Phân tích n/v Phùng

Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người". Điều đó cho thấy ông là một nhân vật theo hướng chủ nghĩa. Ngay từ trong những năm tháng chiến tranh, Nguyễn Minh Châu với tình yêu lớn lao và sâu nặng với con người đã ghi trong nhật kí của mình: "Hôm nay chúng ta đang chiến đấu vì quyền sống của cong người và dân tộc. Nhưng sẽ đến một ngày chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, sao cho con người ngày một tốt hơn. Chính cuộc đấu tranh ấy mới là lâu dài". Giai đoạn sáng tác thứ hai là giai đoạn Nguyễn Minh Châu lao vào sáng tác vì đấu tranh giành lại tự do cho con người. Phát biểu thể hiện rõ tình yêu và trách nhiệm với con người của Nguyễn Minh Châu.

"Chiếc thuyền ngoài xa" được Nguyễn Minh Châu hoàn thành vào tháng 8 năm 1987, được in trong tập "Bến quê". Đây là tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn sáng tác thứ hai, khi nhà văn bắt đầu sự quan tâm của mình tới cuộc sống đời tư - thế sự. Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là một hình ảnh có thực. Nó là không gian sinh sống của gia đình thuyền chài. Ở đó không chỉ có hai vợ chồng thuyền chài, vợ chồng họ còn có cả một đàn con trên dưới chục đứa. Cuộc sống của họ rất khó khăn, lam lũ, vất vả. Khi ở ngoài xa, con thuyền mang một vẻ đẹp toàn bích thơ mộng. Nhưng khi gần lại là hiện thực cuộc sống đen tối trái ngang và nếu như không lại gần thì ta không bao giờ có thể phát hiện ra được. Nhan đề nêu lên mối quan hệ giữa xa và gần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa hiện tượng và bản chất, giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh có tình yêu, niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm với nghề. Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật thật ưng ý, trưởng phòng đã giao nhiệm vụ cho Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Phùng đi tới vùng biển miền Trung, anh phục kích vùng biển hàng tuần, đã chụp được nhiều bức ảnh nhưng chưa ưng ý với bức nào. Sau một tuần, anh đã phát hiện và chụp được bức ảnh vô cùng đẹp, một cảnh "đất trời cho" hiện ra trước mắt. Đó là hình ảnh của một chiếc thuyền ngoài khơi xa giữa sương mù, một vẻ đẹp đơn giản mà toàn bích, hài hòa từ đường nét cho đến ánh sáng. Người nghệ sĩ trong giây phút thăng hoa của công việc sáng tạo cảm thấy vừa bối rối vừa xúc động. Cảm giác sung sướng ngập tràn, hạnh phúc không tả được. Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính, đam mê với nghệ thuật, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Chiếc thuyền ấy nhìn từ xa thì đẹp thật nhưng khi lại gần lại là một bi kịch của một gia đình hàng chài. Bước xuống một đôi vợ chồng, lão đàn ông thẳng tay đánh vợ, trút giận lên tấm lưng của người vợ. Thằng Phác, con họ lao tới để bảo vệ mẹ đã xông vào đánh lại bố, và phải nhận lại từ bố cái bạt tai. Đúng như quan niệm của Nguyễn Minh Châu, Phùng là một người nghệ sĩ mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu thương con người. Anh không thể đứng yên khi chứng kiến cảnh người đàn bà bị đánh đập dã man, anh định nhào tới can thiệp. Lần thứ hai khi kịp chạy đến ngăn anh đã bị lão đàn ông đánh bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu  không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc sống. Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, "Chiếc thuyền ngoài xa" đã đem đến một bài học vô cùng đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống với con người: một cách nhìn đa diện, đa chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Phùng là nhân vật chính của truyện đồng thời là người kể lại chuyện. Mọi diễn biến của câu chuyện đều được xây dựng trên tình huống nhận thức của anh Phùng. Trước hết là nhận thức về cái đẹp của nghệ thuật. Khi đứng trước cảnh biển trong buổi sớm, lúc mặt trời mới thức dậy qua đám mây hồng Phùng đã vô cùng sung sướng và hạnh phúc khi được chiêm ngưỡng một cảnh tượng đẹp như mơ. Với Phùng đó là khoảnh khắc chưa bao giờ anh có được và có lẽ chỉ bắt gặp một lần trong đời. Phùng thực sự rung động trước cảnh vật , tự nhiên "Đứng trước nó tôi trở nên bối rối. Trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào" và phát hiện ra khoảnh khắc trắng ngần của tâm hồn". Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ "chưa biết ai đó lần đầu phát hiện ra cái đẹp là đạo đức". Đó là cái đẹp phải kết hợp với cái tâm, cái tài phải kết hợp với cái thiện. Nhận thức thứ hai của Phùng là về bạo lực gia đình. Từ chiếc thuyền đẹp như mơ Phùng thấy bước xuống một đôi vợ chồng người hàng chài mệt mỏi, xấu xí, thô kệch. "Người đàn bà đứng lại, đưa cặp mắt xuống chân". Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút ra chiếc thắt lưng, chẳng nói chẳng rằng quật tới tấp trên lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến vào nhau ken két. Cứ mỗi lần nhát roi quất xuống lão lại rên rỉ: "Mày chết đi cho ông nhờ" "Chúng mày chết hết đi...". Người đàn bà có vẻ cam chịu, nhẫn nhục không hề kêu lên một tiếng nào, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Từ sự thật phũ phàng của chiếc thuyền đẹp như mơ, phùng vỡ lẽ ra bao điều về cuộc sống của người dân chài lưới. Biết bao cảnh đời đã phơi bày trước mắt: một người đàn bà ngoài trạc bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mạ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới tái ngắt và buồn ngủ. Người đàn ông đi sau, tấm lưng rộng và cong như một con thuyền. Mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ. Cặp vợ chồng là nạn nhân của cái đói nghèo khổ, lao động vất vả, cực khổ mà vẫn ngặt nghèo vì miếng cơm, manh áo. Có lúc gia đình này chỉ toàn "ăn xương rồng chấm muối". "Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống như mình trên đất được". Người đàn ông vì vất vả, cực nhọc không biết đổ cái bực tức, uất ức vào đâu nên mới trút giận lên người vợ. Thằng bé Phác vì thương mẹ nên đã hành động liều lĩnh, thiếu suy nghĩ kết quả phải nhận lại cái bạt tai từ bố. Nó chỉ nghĩ thương mẹ mà sẵn sàng bỏ quên tình phụ tử. "Cái thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt". Hành động nhất thời của Phác với bố đã khiến trái tim người mẹ người mẹ đau như cắt. Tình cảnh thật đau lòng: chồng đánh vợ, con đánh cha rồi cha lại đánh con.

