trac nghiem+giai thich mon kiem toan

4.13. Bốn mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ (bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý) luôn là thể thống nhất và hòa hợp.

TL : SAI

GT : 4 mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ đôi khi mâu thuẫn với nhau như tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hay cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy.

4.14. Doanh nghiệp TNHH Nhà nước 1 thành viên để đảm bảo tiết kiệm chi phí quản lý đã giảm thiểu tối đa bộ máy quản lý bằng cách kế toán kiêm nhiệm làm thủ quỹ của công ty.

TL : SAI

GT : vì theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm quy định: sự cách li thích hợp về trách nhiệm trong các nhiệm vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hành.

4.13. Ủy ban kiểm soát của các công ty chỉ bao gồm các thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức vụ quản lý.

TL : SAI

GT : vì ủy ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị bao gồm những thành viên của hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.

4.14. Khi tiến hành các cuộc kiểm toán của đơn vị kiểm toán độc lập thì kiểm toán viên phải tìm hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán.

TL : ĐÚNG

GT : vì phải hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán thì kiểm toán viên mới ước lượng được rủi ro kiểm toán của cuộc kiểm toán.

4.15. Các đặc thù về quản lý đề cập đến các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động doanh nghiệp của nhà quản lý. Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và các tổ chức kiểm soát trong doanh nghiệp.

TL : ĐÚNG

GT : Bởi vì chính các nhà quản lý đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng tại doanh nghiệp.

4.16. Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt.

TL : ĐÚNG

GT : Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo 1 hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ doanh nghiệp. Do đó sẽ góp phần tạo môi trường kiểm soát tốt.

4.17. Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

TL : SAI

GT : Không chỉ vậy mà còn làm cơ sở cho việc xác minh phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.

4.18. Một hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế hoàn hảo sẽ ngăn ngừa, phát hiện được các sai phạm.

TL : SAI

GT : Mỗi hệ thống kiểm soát nội bộ dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Đó là những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ.

4.19. Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc 1 cấp cao và có quyền hạn tương đối rộng rãi, hoạt động độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra.

TL : ĐÚNG

GT : Vì bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc 1 cấp cao để không giới hạn phạm vi hoạt động của nó, đồng thời hoạt động độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan.

4.20. Bước nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù trong quá trình kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát cần thiết phải xem xét mọi quá trình kiểm soát.

TL : SAI

GT : Không cần phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểm soát.

4.21. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập trong đơn vị.

TL : ĐÚNG

GT : Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.

4.22. Kiểm toán nội bộ không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.

TL : SAI

GT : Bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ. Bộ phận này hoạt động hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được thông tin kịp thời và xác thực vể các hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.

5.11 : Chiến lược kiểm toán là những định hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên những hiểu biết của kế toán viên về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và trọng trong cuộc kiểm toán.

TL : Sai

GT :  … hiểu biết của kiểm toán viên …

5.12: Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu báo cáo tài chính

TL : Sai

GT : Vì đó là việc phân tích ngang.

5.13: Ở tất cả các cuộc kiểm toán thì đều phải đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán :

TL : Đúng

GT : Vì qua đó có thể lập được một kế hoạch kiểm toán hợp lý, tính trước được rủi ro và chi phí.

5.14: Để giảm bớt chi phí thì các công ty kiểm toán thường có một chương trình kiểm toán chung cho tất cả khách hàng

TL : Sai

GT : Vì mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau về hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh, mục đích sử dụng kết quả kiểm toán, … nên công ty kiểm toán phải có những chương trình khác nhau cho mỗi cuộc kiểm toán

5.15: Ước lượng ban đầu của kiểm toán viên về tính trọng yếu và số lượng bằng chứng phải thu thập có mối quan hệ tỉ lệ nghịch

TL : Đúng.

GT : Vì giả sử ước lượng mức trọng yếu càng thấp thì tức là độ chính xác của các số liệu trên bác cáo tài chính càng cao, nên số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều.

5.16: Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán cần thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm để có cái nhìn khách quan và trung thực đối với khách hàng

TL : Sai.

GT : Vì công ty kiểm toán cần tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm (do kiểm toán viên sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang được kiểm toán)

5.17: Việc lập kế hoạch kiểm toán chỉ nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán

TL : Sai.

GT : Vì lập KH kiểm toán ko chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán, cho cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng.

5.18: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên nên xác định các bên liên quan tới khách hàng và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này

TL : Đúng.

GT : Vì nó giúp KTV bước đầu dự đoán được các vấn đề có thể phát sinh giữa các bên liên quan để lập kế hoạch kiểm toán.

5.19: Xem xét tính liêm chính của Ban giám đốc công ty khách hàng không phải là vấn đề được ưu tiên trong việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

TL : Sai.

GT : Vì nó đóng vai trò rất quan trọng vì Ban quản trị có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc giấu diếm các thông tin dẫn tới sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.

5.20: Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán viên có thể gặp phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về thông tin tài chính và đó là những sai sót nghiêm trọng.

TL : Đúng.

GT : Theo định nghia của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25

B.Câu hỏi đúng sai :

6.11/ Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kĩ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập cơ sở dẫn liệu.

TL :  Sai.

GT : Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán.

6.12/ Quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán thể hiện rõ chức năng xác minh của kiểm toán.

TL :  Đúng.

GT : Vì quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các kỹ thuật thích ứng để thu thập bằng chứng kiểm toán từ đó đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính.

6.13/ Thủ tục kiểm soát được thực hiện trước khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực.

TL :  Sai.

GT : Vì thủ tục kiểm soát được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực.

6.14/ Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá cao thì chỉ cần triển khai các trắc nghiệm đạt yêu cầu.

TL :  Sai.

