[Hướng dẫn] Sai lầm trong khi edit
Trang: http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=305027
Cre: Muymuy612
----------
Đến với thế giới edit ngôn tình hơn một năm và chủ yếu là mày mò tự học. Myu đã từng mắc rất nhiều sai lầm ngốc nghếch, bây giờ sau một năm, tích lũy khá nhiều kinh nghiệm về edit Myu phải beta lại toàn bộ truyện mình làm một lần nữa. Việc này rất mất thời gian, Myu từng nghĩ nếu mình nhận ra những sai lầm này sớm hơn thì tác phẩm đã có chất lượng tốt hơn và đỡ mất thời gian chỉnh sửa lại như thế này.
Vì vậy Myu viết bài này, Myu không đủ khả năng để chỉ dẫn ai. Chỉ đơn thuần muốn chia sẻ những sai lầm mình mắc phải, và một số kinh nghiệm nho nhỏ của một kẻ tay ngang tự mày mò là chính. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn ít nhiều trong việc edit, có được bản edit hay, mượt và dễ hiểu.
Sai lầm thứ nhất: Xem convert là trời
Ngày đầu tập tọe edit, sai lầm lớn nhất của Myu là quá phụ thuộc vào bản convert, có những phần những đoạn không dám chỉnh sửa trong bản convert và cho rằng đó là giọng văn của tác giả. Thực tế thì bản convert chỉ là bản dịch thô do phần mềm QT dịch, dù phần mềm có dịch tốt tới đâu thì cũng chỉ là phần mềm không thể có suy nghĩ và tâm tư cảm xúc như con người. Vì vậy, tuy nói là edit nhưng nếu chỉ edit đơn thuần thì thành phẩm rất là thô, thậm chí chỉ hơn bản convert một tí mà thôi.
Vậy cách khắc phục là gì, chỉ có một đó là luôn luôn tra từ điển, edit dựa theo bản raw: Những phần mềm QT hiện giờ khá tân tiến, nếu update bản Vietphrase thường xuyên thì nó cũng không thua gì các phần mềm từ điển thông dụng. Vì vậy thay vì cứ edit tới từ khó lại tra thì Myu kiến nghị như thế này, chúng ta tra nghĩa và sắp xếp câu văn trong đầu một lần, sau đó mới bắt đầu edit, và nhớ, quên câu chữ trong convert đi, hãy hiểu ý câu văn và sắp xếp câu chữ thật dễ hiểu và thuần việt
VD nhé: Bản convert: Nam tử thanh âm như vậy nhu hòa, đạm đàm tựa hồ như gió đồng dạng, ấm thổi vào người trong nội tâm một loại lạnh nhạt, lặng lẽ tại đó mọc rể nẩy mầm.
Chỉ xếp chữ dựa trên bản convert bình thường:
Thanh âm nam tử nhu hòa như vậy, đàm đạm như gió đồng dạng, ấm áp thổi vào trong nội tâm lạnh nhạt, lặng lẽ mọc rễ nảy mầm tại đó
Edỉt dựa trên bản raw, tra từ điển để hiểu nghĩa:
Giọng nói của nam tử rất nhu hòa, nhàn nhạt như gió, ấm áp thổi vào lòng người, lặng lẽ mọc rễ nảy mầm ở đó.
Cách này sẽ giúp các bạn tránh khỏi " giọng văn convert".
Một số từ điển online thường dùng:
a. www.hanviet.org
b. nguyendu.com.free
Sai lầm thứ hai:Mình hiểu thì mọi người cũng hiểu
Mình thấy đa số editor trước khi bắt tay edit thì thường có thâm niên đọc truyện lâu năm, có khả năng nhai convert rau ráu và hiểu nghĩa khá nhiều từ Hán Việt. Bản thân Myu cũng vậy, nên từng edit theo kiểu ta hiểu nên chắc cả làng cũng hiểu. Kết quả là trừ Myu và một số bạn có thâm niên đọc convert ra thì đa số mọi người chả hiểu gì.
Vì vậy, dù từ Hán Việt đó có thông dụng đến đâu, thì cũng nên tìm từ thuần Việt thay thế. Ngoại trừ một số từ chuyên ngành, thuật ngữ riêng dùng trong hoàng thất hoặc edit một số truyện dị giới tu tiên, nhưng tốt nhất vẫn nên có chú dẫn ngay sau đó để người đọc dễ hiểu. Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp nên chắc chắn luôn có những từ thuần Việt, sát nghĩa để diễn tả câu văn phải không các bạn. Ở phần sau Myu sẽ lập một bảng một số từ thông dụng trong truyện mà chúng ta nên đổi sang từ thuần Việt.
Vd minh họa: Nguyên lai -> thì ra, hóa ra
Phi thăng -> từ thường xuất hiện trong truyện tu tiên, ta có thể giữ nguyên. Phía dưới thêm chú thích thế này: Phi thăng là trạng thái một người tu tiên đã đạt tới cấp độ tối đa, rời khỏi nhân giới lên tiên giới.
