LỜI ĐẦU SÁCH
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
Hiện naychúng ta chỉ mới phát hiện một phần rất nhỏ số lượng tư liệu vừa nói vàmới bước đầu nghiên cứu và tìm hiểu một số tác giả và tác phẩm hiện đãbiết tên, nhưng chưa được thực hiện một cách có hệ thống và nghiêm túc. Màđối với kho tàng tri thức quý báu đó, chúng ta có trách nhiệm phải bảotồn, khai thác và tận dụng một cách triệt để nhằm hổ trợ cho các thế hệhiện tại và tương lai, hiểu rõ thêm nguồn gốc và truyền thống của văn hóadân tộc, nhằm đóng góp và xây dựng cho xã hội hiện đại chúng ta ngày càngphát triển và văn minh hơn.
Vì vậy,để thể hiện nỗ lực và bảo tồn vừa nói, chúng tôi mạnh dạn cho công bố bộTổng tập văn học Phật giáo Việt Nam này. Trước đây cũng từng có một sốcông trình tập hợp các tư liệu Phật giáo. Chẳng hạn là giữa thế kỷ thứXIX, cụ thể là năm 1856, thiền sư An Thiền đã cho ra đời bộ Đại Nam thiểnuyển truyền đăng tập lục (5 quyển) bao gồm Thiền uyển tập anh làm quyểnthượng, Kế đăng lục của Như Sơn làm quyển nhất, quyển tả và quyển hữu, cònquyển hạ do chính An Thiền viết. Đến gần giữa thế kỷ XX, thì Tổng hội Phậtgiáo Bắc kỳ do các hòa thượng Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài, ThanhTích cùng hợp tác với trường Viễn Đông Bác Cổ để cho ra đời bộ Việt NamPhật điển tùng san gồm cả thảy 8 quyển, in dập theo các bản in cũ của cáctác phẩm Phật giáo Việt Nam.
Tuynhiên, bộ Phật điển tùng san này mắc hai khuyết điểm lớn. Thứ nhất, vềnhững văn bản in dập lại, người đứng in đã không tiến hành những nghiêncứu văn bản học đối với các tác phẩm đã in, làm hạn chế độ tin cậy của vănbản được công bố. Khuyết điểm thứ hai là chỉ in dập lại các văn bản cũbằng chữ Hán hoặc chữ quốc âm, mà vào thời điểm ra đời của bộ Phật điểntùng san, hai loại chữ này đã không còn được phổ biến rộng rãi nữa. Chonên, nó đã không gây được tác động lớn trong giới học thuật. Thêm vào đó,vì những biến động vào năm 1945, bộ Việt Nam Phật điển tùng san chỉ in tớiquyển thứ 8 thì chấm dứt và sau đó không thấy xuất hiện thêm quyển nàonữa. Ngoài ra, do thuộc loại in dập, sự sắp xếp các tác phẩm in trong bộnày không dựa trên tiêu chuẩn học thuật và thứ tự tổ chức nào cả. Nhữngđiểm này càng làm hạn chế ảnh hưởng học thuật của bộ sách ấy.
Bộ Tổngtập văn học Phật giáo Việt Nam của chúng tôi ra đời, do thế, sẽ được thựchiện theo một số phương châm sau. Thứ nhất, về mặt tổ chức, chúng tôi sắpxếp các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của cáctác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX.
Thứ hai,về mặt học thuật, bộ Tổng tập này chỉ bao gồm các tác phẩm viết bằng văntự khối vuông, tức bao gồm các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ quốc âm.Đối với những tác gia sống trong buổi giao thời của việc chuyển từ văn tựkhối vuông qua mẫu tự Latin, nếu tác phẩm chính của họ viết chủ yếu bằngvăn tự khối vuông thì cũng sẽ được đưa vào trong bộ Tổng tập này.
Thứ ba,những tác phẩm in trong Tổng tập đều do các tác gia Việt Nam thực hiện,trừ ba dịch tác gia là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Viên Văn Chuyết Chuyết và Đại SánThạch Liêm. Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người Ấn Độ, còn hai vị kia là người TrungQuốc. Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã cùng với người học trò mình là Pháp Hiền thànhlập nên dòng thiền Pháp Vân. Cho nên, vị thiền sư này qua những dịch phẩmcủa mình như Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinh và Đại thừa phương quảngtổng trì kinh chắc chắn là có những ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệtư tưởng thiền Pháp Vân. Vì vậy, cả hai dịch phẩm này sẽ được chúng tôiđưa vào phần phụ lục của Tổng tập. Viên Văn Chuyết Chuyết đã sống một thờigian dài và mất tại nước ta, có viết một tác phẩm ngắn là Bồ đề yếu nghĩa,chúng tôi cũng cho in vào đây để tiện việc nghiên cứu tác động tư tưởngcủa Viên Văn đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. CònĐại Sán Thạch Liêm có nhiều tác phẩm hơn và được lưu hành rộng rãi tronggiới học thuật Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là bộ Hải ngoại kỷ sự. Chonên, để cung cấp tư liệu nghiên cứu, chúng tôi cũng cho công bố các tácphẩm của Đại Sán trong bộ Tổng tập này.