GT : Vì trong mọi trường hợp cùng với trắc nghiệm đạt yêu cầu đều phải sử dụng các trắc nghiệm độ tin cậy ( độ vững chãi). Trắc nghiệm độ tin cậy chỉ ít dần đi khi hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá cao chứ không được bỏ qua.

6.15/ Trong từng trường hợp cụ thể, kiểm tra hệ thống chỉ áp dụng 1 biện pháp cụ thể riêng rẽ phù hợp với nó nhằm giảm chi phí.

TL :  Sai.

GT : Cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp vì 1 biện pháp kĩ thuật cụ thể riêng rẽ thường không có hiệu lực và không thể đáp ứng được yêu cầu đầy đủ và tin cậy của bằng chứng kiểm toán.

6.16/ Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận thức trực diện về đối tượng kiểm toán và qua đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy.

TL :  Đúng.

GT : Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận thức trực diện về đối tượng kiểm toán và qua đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy khi kiểm toán viên trực tiếp quan sát hiện trường.

6.17/ Cách thức tiếp cận hiệu quả nghiệp vụ thường xuyên là trắc nghiệm đạt yêu cầu.

TL :  Sai.

GT : Vì đối tượng của loại nghiệp vụ này là tiền mặt, các khoản thanh toán, hàng tồn kho…do đó nếu hệ thống kiểm soát nội bộ không tốt, các lạo nghiệp vụ này dễ xảy ra sai sót, gian lận.Vì vậy cách thức tiếp cận hiệu quả loại nghiệp vụ này phải là trắc nghiệm độ tin cậy trong trắc nghiệm nghiệp vụ.

6.18/ Báo cáo về những chênh lệch kiểm toán cần được thực hiện cho ban giám đốc bởi kiểm toán viên trong những thời kỳ định kỳ (quý, tháng).

TL :  Sai.

GT : Vì báo cáo về chênh lệch kiểm toán chỉ được thực hiện khi kiểm toán viên:

- Phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.

- Phát hiện 1 điểm yếu quan trọng hoặc 1 khía cạnh phải báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Phát hiện ra sai phạm cố ý.

- Tin rằng có tồn tại sai phạm.

6.19/ Trong thực hành kiểm toán, trắc nghiệm trực tiếp số dư kết hợp với trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc nghiệm công việc để hình thành các thủ tục kiểm toán chi tiết.

TL :  Đúng.

GT : Mối quan hệ ấy được cụ thể hóa hơn bởi công thức :

Thủ tục kiểm tra chi tiết = Trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc nghiệm công việc + Trắc nghiệm trực tiếp số dư

6.10/ Kiểm toán viên có nhiệm vụ phải phát hiện khả năng có hành vi phạm pháp của khách thể và mức độ của tính vi phạm ấy.

TL :  Sai.

GT : Bởi xác định tính phạm pháp về mức độ thường vượt quá khả năng nghề nghiệp của kiểm toán viên.

7.11. Ý kiến tùy thuộc của kiểm toán viên thường liên quan đến các sự kiện xảy ra ở quá khứ.

TL : Sai

GT : Vì liên quan đến có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên.

7.12. Ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là sự đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ sự sai sót nào trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

TL : Sai

GT : Vì chỉ đảm bảo báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu, có thể có những sai sót nhưng là không trọng yếu

7.13. Thư quản lý nhất thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

TL : Sai

GT : không nhất thiết phải đính kèm

7.14. Sau khi báo cáo tài chính được công bố phát hiện ra những sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính vào thời điểm ký báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

TL : Sai

GT : Về mặt hình thức thì kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm nhưng thực chất kiểm toán viên vẫn phải cân nhắc việc phát hành lại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và điều này cần được thảo luận với thủ trưởng đơn vị.

7.15. Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới báo cáo tài chính.

TL : Sai

GT : Vì yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, thường liên quan đến những sự kiện xảy ra trong tương lai nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên nên không biết mức độ nghiêm trọng của nó đối với báo cáo tài chính.

7.16. Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của công ty kiểm toán theo từng cuộc kiểm toán.

TL : Sai

GT : Theo từng năm (GT/167)

7.17. Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên.

TL : Đúng

GT : GT/174

7.18. Trong trường hợp có từ hai công ty kiểm toán cùng thực hiện cuộc kiểm toán thì báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được ký bởi giám đốc hoặc người ủy quyền của cả hai công ty kiểm toán theo đúng thủ tục.

TL : Đúng

GT :

7.19. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được trình bày bằng văn bản.

TL : Đúng

GT : Vì trong trường hợp đơn giản, khi kiểm toán báo cáo tài chính cho 1 cá nhân nào đó và họ không cần có kết quả kiểm toán bằng văn bản.

7.10.Khi phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn thì kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

TL : Sai

GT : có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận.

1.       Lý do chính của kiểm toán BCTC là nhằm đáp ứng các yêu cầu của pháp luật?

TL : Sai.

GT : Vì chỉ kiểm toán tuân thủ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Mục đích của KT TT là xem xét việc tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc, các quy định pháp lý của NN, CQ có thẩm quyền.

2.       Một KTV cần tỏ ra độc lập để duy trì sự tin cậy của công chúng?

TL : Đúng

GT : Để thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin, nhằm xác nhận và báo cáo đúng với các chuẩn mực kiểm toán.

3.       Kiểm toán của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp là kiểm toán tuân thủ?

TL : Đúng.

GT : Vì kiểm toán của cơ quan thuế là xem xét việc tuân thủ các thủ tục, nguyên tắc, các qđịnh pháp lý của NN.

4.       Doanh nghiệp có thuê kiểm toán và nhờ KTV làm hộ BCTC không?

TL : Sai.

GT : Vì không có tính độc lập

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: