[TodoBaku] Tấm Cám

Tặng sinh nhật cho bạn Tủ aka Apus của sonder1120

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có một cậu bé tên là Bạo Hào Thắng Kỷ. Mẹ Thắng Kỷ mất sớm, bố cậu là Thiết Đảo Duệ Nhi Lang cũng bước thêm bước nữa với một người phụ nữ khác tên là Thượng Minh Điện Khí.

Một thời gian sau bố cậu cũng mất, cậu sống với dì ghẻ Điện Khí cùng đứa em gái cùng cha khác mẹ là Tam Nại. Kể từ khi cha mất, cuộc sống Thắng Kỷ khốn khổ vô cùng, phải làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Trong khi đó đứa em gái lại vô cùng thảnh thơi, ngày nào cũng ra bờ ao nhảy hip hop. Thắng Kỷ tức lắm nhưng không làm được gì hai mẹ con họ, cậu chỉ có thể cất tiếng gào thét vào mỗi khi đi lội ao bắt tôm, bắt tép.

Bỗng một ngày nọ, mẹ ghẻ Điện Khí nói với hai đứa con của mình:

“Hai đứa đi ra bờ ao bắt tép cho má, đứa nào bắt được nhiều tép hơn má thưởng cho múi sầu riêng.”

Thắng Kỷ vì ngày nào cũng mò cua, bắt ốc nên làm rất nhanh chóng không một động tác thừa. Trong khi đứa em kế lười biếng Tam Nại thì lại dành cả buổi chiều để hái hoa, bắt bướm, nhảy hip hop các kiểu cho đến tận lúc hoàng hôn. Tam Nại cảm thấy lo sợ bị mẹ mắng, nhanh trí bảo với Thắng Kỷ đang bắt tép ngoài ao:

“Chị Thắng—“

“Chị mụ nội mày.” Thắng Kỷ gào lên.

“Em nhầm. Anh Thắng ơi anh Thắng, đầu anh bị lấm, anh ra anh hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.”

Thắng Kỷ nửa tin nửa ngờ nhưng cũng hụp đầu xuống để gội, nhân lúc ấy Nại lấy cái giỏ tre của Thắng sớt hết qua giỏ của mình rồi chạy biến về nhà. Thắng tắm xong, lên bờ thấy chẳng còn miếng tôm miếng tép thì khóc rống lên.

“BÀ NỘI CHA ĐỨA NÀO ĂN CẮP TÉP CỦA TAO!!! DM TÉP TAO TÉP VÀNG TÉP BẠC TAO CÒNG LƯNG TỪ SÁNG CHO ĐẾN CHIỀU ĐỂ BẮT MÀ BÀ NỘI CHA ĐỨA NÀO ĂN CẮP TÉP CỦA TAO. TAO NGUYỀN RỦA ĐỨA NÀO ĂN CẮP TÉP TAO BỊ Ẻ CHẺY NHƯ CÔ THƯ LÀNG BÊN—“

“Thôi! Nín dm đừng có réo um trời nữa thằng kia, nhìn kĩ trong giỏ còn gì không?’’ Đột nhiên một ông lão phúc hậu hiện lên với râu tóc bạc phơ nói. Thắng Kỷ ngoan ngoãn nhìn theo lời của cụ thì thấy trong giỏ còn một con cá bống, Thắng bèn nói.

“Con này tôi ăn chả đủ dính răng. Mà ông là ai?”

“Ta là bụt. Lát nữa con hãy về nhà, thả cá bống vào giếng. Mỗi ngày con ăn ba bát cơm thì dành một bát để chia cho bống—“

“Mắc gì phải chia cho nó trong khi không mua mẹ thức ăn cho cá đi.” Thắng Kỷ hết lần này đến lần khác nhảy vô mồm bụt ngồi làm ổng tức tím người, nhưng bụt vẫn ôn tồn đáp.

“Bống chỉ ăn đồ ăn mà con cho. Khi gọi bống lên con hãy nói câu thần chú:

Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.

Không gọi đúng thì nó không lên đâu con nhé.”

Nói rồi, bụt biến mất. Thắng Kỷ chạy vội về nhà và làm theo những gì bụt nói.

Kể từ ngày ấy, lúc nào Thắng Kỷ cũng ra cái giếng nước nhà mình để cho cá ăn cơm, dần dần tình cảm của người và cá đã trở nên tốt đẹp, bống cũng lớn lên trông thấy. Mẹ kế thấy lạ, bèn rủ con gái mình đi theo dõi thắng để xem nó làm cái gì sau mỗi bữa ăn.

Thắng cầm chén cơm, vừa rải vừa vô câu thần chú:

“Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.”

Tối hôm ấy, mẹ Điện Khí nói bằng chất giọng ngọt ngào không chút giả trân bảo con trai:

“Con ơi, làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đó. Con đi chăn trâu thì nhớ chăn đồng xa, chứ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu!”

“Sao nay bà nói chuyện nhỏ nhẹ thế? Có âm mưu gì giấu tôi phải không?” Thắng Kỷ hiền chứ đâu có ngu, làm như cậu không thấy sự giả trân của mẹ kế vậy.

“Ơ kìa con nghĩ xấu cho ta quá, nay tâm trạng tốt nên nói vậy thôi! Thôi con đi mau đi, kẻo trễ.”

Vâng lời mẹ, Thắng dắt trâu đi ra đồng. Trong khi đó hai mẹ con Mina chạy đến chiếc giếng, cầm một tô cơm trắng chầm chậm rải xuống:

““Bống bống, bang bang
Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.”

Nghe tiếng gọi, bống nổi lên mặt nước đớp lấy đớp để miếng cơm, Tam Nại ngay lập tức cầm chiếc lưới vớt bống lên.

“Con này lát mình ăn canh ha mẹ?’’

“Canh nấu lâu, làm cá kho đi.”

Mãi cho đến tận hoàng hôn Thắng mới lết thân xác hao gầy về nhà, định bụng sẽ cho cá ăn nhưng mà cậu gọi mãi vẫn không thấy cá lên ăn thì thở dài.

“Dm hóa ra bà ta dụ đi chăn xa là để bắt bống à?”

Bụt hiện lên rồi nói: “Tại sao con khóc?”

Thắng Kỷ: “...” Tôi có khóc méo đâu?

Bụt: “...” Câu cửa miệng của các bụt đó nên nhầm tý.

Bụt: “Tại sao con buồn.”

“Mẹ kế hốt nó mất rồi.” Thắng Kỷ dựa vào tường, liếc sang cái giếng chán nản nói.

“Thôi con đừng buồn, con hãy tìm xương cá bống ở sau vườn rồi đem bỏ chúng vào bốn cái hủ, sau đó đem chôn dưới bốn góc giường con nằm.”

Nói rồi, bụt biến mất. Thắng Kỷ nghe theo lời của bụt mò ra sân sau, nhưng mà cậu cảm thấy giờ kiếm xương cá thì tìm bằng niềm tin. Chợt một con gà đi ngang qua, Thắng Kỷ thấy nó rồi yêu cầu:

“Tìm xương bống cho tao, không tao vặt lông mày đi nấu canh.”

Gà sợ chết thấy mẹ, liền làm theo yêu cầu của Thắng.Thắng nhặt những mảnh xương cá gà vừa bới xong đem bỏ vào hủ rồi chôn ở dưới bốn chân giường. Làm xong Thắng chợt ngợ ra:

“Ơ mà dm sao mình phải làm theo lời ổng chứ?”

Mà lỡ làm xong hết rồi không lẽ giờ đào lên lại? Thắng Kỷ nhún vai, leo lên giường rồi bắt đầu ngủ.

Một thời gian sau, nhà vua mở hội mấy đêm ngày. Già trẻ lớn bé ai cũng háo hức đi dự, bao gồm cả mẹ con Tam Nại và Thắng kỷ.

“Khi nào con lựa đậu đen ra đậu đen, đậu trắng ra đậu trắng thì mới được đi xem hội.” Điện Khí cứ thế mà vứt một thay đậu đen và đậu trắng cho Thắng lựa, còn mình thì nhảy chân sáo đi dự hội cùng với con gái yêu.

Thắng nhìn thau đậu và gào lên.

“Có mà nhặt đến mai á bà già chết tiệt!”

Bụt hiện lên và nói: “Đem thau đó ra để ở giữa sân, ta gọi bầy chim sẻ đến lựa cho.”

Thắng Kỷ: “...” không hỏi tại sao con buồn nữa à?

Bụt: “...” có một câu thoại dùng mãi cũng nhàm, với lại ta ở trên thấy rồi nên không muốn hỏi.

“Rặt rặt, xuống nhặt cho tao

Ăn hết hạt nào là tao đánh chết!”

Bụt lại biến mất. Từ đằng xa một bầy chim sẻ ùa đến và nhặt đậu đen ra đậu đen, đậu trắng ra đậu trắng ra cho cậu. Thắng Kỷ mừng quá định chạy đi trẩy hội nhưng chợt nhớ ra vài điều.

“Ơ mà mình có đồ đẹp méo đâu?’’

“Đào mấy cái hủ có bống lên con trai.”

Thắng nghe thấy giọng bụt nhưng không thấy ổng đâu, lòng cảm thấy hơi hãi hãi nhưng vẫn làm theo.

Lọ thứ nhất có.... Ờm nói tóm lại là đồ đẹp. Lọ thứ hai là một đôi hài thêu. Lọ thứ ba là một con ngựa nhỏ xíu, Thắng vất qua một bên thì nó biến thành một con ngựa đẹp mã. Lọ cuối cùng, là một cái yên cương.

Thắng Kỷ tắm rửa, sửa soạn đàng hoàng và leo lên yên ngựa phóng như bay đến kinh đô. Giữa chừng xui rủi kiểu gì mà làm rớt hết một chiếc giày ở dưới sông, Thắng Kỷ ngại đồ dơ nên cũng chẳng buồn nhặt. Và rồi, vua Oanh Tiêu Đống đang đi dạo vô tình đi ngang qua nhặt được nó. Vua xoa xoa cằm, ra lệnh cho đám lính thông báo rằng ai ở lễ hội mà đeo vừa chiếc hài thì vua sẽ lấy làm vợ.

“Ơ nhưng kiểu nó hình như của nam—“

“Nín.”

Các cô gái, và chàng trai thi nhau ướm thử giày, bao gồm mẹ con Tam Nại. Chợt Tam Nại réo lên:

“Mẹ, ai như anh Thắng cũng thử giày kìa?”

“Đúng là thằng Thắng rồi, nguyên cái làng này có ai có tóc chỉa chỉa như sầu riêng như nó đâu?”

Thắng Kỷ thật ra không đến thử giày mà đến đòi lại giày, ai ngờ vừa mang giày vô thì bị quân triều đình hốt làm vợ của vua mất. Ban đầu Thắng Kỷ phản đối dữ lắm nhưng... ờm vua cũng khá đẹp trai, được rồi, rất là đẹp trai nên cũng bẽn lẽn đồng ý.

Đám cưới của vua Tiêu Đống và Thắng Kỷ tổ chức tưng bừng, long trọng. Ai trong đất nước cũng biết điều này cả, cả hai người sống hạnh phúc với nhau mãi về sau.

Hết truyện.

Ngoại truyện 1.

A/N: Đại loại là tôi không nỡ cho Điện Khí vai ác cũng như không nở cho Thắng Kỷ phải chết. Nên khúc này khác nguyên tác lắm :v

Hôm nay là giỗ cha, Thắng Kỷ trở lại ngôi nhà mình của mẹ kế Điện Khí cùng đứa em cũng kế nốt là Tam Nại để soạn giỗ cúng. Vua Tiêu Đống dù rất muốn đi cùng hoàng hậu nhưng xã tắc một ngày không thể không có vua nên đành ngậm ngùi nhìn người thương lên kiệu trở về nhà.

Mẹ con Điện Khí, Tam Nại thấy con trai về thì hớn hở lắm. Cuộc sống của hai mẹ con bây giờ rất chi là sung túc, giàu có nhất vùng nên càng ngày càng lười và mập chảy thây ra hơn cả trước.

Thắng Kỷ nhờ cận vệ của mình trèo lên hái một buồng cau để cúng bố. Ban đầu cậu chỉ định ở lại một ngày nhưng mẹ con Điện Khí, Tam Nại nài nỉ dữ quá nên đành ở lại thêm vài hôm.

“Đồ ăn Thắng nhà mình làm quá ngon!”

“Lâu rồi không ăn cơm anh Thắng làm, hình như lên tay phải không?”

Thắng Kỷ dù không nói nhưng mặt đã bày ra biểu cảm: Mấy người nói thừa. Ăn cơm xong, Điện Khí có gọi riêng Thắng Kỷ ra nói chuyện.

“À thì... Chuyện ngày xưa cho dì xin lỗi, dì chèn ép con quá...”

“Tôi không để tâm đâu, dù gì đã qua rồi.” Thắng Kỷ nhẹ nhàng nói rồi quay lưng về phòng mình.

Điện Khí ở đằng sau, nhẹ đánh một tiếng thở dài, rồi nở một nụ cười nhẹ.

Vài hôm sau, Thắng Kỷ phải về cung đình, bà con làng xóm cùng mẹ con Điện Khí Tam Nại ra tiễn long trọng lắm. Đại khái là kể từ khi Thắng làm hoàng hậu thì tháng nào cũng quyên góp lương thực và thực phẩm cho làng nên làng quý cậu dữ lắm.

Quần chúng A: “Hoàng hậu nhớ về thăm bọn tôi nữa nhé!”

Quần chúng B: “Hoàng hậu đẹp quá!!”

Quần chúng C: “Khi nào hoàng hậu có hỉ vậy??”

Điện Khí: “Đi cẩn thận nhé!”

Tam Nại: “Gửi lời chào của em đến vua nhé!”

Thắng Kỷ tạm biệt bà con trong xóm rồi trở về hoàng cung. Vừa vào đến chỗ của vua thì đã bị anh ta ôm lấy.

“Em về muộn quá.”

Thắng Kỷ mỉm cười, xoa mái tóc hai màu kì lạ của người thương.

“Tôi về rồi.”

Hết ngoại truyện 1.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #todobaku