà. Sau vài tuần tập luyện thì bắt đầu cảm giác mạch điện chạy trong cơ thể, mới đầu chỉ cảm giác vài đường điện, nhưng sau một thời gian ngắn thì thật sự trăm mạch đều mở, hàng trăm mạch điện cuồn cuộn chạy khắp thân thể từ đầu đến chân, lại từ chân đến đầu tuần hoàn rất nhanh khi tập công. Chỗ nào thân thể tôi đau nhức thì cảm giác rõ ràng Pháp Luân xoay vòng trong phạm vi ấy, có nơi kéo dài vài ngày, có nơi kéo dài cả tháng, rồi một thời gian sau thì bệnh đau nhức trong cơ thể tôi đã biến mất từ giờ nào tôi cũng không hay biết. Đến một thời gian sau này sẽ không còn cảm giác mạch điện chạy trong người mà trở thành một lực năng lượng (gọi là công) tồn trong toàn cơ thể. Có một ngày, đột nhiên bắt đầu trong tiểu phúc (bụng dưới) có một Pháp Luân lớn hơn từ từ xoay vòng, tôi biết được là Pháp thân của Sư Phụ đã gắn Pháp Luân cho tôi. Trong lúc Pháp Luân xoay, sẽ nẩy sinh một luồng hơi ấm lưu động khắp thân thể, trên mặt hơi ấm lên, tạo thành một cảm giác rất là thoải mái. Sư Phụ từng giảng: “Khi Pháp Luân đã là một bộ phận trong cơ thể các vị, trong lúc Pháp Luân đã thích ứng rồi thì các vị sẽ không cảm giác được hình thức tồn tại của Pháp Luân nữa” (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải). Trong khi ở nơi tôi thì cũng có lúc cảm giác Pháp Luân xoay là khi lúc tôi đói bụng, thiếu ngủ thì sẽ cảm thấy Pháp Luân xoay rồi khoảng 5-10 phút sau đó mặt tôi ấm lên dần, rồi tôi không còn cảm thấy đói bụng hoặc buồn ngủ nữa. Có một lần thần kỳ hơn là răng tôi hư khiến mặt tôi sưng ù lên mà hoàn toàn không đau chỉ cảm thấy có những Pháp Luân xoay vòng tròn chung quanh mặt tôi cả ngày mà không thấy đau nhức. Sư Phụ từng giảng âm nhạc ”Phổ độ” “Đó là toàn bộ quá trình từ tiền sử đến Chính Pháp của Sư Phụ” (Giảng Pháp tại hội sáng tác âm nhạc), nên có nội hàm trong ấy. Mọi lần tôi nghe nhạc Phổ độ đều cảm giác được năng lượng đẩy chạy trong người khiến mặt tôi ấm dần. Sự thật cũng không có gì là lạ đối với đệ tử Đại Pháp, vì Pháp Luân Công là công pháp “Tính mệnh song tu”.

Vào năm 2004 khi tôi lần đầu găp Sư Phụ tại Pháp hội miền Tây Bắc Mỹ (San Francisco). Trước giờ phút Sư Phụ ra giảng Pháp thì đột nhiên Pháp Luân trong bụng dưới tôi xoay cuồn cuồn. Theo sự hiểu biết về Đại Pháp thì trong hội trường đã có một người có một năng lượng trường rất mạnh nên đã thúc đẩy Pháp Luân trong bụng tôi xoay như vậy. Thì ra là Sư Phụ đã vào hội trường trong phút ấy. Sau này trên mạng điện tử còn đọc được bài của một người Mỹ kể lại, suốt thời gian Sư Phụ giảng Pháp, đôi chân đau khớp xương của bà hoàn toàn không cảm thấy đau chút nào.

Đại Pháp là một Pháp môn “Tính mệnh song tu” vậy trong lúc luyện công sẽ thay đổi bản thể. “Đạo gia giảng về nguyên anh xuất thế, Phật gia giảng về thân kim cương bất hoại, còn cần diễn hoá ra rất nhiều các thứ thuật loại khác” (Chuyển Pháp Luân). Trong môn Đạo, bao ngàn năm nay người ta đề cập đến luyện đan. Nếu môn Đạo mỗi ngày luyện công một giờ thì đạt được một giờ luyện đan. Trong lúc đệ tử Đại Pháp có Pháp Luân trong tiểu phúc 24 giờ xoay không ngừng để luyện công. Vậy khi đệ tử Đại Pháp tập luyện một năm thì Đạo sĩ trong các môn khác phải mất 24 năm (nếu mỗi ngày 1 giờ), nếu tu luyện trong Đại Pháp 10 năm thì môn phái khác phải mất 240 năm. Thật sự đệ tử tu luyện trong Đại Pháp sau một thời gian ngắn nhiều người đã có những thay đổi hẳn trong cơ thể. Tôi thật lòng tin rằng trong kiếp người này, Sư Phụ có thể dẫn tôi về nhà (nơi nguyên thần tôi đã từ đó đến đây). Còn chưa kể đến phần Sư Phụ tiêu nghiệp (chất đen) cho đệ tử. Sư Phụ đã tiêu biết bao nhiêu bệnh nghiệp cho đệ tử Đại Pháp. Nên tôi tuyệt đối khẳng định được Đại Pháp thì cách con đường về nhà (trên trời) không xa lắm đâu. Nhưng cũng không hoàn toàn nhờ luyện công như vậy, vì Sư Phụ nói “Công thực sự không phải từ luyện mà có, nó từ tu mà có” “Tâm tính cao bao nhiêu, Công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối của vũ trụ” (Chuyển Pháp Luân ). Nên Đại Pháp phần quan trọng cũng là tu tâm tính. Nếu không tu tâm tính thì luyện công cũng chỉ là tập thể dục thôi. Vì nếu không tu tâm tính thì không có vật chất Đức tồn tại ngoài cơ thể, Sư phụ sẽ không diễn hoá thành Công cho tôi.

Còn về Bộ Công Pháp thứ năm –“Thần Thông Gia Trì Pháp” thì lúc đầu tập luyện hai chân đương nhiên sẽ rất đau. Sư Phụ đã giảng “Tại vì nghiệp lực là từng cục một tiêu đi, tiêu đi một cục chân sẽ thoải mái một ít, một hồi lại ra một cục, chân lại bắt đầu đau” (Chuyển Pháp Luân). Khi bắt đầu tôi luyện bộ thứ năm này thì chân cũng cảm thấy rất đau. Nhưng tôi rất là mừng rỡ vì nghiệp lực đã có nơi thoát ra rồi, dần dần một thời gian sau hoàn toàn không cảm thấy đau mà bắt đầu mình ngả về trước, có lúc ngả về sau. Như Sư Phụ đã giảng “có người khi ngồi đả toạ thân thể cứ ngả về trước. Đó là vì phía lưng thông được tốt, phía lưng rất nhẹ nhàng, phía trước cảm thấy nặng; có người ngả về sau, chính là phía lưng thì nặng, phía trước thì nhẹ. Nếu như chư vị thật sự thông được toàn bộ rồi, như thế chư vị sẽ xóc cất lên, cảm thấy như tự mình có thể nâng người lên, có cảm giác rời khỏi mặt đất. ” Rồi đến một lúc tôi bắt đầu cảm thấy hoàn toàn không chạm mặt đất mà hình như ngồi trong một vật mềm mại, cũng tiếp tục mỗi đêm tập 5 bộ công Pháp. Đến một đêm trong trạng thái tịnh (khác với định ‘không cảm giác’ của tôn giáo khác) đột hiên cảm giác cơ thể hình như dần dần bốc hơi rồi biến mất trong không khí. Tôi còn đang rất tĩnh nghe được tiếng nhạc tập công, tôi thắc mắc cơ thể tôi đâu rồi, trong tình trạng ấy khi tôi nghĩ như vậy thì tôi lại có thể nhìn ngược lại cơ thể mình, hoàn toàn không thấy (ở không gian khác khi thắc mắc, sau một niệm ấy hình như lập tức có câu trả lời) chỉ còn một ý niệm mình còn đang tập công. Cái cảm giác tịnh ấy mỹ diệu vô cùng, khi tất cả mạch đều thông trong cơ thể thì thật sự con người đi bộ cảm giác nhẹ nhàng bay bổng, hình như cơ thể không có trọng lượng, kể cả hơi thở, tim đập hầu như hoàn toàn không có cảm giác được. Cái cảm giác ấy chưa bao giờ có trong cuộc đời tôi, khó có thể diễn tả được sự thoải mái ấy, nó thoải mái đến nỗi tôi không còn muốn một thứ gì trong đời này nữa. Rất tiếc rằng tâm tính tôi tu chưa được tốt lắm nên cảm giác ấy chỉ tồn tại với tôi có một ngày mà thôi. Nhưng đã khiến tôi không bao giờ quên được.

Lại sau một thời gian tu luyện cố gắng buông bỏ chấp trước nhiều hơn khiến tâm dần dần ra khỏi người thường. Khi đang tập bộ công Pháp thứ năm thì đột nhiên tôi thấy từ từ dần dần sáng ở trong trán, rồi sau này thấy đủ màu sắc. Có một đêm thấy nhiều vật xoay trong không gian từ xa bay rất nhanh đến mặt mình. Có một cái vòng xoay đi gần đến mặt rồi từ từ xoay rất chậm, đó là đồ hình của Pháp Luân Công nhưng màu sắc lại khác với màu in trong sách Chuyển Pháp Luân. Sư Phụ từng nói “Không gian tổ thành của thế giới vi quan mới thật sự là trời mà Thần đã nói đến. Vật chất càng nhỏ, càng vi quan, thì bề ngoài cấu thành của nó càng tinh hoa, càng tinh vi” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ quốc). Cái đồ hình Pháp Luân tôi thấy trước mặt màu sắc rất là tươi nét. Sau này tôi còn thấy không gian màu vàng cấu tạo bởi hạt nhỏ li ti, chói lấp lánh, màu vàng lợt pha lẫn với màu vàng đậm khác nhau cũng có thể cấu tạo thành một không gian kỳ diệu đẹp đẽ như thế! Tất cả mọi người chung quanh đều gặp nhau bởi duyên số, tôi đã từng thấy sự an bài như vậy. Không phải chỉ luyện công bộ thứ 5 thì mới thấy, mọi đêm trước khi ngủ mà chưa chìm vào giấc ngủ thì năng lượng chạy khắp cơ thể khiến thân thể cứng ngắc tê dần trong lúc đó cũng có thể thấy được mà mình vẫn còn cảm giác chưa thật sự ngủ. Nhớ đến câu “Tĩnh nhi bất tư – Huyền diệu khả kiến” (Đạo trung – Hồng ngâm). Người thường giải nghĩa dựa theo chữ thì có nghĩa nhắm mắt lại không suy nghĩ (dưỡng thần) thì đâu mà thấy? Sự thật tu luyện nói về cảnh giới tư tưởng trong tâm tính. Người tu họ có công, khi họ nhắm mắt lại không suy nghĩ thì công (năng lượng) bắt đầu khiến cơ thể tê dần đi vào một trạng thái tịnh (tất cả tiếng động chung quanh mình hình như truyền từ xa đến) thì giờ đó sẽ thấy cảnh vật nhưng hơi mờ mờ ảo ảo, tại sao tôi không thể thấy rõ như mắt thường? Thì trong bài Tinh Tấn Yếu Chỉ của Sư Phụ đã có câu trả lời “Thậm chí có người thấy được, cũng thường thấy không rõ, bởi vì chỉ khi không thấy rõ người ta mới có thể ngộ Đạo. Ai thấy được mọi việc rõ như bản thân tham gia trong đó, người đó đã khai Công, và không thể nào tu thêm vì không còn gì để ngộ” (Sao ta không thấy – Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Nhưng tôi cũng không nên chấp trước muốn thấy. Vì khi ra đời tôi đã quen tự nhiên phản xạ dùng mắt thường mà nhìn thấy. Nên khi tôi muốn thấy thì một niệm ấy đã tự nhiên khơi động đến dây thần kinh trong mắt thường, lập tức tôi chỉ thấy màu đen thôi. Sư Phụ giảng: “…từ khi bắt đầu tu luyện, không ngừng thăng hoa hướng lên, không ngừng tống khứ đi tâm chấp trước của người thường, các thứ dục vọng của người thường, Công cũng sẽ không ngừng tăng trưởng lên, sau cùng đi đến bước cuối cùng của tu luyện. ”(Chuyển Pháp Luân). Tu luyện là cảm thấy khổ, cũng rất khó khăn. Đang ở trong người thường, cái tâm người thường lúc nào cũng đột nhiên trồi ra. Nhưng khó khăn cách mấy tôi cũng phải cố gắng vượt qua. Tại vì trong cuộc đời tôi thật rất may mắn được Sư Phụ truyền dạy một phương pháp tu luyện nguyên chỉnh đầy đủ. Chính như Sư Phụ đã viết trong Hồng Ngâm: “Công tu hữu lộ tâm vi kính, Đại Pháp vô biên khổ tố chu”. Tu luyện “Phản bổn quy chân” là bỏ dần hết cái tư tưởng quan niệm tôi đã học hỏi sau khi tôi chào đời, rồi thay thế bằng Đại Pháp (Phật Pháp) – Chân, Thiện, Nhẫn. Khi luyện công tập thể hoặc một mình, có nhiều lần tôi ngửi được mùi đàn hương. Không phải riêng tôi mà có một đồng tu cũng ngửi được. Cái mùi hương ấy thơm êm nhẹ không nặng mùi như mùi đàn hương của tầng người thường. Tôi nghĩ rằng không phải cơ thể người tu luyện phát ra mùi ấy mà trong lúc luyện công, trong trạng thái tịnh, mùi thơm ấy tồn tại của một tầng không gian khác. Sư Phụ giảng “Công năng chỉ là phó sản phẩm của quá trình tu luyện, nó không đại diện cho tầng thứ, không đại diện cho tầng thứ cao thấp của một người, không đại diện cho công lực lớn nhỏ, có người có thể xuất nhiều hơn, có người có thể ra ít hơn. Công năng cũng không phải coi như là thứ chủ yếu tu để mà đi truy cầu mà được. Trong lúc người này phải xác định là họ chân chính tu luyện thì họ mới có thể xuất công năng, không được coi như mục đích chủ yếu để mà tu” (Chuyển Pháp Luân). “Có người thì thực sự không có cảm giác, có người thì đặc biệt nhạy cảm, là không giống nhau. Có cảm giác cũng tốt, không có cảm giác cũng tốt, chỉ cần là người chân chính tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, là người nào cũng không bỏ rơi” (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải). “Công năng bản tiểu thuật. Đại Pháp là căn bản” (Cầu Chính Pháp Môn – Hồng Ngâm I). Nên tôi không nên chấp trước cầu những tiểu thuật ấy mà xa rời cái mục đích chính là tu luyện đạt viên mãn để có thể về nhà. Sự thật tôi đều cảm giác được năng lượng trong cơ thể tôi từng giây từng phút, nhất là trên mặt và 2 lòng bàn tay. Nó đã khiến tôi lúc nào cũng không quên tôi là người tu luyện (đi trên con đường trở thành Thần Phật) phải dùng Chân, dùng Thiện để đối xử người và dùng Nhẫn để kiềm chế chính bản thân mình.

