Carmen
Ở tuổi 17, người ấy đẹp như một bức tượng cẩm thạch dưới ánh mặt trời, và dù rằng cái sự cao quý ăn sâu vào từng thớ da thịt của người khiến có lúc tôi rất tò mò, nhưng đến giờ, tôi vẫn chỉ biết người là một con điếm bởi người nói vậy, không hơn không kém, chỉ là một con điếm mang cung cách hoàng tử tuyệt vời.
Những bước chân tao nhã như đang khiêu vũ giữa bữa tiệc hoàng gia, những cái vươn người biếng nhác như những con mèo đắt giá của các quý nương trong dinh thự ở bên kia dòng sông, và mọi bộ phận trên cơ thể người đều đẹp đến xiêu lòng.
_____
Trước kia tôi gặp đứa bé ấy trên một con nhơ bẩn của khu ổ chuột. Tôi khi ấy là một ả gái bán hoa rẻ mạc trong góc phố nhỏ hôi hám, và tôi tìm thấy em ở khu ấy vào một sáng đông lạnh lẽo. Em đã ngất đi, tím tái, lớp áo quần hoa quý bị xé nát giúp tôi nhận ra mình đang được diện kiến một quý tộc. Nhưng vị quý tộc trước mắt tôi lại chỉ là một thiếu niên chưa trưởng thành hoàn toàn bị vấy bẩn trong nhục dục bẩn thiểu của những kẻ thấp hèn. Máu, tinh dịch và nước bẩn trải đầy trên cơ thể trắng xanh gầy nhẳng, nhịp thở yếu ớt khó khăn với những vết bầm rợn người trên bụng, mặt và ngực đứa trẻ ấy. Có lẽ bọn đốn mạc kia đã đánh khi cậu bé phản kháng, đánh một cách tàn nhẫn, với bọn họ, thì một thứ để thoã mãn dục vọng không cần phải thương tiếc, và điều đó làm tôi tức điên cả người.
Ngày hôm sau, đứa trẻ đã tỉnh lại, với đôi mắt vô hồn, và bờ vai run rẩy yếu mềm như chú chim non. Tôi không thể hỏi được gì khi ấy, cũng chẳng phải tôi muốn nhanh chóng đưa em về với gia đình để hứng lấy khoảng tiền hậu tạ hay gì cả, chỉ là tôi cảm thấy căn phòng tồi tàn nhỏ bé này không xứng với em. Chỉ có căn phòng lớn trang trí bằng vàng và bạc, chăn bằng lụa còn gối thì nhồi lông ngỗng mềm mại mới xứng đáng cho sự cao quý của của em. Đứa trẻ không ăn gì, run bần bật mỗi khi tôi lại gần, và có khi sẽ khóc. Điều đó khiến tôi bối rối, nhưng người phụ nữ trong tôi không cho phép bản thân vứt bỏ đứa trẻ đáng thương này mà không chăm sóc hay đảm bảo nó sẽ ổn định hơn. Vì thế tôi cố làm thân với em, lúc đầu đến cả nhìn em cũng không dám, nhưng cứ từ từ, em đã chấp nhận chạm vào những ngón tay thô kệch đen đúa của tôi. Tay em bé nhỏ và mềm mại, một đứa trẻ, tôi tiếc thương nghĩ, đáng lẽ nên ở trong dinh thự của mình học tập, tiệc tùng và cưỡi ngựa săn thú, chứ không phải ở một xó tối ở khu ổ chuột với vết thương to lớn trong tâm trí như vậy.