Thứ tư,về tác gia Đại Thừa Đăng, nếu giả thiết của chúng tôi về Đại Thừa Đăng làĐại Thừa Quang được chấp nhận, thì ta sẽ có một loạt các tác phẩm của thếkỷ thứ VII hiện biết dưới tên Đại Thừa Quang. Đó là Câu xá luận ký, Đạithừa bách pháp minh môn luận thuật ký và Duy thức chỉ nguyên. Các tác phẩmnày có thể là do Đại Thừa Đăng viết, nhưng đã lưu hành dưới tên Đại ThừaQuang. Các tác phẩm này chúng tôi cũng sẽ đưa vào phần phụ lục của Tổngtập để làm tư liệu nghiên cứu, trong khi chờ đợi sự thẩm định của giới họcgiả trong và ngoài nước.
Thứ năm,đối với từng tác giả, chúng tôi cho nghiên cứu niên đại, cuộc đời và sựnghiệp của họ; còn đối với các tác phẩm, chúng tôi cho nghiên cứu tìnhtrạng văn bản, nội dung và niên đại ra đời của chúng. Đồng thời cho phiênâm nếu viết bằng chữ quốc âm, dịch nghĩa nếu viết bằng chữ Hán, ra tiếngViệt quốc ngữ.
Thứ sáu,về mặt in ấn, ngoài việc cho in bản nghiên cứu, phiên âm hoặc dịch nghĩatừng tác phẩm như vừa nói, chúng tôi đồng thời cho in lại nguyên bản quốcâm hoặc chữ Hán của chúng, nhằm bảo tồn các bản in quý, và để làm tư liệukiểm soát cho những ai muốn tìm hiểu xa hơn. Những nguyên bản Hán và quốcâm bị thất lạc vào năm 1984, mà chúng tôi đã làm nghiên cứu và phiên âmhay dịch nghĩa, chúng tôi cũng mạnh dạn cho công bố trong bộ Tổng tập,trong khi chờ đợi tìm lại chúng và sẽ bổ sung trong tương lai, khi có dịptái bản.
Dự kiếnbộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam sẽ giới thiệu trên dưới 40 tác giacủa Phật giáo Việt Nam, bắt đầu với Mâu Tử (160-220?) cho đến tác gia cuốicùng có tác phẩm viết bằng chữ Hán là thiền sư Chân Đạo Chính Thống(1900-1968). Trong số những tác gia này, họ chủ yếu là các thiền sư. Chỉtrừ ba tác gia đời Trần là Trần Thái Tông, Tuệ Trung Trần Quốc Tung vàTrần Nhân Tông, một tác gia đời Lê là Lê Thánh Tông, một tác gia đời TâySơn là Ngô Thời Nhiệm và một tác gia thời Nguyễn là Nguyễn Du. Các tác gianày ngoài Phật giáo ra còn viết về nhiều đề tài khác nhau, song tự bảnthân họ đã xác nhận mình là thiền sư như Trần Nhân Tông hay Ngô ThờiNhiệm, hoặc tự nhận mình có gắn bó chặt chẽ với Phật giáo qua thơ văn nhưLê Thánh Tông và Nguyễn Du. Chúng tôi do thế đã đưa các tác gia này vàotrong bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, một số tác giakhác có viết về đề tài liên quan đến Phật giáo Việt nam, và họ có thể lànhững Phật tử. Nhưng chúng tôi cũng chưa đưa vào trong bộ Tổng tập này, vìnhững tác phẩm ấy chưa chiếm ưu thế trong số lượng tác phẩm của họ. Chẳnghạn, Đặng Xuân Bản có viết Không Lộ đại thánh sự tích, song vẫn chưa đượcđưa vào trong Tổng tập này do việc nó không chiếm ưu thế trong toàn bộ tácphẩm của ông.
Dưới đâylà bản dự kiến danh sách các tác gia và tác phẩm sẽ công bố trong bộ Tổngtập văn học Phật giáo Việt Nam này. Đây mới chỉ là một số tác gia và tácphẩm tiêu biểu mà chúng tôi đã sưu tầm được trong những năm qua. Với Tổngtập này, chúng tôi cũng chưa đưa vào các bài văn bia và minh trên đá vàchuông đồng, trừ những bài của các tác giả có tác phẩm được in. Những vănbia chưa được in trong bộ Tổng tập này sẽ được tập hợp và in thành một tậpriêng. Những tác giả có viết các bài tựa và bạt khi in lại các kinh sáchPhật giáo, nhưng không có những tác phẩm khác, thì cũng sẽ được tập hợp vàin thành một tập riêng trong tương lai, trừ những bài tựa và bạt của cáctác giả có tác phẩm in trong Tổng tập này. Số tựa bạt này tuy chưa pháthiện hết, vẫn được công bố. Nếu trong tương lai có tìm thêm được những tácgia và tác phẩm mới, chúng tôi sẽ công bố trong phần Bổ di của bộ Tổngtập.
1- Mâu Tử (160-220)
- Lýhoặc luận
2-Khương Tăng Hội (370-450?)
- Lục độtập kinh
- Cựutạp thí dụ kinh
- An banthủ ý kinh chú giải
- Phápkính khinh tự
3- LýMiểu, Đạo Cao và Pháp Minh
- Sáu láthư
4- KimSơn (?1300-1370)
- Thiềnuyển tập anh
- Thánhđăng ngữ lục
- CổChâu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
5- TrầnThái Tông (1208-1277)
- Khóahư lục và một số thơ văn khác
6- TuệTrung Trần Quốc Tung (1230-1291)
- Thượngsĩ ngữ lục
7- TrầnNhân Tông (1258-1308)
8- PhápLoa (1284-1330) và Huyền Quang (1254-1334)
9- ViênThái (1400-1460)
- CổChâu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
- Phậtthuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
- Phậtthuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh
10- LêThánh Tông (1442-1497)
- Thậpgiới cô hồn văn
- 29 lásớ và các thơ văn khác
11- LêÍch Mộc (1460-?)
- Bàithi trạng nguyên năm 1502
12- PhápTính (1470-1550)
- Ngọcâm chỉ nam giải nghĩa
- CổChâu Pháp Vân Phật bản hạnh
13- ThọTiên Diễn Khánh (1550-1610)
- NamHải Quan Âm Phật sự tích ca
14- ChânAn Tuệ Tĩnh (?-1711)
- Namdược thần hiệu
- Hồngnghĩa giác tý y thư
- Khóahư lục giải nghĩa
15- MinhChâu Hương Hải (1628-1715)
- GiảiKim cang kinh
- GiảiDi Đà kinh
- Giảitâm kinh ngũ chỉ
- Sự lýdung thông
- HươngHải thiền sư ngữ lục
16- ChânNguyên Tuệ Đăng (1647-1726)
- Tôn sưphát sách đăng đàn thọ giới
- Nghênhsư duyệt định khoa
- Longthư tịnh độ văn tự
- Longthư tịnh độ luận bạt hậu tự
- Thánhđăng ngữ lục hậu bạt
- Kiếntính thành Phật lục
- Tịnhđộ yếu nghĩa
- Ngộđạo nhân duyên
- Thiềntịch phú
- Thiềntông bản hạnh
- NamHải Quan Âm bản hạnh
- ThiênNam ngữ lục
- Đạt Nathái tử hạnh
- Hồngmông hạnh
17- NhưTrừng Lân Giác (1690-1728)
- Sa dithập giới quốc âm
- Ngũgiới quốc âm
- Phậttâm luận
- Kiếnđàn giải uế nghi
- Mãntán tạ quá nghi
18- NhưThị (1680-1740)
- Oainghi quốc ngữ
19- NhưSơn (1670-1730?)
- Ngựchế thiền uyển kế đăng lục
20- MinhGiác Kỳ Phương (1682-1744)
- Quyước thiền đường
- ĐạoNguyên thiền sư bi minh
- Kiếthạ an cư thị chúng
21-Quảng Trí (1700-1760?)
- Mụcngưu đồ giải nghĩa
22- TínhQuảng Điều Điều (1720-1780)
- Tam tổthực lục
- Phậtquốc ký
- Sa dini học pháp oai nghi quốc âm
- Hiếncổ châu Phật tổ nghi
- Vănbia và một số các bài tựa
23- PhápChuyên (1726-1798)
- DiệuNghiêm lão tổ thi tập
- Tambảo biện hoặc luận
- Chiếtnghi luận tái trị
- Thiệnác quy cảnh lục
- Tambảo cố sự
- Báo ânkinh chú giải
- ĐịaTạng kinh yếu giải
- Quynguyên trực chỉ âm nghĩa
- Tỳ niSa di Oai nghi Cảnh sách âm chú yếu lược.
