c3 tác động của sk
3.1 Tổng quan về tác động của sự kiện
Các sự kiện không diễn ra một mình mà nó liên quan đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống chúng ta, có thể là chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường. Đó có thể là sự chia sẻ trải nghiệm cùng nhau, sự nâng cao niềm tự hào về cộng đồng dân tộc, củng cố tình đoàn kết, thắt chặt mối liên hệ cộng đồng. Tuy nhiên sự kiện cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội. Bằng sự kiện, người ta có thể "thao túng" sự chú ý của cộng đồng. Bằng cách lôi kéo sự chú ý của cộng đồng vào sự kiện người ta có thể làm cho công chúng quên đi những vấn đề lẽ ra cần phải chú ý hơn.
Sự kiện và tổ chức sự kiện chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người và đời sống xã hội. Một phần rất lớn cuộc sống của chúng ta được tạo nên từ các sự kiện. Từ một buổi lễ khai giảng, một buổi tiệc sinh nhật, một cuộc họp đại hội cổ đông, cho đến các lễ hội văn hóa, lễ kỉ niệm ngày Quốc Khánh, các kỳ họp Quốc hội, các Đại hội Đảng.... các sự kiện luôn chiếm lĩnh phần lớn các trang báo, sóng truyền hình, nằm trong dự toán chi tiêu ngân sách của cá nhân, gia đình, chính quyền địa phương, chính phủ. Có thể nói, sự kiện là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội và con người, giúp đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống con người, đặc biệt là đời sống tinh thần.
Tuy nhiên, các sự kiện có thể mang đến kết quả không mong đợi và khiến sự quan tâm của công chúng và sự chú ý của phương tiện thông tin bị sai lệch. Những sai sót, sự cố trong sự kiện có thể làm xấu đi hình ảnh của cộng đồng, làm giảm uy tín của quốc gia, cá nhân. Cái giá của những sự kiện thất bại có thể là tai họa và biến những lợi ích tích cực thành những quảng cáo tiêu cực, vô giá trị, và kiện tụng tốn kém. Một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức các sự kiện đương đại là việc xác định, giám sát và quản lý những tác động của sự kiện. Các sự kiện có thể góp phần củng cố những giá trị tốt đẹp của xã hội nhưng mặt khác, chúng cũng có thể tạo ra hoặc củng cố những định kiến không tích cực trong xã hội.
Các sự kiện có thể gây ra những hậu quả xã hội không thể lường trước như xung đột, đánh nhau vì những hành vi xấu của đám đông, gia tăng hoạt động tội phạm. Ngoài ra, việc tổ chức các sự kiện cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực. Ví dụ: khi Việt
Nam tổ chức APEC 14, nhiều tuyến đường ở Hà Nội phải đóng cửa, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển, tính toán đường đi lại, gây ra khá nhiều xáo trộn trong cuộc sống thường nhật. Để các hoạt động tổ chức sự kiện có thể phát triển và tối đa hoá, những tác động tiêu cực phải được tính đến. Thường thì những tác động tiêu cực có thể được giải quyết thông qua nhận thức và can thiệp, bởi vậy, việc lập kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng. Sự thành công của sự kiện phụ thuộc vào việc nhà quản lý sự kiện đạt được sự cân bằng tích cực này và phổ biến cho những bên liên quan.
Những tác động tài chính của sự kiện thường có tầm quan trọng to lớn, một phần do nhu cầu của những người sử dụng lao động và chính phủ muốn đáp ứng mục đích ngân sách và lí giải chi tiêu, và một phần do những tác động này thường dễ đánh giá nhất. Tuy nhiên, nhà quản lý sự kiện cần quan tâm đến những tác động toàn diện của sự kiện, và cần xác định, mô tả và kiểm soát những tác động đó, đồng thời cũng cần nhận ra rằng những tác động khác nhau đòi hỏi các công cụ đánh giá khác nhau. Ví dụ, những lợi ích xã hội và văn hóa có một vai trò thiết yếu trong tính toán tác động tổng thể của một sự kiện, nhưng việc mô tả những lợi ích đó đòi hỏi cách tiếp cận diễn giải hơn là tiếp cận thống kê. Chương này đề cập một số yếu tố phức tạp cần tính đến khi đánh giá những tác động của sự kiện.
Các nhà nghiên cứu và tổ chức lễ hội đã xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động của sự kiện vào đời sống xã hội, với mục tiêu đo lường các tác động này để quản trị sự kiện một cách khoa học hơn (chi tiết xem tại bảng 3.1)
3.2 Tác động chính trị của sự kiện
Sự kiện không chỉ có tác động đến du lịch, văn hóa xã hội, môi trường... mà sự kiện còn tác động đến chính trị. Điều này được thể hiện ở:
- Một là: Sự kiện góp phần nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế?
- Hai là: Sự kiện góp phần nâng tầm hình ảnh của quốc gia.
- Ba là: Sự kiện mang thông điệp chính trị.
Bảng 3.1. Những tác động của sự kiện
Phạm vi của sự kiện
Những tác động tích cực
Những tác động tiêu cực
Chính trị
· Uy tín quốc tế
· Rủi ro của sự thất bại sự kiện
· Đánh bóng tên tuổi
· Phân bổ sai ngân sách
· Thúc đẩy đầu tư
· Thiếu sự giải trình trách nhiệm
· Liên kết xã hội
· Tuyên truyền
· Phát triển những kỹ năng hành chính
· Mất quyền sở hữu và kiểm soát cộng đồng
· Sự hợp pháp hóa ý tưởng
Du lịch và kinh tế
· Thúc đẩy điểm đến và gia tăng khách du lịch
· Cộng đồng chống đối với du lịch
· Kéo dài thời gian nghỉ lại
· Đánh mất tính chất xác thực
· Sản lượng hàng hóa cao hơn
· Phá huỷ sự nổi tiếng
· Gia tăng thu nhập thuế
· Khai thác
· Tạo công ăn việc làm
· Lạm phát giá cả
· Chi phí cơ hội
Xã hội và văn hóa
Chia sẻ kinh nghiệm
Ghét bỏ cộng đồng
· Tái sinh những truyền thống
Thao túng cộng đồng
· Xây dựng niềm tự hào cộng đồng
Hình ảnh tiêu cực về cộng đồng
· Công nhận giá trị của một tổ chức cộng đồng
· Hành vi xấu
· Gia tăng sự tham gia của cộng đồng
· Lạm dụng tài sản
Giới thiệu ý tưởng mới và thử thách
· Làm hư hỏng xã hội
Mở rộng triển vọng văn hóa
· Đánh mất sự hoà nhã
Tự nhiên và môi trường
· Lợi ích cho môi trường
· Phá huỷ môi trường
· Đưa ra những tấm gương tốt nhất
· Ô nhiễm
· Gia tăng nhận thức về môi
· Phá huỷ di sản
trường
· Kế thừa cơ sở hạ tầng
· Làm ầm ĩ
· Nâng cấp giao thông và liên lạc
· Tắc nghẽn giao thông
· Sự biến đổi thành thị và khôi phục
(Nguồn: Phỏng theo Hall 1989)
3.2.1Tăng cường uy tín của quốc gia
Sự kiện là cơ hội để giới thiệu những đặc điểm độc đáo của môi trường nơi tổ chức sự kiện. Việc tổ chức sự kiện có thể giúp cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại, giúp cải tạo đô thị. Chính quyền các nước đều nhận ra khả năng của sự kiện trong việc tăng cường uy tín của các chính trị gia, các địa phương, các quốc gia. Chính vì vậy các chính quyền rất tích cực trong việc đăng cai tổ chức các sự kiện lớn nhằm nâng cao uy tín vị thế trên trường quốc tế, thu hút vốn đầu tư và tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận trong xã hội,tạo cơ hội phát triển kỹ năng quản trị. Ví dụ: Thế vận hội tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2008 đã tận dụng cơ hội này để thể hiện tài tổ chức sự kiện với số lượng người tham gia khồng lồ cũng như khả năng chi tiêu mạnh tay của mình với thể giới.
Nhờ Olympic Sochi 2014, nước Nga được xếp vào hàng 3 cường quốc thể thao có ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2013 – 2018.
3.2.2Phát triển hình ảnh quốc gia – dân tộc và các địa phương
Cũng từ việc tổ chức sự kiện mà các quốc gia, tỉnh thành có cơ hội thể hiện và xây dựng cho mình những hình ảnh mới.
Các kỳ Olympic quốc tế, các kỳ bóng đá châu Âu, Copa America, các kỳ bóng đá thế giới đều là những sự kiện chính trị trọng đại quốc tế. Các quốc gia đã dành ngân khoản trên dưới 1 tỷ USD cho các sự kiện này, chứng tỏ tầm quan trọng của nó trong đời sống quốc tế. Sochi, Nga là thành phố đứng đầu danh sách rót tiền mạnh tay nhất tổ chức Olympic, 2014: 51 tỷ USD; Barcelona, Tây Ban Nha 1992: 15,4 tỷ USD;Seoul, Hàn Quốc 1988: 7,69 tỷ USD;Vancouver, Canada 2010: 8,33 tỷ. Đó là những khoản chi tiêu khổng lồ với các mục tiêu phát triển hình ảnh quốc gia.
Các sự kiện của các tỉnh, thành của mỗi quốc gia cũng góp phần vào quá trình này. Ngày 01/11/2014, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện sự kiện "Nụ cười
Hạ Long", qua sự kiện này tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng một hình ảnh tốt trong lòng người dân Việt Nam nói chung và bạn bè quốc tế nói riêng, góp phần đưa Quảng Ninh trở thành vùng đất nụ cười, vùng đất mến khách, thân thiện và lịch sự.
3.2.3Gửi thông điệp chính trị
Qua các sự kiện tầm cỡ thế giới, các quốc gia đều cố gắng thể hiện những gì mà quốc gia mình có, hay có thể làm được cho mọi người thấy, để từ đó những quốc gia khác có thể thấy được tiềm năng, thực lực thông qua các sự kiện.
3.2.4Thay đổi quan điểm người dân
Một sự kiện có thông điệp ý nghĩa sẽ được xã hội thừa nhận và sử dụng nó. Chương trình "Là con gái thật tuyệt" của Diana (2008 – 2010) đưa ra thông điệp mang tính khẳng định nữ quyền. Thông điệp này rất có ý nghĩa trong một xã hội mà tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người dân ở nhiều nơi như Việt Nam.
3.2.5Thể hiện thái độ chính trị, thể hiện tinh thần yêu nước
Trong vài năm trở lại đây, sự kiện biển Đông nhận được khá nhiều sự quan tâm của dư luận trong nước cũng như quốc tế. Năm 2014, Trung Quốcđưa giàn khoan 981 vào phần biển của Việt Nam, điều này gây nên phẫn nộ cũng như sự không đồng tình của nhân dân Việt Nam nói riêng và người dân thế giới nói chung. Qua đây thì nhiều người dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng nhiều hành động khác nhau tạo nên nhiều sự kiện mới mẻ và đầy ý nghĩa ở Việt Nam. Ví dụ: ngày 16/5/2014, tập thể trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) xếp thành hình bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xen lẫn với lá cờ đỏ sao vàng là màu xanh của tình yêu hòa bình. Theo sau đó hàng loạt những bức ảnh tập thể xếp hình chữ "S" với 2 quần đảo xuất hiện (tập thể trường THPT Amsterdam, trường THPT Kim Liên, tập thể các bác sĩ...), cùng với đó là niềm tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam cũng được thể hiện rõ nét hơn.
Hay sự kiện nhảy flashmob "Hướng về biển Đông" ngày 17/5/2014 đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân Hà Nội và cả nước. Hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan cho biết: "Tham gia sự kiện nhảy flashmob Khát vọng biển Đông là một trong những cách đơn giản để thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng. Và quan trọng hơn, trong giai điệu bài hát, khi chúng ta cùng nhảy, mọi
người sẽ cảm nhận được một sức mạnh, một tình yêu nóng bỏng trong huyết quản đối với Tổ quốc, với dân tộc. Đó cũng là một cách có trách nhiệm và đầy ý thức".
Thông qua các kỳ đại hội Đảng, các cuộc họp BCHTW Đảng... nhiều vấn đề của đất nước được giải quyết và cũng từ đây, nhiều chính sách để phát triển kinh tế, chính trị , pháp luật, đạo đức, xã hội, môi trường... của đất nước đã được đưa ra và thông qua. Các cuộc bầu cử đại biểu là sự kiện người dân đi bỏ phiếu để bầu chọn ra những cá nhân, những cơ quan đại diện cho Nhà Nước, cho nhân dân. Qua các cuộc bầu cử này, người dân được thể hiện quyền dân chủ, làm chủ nhà nước của mình.
3.2.6Tăng cường kinh tế tạo nên sự ổn định chính trị
Kinh tế, chính trị và quân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu kinh tế ổn định thì quân sự thêm vững chắc và theo đó chính trị cũng được ổn định. Ngược lại, quân sự yếu, chính trị kém thì kinh tế ngày càng suy thoái. Vì vậy, kinh tế góp phần quan trọng trong việc ổn định và nâng cao chính trị.
Thông qua các sự kiện lớn nhỏ, người dân đều sử dụng các dịch vụ bổ sung như: ăn uống (nhà hàng, khách sạn), ngủ nghỉ (khách sạn, nhà nghỉ, resort...), giải trí, du lịch... từ đó kéo theo kinh tế phát triển và góp phần ổn định chính trị.Ví dụ: theo ước tính, Olympic 1984 đã đóng góp cho Los Angeles 3,3 tỷ USD vào nền kinh tế sau khi sự kiện này kết thúc.
3.2.7Giảm uy tín quốc gia
Tác động xấu của chính trị tới sự kiện đó là nguy cơ thất bại của sự kiện sẽ dẫn đến những hậu quả chính trị, nguy cơ ngân sách nhà nước bị lạm dụng hoặc đầu tư không đúng chỗ. Năm 2004, Thủ đô Athens (Hy Lạp) đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè. Với ngân sách được phân bổ ban đầu là 6 tỷ USD nhưng khi kết thúc, chi phí thực sự phải bỏ ra cho sự kiện này đã lên tới hơn 15 tỷ USD. Điều này làm cho kinh tế và chính trị của Hy Lạp bị khủng hoảng, nền kinh tế phải nhờ đến bên ngoài, chính vì vậy mà hình ảnh quốc gia đã không được nâng lên như ý muốn ban đầu của Hy Lạp. Ngoại trừ Los Angeles thì hầu hết các nước đăng cai Olympic đều nhận chung một kết quả là không thể kiếm thêm, hay không thể đạt được "hiệu ứng Los Angeles".
3.2.8Làm xấu hình ảnh
Ngoài hiệu ứng xây dựng được hình ảnh đẹp đối với bạn bè quốc tế thì sự kiện cũng như con dao 2 lưỡi nếu như nhà quản lý không kiểm soát được nó. Ví dụ: ngày 07/12/2014, trong trận bán kết lượt đi cúp AFF Suzuki Cup 2014 giữa Malaysia và Việt Nam, khi kết quả thắng thuộc về đội tuyển Việt Nam thì một số thành phần cực đoan đã nhảy sang đánh cổ động viên Việt Nam, ngoài ra họ còn đốt pháo sáng để thể hiện thái độ không đồng tình với kết quả trận đấu. Sự việc này diễn ra đột ngột làm cổ động viên Việt Nam không kịp đề phòng và có những trường hợp cổ động viên Việt Nam bị đánh chảy máu. Sau khi sự cố diễn ra, dù Bộ trưởng bộ thể thao đã lên tiếng xin lỗi nhưng cổ động viên trên toàn thế giới vẫn chỉ trích và có ấn tượng xấu về đất nước Malaysia.
3.2.9Thua lỗ về kinh tế gây nên bất ổn chính trị
Athens Olympic 2004 là một ví dụ khác về thảm họa kinh tế giáng lên thành phố chủ nhà. Từ kinh phí dự kiến là 6 tỷ USD, Athens đã bỏ ra gấp ba lần số đó. Như vậy những lợi ích mà Athens thu được từ sự kiện này là gì? Đáng buồn là họ đã không thu lại được gì và mất luôn toàn bộ 15 tỷ USD đó. Thậm chí, đây còn được cho là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nợ công và khởi đầu cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.
3.2.10Tạo sự phân tâm đối với người dân
Bằng sự kiện người ta có thể thao túng sự chú ý của cộng đồng. Bằng cách lôi kéo sự chú ý của cộng đồng vào sự kiện người ta có thể làm cho công chúng quên đi những vấn đề lẽ ra cần phải chú ý hơn.Ví dụ, hiện nay tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng, cần nhiều hơn những sự kiện, hoạt động, tin tức cập nhật tình hình biển Đông, nhưng các công ty luôn muốn khuếch trương, giới thiệu sản phẩm, PR cho công ty... họ tạo nên những sự kiện vui chơi giải trí thu hút đám đông giới trẻ tham gia. Điều này không phải là xấu nhưng một phần nào đó làm cho những người không có chính kiến bị thu hút và quên đi những sự kiện quan trọng hơn vui chơi giải trí thông thường.
3.2.11Tạo những trở ngại trong đời sống hàng ngày của nhân dân
Sự kiện lớn có thể gây ra những hậu quả xã hội không thể lường trước như xung đột, đánh nhau những hành vi xấu của đám đông, gia tăng hoạt động tội phạm. Ngoài ra,việc tổ chức các sự kiện cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực. Ví dụ: khi Việt
Nam tổ chức APEC 14, nhiều tuyến đường ở Hà Nội phải đóng cửa, người dân phải lựa chọn các giải pháp giao thông khác, gây ra rất nhiều xáo trộn trong đời sống thường nhật.