Cứ từ từ, em có lúc đã cười với tôi, tự ăn và chăm sóc chính mình được, nhưng em vẫn không nói tên mình ra. Tôi vẫn thường chú ý kiếm tìm trên phố thông tin về một thiếu gia nào đó mất tích, cùng lắm cũng chỉ có thông tin về gia tộc giàu có nhất đất nước này đã lụi tàn. Họ của họ là một cái tên Pháp là lạ mà tôi không thể nào nhớ nổi, chỉ nghe được rằng gia đình ấy đã bị những kẻ trà trộn vào một bữa tiệc ám sát, và căn nhà cùng tài sản vẫn còn đứng đó là nhờ một số người trung thành còn ở lại, và sự giúp đỡ của một số gia tộc khác xung quanh. Tôi không biết lắm về giới thượng lưu ấy. Tôi chỉ biết trên đầu mình có một nữ hoàng, có nghị viện, quý tộc, thương gia, và lâu lâu sẽ có một số những người giàu có ở tầng lớp cao nổi hứng phát đồ ăn hoặc tiền cho đám dân đen này. Còn sự thịnh suy của họ thì không đến lượt một ả gái bán hoa nghèo khổ như tôi hiểu nổi. Bây giờ trong tim tôi chỉ có một mong muốn là giúp đỡ cậu bé con ấy, em đã ở với tôi hai tháng rồi, gia đình chắc đang lo sốt cả vó lên ấy. Còn đứa trẻ ấy, em vẫn nhất quyết không nói một lời nào với tôi cả, thật chẳng hiểu nổi.
Khi vừa đi vừa suy nghĩ, tôi đã lơ mơ mà đi lang thang vào khu nhà giàu. Những con người hoa quý đi ngang nhìn mớ giẻ rách nát là tôi một cách lạ lẫm và hiếu kỳ, nhưng họ còn bận nhiều việc hơn là nghĩ xem dân đen bước vào khu này làm gì. Còn tôi thì loay hoay đó trong sự nhục nhã và lo âu, tôi vội nhìn quanh tìm đường, sợ hãi cảnh vệ đi ngang sẽ gông cổ tôi với tội trạng vớ vẩn gì đó như rình mò hay trộm cắp. Nhưng ở đây là những con phố dài lát gạch thẳng tắp cắt nhau chia thành các khu, những toà nhà cao hoa lệ nom cứ hao hao nhau. Tôi không biết phải làm sao để đi ra, nhưng tôi lại không dám hỏi ai cả. Trong lúc tôi đang lóng ngóng trên vỉa hè thì bị trượt chân và ngã ngửa ra giữa đường. Một tiếng ngựa hí dài vang ngay cạnh tôi, và bộ móng sắt của nó đập xuống mặt đường ngay cách mặt tôi chừng 2 phân. Một tiếng chửi thề trầm thấp vang lên trong khi những người xung quanh dừng hẳn vì giật mình. Còn tôi sao? Tất nhiên là đang sợ đến đờ cả ra. Cho đến khi một chàng trai bước đến kéo tôi đứng dậy, lịch sự hỏi thăm tôi một hồi, tôi mới hồi tỉnh phần nào. Rồi nhìn chàng trai đóng bộ chỉnh tề trước mặt, tôi vội cuống quýt xin lỗi. Dù gì cũng là tôi ngã chặn đầu ngựa người ta, nếu là một số quý tộc xấu xa như trong miệng khác kể có khi tôi đã thành bánh thịt dưới móng ngựa rồi. Vậy mà tôi lại còn đứng đó để ngài ấy đỡ dậy và hỏi thăm như một vị phu nhân cao ngạo, đấy quả thật là điều xấu xa, tệ hại vô cùng. Tôi thiếu điều muốn quỳ xuống xin thứ tha cho tội lỗi này thì chợt nhìn thấy bức ảnh ngài ta cầm. Dù rằng đây là lần đầu tôi được thấy thứ xa xỉ này, nhưng tôi cũng từng nghe về nó, Sharon ở phố bên trước kia làm công ở một nhà giàu kể cho tôi rằng thứ kỳ diệu này có thể bảo quản hình ảnh của một người thật hơn cả những bức tranh của hoạ sĩ hoàng gia. Tôi không hiểu vài điều cô ấy nói, nhưng tôi tất nhiên vẫn sẽ nhận ra người trong tấm ảnh ngài ấy cầm chính là cậu bé đã ở cùng tôi hai tháng. Ngài ấy thấy tôi nhìn bức ảnh chăm chăm thì xoè tay rộng hơn để tôi nhìn rõ hơn, có lẽ ngài nghĩ tôi đang tò mò. Sau một hồi đắn đo, tôi nhìn thẳng vào cậu bé xinh đẹp với nụ cười khinh khỉnh trong ảnh, run run hỏi:
-Ngài là gì của đứa trẻ này?
Ngài ấy mở lớn đôi mắt màu lục hiếm thấy, vội vàng hỏi tôi:
-Tiểu thư biết cậu ấy ở đâu?
Tôi nhìn ngài ấy, cố đọc vị những cảm xúc trên khuôn mặt ngài, cân nhắc xem có nên nói không. Tôi không muốn đứa bé ấy lại bị tổn thương. Khi đã chắc rằng trên đó chỉ có sự hồi hộp và chờ mong chân thành, tôi khẽ hỏi:
-Vậy ngài là gì của cậu ấy?
-Chúng tôi quen nhau từ thuở ấu thơ.
-Vậy à... Vậy, ngài có chấp nhận cậu ấy không? Dù cho thân thể ấy đã vấy bẩn mất rồi?
Tôi nghe thấy tiếng hít vào nặng nề đau đớn của người thiếu niên trước mặt, rồi ngài ấy run rẩy nắm lấy đôi tay bẩn của tôi, tôi ngẩng đầu lên, và bắt gặp một sự chân thành thuần khiết còn hơn những giọt sương mai trong đôi mắt đỏ hồng loang loáng nước ấy:
-Xin cô hãy cho tôi gặp cậu ấy.
_____
Chúng tôi đứng trước căn nhà tồi tàn xập xệ của tôi khiến tôi ngượng chín mặt, thêm việc ngài ấy vẫn mặc nguyên bộ trang phục quý giá ấy khi bước vào khu ổ chuột này khiến mọi ánh mắt đều chú tâm vào từng bước đi của chúng tôi. Thế nào mai cũng có một đống chuyện được thêu dệt nên, tôi thở dài, rồi đưa tay chạm vào nắm tay cửa chính, nhắc nhở người thiếu niên phía sau lưng một lời cuối:
-Tôi không biết cậu ấy có chấp nhận ngài lại gần không. Tôi cũng phải mất tận hai tuần để khiến cậy ấy nhìn mình và thôi không trốn nữa.
-Cô vẫn chưa nói cậu ấy gặp chuyện gì.
Tôi nói, bằng một giọng rin rít khi xuyên qua hàm răng nghiến chặt hận thù:
-Một đám đàn ông chó chết đã cưỡng hiếp đứa bé ấy và vứt nó loã lồ trên đường giữa mùa đông.
Có tiếng thở hắt đau đớn ở sau lưng. Một tay tôi xoa lên vị trí nơi có con tim đang nhói đau của mình, tay kia mở cửa. Cánh cửa cũ kỹ rít lên phản đối, chúng tôi kệ nó lung lay ở đó với cái bản lề han gỉ mà bước lên lầu. Cầu thang nhớp nhúa bẩn thỉu, mùi xú uế buồn nôn bốc lên từ tầng dưới, trên đầu chúng tôi là ngọn đèn le lói sắp tắt. Tôi ở một căn phòng nhỏ ở tầng hai, cũng coi như không tồi với một cửa sổ hướng ra phố. Tính ra cũng nhờ cái cửa sổ cáu bẩn ấy mà tôi phát hiện ra đứa trẻ ấy kịp thời trước khi nó chết vì lạnh. Và một chút ngần ngừ, tôi vặn nhẹ nắm cửa, ngập ngừng bước vào. Còn người thiếu niên kia thì không, ngài ấy chỉ đưa mắt vào tìm kiếm. Tôi không biết là vì ngài ấy sợ chỗ tôi bẩn, hay là nhớ lời tôi nói khi nãy ở trước nhà. Mà lí do gì thì tôi cũng không quan tâm, vì tôi đã thấy bé con của mình. Đứa trẻ ấy ở trên cái giường nhỏ tồi tàn, đầu tựa vào kính cửa, và đón tôi bằng nụ cười long lanh nắng. Ôi tôi thương đứa bé này quá thể, dù em chẳng nói lời nào mà cũng chẳng làm được gì cho tôi nhiều hơn một nụ cười hay cái chạm khẽ an ủi, nhưng nó giúp tôi bớt cô đơn trong cuộc sống khổ cực này. Chợt tôi thấy nụ cười em cứng ngắc lại, nước mắt thì bắt đầu trào ra, lăn dài. Tôi quay phắt lại nhìn người thiếu niên chẳng biết đã vào phòng từ lúc nào bằng cái nhìn rực lửa. Ngài ấy đứng đờ ra lúng túng không biết phải làm sao, cho đến khi bé con của tôi vươn tay về phía ấy với một sự chờ mong vô bờ, thì ngài ấy chạy vụt tới, nhanh chóng ôm trọn bé con vào lòng, và tôi thấy vài ngài run rẩy từng cơn. Chợt tôi nhớ ra họ vẫn chỉ là những đứa trẻ chừng 14, 15 tuổi mà thôi. Thật chua xót làm sao khi một đứa trẻ ở tuổi này lại bị vò nát như cánh sơn trà vậy. Chúng ôm nhau một lúc lâu rồi buông ra, người thiếu niên tóc đen hít hít cái mũi ửng đỏ, ngài ấy hẹn sẽ đến đưa em trở về, và hỏi tôi cần gì không? Tôi nhìn bé con cười hiền, lắc đầu. Tôi bảo tôi chỉ muốn lâu lâu có thể được nhìn thấy em, từ xa cũng được. Và ngài cười sáng bừng, bảo tôi chờ, ngài có cách.
Và ba hôm sau, tôi đường hoàng bước vào dinh thự đẹp nhất cả thành phố này, chỉ sau cung điện, diện trên mình bộ đồ người hầu đẹp đẽ và có lẽ đắt hơn gấp nhiều lần tất cả quần áo trước kia cộng lại. Thật không ngờ đứa trẻ ấy của tôi lại đến từ nơi sang quý thế này, và tôi chợt nhớ về việc gia chủ- tức là cha mẹ em đã bị ám sát. Tôi cúi xuống nhìn đứa trẻ đang bám vào váy tôi rụt rè mà lòng đau đớn. Em còn nhỏ thế này mà đã đánh mất quá nhiều. Xinh đẹp và giàu sang có còn đáng mơ ước như thế khi người ta thấy những gì em đã mất vì hai thứ đó không? Giờ em chẳng còn một trái tim nguyên vẹn, hay một gia đình đủ đầy. Và rồi tiếp theo cuộc đời sẽ tước gì của em nữa đây?
Xoa nhẹ đầu em, tôi sẽ bảo vệ em đến hơi thở cuối cùng.
_____
Tôi là một ả gái quê ngu ngốc suýt thì bị hãm hiếp trong con hẻm tối, và lúc đó người xuất hiện, như một vị thánh. Và người mang tôi đến dinh thự này, cho tôi chỗ ở và việc làm. Người không hề nói tên ra, còn tôi lại không biết đọc, nhưng tôi cảm thấy có vẻ người không hề thích cái tên ấy của mình. Bởi đa phần khách đến nếu không gọi người là "ngài Bá Tước" thì sẽ là những cái tên ỡm ờ như "cưng" hoặc "tình yêu". Với lòng tò mò của một đứa trẻ 15, tôi đã hỏi nghề của người là "Bá Tước" sao? Lúc đó người chỉ cười nhạt:
-Không, Bá Tước chỉ là cái biệt danh chế giễu dành cho ta, còn thật chất trong mắt họ, thì điếm vẫn chỉ là điếm.
Tôi giật mình thảng thốt, tôi hiểu từ đó có nghĩa là gì, tại sao một người cao quý như người lại nói bản thân như thế? Tôi tìm kiếm câu trả lời ở người vú nuôi xinh đẹp đang đứng ở góc phòng, và tôi thấy nước mắt đang lăn dài trên gò má cao của bà. Tôi hốt hoảng chạy lại dỗ bà, còn người, người chỉ nhìn ra bầu trời đông ngoài kia bằng đôi mắt trống rỗng.
Sau lần đó, vú đã bảo tôi rằng tôi còn quá nhỏ để hiểu được người, cho nên đừng hỏi những điều không cần thiết nữa. Tôi chỉ thầm bĩu môi, người chỉ hơn tôi 2 tuổi mà thôi chứ có nhiều nhặng gì. Nhưng tôi vẫn nghe lời, vì tôi là một đứa bé ngoan.
_____
Hôm nay lại có tiếng gầm tức giận và tiếng đổ vỡ vọng xuống từ trên lầu. Ngài Potter đến rồi, tôi chuẩn bị rượu để mang lên lầu cho hai người họ. Ngài Potter là bạn thân của người, thường xuyên hầm hầm đến đây, đập phá gầm thét một hồi, uống ly rượu rồi lại u sầu ra về. Lúc đầu tôi sợ lắm, tính chạy lên xem thử thì bị vú giữa lại, bà nói đó là chuyện riêng của người, chúng tôi không có tư cách can thiệp vào. Nhưng rồi tôi nhận ra đôi mắt vú luôn mang hy vọng khi ngài Potter đến, và thất vọng khi ngài ấy ủ dột đi ra. Rồi, tôi chấp nhận là tôi còn nhỏ, nên tôi chắc chắn không thể nào hiểu nổi cái suy nghĩ của những người lớn này.
Nhưng tôi biết rằng người luôn đứng nhìn theo con ngựa đang phi nước đại xa dần của ngài Potter, với nét trầm ngâm suy tư đẹp đẽ, và sự bi thương như ngưng thành giọt trong không gian quanh người. Bóng lưng đơn độc ấy của người làm tôi nhói đau. Sao người lại gầy đến thế? Mỏng manh và mềm yếu như một cành lavender tím. Đôi mắt người khi ấy thường hằn đỏ những tia máu, môi mím chặt đến trắng bệch. Và cái cách người bấu chặt lấy ly rượu khi đó khiến tôi sợ nó sẽ vỡ vụn mất thôi. Nhưng tôi không biết phải làm gì cho người cả, vì dù gì tôi cũng chỉ là một con bé nhà quê được ngài cưu mang trong cơn khốn cùng mà thôi.
_____
Ở quê tôi có một căn nhà thờ nhỏ và ấm cúng. Mỗi khi đi lễ, tôi rất thích ngắm nhìn những bức trang tường ở nơi đó. Chúng tuyệt đẹp, sinh động, và rực rỡ sắc màu. Tôi cũng rất thích ngắm nhìn những thiên thần, tôi muốn trở thành một trong số họ, cho nên tôi luôn cố để ngoan đạo hết mức có thể. Nhưng tôi không muốn nói về sự ngoan đạo của mình, mà tôi muốn nói về những thiên thần, hay rõ hơn là thiên thần đang ở cạnh tôi đây. Vẻ đẹp của người so sánh với thiên thần chẳng hề sai, và vầng hào quang toả ra xung quanh người thật thánh khiết. Tôi từng nói với người điều đó, và người chỉ buồn buồn trả lời:
-Không, em sai rồi, làm gì có thứ hào quang nào dành cho linh hồn bẩn tưởi như ta?
-Nhưng ngài đã cứu em.- Tôi lỳ lợm cãi lại- Ngài cho em chỗ ở và thức ăn, ngài còn dạy em học như thể em là một tiểu thư nhà quyền quý vậy, trong khi em lại chẳng thể mang lại gì cho ngài cả.
