Test Reply [Galaxy_Team]

I. Lí thuyết:

Câu 1: Reply là gì? Theo bạn mảng reply có vai trò như thế nào trong team?

- Reply, nói một cách đơn giản là trả lời, hồi đáp những giải đáp, thắc mắc câu hỏi của mọi người hoặc một khách hàng nào đó. Đây là môt thuật ngữ được sử dụng nhiều trên Internet. Đặc biệt là trang mạng xã hội facebook với mục đích là trả lời và hồi đáp những chia sẻ nhận xét hay chỉ đơn giản là trả lời một câu hỏi trên thư điện tử cá nhân hay bất cứ một thông tin nào trên mạng.

- Theo cá nhân tớ, mảng reply đóng một vai trò rất quan trọng trong một team. Bởi vì, những replier không chỉ giải đáp thắc mắc của người hỏi về một thông tin nào đó trong các shop; họ còn đưa ra những lời tư vấn, cung cấp những nguồn năng lực đến người hỏi mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, họ còn là đại diện đứng lên bảo vệ danh dự cho team mỗi khi nhóm bị bôi nhọ hoặc bị bốc phốt, là người quản lí, phụ giúp boss trong các kì tuyển member hoặc các công việc khác.

Câu 2: Reply-er cần có những phẩm chất gì?

- Bản thân tớ vừa mới tiếp xúc với nghề chưa được một tháng nên vẫn còn nhiều sai sót. Nhưng qua một thời gian làm quen, tớ nghĩ một reply-er cần có những phẩm chất sau:

   + Thái độ phục vụ với khách hàng lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Biết cách ăn nói làm hài lòng người nghe

   + Không sử dụng teencode trong khi trò chuyện với khách hoặc trả lời comment nào đó

   + Phải có trách nhiệm với công việc của mình, có kĩ năng sống và khả năng giải quyết vấn đề tình huống tốt

   + Khả năng giữ bình tĩnh và kiềm chế tốt

Câu 3: Theo bạn, khó khăn trong công việc này là gì? Biện pháp khắc phục khó khăn đó của bạn là như thế nào? Nó có hiệu quả không? 

- Theo bản thân tớ khi làm công việc là một Reply-er, tớ gặp khá nhiều khó khăn ngay lúc ban đầu tiếp xúc. Đầu tiên là khả năng nói chuyện thuyết phục của tớ không được hoàn hảo cho lắm, hoặc đôi khi tớ lại dễ gây người khác hiểu lầm khi dùng câu từ hơi khó hiểu một xíu. Nhưng sau đó, nhờ sự tư vấn của bạn bè cùng với thời gian luyện tập trong các team khác cùng một nhiệm vụ, tớ cũng hoàn thiện bản thân và được khá nhiều lời đánh giá khen ngợi. Thứ hai là về cách giải quyết của tớ, nhiều lúc nó chỉ phù hợp với bản thân mà áp dụng với người khác lại không được. Tại tớ nghĩ, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người một suy nghĩ khác nhau nên cùng một vấn đề vẫn có nhiều cách khác nhau. Gặp trường hợp đó, tớ thường thử đặt bản thân vào tình huống của khách hàng, sau đó tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh cũng như vướng mắc của họ, từ đó đề xuất nhiều phương án thích hợp. Và sau một thời gian như trên, nó cũng có hiệu quả, yay!

II. Thực hành:

Câu 1: Có một khách hàng không thích cách rep của bạn. Bạn sẽ làm gì?

- Bản thân tớ là một người rất dễ tính, và cũng không hoàn hảo. Tớ sẽ hỏi bạn ấy về những thiếu sót, khuyết điểm của tớ trong cách trả lời với bạn, từ đó tự hoàn thiện bản thân mình hơn. Bị người ta không thích, tớ cũng cảm thấy khá buồn, nhưng tớ vẫn coi đó là một lời đánh giá không tốt. Có như thế, tớ mới lắng nghe thêm ý kiến từ nhiều người, và dần dần cải thiện.

Nhưng giả sử bạn ấy vẫn không hài lòng với cách rep mới mà tất cả mọi người đều chấp thuận, tớ sẽ nhờ boss đổi một bạn Reply-er mới phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng đó

Câu 2: Theo ý kiến của bạn thì giáo viên có nên dùng các hình phạt cho học sinh ở trường không? Vì sao? Nếu bạn là giáo viên khi thấy học sinh phạm lỗi, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

- Theo ý kiến cá nhân, giáo viên nên dùng các hình phạt cho học sinh ở trường. Người xưa có câu: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" quả không sai. Những hình phạt đề ra luôn được xem xét kĩ lưỡng trước khi áp dụng với học sinh, và đảm bảo công bằng cho cả tập thể chứ không thiên vị một ai. Và đó cũng là động lực giúp học sinh nhận ra lỗi lầm của bản thân và không dám tái phạm nữa. Tuy vậy, không được lạm dụng những hình phạt quá nhiều, hoặc dùng những hình phạt không đúng với lỗi lầm gây ra khiến học sinh bị xâm phạm cả về thể chất và tinh thần. Khi ấy đó sẽ thành bạo lực học đường, và học sinh có quyền kiện cáo nhà trường về điều đó; rốt cuộc cả đôi bên đều không giải quyết được vấn đề gốc mà càng khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn thôi.