Sai lầm thứ ba: Không đọc lại trước khi đăng
Trước đây, có khi Myu edit xong, nhưng vì bận việc hoặc chủ quan, cho đăng thẳng bài lên mà không đọc và rà soát lỗi sai lại 1-2 lần. Myu cũng thấy khá nhiều bạn mắc phải lỗi này, bạn có thể đăng chậm một chút, muộn một chút còn hơn đăng một sản phẩm có cả rổ sạn. Vì vậy, trước khi đăng bài chúng ta hãy dành ra 15-20 phút đọc và rà soát kỹ lại lần nữa, sửa lỗi chính tả, xóa khoảng trống nhé. Việc đó cũng thể hiện mình rất yêu thích tác phẩm và tôn trọng độc giả mà ^^
Sai lầm thứ tư: Xưng hô là cái chi chi?
Lần đầu tiên edit, bạn sẽ thấy để nguyên xưng hô ta ngươi cho mọi nhân rất là tiện lợi. Nửa năm sau, bạn phải quay lại chỉnh sửa toàn bộ xưng hô. Vâng, tai hại thế đấy, vì sai lầm này mà Myu mất rất nhiều thời gian. Chuyện xưng hô này tốn nhiều giấy mực rồi, Myu không nhắc lại nữa. Myu xin chia sẻ một bảng xưng hô dùng trong truyện hiện đại và cổ đại lấy từ wiki, đương nhiên, bài này chủ yếu dành cho người mới, mong các pro đừng cười, nếu có chỗ nào sơ xuất xin hãy thẳng thắn góp ý nha. Myu xin lưu ý là không hẳn cổ đại thì ta cứ phải dùng huynh muội, chàng thiếp.. vv Thật ra đây chỉ là tàn dư sau trận bão phim và văn học kiếm hiệp thế kỷ trước. Chứ các bản dịch những tác phẩm nổi tiếng như Hồng Lâu Mông vẫn cô, tôi, anh bình thường.
Bảng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Nguồn: wikipedia.org
Đại từ nhân xưng có thể được phân thành 3 loại (theo các ngôi giao tiếp):
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. (chỉ người đang nói: tôi, tao, tớ, mình, bọn mình, chúng ta...)
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. (chỉ người đang giao tiếp cùng: bạn, cậu, mày, anh, chị....)
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. (chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp: nó, anh ta, hắn, y, bọn ấy...).
Trong mỗi loại trên lại chia ra: số ít (tôi) - số nhiều (chúng tôi, bọn tôi).
Đối với ngôi thứ nhất số ít. Khi nói chuyện với mọi người, tùy trường hợp, tương quan tuổi tác, liên hệ bà con, mức độ thân sơ, mà tự xưng bằng những nhân xưng đại từ khác nhau:
"Con", với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ, với thầy cô giáo (ngày xưa); với những người già.
"Cháu", em cháu với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi với ông bà cha mẹ.
"Em", với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng (nếu người nói là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với thầy cô giáo (ngày nay).
"Chị", với các em, với những người mà đương sự coi là đáng em của mình.
"Cô", "dì", "bác", "thím" ... với các cháu theo tương quan họ hàng, với người nhỏ tuổi được đương sự coi như con cháu. "Mẹ", "má", "me" ... với các con.
"Tôi", với tất cả mọi người.
"Tao", "ta", với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận.
Về ngôi thứ hai số ít. Trong tương quan cha-con, mẹ-con, khi đối thoại, cha mẹ gọi con bằng "con" hoặc "mày". Cũng có đôi trường hợp, đối với người con đã có gia đình, có chức phận, người Bắc ngày trước kiểu cách gọi bằng "anh", bằng "chị". Đối lại, con gọi cha mẹ bằng rất nhiều tiếng: Cha, bố, ba, thầy, cậu, tía; mẹ, má, mợ, me, măng, bu, bầm, u ... Nói chuyện với một người trong vòng bà con, người ta sẽ gọi theo vai vế: Bác, chú, cậu, dượng, cô, dì, thím, bác gái; anh, chị, dượng nó, chú nó ... Nói chuyện với người ngoài, người ta xưng theo tuổi: Cụ, ông, bà, anh, chị, chú, mày ...
Ngoài ra có các đại từ tôn trọng danh xưng như đức/ quý, ngài, đấng, bậc hay nhục mạ, hạ thấp thằng, đồ, con, hắn, ả.
Bên cạnh đó cũng có nhiều đại từ nhân xưng dùng để chỉ về bản thân đặt trong mối liên hệ với tuổi tác, học vị, tôn giáo, chức vụ... phần nhiều có nguồn gốc từ Hán Việt như bần tăng, bần ni, bần đạo, bổn quan, bổn công tử, bổ cô nương, bổn tướng, lão phu, tiểu tử, tiên sinh, lão đây, công tử, thiếu gia, đại gia, lão gia, tiểu thư, người anh em, vị huynh đài, huynh đệ, lão huynh, lão đệ, lão đại, sư huynh, sư đệ, sư muội, tiểu muội, muội muội, sư phụ, đệ tử, công công, cách cách, mỗ, cô (hoàng đế tự xưng), bổn hoàng, tỷ tỷ, sư tỷ, nghĩa phụ, nghĩa huynh, nghĩa muội, nghĩa điệt, điệt nhi, hiền đệ, hiền điệt, điệt nhi, huynh đài, tiểu nữ..vv
Hôm nay, tạm thời tới đây thôi nhé, Nếu mọi người thấy hữu ích mình sẽ viết tiếp.
_oOo_
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top