Người ngẩng đầu lên nhìn tôi thật sâu, rồi xoa nhẹ mái tóc vàng hoe khô xù quê mùa chẳng hề đẹp đẽ chút nào của tôi, trong đôi mắt xám của người có một dòng tình cảm mà tôi chẳng thể hiểu nổi:
-Đừng nói vậy, em cho ta nhiều thứ mà em còn chưa biết đấy. Lớn chút nữa em sẽ hiểu thôi.
-Lại lớn chút nữa!- Tôi gắt lên- Em đã 15, đừng ai cũng xem em như trẻ con.
Người chỉ nhìn tôi cười dịu dàng:
-Ừ, cô bé của chúng ta đã lớn rồi. Và giờ thì qua chỗ vú Mary đi, dì ấy réo tên em nãy giờ đấy.
Tôi chạy ra, nhưng vẫn nghe thấy giọng người thì thầm trước khi khép cánh cửa gỗ sồi nặng trịch ấy lại:
-...em là ước mong của tôi...
Tôi không hiểu người nói gì, nhưng tôi biết người yêu thương tôi, vậy là đủ rồi. Tôi cười tít mắt, nhún nhảy chạy về phía vườn hồng, nơi vú Mary đang ngân dài giọng đến một quãng âm đáng kinh ngạc nhưng vẫn du dương vô cùng.
_____
Tôi đã 16, nghĩa là người 18 tuổi. Tôi đã sống ở phủ được 1 năm có lẽ, cũng đọc được vài chữ, và cũng biết thêm nhiều điều từ những người làm ở đây. Thì ra gia tộc người cao quý như thế, thì ra lí do người căm ghét cái họ này là bởi vì nó đã cướp đi gia đình người, thì ra người đã được vú Mary chăm sóc từ khi mất tích đến giờ, và... thì ra người tự nhận mình là "điếm", bởi vì người là loại người bất chấp tất cả để đạt được thứ người muốn, dù có phải đem cái thân thể đẹp đẽ đó ra trao đổi cũng chấp nhận. Tôi rất đau lòng, và tôi tự hỏi, phải chăng có điều gì đó đã biến người thành như vậy. Tôi không thể hỏi gì được từ vú Mary, cứ nói chạm vào vấn đề ấy là bà lại sụt sùi khóc mà chẳng nói lời nào, cho nên tôi mới dần có thói xấu nghe trộm, đặc biệt là khi ngài Potter hoặc "khách" của người đến. Tôi lén chèn gì đó vào cửa để họ không thể đóng kín nó lại, còn tôi thì núp ở ngoài, nín thở căng tai ra nghe.
Nếu là ngài Potter, thì việc đầu tiên khi bước vào phòng là gầm thẳng vào mặt người như một con sư tử đực cuồng nộ, vẫn lại là những câu quen thuộc đại loại như:" Cậu đủ chưa vậy? Cậu còn muốn sa đoạ đến mức để ông bà Malfoy sống dậy luôn mới chịu ngừng sao?" Khi ấy người sẽ khinh khỉnh cười, đứng tựa vào cửa sổ, phóng tầm mắt ra khung cảnh đồng cỏ và rừng rậm rộng lớn ngoài kia:
-Ổng bả đội mồ dậy càng tốt, cũng mấy năm rồi nhỉ?
-Cậu...
Ngài Potter giận tím tái cả mặt mày, không thể nói lại nên tiện tay hất luôn bức tượng đồng trên bàn làm việc xuống. Mặc dù gần như lần nào cũng là nó bị hất, nhưng nó vẫn còn đó nguyên vẹn, đến mức mỗi khi lau bụi cho nó, tôi đều có chút cảm phục khi chạm vào những vết tích va chạm lồi lõm xấu xí. Không biết có phải vì nó quá bền nên người vẫn cứ để nó trên bàn làm việc cho ngài Potter ném hả giận, hay là nó mang ý nghĩa đặc biệt gì khác. Tôi không được dạy dỗ về cảm nhận nghệ thuật nên chỉ biết bức tượng này bằng đồng, khá nặng, miêu tả một người đàn ông cao lớn, mặc đồ cưỡi ngựa khoẻ khoắn, tóc xù đang cưỡi trên lưng một con ngựa đẹp, cơ bắp cuồn cuộn tạo dáng phi nước đại với hai chân trước chồm lên, chân sau chùn xuống, còn người cưỡi thì ghì lấy dây cương, người hơi ngã về sau. Bức tượng vừa cũ vừa trầy xước nên tôi không nhận rõ mặt người đàn ông, chỉ biết anh ta có khuôn mặt vuông kiên nghị, bờ vai rộng và cánh tay to, ngoài ra trên lưng áo anh ta có gia huy, chỉ là tôi không biết nó là gia huy của gia tộc nào thôi.
Và nếu người đến là "khách", thì khung cảnh trong phòng dâm loạn và nhơ nhuốc đến mức tôi chẳng nhìn nỗi. Đau đớn, tôi cảm thấy thế, và lạnh nhạt, như đôi mắt người thể hiện. Tựa như cả căn phòng kẻ nhiệt tình duy nhất chỉ có "khách", còn tôi, và người, thì lại đang ở những thế giới khác nhau, chỉ có thân xác là ở lại nơi này.
Tại sao người không thích mà vẫn để nó xảy ra?
_____
-Ta đã có một thời tuổi trẻ hỗn loạn và nuối tiếc.
Người nói, rồi nhấp một ngụm chất lỏng đỏ ngọt từ chiếc ly pha lê chân cao đang ở trong tay, mắt như bị đóng đinh vào khung cửa sổ lớn quen thuộc trong phòng làm việc, tôi ở gần bên cạnh, yên lặng sắp xếp sách lên kệ.
-Ta dường như chẳng còn gì cả, ngoài xác thân mục ruỗng này.
Cái chuông lớn của nhà thờ thành phố đang vang lên, hôn lễ ai đó đang diễn ra, thật rộn ràng.
-Ta còn chẳng biết mình đang sống thế này để làm gì nữa.
Để dày vò linh hồn khốn khổ của ngài Potter, tôi thầm nghĩ, hướng mắt mình vào bóng lưng cô đơn mỏi mệt của người, trong đầu lại đầy ký ức về những đêm nhìn trộm, khi người dùng tiếng ru ma quỷ của mình để dụ dỗ ngài Potter nhúng tay vào tội ác của người, những điều nhơ nhuốc mà chẳng còn "khách" nào để làm kể từ khi ngài Potter bắt đầu tạm trú ở đây. Như một con ả phù thuỷ đã ký hiệp ước với Satan, những lời nói của người đều như chứa thuốc phiện, và ánh mắt ngập tràn bùa mê đã đẩy ngài Potter vào vực sâu của tội ác. Những cái lọ nhỏ sóng sánh thứ chất lỏng đỏ máu được trao đi để đổi về một linh hồn, và có lẽ chăng là họ bán phần "người" để mua về lại cái "an". Ngài ấy luôn dằn vặt khôn tả, nhưng cái nỗi dằn vặt ấy nào đủ để cưỡng lại con quỷ là người. Máu lại nhuộm lên máu, nước mắt lại chảy dài, hỗn loạn nối tiếp hỗn loạn, và đau thương lại chất chồng đau thương. Rõ ràng người chỉ muốn trả thù để xoa dịu trái tim đen tối của mình, nhưng lại kéo theo một kẻ phàm trần phải chìm sâu vào địa ngục.
Tôi biết trái tim ngài Potter vẫn còn tràn đầy ánh sáng và chính nghĩa, dù hai tay đã dầy máu khô đen, tôi cũng biết lời đường mật của người rất quyến rũ, nhưng đúng ra nó chẳng thể chạm bất cứ cái xúc tu nhơ nhuốc ghê tởm nào vào trái tim sư tử kia. Tôi còn chẳng thể hiểu nổi chuyện quái gì đang xảy ra giữa hai người họ nữa.
Khoan, vì cớ gì tiếng chuông hôn lễ này lại ngân lê thê như vậy? Tôi đã từng nghe nó không ít lần ở làng khi nạn cướp hoành hành. Tiếng chuông tang. Ai mà lại dám tổ chức tang lễ ngay ngày cưới của một quý tộc cơ chứ?
Chợt, có tiếng vó ngựa nước kiệu vang lên ngoài kia, dần rõ ràng hơn. Rồi con ngựa hí vang ở cửa biệt thự, tiếng cửa lớn bị đẩy ra, gia nhân lao xao, và rất nhanh là tiếng đế giày nện trên hành lang. Tiếng chân mạnh mẽ, dứt khoát, và vô cùng quen thuộc, tôi vừa tính lui ra ngoài nhưng không kịp, cánh cửa bị đạp mở, ngài Potter đứng đó, kiêu hãnh như con sư tử bị thương, lễ phục nhuộm máu. Tôi đã hiểu vì sao chuông cưới lại thành chuông tang.
Ngài ấy sải những bước dài, vừa đi vừa nói, rất bình thản:
-Tôi đã làm mọi điều em mong muốn, tôi đã tự tay buộc tội và giết cô dâu của mình để trả thù cho gia đình em, cũng như tự chặt đứt đường lui của chính mình. Tất cả những điều đó đã đủ cho em dừng lại và nhìn tôi chưa?
Người lặng một lúc, rồi đứng lên, bước đến và ôm ngài ấy vào lòng, đôi môi đẹp lại thốt ra những lời ngọt ngào độc hại:
-Anh có từng cầu xin điều gì đến đức tin của anh chưa?
-Ngày trước đức tin của tôi là Chúa, và tôi cầu xin cho em được an bình- Rồi ngài Potter lùi lại, cúi đầu nhìn thẳng vào người, vuốt nhẹ mái tóc bạch kim đẹp đẽ- Còn bây giờ, đức tin của tôi là em, tôi cầu xin em yêu tôi.
Người không nói, chỉ nở một nụ cười nhẹ, và tôi thấy trong đó là cả niềm đau và sự an nhiên. Có lẽ, con rắn đã phải bò lên cái cây quá cao để dụ dỗ Adam ăn Trái Cấm, nó đã quá mỏi mệt rồi, nó muốn lùi lại, muốn bỏ qua cái mong muốn đen tối của chính mình mà trở về bụi cây mát mẻ.
Môi người đỏ thẫm, ướt át và quyến rũ như trái táo độc trong cổ tích.
Họ hôn nhau, nhẹ nhàng, nồng nàn, và áp trán vào nhau với nụ cười hạnh phúc bừng lên trên khuôn mặt. Người đã có gì đó để lấp đầy trái tim thay cho thù hận. Áng hồng thơ ngây bừng lên trên đôi má dạn sương, và những tình tự không tên vẽ nên gợn nước loang loáng trong đôi con người màu bão. Máu bắt đầu trào ra từ đôi môi cả hai, đỏ rực, ướt át như cánh hoa hồng đỏ. Họ liệm dần đi trong vòng tay nhau, và những hơi thở cuối cùng của họ hoà quyện với nhau. Tôi cứ đứng lặng đó, nước mắt đã lăn dài từ bao giờ. Trên bàn là bức di chúc của người, đã đóng dấu, với nội dung : sẽ nhượng mọi tài sản cho tôi và Mary, góc giấy bị đè bởi bức tượng đồng mòn vẹt, ở đế khắc dòng chữ non nớt thô ráp: thân tặng, Harry Potter.
Tội nghiệt bọn họ gây ra cũng đến ngày trả lại rồi.
Tôi nhìn hai thân thể đang rút dần hơi ấm quấn chặt lấy nhau như thể muốn đối phương thành một phần của mình, tóc vàng vấn vít tóc đen, trên môi là nụ cười an tường. Tôi có thể thấy phía trước họ là cửa Địa Ngục, và với mười ngón tay đan chặt, họ cùng nhau bước vào, không chút ngập ngừng...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top