Nhân vật Phùng tuy đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa thể trở về Hà Nội, anh không thể nào thanh thản rời đi sau tất cả những gì đã xảy ra. Tình yêu thương con người, lòng trắc ẩn, lòng trắc ẩn không thể nào khiến anh ngồi yên. Ngồi đằng sau tấm rèm trong phòng làm việc của Đẩu, thấy người đàn bà hàng chài cư xử lạ lùng, anh không thể để yên, đứng lên vén tấm màn ra. Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà anh hiểu ra rất nhiều điều. Phùng vác máy ảnh đi suốt dọc biển từ chiều đến tận khuya. Người nghệ sĩ ấy rất buồn, xót xa cho người đàn bà, cho đứa trẻ. Vừa lúc trước được tận hưởng vẻ đẹp hiếm có trời cho, sau đó đã phải há hốc mồm kinh ngạc vì cảnh đẹp không còn nữa. Phùng đã suy nghĩ rất nhiều về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời, về cách mà nghệ thuật tiếp cận và phản ánh cuộc sống.

Qua truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa", qua những phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của thiên nhiên, về sự thật cay đắng, đầy bi kịch của những kiếp người lao động trên lưới biển. Nhà văn đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở của mình về nhân cách, đời sống con người; lòng thương cảm, trắc ẩn, luôn trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động. Truyện mang đậm chất tự sự, triết lí tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: