III. QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH TRONG CÔNG TÁC VẬN HÀNH (50 CÂU).

Câu 1: Thông tư số 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia ban hành ngày:
A.   15/09/2014.
B.   05/11/2014.
C.   28/11/2014.
D.   11/05/2014.

Câu 2: Đối tượng áp dụng của Thông tư số 44/2014/TT-BCT ban hành ngày 28/11/2014 :
A. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia. Đơn vị phát điện. Đơn vị truyền tải điện. Đơn vị phân phối điệ n. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng. Nhân viên vận hành của các đơn vị.
B.   Các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 3: Người ra lệnh là người có quyền ra lệnh thao tác, bao gồm:
A.   Điều độ viên tại các cấp điều độ.
B.   Trưởng ca nhà máy điện; Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 4: Người giám sát là nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ giám sát thao tác, bao gồm:
A.   Điều độ viên phụ trách ca trực hoặc Điều độ viên được giao nhiệm vụ tại các cấp điều độ; Trưởng ca, Trưởng kíp hoặc Trực chính tại nhà máy điện; Trưởng kíp hoặc Trực chính tại trạm điện; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính hoặc người được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển.
B.   Nhân viên trực thao tác được giao nhiệm vụ tại lưới điện phân phối.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 5: Người thao tác là người có nhiệm vụ thao tác thiết bị điện, bao gồm:
A.   Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trạm điện; nhân viên vận hành trực thiết bị được giao nhiệm vụ tại nhà máy điện; nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển; nhân viên trực thao tác được giao nhiệm vụ tại lưới điện phân phối.
B.   Điều độ viên tại các cấp điều độ.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 6: Nhân viên vận hành là người tham gia tr ực tiếp đi ều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp, bao gồm:
A. Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy đ iện; Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm đ iện hoặc trung tâm điều khiển nhóm trạm điện; Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối.
B.   Điều độ viên tại các cấp điều độ.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 7: Thao tác xa là thao tác:
A.   Do nhân viên vận hành tại các cấp điều độ hoặc Trung tâm điều khiển gửi tín hiệu điều khiển từ xa để thay đổi trạng thái hoặc thông số vận hành các thiết bị điện trên đường dây, trạm điện, nhà máy điện qua hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
B.      Do nhân viên vận hành tại trạm, nhà máy điều khiển gửi tín hiệu điều khiển từ xa để thay đổi trạng thái hoặc thông số vận hành các thiết bị điện tại trạm điện, nhà máy điện.
C.   Cả câu a & b.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 8: Cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác trong trường nào?
A.   Xử lý sự cố.
B.   Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 9: Việc viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ phạm vi 1(một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển, thuộc trách nhiệm của đơn vị nào ?
A.   Đơn vị quản lý vận hành.
B.   Cấp Điều độ có quyền điều khiển.
C.   Cả câu a & b.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 10: Việc viết phiếu, duy ệt phiếu và chỉ huy thực hiện phiếu thao tác khi phải phối hợp thao tác thiết bị điện tại nhiều trạm điện, thuộc trách nhiệm của :
A.   Cấp Điều độ có quyền điều khiển.
B.   Đơn vị quản lý vận hành nếu các trạm điện thuộc phạm vi một trung tâm điều khiển.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.
E.  Chọn câu A.

Câu 11: Khi truyền đạt lệnh thao tác bằng lời nói, người ra lệnh phải thông báo rõ họ tên và phải xác định rõ họ tên, chức danh người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được:
A. Ghi âm.
B.   Chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành tại các đơn vị.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 12: Người duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch trong phạm vi 01 (một) trạm điện là:
A.   Trưởng, Phó trạm điện hoặc người được ủy quyền.
B.   Trưởng, Phó trạm điện hoặc Trưởng kíp, Trực chính.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 13: Ng ười duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch trong phạm vi điều khiển của 01 (một) trung tâm điều khiển là:
A.   Trưởng, Phó trung tâm điều khiển; Trưởng ca, Trưởng kíp.
B.   Trưởng, Phó trung tâm điều khiển hoặc người được ủy quyền.
C.   Trưởng ca, Trưởng kíp hoặc người được ủy quyền.
D.   Trưởng kíp hoặc người được ủy quyền.

Câu 14: Phiếu thao tác đột xuấ t thực hiện trong phạm vi 01 (một) trạm điện do đơn vị quản lý vận hành viết, duyệt và được quy định cụ thể như sau:
A.   Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện; Người duyệt phiếu là Trưởng kíp, Trực chính.
B.   Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện.
C.   Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện; Trưởng kíp, Trực chính.
D.   Người viết phiếu là nhân viên vận hành trạm điện; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện; Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ.

Câu 15: Máy cắt cho phép đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt. Thao tác đóng, cắt máy cắt phải thực hiện theo:
A.   Quy định của nhà chế tạo.
B.   Quy trình thao tác thiết bị điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 16: Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng không được gây hư hỏng dao cách ly. Khi thấy xuất hiện hồ quang trong quá trình cắt dao cách ly:
A.   Phải đóng lưỡi dao trở lại.
B.   Tiếp tục nhanh chóng cắt dứt khoát dao cách ly.
C.   Câu a sai & và câu b đúng.
D.   Cả câu A & B đều đúng.

Câu 17: Thông tư số 28/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia ban hành ngày:
A.   15/09/2014.
B.   05/11/2014.
C.   11/05/2014.
D.   28/11/2014.

Câu 18: Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển trong thời hạn bao nhiêu kể từ khi sự cố xảy ra?
A.   08 giờ.
B.   12 giờ.
C.   24 giờ.
D.   48 giờ.

Câu 19: Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra trong thời hạn bao nhiêu kể từ khi sự cố xảy ra?
A.   08 giờ.
B.   12 giờ.
C.   24 giờ.
D.   48 giờ.

Câu 20: Khi sự cố đường dây có cấp điện áp trên 35kV đến 220kV, cho phép đóng lại đường dây bao nhiêu lần?
A.   Không quá 01 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công.
B.   Không quá 02 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công.
C.   Không quá 03 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công.
D.   Không quá 04 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công.

Câu 21: Trong trường hợp nào Điều độ viên được phép khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố?
A. Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, xác nhận đường cáp đủ tiêu chuẩn vận hành hoặc xác định đường cáp bị cắt điện sự cố là do lỗi mạch nhị thứ và đã được khắc phục.
B.   Sau khi phân tích sự cố bảo vệ rơle tác động là do ngắn mạch thoáng qua ngoài phạm vi đường cáp.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 22: Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi:
A.   Đơn vị quản lý vận hành đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện.
B.   Nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát hiện có dấu hiệu bất thường.
C.   Nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác độ ng nhầm.
D.   Nhân viên vận hành báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát hiện có dấu hiệu bất thường.

Câu 23: Hệ thống điện truyền tải vận hành chế độ cảnh báo khi:
A.   Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110% giá trị định mức.
B.   Mức độ mang tải của các đường dây và trạm điện chính trong lưới điện truyền tải trên 90% nhưng không vượt quá giá trị định mức.
C.   Mức độ mang tải của các đường dây và trạm điện chính trong lưới điện truyền tải trên 90%.
D.   Mức độ mang tải của các đường dây và trạm điện chính trong lưới điện truyền tải trên 80%.

Câu 24: Hệ thống điện truyền tải vận hành chế độ khẩn cấp khi:
A.   Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường nhưng nằm trong dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử trong hệ thống điện theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
B.   Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bịđiện đấu nối vào lưới điện truyền tải vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110% giá trị định mức.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 25: Hệ thống điện truyền tải vận hành chế độ cực kỳ khẩn cấp khi:
A.   Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
B.   Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị đấu nối với lưới đ iện truyền tải trên 110% giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 26: Khi truyền tải trên đường dây trên không cấ p đ iện áp trên 35kV đến 220kV vượt mức giới hạn cho phép, Điều độ viên phải xử lý sự cố:
A.   Theo chế độ cực kỳ khẩn cấp.
B.   Theo chế độ khẩn cấp.
C.   Theo chế độ cảnh báo.
D.   Theo chế độ bình thường.

Câu 27: Khi máy cắt đường dây trên 35kV nhảy. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển có đường dây đấu n ối bị sự cố phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
A.   Thời điểm sự cố, tên đường dây và máy cắt nhảy, tín hiệu rơ le bảo vệ tác động.
B.   Đường dây hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố), thời tiết tại địa phương và các thông tin khác có liên quan.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 28: Khi lệnh của Lãnh đạo trực tiếp trái với lệnh của Nhân viên vận hành cấp trên:
A.   Nhân viên vận hành cấp dưới có quyền không thi hành lệnh của Lãnh đạo trực tiếp và báo cáo Nhân viên vận hành cấp trên.
B.   Đưa ra những lý do không chấp hành với Lãnh đạo trực tiếp, nếu Lãnh đạo trực tiếp không chấp thuận thì vẫn thi hành mệnh lệnh sau đó báo cáo lên Nhân viên vận hành cấp trên.
C. Nhân viên vận hành cấp dưới có quyền không thi hành lệnh của Lãnh đạo trực tiếp và báo cáo Nhân viên vận hành cấp trên, trừ trường hợp có nguy cơ đe dọ a đến tính mạng con người và an toàn thiết bị.
D.   Nhân viên vận hành cấp dưới lập tức thi hành lệnh của Lãnh đạo trực tiếp và báo cáo Nhân viên vận hành cấp trên.

Câu 29: Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố chỉ do một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp tác động. Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi:
A. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ của máy biến áp tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục.
B. Việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến ngừng cấp điện một khu vực lớn và nhân viên vận hành kiểm tra, xác nhận không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng, đã được Lãnh đạo Đơn vị quản lý vận hành đồng ý đưa trở lại vận hành.
B.   Cả câu A & B.
C.   Hai câu trên đều sai.

Câu 30: Việc cô lậ p hoặc đưa các rơle bảo vệ và tự động vào vận hành trở lại chỉ được thực hiện khi có mệnh lệnh cho phép của đơn vị nào?
A.   Đơn vị quản lý vận hành.
B.   Cấp Điều độ có quyền điều khiển.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 31: Đơn vị điều độ hệ thống điện quố c gia là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, bao gồm các cấp điều độ:

A.   Cấp điều độ quốc gia; Cấp điều độ miền.
B.   Cấp điều độ phân phối.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 32: Đơn vị quản lý vận hành là tổ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia, bao gồm:
A.   Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện; Đơn vị phân phối điện; Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
B.   Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 33: Quyền điều khiển là:
A.   Quyền thay đổi chế độ vận hành thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
B.   Quyền thay đổi chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
C.   Cả 2 câu a và b đều sai.
D.   Cả 2 câu a và b đều đúng.

Câu 34: Quyền kiểm tra là:
A.   Quyền kiểm tra là quyền nắm các thông tin về chế độ vận hành của thiết bị điện.
B.   Quyền kiểm tra của điều độ cấp trên là quyền cho phép điều độ cấp dưới thực hiện quyền điều khiển.
C.   Quyền kiểm tra của điều độ cấp trên là quyền cho phép điều độ cấp dưới ho ặc Đơn vị quản lý vận hành thực hiện quyền điều khiển.
D.   Quyền kiểm tra của điều độ cấp trên là quyền cho phép CBKT Xí nghiệp thực hiện quyền điều khiển.

Câu 35: Quyền nắm thông tin là:
A. Quyền được nhận thông báo hoặc cung cấp trước thông tin về chế độ vận hành của thiết bị điện không thuộc quyền điều khiển nhưng thuộc quyền kiểm tra.
B.   Quyền được nhận thông báo hoặc cung cấp trước thông tin về chế độ vận hành của thiết bị điện không thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra.
C.   Quyền được nhận thông báo hoặc cung cấp trước thông tin về chế độ vận hành của thiết bị điện không thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra nhưng làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
D.   Quyền được nhận thông báo về chế độ vận hành của thiết bị điện không thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra nhưng làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.

Câu 36: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được nhà máy điện hoặc trạm điện:
A. Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện phải báo cấp điều độ có quyền điều khi ển tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và không phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
B.   Cho phép Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
C.   Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện phải báo cấp điều độ có quyền kiểm tra tiến hành thao tác thiế t bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
D.   Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện không được tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan khi chưa được phép của cấp điều độ có quyền điều khiển.

Câu 37: Các cấp điều độ sẽ thực hiện lệnh điều độ bằng một trong các hình thức sau:
A. Lời nói hoặc chữ viết.
B. Tín hiệu điều khiển, lời nói hoặc chữ viết.
C. Tín hiệu điều khiển, lời nói hoặc văn bản.
D. Tín hiệu điều khiển, lời nói.

Câu 38: Lệnh điều độ bằng lời nói phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, được ghi âm tại các cấp điều độ và lưu trữ trong thời gian:
A. ít nhất 01 tháng.
B. ít nhất 03 tháng.
C. ít nhất 06 tháng.
D. ít nhất 01 năm.

Câu 39: Trường hợp việc thực hiện lệnh điều độ từ nhân viên vận hành cấp trên có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, nhân viên vận hành cấp dưới:
A. Có quyền chưa thực hiện nhưng phải báo cáo với nhân viên vận hành cấp trên.
B. Có quyền không thực hiện.
C. Có quyền chưa thực hiện nhưng phải báo cáo với lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp trên.
D. Có quyền chưa thực hiện nhưng phải báo cáo với Giám đốc Xí nghiệp.

Câu 40: Nhân viên vận hành cấ p dưới có quyền kiến nghị v ới nhân viên vận hành cấp trên khi nhận thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị không được nhân viên vận hành cấp trên chấp nhận thì:
A.   Vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và phải ch ịu trách nhiệm về hậu quả.
B.   Có quyền không thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
C.   Vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
D.   Có quyền không thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về hậu quả.

Câu 41: Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên miền bao gồm:
A.   Điều độ viên phân phối tỉnh trong miền.
B.   Trưởng ca nhà máy điện (trực tại nhà máy điện hoặc tại trung tâm điều khiển nhà máy điện) thuộc quyền điều khiển; Trưởng kíp trạm điện (trực tại trạm điện hoặc tại trung tâm điều khiển trạm điện) thuộc quyền điều khiển.
C.   Cả câu A & B.
D.   Hai câu trên đều sai.

Câu 42: Nhân viên vận hành cấp trên có quyền:
A.   Thay đổi nhân viên vận hành cấp dưới khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy họ không đủ năng lực vận hành hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy chuẩn, điều lệnh vận hành.
B.   Đề nghị lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới thay thế nhân viên vận hành này khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy họ không đủ năng lực vận hành hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy chuẩn, điều lệnh vận hành.
C.   Đề nghị lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới thay thế nhân viên vận hành này khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy họ vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy chuẩn, điều lệnh vận hành.
D.   Các câu trên đều sai.

Câu 43: Lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới:
A.   Không có quyền thay đổi lệnh điều độ khi chưa được sự đồng ý của nhân viên vận hành cấp trên.
B.   Không có quyền thay đổi lệnh điều độ khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp trên.
C.   Không có quyền thay đổi lệnh điều độ khi chưa được sự đồng ý của nhân viên vận hành cấp trên, trừ trường hợp lệnh điều độ đe dọa đến tính mạng con ng ười hoặc an toàn thiết bị.
D.   Các câu trên đều đúng.

Câu 44: Khi lệnh của lãnh đạo trực tiếp trái với lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên thì nhân viên vận hành cấp dưới:
A.   Thi hành theo lệnh của lãnh đạo trực tiếp.
B.   Thi hành theo lệnh của lãnh đạo trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm.
C.   Thi hành theo lệnh của lãnh đạo trực tiếp và phải chịu trách nhiệm.
D.   Có quyền không thi hành và thông báo lại với nhân viên vận hành cấp trên, trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị.

Câu 45: Theo nội qui trực vận hành không được có mùi rượu bia: Nhưng khi người giao ca trực thấy người nhận ca có mùi rượu bia thì anh xử lý như thế nào?
A. Vẫn tiến hành giao nhận ca.
B. Vẫn tiến hành giao nhận ca nhưng báo với Trưởng trạm (Trưởng đơn vị) biết.
C. Không giao ca.
D. Không giao ca và đồng thời báo cho Trưởng trạm biết.
Câu 46: Nếu phát hiện thứ cấp máy biến dòng (CT hoặc TI) bị đứt thì phải:
A. Tách biến dòng ra khỏi vận hành.
B. Vận hành bình thường và thường xuyên theo dõi.
C. Chuẩn bị vật tư và tách ngay ra khỏi vận hành để thay thế.
D. Tìm cách nối tắt ngắn mạch ở đầu ra máy biến dòng, nếu không thực hiện được thì phải tách biến dòng ra khỏi vận hành.

Câu 47: Trong vận hành máy biến áp khi nhiệt độ dầu tăng cao quá mức giới hạn thì:
A. Kiểm tra phụ tải máy biến áp và nhiệt độ độ môi trường làm mát.
B. Lập tức cô lập MBA.
C. Kiểm tra phụ tải máy biến áp và nhiệt độ độ môi trường làm mát, kiểm tra tình trạng thiết bị làm mát.
D. Yêu cầu Điều độ Công ty giảm tải để giảm nhiệt độ dầu của MBA.

Câu 48: Trường hợp nào sau đây cho phép vận hành song song 02 máy biến áp lực?
A. Cùng tổ đấu dây, tỉ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5%, điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ±10% và hoàn toàn đồng vị pha.
B. Cùng tổ đấu dây, tỉ số biến áp bằng nhau hoặc tỉ số biến áp chênh lệch không quá 1%, điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ±10% và hoàn toàn đồng vị pha.
C. Cùng tổ đấu dây, tỉ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 1%, điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ±10% và hoàn toàn đồng vị pha.
D. Tỉ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5%, điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ±10% và hoàn toàn đồng vị pha.

Câu 49: Trong vận hành, máy biến áp 110kV được phép vận hành quá tải 5% trong thời gian bao lâu?
A. Lâu dài.
B. 5 giờ.
C. 4 giờ.
D. 6 giờ.

Câu 50: Khi thực hiện thao tác đóng máy cắt 131 không thành công, nhân viên vận hành cần phải kiểm tra nội dung nào sau đây?
A. Kiểm tra khoá F25 trên tủ điều khiển, giải trừ F86 và kiểm tra các áptômát AC, DC tại tủ nội bộ máy cắt.
B. Kiểm tra khoá remote/local và tích năng lò xo máy cắt. C. Kiểm tra và áp lực khí SF6 của máy cắt.
D. Cả câu a, b và c.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thi