CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP, TUẦN HOÀN

1. Nguyên tắc của ép tim ngoài lồng ngực:

1. Ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng áp lực mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới xương ức.

2. Tim được ép giữa xương ức ở phía trước và xương sống nằm ở phía sau

3. Kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập.

4. Ép tim thường có hiệu quả sau mười phút.

a. 1,2 đúng b. 1,2.3 đúng c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng

2. Mục đích của cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

1. Ðể ngăn chặn sự thiếu Oxy não.

2. Ðể duy trì sự thông khí và tuần hoàn 1 cách đầy đủ.

3. Hồi sức tim phổi là một điều trị cấu cứu trong bất cứ một tình huống nào khi mà não không nhận đủ oxy

4. Bệnh nhân nên bắt đầu được hô hấp nhân tạo bởi hai thổi khí chậm, mỗi cái đạt hiệu quả làm lồng ngực căng lên.

a. 1,2 đúng b. 1,2.3 đúng c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng

3. Vị trí ép tim ngoài lồng ngực:

a. 1/3 trên xương ức b. 1/3 dưới xương ức

c. 1/3 giữa xương ức d. Bên trái lồng ngực

e. Bất kỳ vị trí nào trên xương ức nếu thuận tiện cho cấp cứu viên

4. Mục tiêu quan trọng nhất và đầu tiên của hồi sức tim phổi là ngăn được tổn thương không hồi phục do thiếu oxy tại:

a. Não b. Tim c. Phổi d. Gan e. Thận

12. Phương pháp thổi ngạt thường được áp dụng trong những trường hợp nào:

a. Khi bệnh nhân ngưng thở b. Khi bệnh nhân ngưng tim

c. Khi bệnh nhân bất tỉnh d. Khi bệnh nhân bất tỉnh, ngừng tim nhưng còn thở

e. Khi bệnh nhân bất tỉnh, ngừng thở nhưng còn mạch

13. Khi cần truyền 500 ml dịch với tốc độ 40 giọt/phút thì thời gian truyền khoảng:

a. 1 giờ b. 2 giờ c. 3 giờ d. 4 giờ e. 5 giờ

14. (A) Khi cấp cứu cho trẻ sơ sinh bị ngừng hô hấp thì không cần dùng tay để bịt mũi vì (B) Mũi của trẻ nhỏ, không khí khó ra ngoài khi thổi ngạt

a. A, B đúng; A, B có liên quan nhân quả

b. A, B đúng; A, B không liên quan nhân quả

c. A đúng B sai. d. A sai, B đúng e. A sai, B sai

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top