- Tỳ ninhật dụng thiết yếu phát ẩn âm chú
- Sadi luật nghi yếu lược Tăng chú quyển thượng phát ẩn
- QuySơn cảnh sách chú thích y lược âm phát ẩn thiên
- Nhãnsở đáo âm thích tùy lục tạp thiên
- A DiĐà sớ sao sự nghĩa
- Tamgiáo pháp số
- Tamgiáo danh nghĩa
- Chưkinh sám nghi
- Hoằnggiới đại học chi thư
- Chínhtruyền nhất chi
24- HảiLượng Ngô Thời Nhiệm (1746-1803)
- Trúclâm tông chỉ nguyên thanh
- Hàncác anh hoa
- Kim mãhành dư . . .
25- ToànNhật (1757-1834)
- Hứa Sửtruyện vãn
- Tamgiáo nguyên lưu ký (Thích Ca Phật vãn)
- Tốngvương truyện
- Lục tổtruyện diễn ca
- Bátnhã đạo quốc âm văn
- Xuấtgia tối lạc tỉnh thế tu hành vãn
- Thamthiền vãn
- Hoántỉnh trần tâm khuyến tu tịnh độ vãn
- Thiềncơ yếu ngữ vãn
- Giớihành đồng từ
- Trùngkhuyến thân sơ quyến thuộc phú
- Khuyếntu hành quốc ngữ phú
- Thơ bàvãi
- Pháthô bát tống văn
- Vănđưa cây bắp
- Sa dioai nghi tăng chú giảo ngụy tự tiểu thiên.
- Thủysám bạt
- Nhânquả kinh bạt
- Vôlượng nghĩa kinh hậu bạt
- Thơchữ quốc âm và chữ Hán
26-Nguyễn Du (1766-1820)
- TruyệnKiều
- Văn tếthập loại chúng sinh
- Thơchữ Hán
27- AnThiền Phúc Điền (1790-1860?)
- Thiềnđường quy ước
- Đạogiáo nguyên lưu
- Tạigia tu trì cách thức
- Giớisát văn
- Phóngsanh văn
- Hóa hưlục giải nghĩa
- ĐạiNam thiền uyển truyền đăng tập lục
- Kimcang giải nghĩa
- Di Đàkinh giải nghĩa
28-Thanh Đàm (1780-1840)
- Pháphoa giải nghĩa
- Bátnhã giải
29- ĐạoMinh Phổ Tịnh (?1750-1816)
- Phúpháp kệ
30- BạchLiên (1770-1820?)
- Du YênTử sơn nhật trình
- Thiếuthất phú
- Một sốtựa bạt
31- TánhThiên Nhất Định (1784-1847)
- Phúpháp kệ
- Và mộtsố tác phẩm khác
32- PhápLiên (1800-1860)
- Pháphoa quốc ngữ kinh
33- ĐoànMinh Huyên (1807-1856)
- Sấmgiảng
34- ĐiềmTịnh (1836-1899) và Như Như
- Hàmlong sơn chí
- Dươngxuân sơn chí
- Đạotrang thi tập (Như Như)
- Thiềnmôn tòng thuyết (Điềm Tịnh)
35-Thanh Lịch (1830-1900?)
- Lễtụng tập yếu chư nghi
- Giớiđàn tăng
- Thọgiới nghi chỉ
36- NhấtThế Nguyên Biểu (1836-1906)
- Tỳkheo ni giới bổn lược ký
- Và mộtsố tác phẩm khác
37- DiệuNghĩa (1850-1914)
- Tỳ niSa di oai nghi cảnh sách
- Và mộtsố tác phẩm khác
38- TừPhong (1864-1938)
- Quynguyên trực chỉ giải âm
39- TâmTịnh (1874-1929)
- Tịnhđộ nghi thức
40- ViênThành (1879-1929)
- Lượcước tùng sao
- 30 bàithơ Nôm
41- Chơngiám Trí Hải (1876-1950)
- Môngsơn thí thực diễn âm
- Tịnhđộ huyền cảnh
42- ChânĐạo Chính Thống (1900-1968)
- Thủynguyệt tùng sao
- Và mộtsố thơ văn
43- TỳNi Đa Lưu Chi (?-594)
- Phậtthuyết tượng đầu tinh xá kinh
- Phậtthuyết đại thừa phương quảng tổng trì kinh.
44- ĐạiThừa Đăng (620-682?)
- Câu xáluận ký
-Đạithừa bách pháp minh môn luận thuật ký
- Duythức chỉ nguyên
45. ViênVăn Chuyết Chuyết (1590-1644)
-Bồ đềyếu nghĩa
46- ĐạiSán Thạch Liêm (1633-?)
- Hảingoại kỷ sự
- Kimcang trực giải
- Ly lụcđường thi
Vạn Hạnh, Mùatrung thu Phật lịch 2544 (2000)
Lê MạnhThát
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top