IV. PHẦN PCCC VÀ PCLB (30 CÂU).
Câu 1: Luật PCCC giải thích Đội PCCC cơ sở như thế nào?
A. Gồm những người tham gia hoạt động sản xuất tại cơ sở.
B. Là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại cơ sở.
C. Gồm những người tham gia chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở.
D. Là tổ chức gồm những người quản đốc, tổ trưởng sản xuất, dân phòng tại cơ quan, xí nghiệp.
Câu 2: Luật PCCC quy định những đối tượng nào phải thực hiện Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của mình?
A. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
B. Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
D. Cơ quan, xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ.
Câu 3: Trong lĩnh vực xây dựng, Luật PCCC quy định hành vi nào bị nghiêm cấm?
A. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có thiết kế về PCCC.
B. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về PCCC.
C. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ gần các nhà và công trình công cộng.
D. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có trang bị phương tiện PCCC.
Câu 4: Luật PCCC quy định trong hoạt động PCCC nhiệm vụ nào là chính?
A. Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa làm chính.
B. Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính.
C. Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính.
D. Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính.
Câu 5: Đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy và chữa cháy được qui định tại Điều 2 như thế nào.
A. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trong và ngoài nước.
C. Tất cả các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam.
D. Tất cả các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu 6: Luật PCCC giải thích "Chữa cháy" như thế nào?
A. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác liên quan đến chữa cháy.
B. Gồm các công việc tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy.
C. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, chống cháy lan, cứu người, cứu tài sản.
D. Câu B và C đúng.
Câu 7: Luật PCCC quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy?
A. Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy.
B. Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị Cháy.
C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Luật PC&CC giải thích từ cơ sở như thế nào?
A. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác.
B. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại và doanh trại lực lượng vũ trang có nguy cơ cháy nổ cao.
C. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy cơ cháy, nổ cao.
D. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bênh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang.
Câu 9: Trong Luật phòng cháy và chữa cháy, khái niệm " cháy " được hiểu như thế nào?
A. Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
C. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
D. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.
Câu 10: Luật PCCC quy định khi có cháy yêu cầu nào được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy?
A. Mọi nguồn nước chữa cháy.
B. Mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy.
C. Các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.
D. Mọi nguồn nước và các vật dụng khác.
Câu 11: Nội dung sau đây, nội dung nào thuộc về một trong những nguyên tắc PCCC được quy định trong luật PCCC?
A. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến PCCC phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về PCCC.
B. PCCC là lấy phòng ngừa là chính, đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC.
C. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC.
D. PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan ,tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Câu 12: Theo qui định của Luật PCCC, nhiệ m vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở gồm có 5 nhiệm vụ. Luật quy định nhiệm vụ thứ 5 như thế nào trong các phương án sau đây?
A. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra. Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
B. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
Câu 13: Theo quy định của Luật PC&CC, các cơ sở phải thực hiện các yêu cầu gì về PCCC?
A. Có phương án chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC; có hồ sơ theo dõi quản lý hoạt động PCCC; có biện pháp về phòng cháy; có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở; có lực lượng, phương tiện PCCC.
B. Có phương án phòng cháy chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC.
C. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; máy bơm chữa cháy.
D. Có trang bị xe chữa cháy hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường, ngoài nhà và tiêu lệnh PCCC.
Câu 14: Trong Luật PCCC giải thích "Chất nguy hiểm về cháy, nổ" như thế nào?
A. Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ.
B. Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ.
C. Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ.
D. Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng
Câu 15: Luật PC&CC giải thích Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ như thế nào?
A. Là cơ sở có một số lượng nhất định nguy hiểm về cháy, nổ, theo quy định của chính phủ.
B. Là cơ sở có chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, có khả năng xảy ra cháy lớn.
C. Là cơ sở chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, và được sắp xếp, bảo quản không đảm bảo an toàn về PCCC.
D. Là cơ sở có nhiều chất lỏng dễ cháy, nổ.
Câu 16: Luật PC&CC qui định Trách nhiệm PCCC là của ai?
A. Lực lượng cảnh sát PCCC, UBND các cấp, tổ chức và hộ gia đình.
B. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
C. Ban điều hành tổ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, Đội PCCC cơ sở.
D. UBND các cấp, Chủ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình.
Câu 17: Luật PCCC quy định mọi hoạt động PCCC trước hết phải thực hiện bằng lực l ượng và phương tiện như thế nào?
A. Bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
B. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng Cảnh Sát PC&CC.
C. Bằng lực lượng và phương tiện của cơ sở.
D. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng dân phòng.
Câu 18: Luậ t PCCC quy định về phòng cháy đối với trụ sở làm việc, kho lưu trữ quy định như thế nào?
A. Có phương án chữa cháy,có nội quy, quy định về an toàn PCCC có hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC, có biện pháp về phòng cháy, có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở.
B. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo an toàn PCCC. Có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khi rời nơi làm việc.
C. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo gọn gàng ngăn nắp và phải trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định.
D. Câu 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu 19: Trong các cơ quan, đơn vị dưới đây, cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm trình duyệt dự án thiết kế về PCCC theo quy định của luật.
A. Cơ quan, đơn vị là chủ đầu tư.
B. Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định.
C. Đơn vị thiết kế.
D. Đơn vị thi công.
Câu 20: Luật PCCC qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì?
A. Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt.
B. Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh.
C. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy.
D. Định kỳ tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC.
Câu 21: Khi xảy ra cháy tại mộ t cơ sở mà lực lượng cảnh sát PCCC chưa tới, theo quy định của Luật PCCC, khi có mặt những người sau đây ở đám cháy thì ai là người chỉ huy chữa cháy?
A. Người đứng đầu cơ sở bị cháy.
B. Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở.
C. Tổ trưởng tổ sản xuất.
D. Tổ trưởng tổ bảo vệ.
Câu 22: Các hành vi nào sau đây vi phạm quy định về việc quản lý, bảo quản và sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ?
A. Sử dụng kho, thiết bị chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
B. Sử dụng thiết bị, phương tiện chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ chưa được kiểm tra định hoặc đã hết hạn sử dụng theo quy định. Bố trí, sắp xếp chất nguy hiểm về cháy, nổ không theo từng nhóm riêng theo quy định.
C. Câu A và B sai.
D. Câu A và B đúng.
Câu 23: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là biện pháp cơ bản trong chữa cháy ?
A. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
B. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
C. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
D. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 24: Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện như thế nào?
A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người.
B. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
C. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở.
Câu 25: Lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở có được hưởng chế độ chính sách trong huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy không?
A. Chỉ được hưởng chế độ chính sách khi trực tiếp tham gia chữa cháy.
B. Chỉ được hưởng chế độ chính sách khi trực tiếp tham gia chữa cháy và trong huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ .
C. Chỉ được hưởng chế độ chính sách trong huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của chính phủ.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 26: Lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân là lực lượng nào sau đây?
A. Lực lượng dân phòng.
B. Lực lượng PCCC cơ sở.
C. Lực lượng PCCC chuyên ngành.
D. Lực lượng Cảnh sát PCCC.
E. Tất cả các lực lượng trên.
Câu 27: Đội PCCC cơ sở do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?
A. Người đứng đầu cở sở.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động.
C. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở.
D. Người đứng đầu sơ quan PCCC quản lý cơ sở.
Câu 28: Luật PCCC quy định số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước, số điện thoại báo cháy của nước ta hiện nay là số nào sau đây?
A. 113.
B. 114.
C. 115.
D. 116.
Câu 29: Cơ sở nào sau đây thuộc cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại phụ lục I, Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
A. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 KV trở lên.
B. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
C. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 220 KV trở lên.
D. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 380 KV trở lên.
Câu 30: Hành vi vi ph ạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm về cháy, nổ được áp dụng xử phạt với khung hình phạt tối đa là:
A. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
B. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
C. Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.
D. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top