3.3 Tác động kinh tế của sự kiện 3.3.1Phát triển du lịch và các ngành liên quan
Một sự kiện bất kỳ đều có tác động đến đời sống kinh tế, xã hội. Các sự kiện thu hút chính phủ bởi chúng có thể mang lại lợi nhuận kinh tế, cơ hội việc làm và xúc tiến hoạt động du lịch. Các sự kiện như chất xúc tác thu hút khách du lịch và kéo dài kỳ nghỉ của họ, đồng thời tăng sự phong phú của điểm đến. Trong mùa vắng khách, khi các cơ sở vật chất du lịch chưa được sử dụng hết, các sự kiện chính là điểm nhấn thu hút khách du lịch. Những festival và sự kiện lớn cũng là chất xúc tác cho sự tái sinh thành phố2 và để tạo cấu trúc hạ tầng du lịch mới. Các sự kiện đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho cộng đồng, nhưng chính phủ cần phải tính toán những lợi ích này so với chi phí khi quyết định tổng số đầu tư và cách thức phân bổ các nguồn lực.
Các sự kiện diễn ra, đặc biệt là các sự kiện lớn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, các địa phương. Trước hết, tổ chức sự kiện là một ngành kinh tế tổng hợp nó góp một phần rất lớn đến việc phát triển du lịch, sự phát triển sự kiện thường kéo theo sự phát triển của các ngành hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... Với các sự kiện lớn (ví dụ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội) quá trình chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự kiện, sẽ tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, tạo khối lượng việc làm lớn cho nền kinh tế. Đồng thời, tổ chức sự kiện là một công cụ marketing hữu hiệu, vì khi sự kiện diễn ra đạt kết quả tốt nó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Các địa phương nắm bắt được thế mạnh của khu vực mình đã tổ chức các lễ hội, sự kiện nhằm quảng bá du lịch. Nhờ có các lễ hội, khách du lịch và khách tham quan đến địa phương nhiều hơn để tham gia lễ đồng thời thăm thú cảnh quan của địa phương đó. Từ đó địa phương có thể thu về nguồn thu nhập lớn từ các chi tiêu của du khách. Ngoài những lợi ích trước mắt, thông qua sự
2 Kinh nghiệm của một số thành phố lớn trên thế giới như Liverpool, Manchester, Barcelona, London... cuối những năm 70 và thập niên 80-90 của thế kỷ trước cho thấy một quá trình tái cấu trúc hóa nền kinh tế đô thị vốn chỉ dựa vào công nghiệp sang phát triển các sự kiện văn hóa. Trên kinh nghiệm này, châu Âu có sáng kiến xây dựng các thành phố văn hóa (cultural city) mang tính luân phiên hàng năm, qua đó, kích thích tiêu dùng và phát triển du lịch.
kiện, điểm đến có cơ hội quảng bá những hình ảnh đẹp tới du khách, hấp dẫn du khách mới và thu hút số lượng khách đã tham dự sự kiện quay trở lại.
Tuy nhiên, các sự kiện lớn và nhiều sự kiện cùng diễn ra sẽ gấy sức ép ngày càng lớn đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiêu liệu và làm tăng lượng nước thải và chất thải) cũng như tạo nên hiện tượng khan hiếm ảo về hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực, vốn đầu tư... gây ra tình trạng phát triển mất cân đối, không ổn định và bền vững. Sự phản ứng của người dân địa phương với người tham gia sự kiện (du khách), hàng hoá, dịch vụ bị đẩy giá lên cao, khai thác quá mức điểm đến... là những tác động tiêu cực đến kinh tế của địa phương nơi sự kiện diễn ra.
3.3.2Hiệu quả kinh tế của sự kiện
Sự kiện trong du lịch, mục tiêu lớn nhất không phải là vì lợi ích kinh tế. Nhưng dù sự kiện có hoặc không có lợi nhuận thì việc đánh giá các sự kiện có hiệu quả về mặt kinh tế là rất quan trọng. Điều này được biểu hiện ở:
- Chi phí giảm, hiệu quả tăng.
- Chi phí không giảm nhưng hiệu quả mong muốn không giảm.
- Chi phí tăng nhưng hiệu quả không tăng.
Như vậy chúng ta cần phải tính toán một cách chi tiết để đảm bảo hiệu quả của sự kiện, tức là đảm bảo chi phí giảm hoặc không tăng hoặc tăng có thể chấp nhận được tương đương với hiệu quả của sự kiện đó mang lại. Do đó, các nhà tổ chức sự kiện phải phân tích lợi ích kinh tế của sự kiện
Có 3 loại ngân sách: Ngân sách dự trù (tính), ngân sách trong quá trình làm dựa trên dự trù phát sinh và ngân sách quyết toán. Nhưng trên thực tế chỉ có 2 loại ngân sách là: ngân sách dự trù và ngân sách quyết toán. Vì vậy, có thể phân tích hiệu quả và tác động kinh tế của sự kiện thông qua 2 loại ngân sách này.
Trước khi tổ chức sự kiện cần các chi phí:
+ Chi phí thiết kế sự kiện (dự án).
+ Chi phí khảo sát địa điểm.
+ Chi phí truyền thông, tuyên truyền trước (họp báo)... Trong quá trình triển khai dự án cần các chi phí:
+ Chi phí cho nhân sự thực hiện dự án.
+ Chi phí cho trang thiết bị trong dự án.
+ Chi phí cho các hạng mục khác...
Chú ý: trong quá trình tính toán chi phí cần phải chú ý đến những nguồn thu, nguồn tài trợ như: ngân sách nhà nước, công ty, hoặc xin tài trợ, hoặc chưa biết nguồn từ đâu), từ đó, phân tích lợi nhuận để so sánh sự đầu tư cho sự kiện và kết quả về mặt kinh tế của sự kiện đó (lợi nhuận).
Các lợi ích kinh tế của sự kiện có các thang đo (chỉ số) khác nhau:
+ Tổng số người tham gia
+ Số lượng chi của du khách.
+ Mức đóng góp của sự kiện so với thu nhập của 1 đơn vị, 1 tổ chức.
+ Một số chỉ số gián tiếp khác, ví dụ như: Sức mua của thời điểm, chỉ số giá tiêu dùng của thời điểm, mức lưu chuyển của hàng hoá tại thời điểm tổ chức sự kiện; loại hình sản phẩm, hàng hoá được lưu chuyển nhiều nhất.
Đa phần sự kiện du lịch thường là lỗ vì vậy chúng ta cần kiểm soát được dòng chi và dự liệu tất cả các phương án cần phải chi trong cho sự kiện. Các dòng chi này không những được kiểm soát mà còn được sử dụng theo đúng mục đích của nó để bảo đảm các chi phí không phát sinh. Trên thực tế rất ít xảy ra dự liệu chi phí bằng 100% như dự tính vì có chi phí phát sinh. Vì vậy mục tiêu của ta là điều chỉnh phát sinh, điều chỉnh nguồn chi, cơ cấu lại nguồn chi để tránh vỡ nợ.
Lợi nhuận từ sự kiện thường phải quyết toán và có thể được kiểm soát ngay hoặc sau đó vì vậy cần đòi hỏi báo cáo về tài chính (biết rõ đầu vào và đầu ra của sự kiện đó cũng như trách nhiệm của sự kiện đó với xã hội (thuế...). Lợi nhuận có thể thu được từ tiền tài trợ, tiền vé (nếu có), tiền dịch vụ, và tiền chi của khách... Vì nguồn thu rất thấp nên buộc ta cần cân đối đầu vào, đầu ra ngay từ khâu lên kế hoạch tài chính.
3.3.3Kiểm soát tác động kinh tế của sự kiện
Các sự kiện diễn ra, đặc biệt là các sự kiện lớn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, các địa phương, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, còn tồn tại không ít tác động tiêu
cực mà sự kiện có thể gây ra cho nền kinh tế. Bởi vậy, các nhà quản lý cần có những biện pháp, công cụ để kiếm soát được các tác động này, bởi:
- Sự kiện gánh nặng kinh tế sẽ dẫn tới vỡ nợ (ví dụ: Olympic London).
- Sự kiện tạo việc làm tốt nhưng cũng tạo ra các vẫn nạn như không kiểm soát được dân di cư, an ninh trật tự, kiểm soát bia rượu...
- Có nhiều sự kiện tạo ra giá trị thặng dư cho một tổ chức, một hệ thống nhưng. việc sử dụng só tiền đó để tái đầu tư thì luôn luôn là một tranh cãi xã hội từ trung ương tới địa phương.
3 lực lượng chính để kiểm soát khía cạnh kinh tế của sự kiện bao gồm: giới nhà nước, giới truyền thông và các nhà tài trợ, cụ thể:
- Nhà nước phải đứng ra cân đối các khoản chi cho sự kiện và phải kiểm soát được ngân sách đã bỏ ra.
- Giới truyền thông cần giám sát tiêu dùng của chính phủ và giám sát hiệu quả của các tài trợ.
- Các nhà tài trợ cần phải kiểm soát người nhận tài trợ chi dùng số tiền đó có hiệu quả hay không, đồng thời nhận thức được mình có lợi ích gì từ sự kiện đó.
3.3.4Ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc dân GDP
Tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm nội địa GDP là một trong những thước đo xác định sự phát triển của một quốc gia. Sự kiện chính là một yếu tố có tác động mạnh đến việc tăng hay giảm tỷ trọng GDP của một quốc gia. Tại sao lại nói như vậy, bởi nếu tổ chức một sự kiện, chúng ta cần đầu tư một khoản không nhỏ cho việc tổ chức ấy.
Không thể phủ nhận rằng việc tổ chức sự kiện có thể mang lại sự tăng trưởng GDP cho một quốc gia. Chúng ta đều biết Victoria's Secret là một hãng nội y nổi tiếng của Mỹ. Từ một hãng nội y bình thường, Victoria's Secret đang ngày càng trở thành thương hiệu được các quý cô trên khắp quốc tế tin dùng. Vậy chiêu thức của Victoria's Secret là gì? Hẳn là chúng ta đều biết Victoria's Secret định kỳ hàng năm đều tổ chức sự kiện trình diễn diễn nội y hoành tráng nhất hành tinh Victoria's Secret Fashion show. Với việc đầu tư một khoản tiền cực lớn (hàng triệu đô la Mỹ) cho những bộ nội y dát đá và kim cương, cùng những đôi cánh thiên thần đầy cuốn hút, cùng việc quảng cáo trên truyền thông,.. Victoria's Secret thu được lợi nhuận nhiều hơn
thế (7,5 tỷ USD năm 2013). Sự kiện quảng bá hình ảnh này mang lại cho Victoria's Secret quá nhiều thuận lợi. Danh tiếng của Victoria's Secret vang khắp toàn cầu, kéo theo là việc chi tiêu nhiều hơn của người dân (những quý cô yêu thích các bộ sưu tập của hãng, các quý ông mua quà về tặng vơ, bạn gái...), góp phần giúp GDP của Mỹ tăng trưởng nhanh và mạnh.
Nhưng liệu có phải sự kiện nào cũng giúp cho GDP quốc gia tăng trưởng? Sự việc ASIAD 18 vừa qua là một ví dụ điển hình. Việt Nam quyết định rút đăng cai ASIAD là thông tin được chia sẻ chóng mặt vào tháng 4/2014. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, những khó khăn trong ngân sách, nếu Việt Nam đăng cai và quyết định chi một số tiền cực lớn cho ASIAD để quảng bá hình ảnh đất nước thì chuyện thâm hụt ngân sách sau này liệu có đáng? Bởi đất nước ta còn nghèo khó, chi ra một số tiền lớn cho ASIAD thì có lẽ hậu ASIAD, đất nước chúng ta sẽ lâm vào khủng hoảng.
Chúng ta nên lấy tấm gương của Hy Lạp để soi, mùa hè 2004, sau khi ném vào những sân vận động Olympic, Làng vận động viên, con số 9 tỷ euro, vượt gần gấp đôi so với dự toán, Hy Lạp, xứ sở của những vị thần, đất nước của những môn Olympic cơ bản đầu tiên bắt đầu xoa tay chờ một "phép màu" từ thế vận hội Athens. "Phép màu" cuối cùng cũng xảy ra, chỉ có điều đó không phải là cái "phao cứu sinh" như kỳ vọng. Chỉ 4 ngày sau lễ khai mạc, Athens cho biết nợ công đã lên tới 168 tỷ euro, trong đó có những con số được tính bằng tỷ lệ % từ việc chi quá nhiều tiền cho Olympic. Và sau Olympic, sân vận động 265 triệu euro xuống cấp nhanh chóng. Các trung tâm bóng mềm, khúc côn cầu, bóng rổ... bỏ hoang hoàn toàn khi người dân Hy Lạp chưa từng chơi những môn thể thao này trước đó, cùng với đó là sự suy giảm tới 15% của ngành du lịch. Các sân bóng đá, khu thể thao dưới nước, nhà thi đấu bóng chuyền... cửa đóng then cài khi những người phải lãnh chịu "màu hồng" của sự đắc thắng ngày nào không ai khác, chính là người dân đang còn phải đối phó với cuộc sống đen tối khi chi tiêu ngân sách, gồm cả trợ cấp xã hội, y tế... bị cắt giảm mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp đỉnh điểm đã lên tới 27,7%. Đây quả là một tấn bi kịch thực sự đối với một quốc gia trước đó còn trong top tăng trưởng GDP của khu vực.
Từ đó, ta có thể thấy sự kiện có tác động không nhỏ tới GDP của quốc gia, nó có thể mạng lại cho quốc gia đó sự tăng trưởng về GDP nhưng có khi lại là gánh nặng cho Tổng thu nhập quốc nội.
3.3.5 Tăng cơ hội kinh doanh, thúc đẩy hoạt động thương mại.
Có thể nói tổ chức sự kiện là một trong những phương tiện hiệu quả để đánh bóng tên thương hiệu hay một sản phẩm của một doanh nghiệp. Những hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm rất cần đến tổ chức sự kiện để củng cố và xây dựng sự trung thành sản phẩm, kích hoạt cung cầu, cung cấp thông tin bổ ích và thậm chí là cả sự giải trí và yếu tố nghệ thuật ...
Các hãng điện thoại lớn như Samsung mỗi khi ra mắt một sản phẩm mới đều sẽ tổ chức một sự kiện có quy mô, trong đó mời các khách hàng thân thiết và tiềm năng tới tham gia sự kiện. Thông qua sự kiện này, Samsung sẽ sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông, báo chí để giới thiệu về sản phẩm mới ra đời đến khách hàng, đồng thời "đánh bóng" tên thương hiệu và củng cố lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm mới, đặc biệt đây còn là cơ hội để Samsung giao lưu, trao đổi thông tin và tiếp cận phản hồi của khách hàng, trao đổi thông tin với các đối tác, bạn hàng, đặc biệt là giao lưu với các phương tiện truyền thông nhằm thúc đẩy mạnh thông tin có tính chất đa chiều, và tăng cường các mối quan hệ khác của doanh nghiệp...
3.3.6Tiết kiệm chi phí, tạo dựng thương hiệu
Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh. Điều này tưởng chừng gây khó khăn cho các công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam nhưng với sự linh động, nhanh nhạy với tiêu chí nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng, các nhà tổ chức kiện đã xây dựng những kế hoạch, quy mô để phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Nhờ đó công ty không cần tiêu tốn hàng tỷ đồng mà vẫn có được những ý tưởng độc đáo phù hợp với túi tiền và quan trọng là tiếp cận gần được với khách hàng mà vẫn đảm bảo được uy tín. Ngành tổ chức sự kiện cũng góp phần kích thích sức mua của người tiêu dùng từ đó làm lợi cho nền kinh tế trong tình hình lạm phát kéo dài.
Ngày càng có nhiều công ty tổ chức sự kiện xuất hiện tại Việt Nam với quy mô lớn, nhỏ, đa dạng trong nước và quốc tế. Điều này tạo ra nhiều lựa chọn cho các doanh nghiệp khi đi tìm các nhà cung cấp tổ chức sự kiện. Trong đó có rất nhiều công ty đã tạo được thương hiệu riêng với bề dày kinh nghiệm và thông qua các sự kiện tầm cỡ.
3.3.7 Tạo việc làm
Thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi số lượng nhân sự lớn trong khi nhân sự ngành này còn đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Do đó, ngành tổ chức sự kiện đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực, tạo nhiều cơ hội việc làm.
3.4 Tác động văn hóa – xã hội
Bản thân quá trình tổ chức sự kiện sẽ tạo ra một khối lượng việc làm nhất định cho xã hội, cùng với những tác động kinh tế (đã đề cập ở trên), có thể thấy rằng sự kiện sẽ tạo ra khối lượng việc làm đáng kể cho xã hội. Khi dịch vụ tổ chức sự kiện phát triển sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (qua việc tổ chức thành công các lễ hội chẳng hạn). Sự kiện giúp con người có điều kiện giao lưu, đoàn kết tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự kiện ở phạm vi quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới.
Để xác định tác động của sự kiện đối với văn hóa xã hội chúng ta cần trả lời những vấn đề sau:
- Một là: Sự kiện có tạo ra sự thay đổi xã hội văn hóa tại địa điểm, mốc thời gian tổ chức không?
- Hai là: Số lượng các sự kiện xảy ra trong thời điểm đó là như thế nào?
- Ba là: Sự tham dự của người dân (tại chỗ) vào hoạt động tại sự kiện như thế nào?
- Bốn là: Sự kiện đó có góp phần vào sự đa dạng, phong phú của văn hóa xã hội không?
- Năm là: Sự kiện đó góp phần vào sự biến chuyển văn hóa xã hội như thế nào?
- Sáu là: Sự kiện đó góp phần vào sự khuyến khích các ý tưởng mới lạ, khai thác các khả năng tiềm tàng cũng như mở rộng giao lưu với các nền văn hoá khác trong nước và trên thế giới như thế nào?
Tác động văn hóa – xã hội của sự kiện là những tác động góp phần làm thay đổi ít hoặc nhiều, tiêu cực hoặc tích cực tới đời sống văn hóa, xã hội, tới
an ninh, trật tự xã hội, làm thay đổi những cơ sở vật chất hạ tầng thuộc đời sống văn hóa xã hội.
Từ những tác động văn hóa – xã hội này, sự kiện sẽ góp một phần nhỏ trong quá trình phát triển chung của xã hội và cộng đồng của chủ thể diễn ra sự kiện. Nếu như những tác động về kinh tế, chính trị của sự kiện làm thay đổi nền kinh tế, thay đổi những thứ thuộc về vật chất, tài sản thì tác động ăn hóa – xã hội của sự kiện là những tác động có thể làm thay đổi ý thức, tư duy từ bên trong đối tượng tham gia và cộng đồng người dân quan tâm tới sự kiện đó.
Trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, những tác động về văn hóa – xã hội là vô cùng nhạy cảm và quan trọng đối với sự phát triển chung của cộng đồng. Không những vậy, những tác động này lại có khả năng lan tỏa rất nhanh trong một xã hội bùng nổ của truyền thông và công nghệ thông tin như hiện nay. Trong khi đó các sự kiện lớn đều được quảng bá, truyền thông rất rầm rộ nên hiệu ứng của sự kiện với cộng đồng lại càng lớn. Chính vì thế đời sống văn hóa xã hội sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hoạt động của sự kiện.
3.4.1Thay đổi về diện mạo xã hội
Cơ sở hạ tầng thể hiện phần lớn đời sống văn hóa - xã hội của người dân trong một cộng đồng. Bởi nếu đời sống văn hóa – xã hội của người dân phong phú, đa dạng thì chắc hẳn cơ sở hạ tầng hiện hữu phục vụ cho các hoạt động xã hội đó một phần phải đáp ứng được. Ngược lại, nếu một đất nước hoặc một cộng đồng xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt phục vụ các nhu cầu văn hóa, xã hội cho người dân, sẽ thúc đẩy họ hoạt động xã hội nhiều và mạnh mẽ hơn.
Để thay đổi về diện mạo của đời sống văn hóa – xã hội thường phải cần đến những sự kiện lớn như Olympic, Sea Games... Với các chủ nhà đứng lên tổ chức những sự kiện đó, họ phải đáp ứng được các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết như sân vận động, các nhà thi đấu, dụng cụ thể thao...
Có thể dễ dàng nhận ra điều này tại Việt Nam sau khi nước ta tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á – Sea Gaem 22 vào năm 2003. Sau khi Sea Game kết thúc, chúng ta đã có sân vận động quốc gia, các nhà thi đấu, các trung tâm thể thao... Hay đối với sự kiện Lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Thủ đô đã có hàng loạt những công trình mới như các cổng chào, đại lộ, một số viện bảo tàng, khu trưng bày...
Từ những công trình được xây dựng do sự kiện, các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa của người dân gia tăng đáng kể. Các vận động viên được luyên tập với những điều kiện tiên tiến hơn, người dân đi lại dễ dàng hơn, các khu trưng bày, các bảo tàng góp phần gia tăng dân trí, trình độ của cư dân sinh sống tại nơi diễn ra sự kiện.
3.4.2Thay đổi về ý thức, nhận thức của cộng đồng dân cư
Một sự kiện diễn ra đều có nội dung và thông điệp riêng của nó, và mục đích của người tổ chức sự kiện đó là đưa nội dung đó, thông điệp đó đến với không chỉ những cá nhân trực tiếp tham gia sự kiện mà còn đến với cả những người không tham gia sự kiện. Chính những nội dung và thông điệp này sẽ làm thay đổi nhận thức cũng như ý thức của cộng đồng. Ngoài ra, những chương trình, tiết mục có trong sự kiện cũng sẽ tác động đến ý thức của mọi người.
Một sự kiện thể thao như Olympic thế giới sẽ giúp con người ý thức rõ hơn về việc luyện tập thể dục thể thao để có một cuộc sống khỏe mạnh. Một sự kiện môi trường của Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu COP 15, (Copenhagen, 2009) như một sự cảnh báo rằng mọi người cần có ý thức hơn trong việc gìn giữ và bảo về môi trường, cho đến COP 21 (Paris, 2015) đã không chỉ thành công thông qua thoả thuận Paris, mang lại thành công cho cuộc cách mạng chống biến đổi khí hậu mà còn là một dấu mốc mới mở ra hy vọng cho hơn 9 tỷ người hiện đang sinh sống trên trái đất. Hay một sự kiện như "Ngày hội sách" cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức của người tham gia không chỉ thông qua những cuốn sách mà còn thông qua những hoạt động có trong ngày hội đó.
Nếu như nhận thức và ý thức của con người được nâng cao qua truyền thông, báo chíthì khi trực tiếp tham gia vào sự kiện, họ sẽ cảm nhận được rõ hơn những thông điệp và nội dung mà sự kiện đó muốn truyền tải. Điều đó sẽ có hiệu quả tốt hơn đối với mọi người.
Như vậy, với sự thay đổi và về diện mạo, hạ tầng và sự thay đổi về nhận thức, ý thức, sự kiện có thể sẽ làm thay đổi đời sống văn hóa – xã hội của cộng đồng mà nơi sự kiện diễn ra.
3.4.3 Quảng bá nền văn hóa của đất nước, thúc đẩy quá trình trao đổi, hợp tác và tiếp nhận các nền văn hóa mới.
Cùng với sự giao lưu không ngừng và rộng rãi giữa các nền văn hóa như hiện nay thì các sự kiện mang tính chất quốc tế nhằm giới thiệu nền văn hóa này tới một nền văn hóa khác diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng.Bên cạnh đó, nội dung và cách thức tổ chức sự kiện cũng thể hiện những điểm đặc trưng của một quốc gia hoặc một cộng đồng.
Sự kiện ở phạm vi quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới. Ví dụ như, qua Seagames 23 tổ chức ở Việt Nam, các mối quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực được tăng cường và thúc đẩy phát triển.
Tại sự kiện, người tham gia có thể cảm nhận được không khí mà sự kiện đó mang lại và chính không gian của sự kiện sẽ để lại ấn tượng đối với họ. Các hoạt động trong sự kiện cũng sẽ là một phần nhỏ để giới thiệu nền văn hóa của một cộng đồng nào đó. Và để làm tốt nhất điều đó thì một sự kiện sẽ là chìa khóa giúp mở ra cánh cửa giao lưu và hội nhập giữa các nền văn hóa với nhau.Ví dụ như sự kiện Lễ hội văn hóa Nhật Bản Ake Ome tại Việt Nam,tại đây có các gian hàng thương mại - ẩm thực giới thiệu đồ thủ công truyền thống và những món ăn ngon của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, các đồ vật trang trí truyền thống của Nhật Bản nhân dịp năm mới như Kadomatsu hay Koinobori rồi các vũ điệu truyền thống của Nhật Bản.... Qua đó mà người Việt Nam hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng như Nhật Bản sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về văn hóa Việt Nam. Chứng tỏ, sự kiện này đã quảng bá được hình ảnh văn hóa của nước Nhật đến Việt Nam, đồng thời người dân và đặc biệt là các bạn trẻ của Việt Nam sẽ có cơ hội để tiếp nhận một nền văn hóa mới và độc đáo.
Bên cạnh đó, một sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế sẽ giúp quảng bá tên tuổi của đất nước nơi sự kiện đó diễn ra. Đây như một cơ hội để điểm tổ chức sự kiện PR cho bản thân nó. Từ đó sẽ giúp tăng sức thu hút của mọi người tới địa điểm đó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một đất nước mà du lịch là ngành công nghiệp mũi nhọn như Việt Nam. Hơn thế nữa, nếu một sự kiện được tổ chức thường niên, định kỳ hàng năm và thu hút được đông đảo sự chú ý của người dân, thì sự kiện đó sẽ góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng của địa phương. Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng là một sự kiện như vậy.
Nó đã giúp Đà Nẵng xây dựng thương hiệu thành công không chỉ với người dân trong nước mà còn với bạn bè nước ngoài. Do đó, khi nhắc tới lễ hội pháo hoa ở Việt Nam hiện nay, người ta sẽ nghĩ ngay đến Đà Nẵng.
3.4.4Góp phần kích thích sự sáng tạo trong đời sống văn hóa nghệ thuật
Nếu một sự kiện văn hóa, nghệ thuật có tầm ảnh hưởng đủ lớn, nó sẽ thực sự khơi gợi nguồn cảm hứng lớn trong giới làm văn hóa và đặc biệt là làm nghệ thuật. Bởi nghệ thuật đề cao cái mới mẻ, và khi đã có người châm ngòi thì nó sẽ bùng nổ một cách mạnh mẽ. Hơn thế nữa, nếu sự kiện tiên phong cho một điều mới mẻ nào đó, nó sẽ giúp người nghệ sĩ tìm được một sự đồng cảm trong tư duy, ý thức nghệ thuật của nhau. Từ đó sẽ kích thích con người sáng tạo, tìm tới cái mới mẻ hơn trong đời sống văn hóa và nghệ thuật của mình.
Lễ hội âm nhạc Gió mùa vào tháng 10 năm 2014 tại Hà Nội là một ví dụ cho một sự kiện đã kích thích được sự sáng tạo trong đời sống nghệ thuật của những người làm âm nhạc Việt Nam nói riêng và những người làm nghệ thuật của Việt Nam nói chung. Sau khi kết thúc sự kiện, Quốc Trung đánh giá: "Lễ hội âm nhạc mang lại nhiều hứng khởi cho các nghệ sĩ trong nước có động lực sáng tạo hơn". Bởi tại lễ hội, người tham gia được thưởng thức những dự án âm nhạc hoàn toàn của các nghệ sĩ, và điều đó đã thực sự khơi nguồn cho những cảm hứng đang còn ấp ủ của những người làm nghệ thuật khác nữa.
3.4.5 Góp phần tôn vinh, củng cố và làm bền vững hơn các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
Tổ chức các sự kiện mang tính truyền thống một cách chuyên nghiệp sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn các di sản văn hóa của một quốc gia, nâng cao truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tính tự trọng, tự tôn dân tộc, thúc đẩy việc giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá, bảo tồn tính đa dạng văn hoá, khắc phục tính tự ti dân tộc. Điều này có thể thấy rõ thông qua các chương trình, sự kiện về lễ hội văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội tín ngưỡng...
Nếu không có các chương trình tôn vinh, các sự kiện để đặc trưng cộng đồng được thể hiện, thì các giá trị truyền thống đó sẽ có nguy cơ bị mai một theo thời gian. Trong kỷ nguyên hiện đại hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì việc bảo tồn và phát huy các truyền thống dân tộc lại
càng cần được đặc biệt chú trọng nhiều hơn nữa, bởi chúng có thể dễ dàng bị xâm lấn và mất đi bất cứ lúc nào bởinhững yếu tố văn hóa lai căn từ bên ngoài.
Sự kiện được diễn ra tại một cộng đồng địa phương nhất định sẽ giúp thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương đó. Sự kiện chính là cơ hội để các nét đặc sắc, những điều đặc trưng được tôn vinh trước đông đảo công chúng và từđó giúp nhân dân địa phương củng cố và thậm chí làm gia tăng các giá trị văn hóa truyền thống tại nơi diễn ra sự kiện.
Người ta đã nhìn thấy ở Olympic Bắc Kinh rất nhiều các giá trị văn hóa tự ngàn đời xưa của người Trung Hoa cho đến tận bây giờ. Và tại Olympic Bắc Kinh, các giá trị đó đã được tôn vinh không chỉ như một niềm tự hào riêng của người dân Trung Quốc mà đó là những tài sản văn hóa quý báu của cả nhân loại. Hay tại Hà Nội hai năm gần đây có tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên. Đây là sự kiện nhằm góp phần tôn vinh nhưng giá trị truyền thống từ ngàn xưa của cha ông ta, đồng thời giúp các giá trị đó tiếp tục phát triển và phát triển ngày càng bền vững hơn nữa.
3.4.6 Ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội
Để chuẩn bị cho một sự kiện, dù là các sự kiện lớn như Olympic hoặc Seagame, hay đơn thuần là các lễ hội ở làng, ở các vùng miền, thì vấn đề về an ninh, trật tự luôn là vấn đề được người tổ chức sự kiện ưu tiên lưu ý. Các sự kiện lớn và nhiều sự kiện cùng diễn ra sẽ gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu và làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế...
Các sự kiện có thể gây các vấn đề như tắc nghẽn giao thông; ô nhiễm môi trường, phá vỡ lối sống của dân cư nơi diễn ra các sự kiện, sự gián đoạn của các hoạt động kinh doanh bình thường...
Ngoài ra, tại các sự kiện, có rất nhiều kẻ xấu lợi dụng để gây mất trật tự an ninh, đặc biệt với các nước bị đe dọa bởi khủng bố như Mỹ... Do việc kiểm soát người tham gia vào sự kiện là rất khó, và hầu hết các sự kiện lại vào cửa tự do nên thành phần tội phạm có nhiều cơ hội hơn để thực hiện mưu đồ của chúng.
Một lễ hội diễn ra có thể kéo theo các tệ nạn xã hội, các trò chơi đỏ đen, cờ bạc, cá độ. Cư dân tại các địa phương lân cận di chuyển tới địa điểm tổ chức lễ hội sẽ làm gia tăng tỉ lệ gây tai nạn giao thông. Hay tại lễ hội cũng có thể xảy ra xung đột giữa người tham gia với nhau...
Vào năm 2013 tại một giải chạy Marathon ở Boston của Mỹ đã xảy ra một vụ đánh bom khủng bố khiến 3 người chết và 170 người bị thương. Kẻ xấu đã lợi dụng sự kiện này để thực hiện hành vi khủng bố của mình. Hay cứ mỗi lần diễn ra một trận đấu bóng đá quan trọng của đội tuyển Việt Nam tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình là đường phố Hà Nội lại ùn tắc và náo loạn hơn ngày thường.
Như vậy, một sự kiện khi diễn ra sẽ ít nhiều tác động tới an ninh, trật tự của địa phương, nơi mà nó diễn ra. Cũng rất khó để loại trừ những tác động này của sự kiện đến đời sống xã hội mà chỉ có thể hạn chế tối đa để sự kiện với những thông điệp tích cực và tốt đẹp sẽ không có những hệ lụy tiêu cực.
3.4.7 Tạo việc làm:
Các sự kiện du lịch tạo việc làm rất lớn: việc làm trực tiếp cho những người trực tiếp tham gia vào sự kiện hoặc việc làm gián tiếp xung quanh sự kiện.
Nếu theo nguồn gốc dân cư thì có 2 thời điểm thay đổi dòng di cư đó là:
+ Dòng di cư vào rất lớn, dân tại chỗ làm nhiều hơn.
+ Dòng di cư vào rất lớn và dân tại chỗ họ đi chơi và cho thuê tại địa điểm nơi diễn ra sự kiện.
Case Study: Trường hợp sự kiện Festival Huế
Festival Huế đã làm cho Huế trở thành thành phố Festival đầu tiên tại Việt Nam. Festival là một sự kiện tổng hợp do nhà nước đứng ra tổ chức và sử dụng nguồn tài chính chủ yếu từ ngân sách nhà nước với mục tiêu giới thiệu văn hóa truyền thống Huế gắn với hội nhập và phát triển. Festival có ý nghĩa quốc tế lớn từ khâu tổ chức thông qua các đối tác khác. Tuy nhiên festival chưa định hình được thời điểm tổ chức và festival Huế có đặc điểm là khách đến 1 lần và không muốn quay trở lại lần 2.
Tác động của festival Huế đến xã hội, văn hóa:
- Festival Huế đã biến Huế từ một thành phố bảo thủ trở thành một thành phố năng động hơn (người Huế năng động hơn) đặc biệt là Huế gắn kết với các tỉnh khác và quốc tế (nó phá bỏ cái gọi là "tông tằng tôn lữ") từ đó làm thay đổi bộ mặt Huế. Tuy nhiên có những hạn chế: người Huế phản đối festival rất lớn, người ta coi rằng làm như vậy sẽ làm hỏng di sản, làm hỏng nét văn hóa nhưng người ta không nghĩ rằng văn hóa cũng cần thay đổi và phát triển.
- Trong festival Huế thì các sản phẩm khuếch trương lớn (số lượng sản phẩm và sự kiện nhiều và sau sự kiện thì không có gì). Như vậy để trở thành một thành phố festival đúng nghĩa thì Huế phải cần có một chuỗi các sự kiện diễn ra trong thời gian dài chứ không chỉ có sự kiện diễn ra trong festival nhưng hiện nay Huế vẫn chưa làm được. Thêm vào đó là Huế không tạo ra được sản phẩm đặc trưng.
- Thông qua festival các hệ thống di sản đã nằm trong hệ thống các sản phẩm du lịch. Đồng thời kết nối với du lịch biển, Huế không nằm trong thế độc tôn nữa mà kết nối với Đà Nẵng, Quảng Trị, Đông Hà... để tạo thành một chuỗi tour, tuyến.
Tạo ra sự biến chuyển văn hóa xã hội: có hai loại biến chuyển: biến chuyển về vật chất và biến chuyển trong con người, trong văn hóa.
3.5 Tác động tự nhiên – môi trường của sự kiện
Sự kiện tạo nên áp lực về môi trường. Điều này được thể hiện ở số lượng người tham dự tăng hơn mức bình thường; chi phí của người dân trong thời điểm diễn ra sự kiện tăng lên làm cho các hệ thống nhà hàng, nhà vệ sinh, hệ thông xử lý rác thải bị quá tải. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, đòi hỏi quản lý tác động của sự kiện với môi trường là rất cần thiết và là một điều hiển nhiên. Để phát triển sự kiện đi đôi với phát triển bền vững, cần quản lý môi trường dựa trên các khía cạnh:
- Quản lý các loại rác thải.
- Quản lý nguồn nước, nguồn cung cấp và tái chế nguồn nước đã được sử dụng.
- Quản lý bụi, không khí, tiếng ồn.
- Quản lý cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là vấn đề cây xanh.
- Quản lý vấn đề quy hoạch (Quản lý trước khi sự việc xảy ra).
3.5.1Tác động đến tự nhiên
Sự kiện góp phần tác động tích cực tới vào việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên bởi để hấp dẫn khách du lịch, các cảnh quan thiên nhiên có khả năng tham gia vào sự kiện được nhà tổ chức sự kiện đầu tư tu bổ ngày càng tốt hơn và các diện tích tự nhiên cho phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia được đảm bảo. Vì vậy, phát triển sự kiện sẽ tạo điều kiện cho việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Điều này mới nghe qua thì có vẻ nghịch lý, bởi người ta thường nói về những ảnh hưởng tiêu cực, phá hoại môi trường của sự kiện chứ ít nói đến những tác động tích cực nhưng trên thực tế thì ta không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực đến cảnh quan thiên nhiên do tổ chức sự kiện mang lại. Ví dụ về sự kiện 1000 năm Thăng Long Hà Nội, vì chuẩn bị cho sự kiện này mà cả thành phố đưa có nhiều hoạt động nhằm tu sửa, thêm mới vào cảnh quan nhiên nhiên của thành phố để Hà Nội để thành một thành phố thân thiện và đáng yêu nhất trước mắt du khách. Thành phố được chìm trong sắc hoa 4 mùa, thiên nhiên được tôn tạo... từ chiếc lá, nhành cây đến những vạt cỏ đều mang nét đẹp riêng cuốn hút ánh mắt người tham quan. Hai bên đường trang trí đầy những giỏ hoa tươi mắt, những cây cổ thụ cũng được chăm sóc, tưới nước, cắt bỏ cành khô, gãy khiến cho Hà Nội toát lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính từ cảnh quan. Đấy là nghệ thuật của việc tổ chức sự kiện.
Cảnh quan tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc tổ chức sự kiện. Có lẽ sẽ chẳng có nhà quản lý sự kiện nào lại chọn một nơi thiên nhiên nghèo nàn, héo úa để tổ chức một sự kiện hấp dẫn. Để sự kiện thành công, người tổ chức sự kiện cần tìm đến một không gian có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút người xem. Chính vì vậy mà việc tạo ra cảnh quan thiên nhiên đẹp là yêu cầu cốt yếu của việc tổ chức sự kiện, việc tạo dựng cảnh quan cho sự kiện không kể không gian vốn có của địa điểm ấy có cảnh quan đẹp hay không, vô hình chung đã trở thành một hành động tác động tích cực tới thiên nhiên, làm cho thiên nhiên xinh đẹp, phong phú, giàu sắc màu hơn.
Ví dụ một địa phương sắp đón danh hiệu làng văn hóa vào tháng tới, người ta yêu cầu người dân đi phát quang bờ rào, trồng thêm hoa hai bên đường đi vào làng. Như vậy là nhờ có sự kiện mà cảnh quan làng xóm thêm
đẹp và phong phú hơn. Hay như tết là một sự kiện hàng năm rất quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi tết đến nhà nhà, người người đều trang hoàng nhà cửa cho sạch đẹp để đón khách và có may mắn thêm trong năm mới. Điều này nói lên việc sự kiện đã để cho thiên nhiên có cơ hội được chăm sóc và sửa sang, tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn.
Không chỉ dừng lại ở tác động cải thiện cảnh quan thiên nhiên mà hơn cả sự kiện đã góp phần tăng cường ý thức bảo vệ nhiên nhiên và thái độ đối xử thân thiện, lịch sự với thiên nhiên của con người. Dễ thấy nhất chính là sự kiện Festival Huế, sự kiện này tổ chức dựa vào việc phô diễn sắc đẹp của thành phố Huế, không chỉ ở con người, văn hóa mà góp phần không nhỏ đó chính là cảnh vật Huế. Vì vậy người dân Huế trân trọng từng đám rêu, từng cành hoa... Vì những điều nhỏ nhất thuộc về cảnh vật nơi đây cũng góp phần làm nên thành công của sự kiện. Như vậy, chính nhờ sự kiện đã tăng cường ý thức giữ gìn và tôn tạo thiên nhiên, cảnh quan một cách thường xuyên và tích cực.
Nói đến sự kiện và tự nhiên, người ta liên tưởng ngay đến tác động tiêu cực làm phá vỡ không gian tự nhiên của sự kiện. Những sự kiện diễn ra thường để lại nhiều vấn đề về tự nhiên cho địa điểm tổ chức. Nếu như trước khi sự kiện diễn ra, cảnh quan môi trường được chăm sóc và tôn tạo đẹp đẽ thì sau khi sự kiện diễn ra thiên nhiên bị những du khách thiếu trách nhiệm và ý thức tàn phá một cách tệ hại. Ví dụ như lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam ở các trường học, trước khi diễn ra khai mạc mít tinh kỷ niệm thì sân trường sạch sẽ, cây cối xanh đẹp. Sau khi mít tinh diễn ra, các đoàn học sinh ra về thì bãi cỏ nơi mà học sinh ngồi dự mitting đã bị dẫm lên trở nên tả tơi, héo húa. Rác rưởi như vỏ bánh, kẹo, hoa quà vứt ở khắp nơi trên sân trường gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan, hơn cả do nhiều hành động quá khích và vô ý thức của học sinh mà nhiều bông hoa trong vườn hoa nhà trường cũng bị ngắt hái đem tặng cô giáo. Sự tập trung đông đúc và thời gian diễn ra nhanh chóng chính là các yếu tố tạo ra khó khăn cho việc kiểm soát sự kiện, chính vì vậy việc xảy ra những hậu quả tiêu cực là điều không thể tránh khỏi đối với việc tổ chức sự kiện.
Sự kiện count down đón tết dương lịch năm 2014 là một sự kiện lớn, hoành tráng, thu hút rất nhiều thanh niên Hà thành đến tham gia. Đến với sự kiện là ánh mắt vui thích với sự trang trí hoành tráng, sân khấu trên cao mở rộng. Nhưng chính việc trang trí cho sự kiện với những bóng đèn neon, hệ thống đèn nháy treo trên cây xanh, nhiệt độ của đèn làm tổn thương đến cây,
làm cháy lá hoặc có thể làm cho cây mất đi sức sống. Đặc biệt là với những sự kiện vào cửa tự do như vậy, thu hút nhiều đối tượng với nhiều thái độ khác nhau, có một bộ phận người tham gia vô trách nhiệm thường phá hoại cảnh quan một cách vô tội vạ, trèo lên cây xanh, chồm xe lên khu vực bồn hoa phá vỡ cảnh quan đô thị.
Đây là chưa nói đến đối với nhiều sự kiện lớn cần địa điểm lớn để tổ chức thì con người đã phá hủy những cảnh quan thiên nhiên ở địa điểm ấy để không gian trở nên thoáng đãng, rộng rãi. Ví dụ như một địa phương chuẩn bị diễn ra Hội khỏe phù Đổng cấp xã, diễn ra nhiều trò chơi thể dục thể thao, tuy vậy do số lượng các môn thi quá lớn nên địa bàn sân vận động của xã không thể đáp ứng được, Ủy Ban nhân dân xã quyết định phá bỏ vườn keo phía trước để mở rộng không gian, tạo sân chơi thi đấu cho hội thi.
Hay còn là việc những sự kiện thường niên diễn ra trên cơ sở không bảo vệ thiên nhiên đã ngày càng khiến cho thiên nhiên vốn có bị xâm phạm và tàn phá. Lễ hội tắm nước sông Hằng còn được gọi là lễ hội Kumbh Mela được tổ chức 12 năm một lần. Số lượng người rất đông đứng trên bờ để đợi đến lượt mình tắm bất chấp nhiệt độ ngoài trời xuống tới 0 độ C. Lễ hội Kumbh Mela trước được tổ chức vào đầu năm 2001, thu hút hơn 40 triệu người trong ngày tắm chính, lập kỷ lục thế giới về số lượng người cùng tụ tập một lúc. Tuy nhiên, quá đông người gây ra nhiều lo ngại về sức khỏe với những cảnh báo về mức độ ô nhiễm nặng nề của nước sông3. Dòng sông Hằng thiêng liêng hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, mất đi sự trong sạch vốn có. Điều này một phần do những tập tục tôn giáo, một phần do những sự kiện như lễ hội Kumbh Mela diễn ra đã vượt ngưỡng kiểm soát tự nhiên của sông.
Như vậy các ví dụ này đã cho thấy sự kiện có khả năng gây biến đổi cảnh quan tự nhiên theo cả hai phương diện: cố ý hoặc không cố ý.
Tuy vậy, ai cũng có thể nhận thấy, đối với tự nhiên, sự kiện có tác động tiêu cực là nhiều hơn cả. Vì vậy để có thể phát triển ngành tổ chức sự kiện trở thành một ngành hiện đại và có bước đi mạnh mẽ trong tương lai thì những nhà quản trị sự kiện cần có chiến lược kết hợp với việc gìn giữ tài nguyên tự nhiên và bảo vệ môi trường, khắc phục tối đa những tác động tiêu cực và phát huy hơn nữa những tác động tích cực để có được du lịch sự kiện có thể phát triển bền vững.
3
3.5.2Tác động đến môi trường
Du lịch sự kiện là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa sự kiện và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của sự kiện gắn liền với môi trường, Ngành du lịch sự kiện phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ.
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đấy và cũng chịu tác động ngược lại của vật thể đó. "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiên nhiên". (Điều 1, Luật BVMT Việt Nam, 1994)
Tác động môi trường là khái niệm để chỉ những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn. Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch để tăng sức hút cho các sự kiện sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.
Phát triển du lịch sự kiện tác động tích cực vào việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường. Sự kiện là ngành kinh tế mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế cho các địa phương, vì vậy nên vì mục đích kinh tế, người dân thường rất quan tâm đến việc chuẩn bị để cho sự kiện diễn ra thành công và đặc sắc. Bởi vậy, vấn đề môi trường địa phương luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu, vô hình chung sự kiện đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường địa phương của người dân, làm cho môi trường địa phương được duy trì đẹp đẽ, thoáng mát.Ví dụ như Festival hoa Đà Lạt, để mang đến những vạt hoa đẹp, phong phú nhiều sắc màu, người dân Đà Lạt phải nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường, tạo một không gian tươi mới và đẹp đẽ cho việc trưng bày hoa trong sự kiện. Hơn cả, hoa được trưng bày ở mọi nơi, triển lãm hoa và cây cảnh tại các vườn hoa thành phố, hay trang trí hoa tại công viên, các ngõ phố, con đường trung tâm, biến thành phố Đà Lạt thành một thành phố muôn màu hoa rực rỡ. Làm
được điều đó là nhờ ý thức tự giác, giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và giữ gìn môi trường của người dân Đà Lạt cũng như khách du lịch. Nếu như mỗi người khách du lịch hay mỗi người dân đều hái một bông hoa thì liệu Festival hoa Đà Lạt có được diễn ra tốt đẹp không? Câu trả lời tất yếu là không, chính những tuyên truyền, kiểm soát ý thức của người dân một cách nghiêm túc và chặt chẽ đã trở thành công cụ có thể kiểm soát được hành vi xâm phạm môi trường của người dân, đồng thời hình thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử và bảo vệ môi trường của con người tham gia vào sự kiện và phục vụ sự kiện.
Bên cạnh đó sự kiện du lịch kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, việc quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc phục vụ cho sự kiện sẽ huy động cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác.
Phát triển du lịch đã tạo áp lực mạnh tới khả năng đáp ứng về tài nguyên và môi trường. Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên,... từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh ở một số địa phương nên hoạt động du lịch đã vượt ngoài khả năng kiểm soát, đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây khả năng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường lâu dài. Điều này thể hiện qua việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của du khách ngày càng lớn, đã tác động tiêu cực đến môi trường.
Thứ nhất, tác động đến tài nguyên nước. Việc phát triển cơ sở vật chất du lịch chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách. Có thể phân loại các tác động về môi trường của hoạt động này đối với tài nguyên nước ra làm: tác động trước mắt và tác động lâu dài.
Tác động trước mắt được thể hiện ngay trong giai đoạn xây dựng, còn tác động lâu dài thường là do việc vận hành và hoạt động của các sự kiện du lịch. Những tác động trước mắt bao gồm: việc thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất đá và các vật liệu nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn, làm cho chất lượng nước giảm đi rât nhiều. Việc giải phóng mặt bằng và
san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt. Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, do việc vứt rác và đổ rác bừa bãi vào các nguồn nước, cũng như thái một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.
Một số tác động lâu dài bao gồm, đất bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm lượng bùn và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi. Một hậu quả đáng kể là xói mòn, nhiễm bẩn bởi nước thải, ô nhiễm nước mặt bởi rác rưởi và các thứ khác. Nước thải chưa được xử lý tốt vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý, hoặc thiết bị làm việc không đảm bảo chất lượng, do đó tác động lâu dài đến chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt. Hoạt động của du khách cũng là nguyên ngân gây nên ô nhiễm nguồn nước như vứt rác bừa bãi (khi qua phà) đổ các chất lỏng. . .
Lễ hội câu cá trên băng ở dòng suối đóng băng Odae (오대천) (huyện Pyeongchang, tỉnh Gangwon) ở Hàn Quốc vẫn luôn tấp nập khách du lịch.
Băng trên sông cứ vào mùa đông lại đóng một lớp dày trên 40 cm và đây cũng là nơi người dân Hàn Quốc đến câu cá hồi. Cá hồi ở Pyeongchang vốn nổi tiếng là có thịt dai và ngon. Sự kiện câu cá này vốn thu hút được nhiều khách du lịch, góp phần tăng doanh số cho ngành kinh tế này. Nhưng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực sau khi sự kiện diễn ra. Những hố băng ở Gangwon Hàn Quốc sẽ rơi vào tình trạng bị ô nhiễm nặng nề do số lượng người đến vui chơi, hoạt động câu cá quá đông trong một thời gian ngắn. Điều này làm cho môi trường mất đi cân bằng và cần có thời gian để phục hồi.
Hay việc các sự kiện buổi tối thường có màn thả hoa đăng, trang trí trên các dòng sông như Festival Huế,... Những hành động này làm tô đẹp thêm vẻ đẹp của các con sông, nhưng trong quá trình hoạt động, người ta đã vô tình thả nhiều rác thải trên sông, nhiều vật dụng trang trí không được thu dọn sạch sẽ dẫn tới việc ô nhiễm nguồn sông suối.
Thứ hai, là tác động đến tài nguyên không khí. Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng. Tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm không khí. Trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện ồn ào như thuyền, phà gắn máy, xe máy... tạo nên hậu quả trước mắt và lâu dài.
Một huyện có đoàn xiếc đến diễn ở sân vận động huyện vào buổi tối, ngay từ chập tối, những đoàn xe của hội xiếc đã đi tới từng địa phương để loa báo, quảng cáo về đoàn xiếc thu hút nhiều người đến xem và tham dự. Sự kiện này cùng với việc đi lại thông báo liên tục đã khiến địa phương trở nên ồn ào và đồng thời xe cộ đi lại quá nhiều tạo ra một lượng khói bụi khổng lồ ở nơi sự kiện sắp diễn ra. Hơn cả, buổi tối là nơi mọi người dân trong huyện tập hợp ở sân vận động huyện để xem xiếc đã khiến cho khu vực tổ chức sự kiện bị quá tải, gây ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Những màn ảo thuật như thổi lửa, tung hỏa mù trong việc trình diễn của gánh xiếc... cũng góp phần làm cho không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Ví dụ về một sự kiện phổ biến, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ nói về những tác động lớn gây ô nhiễm môi trường để thấy được những tác động tiêu cực của sự kiện. Những sự kiện quy mô nhỏ, có ảnh hưởng to lớn như vậy, thì những sự kiện lớn, quy mô hoành tráng thì tác động ra sao?
Sự kiện pháo hoa Đà Nẵng với việc thi pháo hoa của nhiều nước trên thế giới và khu vực. Trong đêm thi bắn pháo hoa, một khối lượng vô cùng khổng lồ pháo hoa được bắn lên bầu trời. Những chùm pháo hoa bay lên trời nở ra những tia sáng đẹp đẽ và thích mắt, thu hút được sự chú ý của hàng nghìn người khách du lịch, nhưng đồng thời từng chùm pháo hoa đẹp đẽ ấy cũng đang mang lên bầu trời rất nhiều khí thải độc hại làm ô nhiễm không khí. Bầu trời Đà Nẵng sau đêm hội pháo hoa trở nên u ám và kém phần trong sạch, không gian không còn trong lành như trước, điều này tạo ra yêu cầu cho ngành sự kiện cần có chiến lược phát triển toàn diện, đảm bảo môi trường.
Thứ ba, phải kể đến đó là tác động đến tài nguyên đất, khi một số khu vực tự nhiên có giá trị như bãi tắm, cánh rừng xanh trong nhiều trường hợp bị ngăn lại không cho dân địa phương vào vì chúng trở thành tài sản riêng của khách sạn hoặc tư nhân nhằm tổ chức sự kiện, du lịch. Phát triển sự kiện là việc thu hút một số lượng người tham dự đông đúc kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây trồng trọt và chăn nuôi. Đây là bước chuyển đổi dạng sử dụng đất với hiệu quả sử dụng cao hơn, nhưng lại làm giảm đi quỹ đất nông nghiệp.
Thứ tư, tác động đến tài nguyên sinh vật như: ô nhiễm môi trường sống, cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi là nguyên nhân làm cho một số loài thực vật và động vật dần dần bị mất
nơi cư trú. Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây, bể cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Trong môi trường bảo tồn dã thú, việc vứt rác bừa bãi gây tác động trực tiếp đến cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài của các loaì động vật; nhiều khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên phục vụ cũng như du khách đến khu du lịch bởi các dịch bệnh phát sinh từ các chất thải không được xử lý.
Thứ năm, hoạt động của du khách có tác động lớn đến các hệ sinh thái. Các hoạt động du lịch dưới nước như nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm, đi trên bãi đá ngầm, đứng trên bãi san hô và thả neo tại những bãi san hô, nơi sinh sống của các loại sinh vật dưới nước cũng sễ bị huỷ hoại. Các khu rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách. Những hoạt động như sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây leo núi ồ ạt vv. . . làm mất dần nhiều loại động thực vật. Ở các khu bảo tồn thú hoang dã, hoạt động của các đoàn xe và khách du lich cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường sống làm cho sự yên tĩnh bị mất đi, các sinh vật phải thay đổi tập tính, trở nên sợ sệt, thậm chí nhiều con thú bị chết vì tai nạn do con người gây ra.
Như vậy, sự kiện có tác động to lớn đến tự nhiên môi trường ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Để có sự phát triển bền vững, sự kiện cần khắc phục tối đa những tác động tiêu cực và phát huy tối đa những tác động tích cực giúp xây dưng một ngành sự kiện du lịch thân thiện với môi trường.
Câu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top