Về mặt tâm tính, Đại Pháp đòi hỏi thân trong người thường mà tâm phải ra khỏi người thường nên tôi đã cố gắng loại bỏ dần dần tất cả chấp trước của người thường để khiến tâm mình rời khỏi người thường. Thật sự tu luyện thường nói đến cảnh giới trong tư tưởng chớ không phải hình thức, cũng như bài Nhẫn “Chịu đựng với tức giận, oán trách hay nước mắt là cái nhẫn của người đời, vốn có nhiều chấp chước. Chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách là cái nhẫn của người tu luyện” (Nhẫn là gì –Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Cái cảnh giới không ở trong người thường thì sao khiến mình tức tưởi? Sư phụ giảng: “Giữa người với người, sinh mệnh với sinh mệnh ở trên cao tầng thứ thì thực sự không có mâu thuẫn, mà đều là đại tự tại” (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải – trả lời giảng Pháp tại Diên Cát) thử hỏi một người sống hoàn toàn không lo nghĩ về bệnh tật, không bị bệnh hành hạ, có cái gì ăn cái nấy, không có chấp trước về mùi vị, hoàn toàn không lo đó là thức ăn có thể bị tiểu đường, bệnh cao huyết áp ……Ngủ ngon giấc, đi nhẹ như bay bổng, không biết nổi giận, không biết uất ức… thì không phải là đại tự tại là cái gì? Đương nhiên muốn đạt đến cảnh giới ấy thì phải có một quá trình tu luyện, buông bỏ chấp trước trong tâm trí sẽ là một quá trình đau khổ, khó qua. Người thật sự tu luyện sẽ hiểu được câu nói của Sư Phụ “Nhọc thân nào đáng mấy, tu tâm mới khó qua” (Khổ kỳ tâm chí -Hồng Ngâm).

Khi trải qua hết những chướng ngại thì con đường về thiên (trời) sẽ cách không xa rồi, từng nghe một câu trong một bài hát “Mộng tỉnh – Meng Xing” đó là “sinh mệnh (nguyên thần) bản là tiên trên trời”. Thật sự tất cả sinh mệnh ở quả đất này đều là tiên từ trên trời xuống. Có câu “Chúng sinh đều bình đẳng” thật sự bất luận là người vàng bạc đầy nhà hoặc một người nghèo mạt, bất luận là người bác sĩ chuyên gia các nghành hoặc là người mù chữ (có thể nghe Pháp), đó là sự khác biệt ở tầng người thường. Trên con đường tu luyện hoàn toàn không có một chút phân biệt gì. Ai có thể “buông bỏ hết tất cả chấp trước, đồng hoá đặc tính vũ trụ “Chân – Thiện -Nhẫn” thì sẽ là người đắc Đạo” (Chuyển Pháp Luân). Đó là một sự an bài công bằng không chút lòng tư. Tu luyện sẽ nẩy sinh ra đại trí, đại dũng. Trí ở đây không phải là trí thức trong người thường mà là trí tuệ thấu hiểu Pháp trong tầng tầng lớp lớp của vũ trụ, là trí tuệ để có thể phân biệt chính tà, vạch rõ tốt xấu. Đại Pháp đã chỉ rõ rằng phù hợp đặc tính vũ trụ “Chân – Thiện – Nhẫn” là tốt, nếu không sẽ là xấu. Mà đại dũng ở đây không phải là nóng nẩy nhất thời, cái ấy chỉ gọi là gan dạ. Trong lúc tà linh Cộng sản tại Trung Quốc bức hại đệ tử Pháp Luân Công, nếu người tu nào rời bỏ hàng ngủ tu luyện thì có thể sinh tồn và vẫn giữ nguyên tất cả vật chất hưởng thụ của người thường. Nếu không thì sẽ tịch thâu (cướp trắng trợn) tất cả tài sản thậm chí uy hiếp đến sinh mạng. Trong lúc có thể lựa chọn có tất cả nhưng phải phục tùng tà ác. Sau khi rất là lý trí suy nghĩ, vô số đệ tử Pháp Luân Công đã thấu triệt Phật PhápVô Biên nên đã lựa chọn có thể mất hết tất cả thậm chí sinh mạng mà vẫn tiếp tục đi trên con đuờng tu để trở thành Thần Phật. Cái lựa chọn này người thường không bao giờ hiểu mà cũng không bao giờ làm được. Đây chính là sự biểu hiện của đại dũng. Sự thật hộ Pháp (Phật Pháp) và Chứng thực Pháp (Phật Pháp) là thiên chức của người tu đi trên con đường trở thành Thần Phật. Còn có cái hàm ý từ bi cứu độ chúng sinh trước khi Pháp Chính nhân gian. Tà linh Cộng sàn bức hại đệ tử Pháp Luân Công đã hơn 7 năm rồi. Chẳng những không tiêu diệt được Đại Pháp. Đại Pháp còn truyền bá quảng đại hơn 78 quốc gia. Đây thật sự là một minh chứng hùng hồn để báo hiệu cho người đời rằng Phật Pháp đang tái hiện thế gian.

Để chấm dứt bài này tôi xin phép tạm dịch lại bài thơ “Mai” trong “Hồng Ngâm II” của Sư Phụ nhằm khuyến khích lẫn nhau nhất là những người còn đứng ngoài cửa Đại Pháp lưỡng lự mà bỏ lỡ dịp may cuối cùng này.

“Trọc thế thanh Liên ức vạn Mai

Gió lạnh nở càng tươi

Ngày đêm mưa tuyết nước mắt Thần Phật

Trông Mai về

Đừng mê việc chấp trước thế gian

Kiên định Chính niệm

Từ cổ đến kim

Chỉ vì một dịp này. ”

Chân thành cám ơn Sư Phụ đã cho đệ tử một Đại Pháp quý báu không bao giờ có thể mua được trên cõi đời này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top