- Trong tương lai, nếu tớ là giáo viên và thấy học trò của mình gây rắc rối hoặc phạm lỗi gì đó, đầu tiên tớ sẽ nhẹ nhàng gọi em ấy ra nói chuyện riêng, từ tốn giải thích những chỗ sai cho em ấy hiểu về hành động đó và cảnh cáo lần đầu. Nếu học sinh ấy vẫn còn tái phạm quá nhiều lần, tớ sẽ liên hệ với gia đình em ấy để trao đổi về sự việc, xem xét mức độ nặng hay nhẹ của lỗi đó và đưa ra những hình phạt phù hợp (miễn không xâm hại đến những điều cấm kị và được phụ huynh em ấy chấp thuận, nếu không tớ sẽ đổi hình phạt khác). Giả sử em ấy còn tiếp tục làm như thế, tớ sẽ thẳng thừng liên hệ với Ban Giám Hiệu nhà trường để xử lí tội trạng theo quy định của Nhà trường. 

[Bản thân tớ cũng có ước mơ làm giáo viên tương lai, nếu câu trả lời này không được tốt cho lắm mong mọi người góp ý thẳng thừng để tớ hoàn thiện hơn, tớ cảm ơn]

Câu 3: "Tớ năm nay lớp 12, đang ôn thi vào Đại học. Tớ phải đi học suốt ngày, bố mẹ thì đặt quá nhiều kì vọng. Tớ cảm thấy mệt mỏi". 

Nếu bạn là bạn của nhân vật trên, bạn sẽ làm gì để giúp bạn ấy?

- Đầu tiên, tớ sẽ khuyên nhủ bạn ấy nên kết hợp giữa việc học và các việc khác, ví dụ nghỉ ngơi. Đừng nên ép bản thân học quá nhiều, ghi nhớ quá nhiều thứ cùng một lúc vì điều đó càng khiến mọi thứ trở nên mệt mỏi hơn. Sau đó tớ sẽ đề xuất về các hoạt động bạn ấy có thể làm khi giải trí như giải câu đố, chơi game, nghe nhạc, chơi thể thao ... cũng như khuyên bạn ấy đừng thức đêm nhiều quá Đó cũng là một cách giúp não bộ rèn luyện trí nhớ tốt hơn, đồng thời bạn cũng có thể giải tỏa hết những cơn mệt mỏi trong người. 

- Một phương án khác tớ có thể đề xuất là bạn có thể bày tỏ nỗi niềm của bạn cho ba mẹ nghe, dành một buổi rảnh rỗi ví dụ bữa cơm gia đình chẳng hạn, hoặc bạn có thể ghi nhật kí (dù mình biết việc ba mẹ đọc nhật kí của con cái mình là sai). Vì chính bản thân mình từng trải qua việc bị ba mẹ đặt quá nhiều kì vọng rồi kết quả lại càng khiến bản thân đau buồn và tự trách hơn, nên mình không muốn bạn giống mình. Nếu ba mẹ bạn không chịu lắng nghe thì bạn cũng đừng nên trách họ. Phụ huynh mà, ai mà không muốn con cái mình ngày càng giỏi hơn, thành đạt hơn và có một tương lai tương sáng hơn? Mà bạn không chia sẻ, làm sao họ có thể hiểu được bạn đang nghĩ gì, mong muốn gì? Thử trải lòng chia sẻ với gia đình, đề xuất những bữa ăn cơm gia đình và trò chuyện với ba mẹ bạn. Lỡ như họ lắng nghe, hiểu được nỗi vất vả của bạn thì bạn sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi áp lực hơn, và cảm thấy hạnh phúc hơn,  yên tâm mà học hành trong một tâm trạng vui vẻ. Bạn cũng có thể nói với họ về cách vừa học vừa nghe những giai điệu nhẹ nhàng, giúp đầu óc thanh thản

- Nếu như những cách trên đều không có hiệu quả, tớ luôn ở bên cậu, sẵn sàng nghe cậu chia sẻ và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bạn, dù có bận đến đâu tớ cũng sẽ ở bên bạn mà. Hãy cố gắng hết sức mình, ôn luyện đầy đủ kiến thức kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ dưỡng phù hợp và bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong tương lai.

-------------------------------------------------------

#Tinahan

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top