TONG HOP
Người tài chưa được trọng dụng hay bị đố kỵ?
Tags: Nguyễn Trung, Đảng CSVN, Hệ Thống Chính Trị, lãnh đạo của đảng, chủ nghĩa xã hội, rất quan tâm, như thế nào, quan tâm đến, sự thông minh, người tài, chúng ta, dân tộc, con tàu, đất nước, dân chủ, nóiGóp ý dự thảo văn kiện đại hội X (Kỳ cuối):
Đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc diễn văn tại Đại hội Đảng toàn quốc lần VI - Ảnh: tư liệu
Đổ tội cho hệ thống, hay trước hết hãy qui lỗi cho chính mình? Suy nghĩ của tôi là đi tìm căn nguyên ở cả hệ thống và con người. Nhiều lúc tôi nghĩ chúng ta, những người đảng viên, nói rộng ra nữa là Đảng ta, hình như rất quan tâm đến nắm chắc lấy con tàu, làm mọi việc để giữ lấy con tàu, nhưng lại chưa làm được như thế trong việc lái hướng đi của con tàu.
"La bàn" là công cuộc đổi mới
Hướng đi của con tàu Đảng ta bây giờ có thêm được cái la bàn của công cuộc đổi mới. Câu chuyện bây giờ tùy thuộc vào bản lĩnh thao lược sử dụng la bàn - lại trước hết là vấn đề người tài với ý nghĩa là nguyên khí của quốc gia - người tài hay những người tài ở đây với nghĩa là cả đức và tài trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
Đảng ta đang rất quan tâm giữ lấy con tàu, còn đảng viên rất quan tâm giữ chặt lấy vị trí của mình trên con tàu. Không biết tôi nhận xét như thế có khắt khe hay ác khẩu không? Thiết nghĩ, cho dù xử sự như thế với cái tâm trong sáng nhất đi nữa thì vẫn chỉ là cố thủ.
Nghĩa là vẫn chưa đủ - vì như đã nói ở trên: quan trọng không kém là còn phải giữ cho con tàu đi đúng hướng, giữ cho con tàu sạch mọi vết bám của các con hà con hổng! Quan trọng hơn nữa là còn phải giữ cho con tàu chiến thắng mọi phong ba bão táp trên đại dương!...
Sự cố thủ rõ nhất nằm trong cố thủ về ý thức hệ và trong tha hóa, nói cho đến cùng và thực chất thì vẫn chỉ là nằm trong tha hóa mà thôi! Rõ ràng đây vừa là chuyện của hệ thống, vừa là chuyện của từng con người.
Để lập luận cho suy nghĩ vừa trình bày trên, tôi xin thử tìm hiểu vấn đề độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội - một trong những vấn đề trọng đại nhất của mục đích cách mạng, đã được ghi vào trong cương lĩnh của Đảng.
Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội để có thể chế chính trị và nhà nước pháp quyền ưu việt của dân, do dân, vì dân, để có cơ chế làm ăn thông thoáng theo đúng chuẩn mực xã hội công bằng dân chủ văn minh, từng người có điều kiện phát huy hết tài năng của mình để đạt tới dân giàu nước mạnh, nhờ đó hội nhập vững chắc và mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hóa trên thế giới... Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội để đạt những mục đích ấy, ai mà không ước muốn?
Nhưng từ sự khác biệt giữa nói và làm, tôi e rằng cuộc sống thực tiễn đang lấp ló, hay đang xuất hiện sự cố thủ ẩn náu trong sự nhân danh độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội!
Cuộc sống không thể đứng chết một chỗ để chờ đợi công tác lý luận lý giải ngã ngũ được với nhau thế nào là chủ nghĩa xã hội. Nếu mô hình CNXH ở nước ta như trước đổi mới thì khỏi phải bàn, vì đã bác bỏ rồi để chuyển sang đổi mới.
Nếu mô hình XHCN mà chúng ta đang tìm cho thời đổi mới, và mãi cho đến nay mới chỉ tìm thấy "định hướng xã hội chủ nghĩa" thì còn nhiều chuyện phải bàn lắm, không ai có trí tuệ mà lại dám cả gan nói ngay rằng chỉ có làm thế này mới đúng, làm thế kia dứt khoát là sai... Đất nước đang tìm đường đi theo xu thế phát triển của thế giới, nhưng không có bản đồ vạch sẵn mà!
Thế nhưng hiểu nội dung "định hướng xã hội chủ nghĩa" là "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" như Đảng ta đã ghi được vào nghị quyết của mình, nếu như kiên định với tất cả cái tâm và ý chí trong sáng cho mục tiêu vĩ đại này, nếu như không tự bắt mình làm nô lệ cho bất kỳ một công thức hay giáo điều nào, nếu như tận tâm học hỏi mọi thành quả văn minh của nhân loại để tìm đường đi đến "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", thì con đường mở ra cho dân tộc ta là thênh thang và cái đích là hiện thực, cho dù con đường này gian lao thế nào đi nữa. Nếu nghĩ và tìm cách làm như thế thì chẳng có gì là bế tắc cả!
Khắc phục bệnh cơ cấu, bệnh "đảng hóa"
Tất cả những đảng viên chân chính trong Đảng Cộng sản VN cùng chung một lập trường dứt khoát: Đảng chỉ có một mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc! Tinh thần cốt lõi của cương lĩnh và điều lệ Đảng hiện hành - dù còn phải hoàn thiện tiếp - cũng dứt khoát không cho phép một sự cố thủ nào, bất kể nhân danh cái gì.
Nếu phải nói vấn đề này trong một câu, thì đó là: sự cố thủ trong quyền lực vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự cố thủ trong vấn đề phát triển và trọng dụng nhân tài, căn bệnh điển hình là bệnh cơ cấu, bệnh đảng hóa...
Những căn bệnh này đang là những nguyên nhân chính làm nảy sinh những "văn hóa" độc hại đối với chuẩn mực và các thang giá trị trong xã hội. Bệnh bằng thật học giả, bệnh chạy ghế, bệnh quan hệ, bệnh chạy tội, bệnh phô trương hình thức, bệnh nói dối... có nguyên nhân sâu xa từ bệnh cơ cấu và bệnh đảng hóa.
Trong cơ chế thị trường, lại sinh trưởng trong các vùng chồng lấn, trong các khoảng trống của hệ thống chính trị và hệ thống quản lý nhà nước, virus gây bệnh đang làm cho xã hội xuống cấp nguy hiểm trên những phương diện nhất định. Các loại bệnh này đang có nguy cơ sản sinh ra một thứ văn hóa đi ngược với văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đang có nguy cơ lấn át những nỗ lực của Đảng ta trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - điều này cũng có nghĩa là hủy hoại môi trường phát huy người tài, bởi lẽ cái nhược điểm cơ bản của người tài là không tồn tại và không phát huy được trong môi trường thiếu văn hóa.
Nếu để cho những kẻ làm giàu bất chính câu kết với sự tha hóa trong hệ thống quyền lực tiếp tục lũng đoạn xã hội theo "văn hóa" riêng của họ, thì mọi người tài đức chân chính và mọi thang giá trị xã hội đều có nguy cơ bị lộn ngược.
Tôi muốn nói thẳng thắn thế này: Chế độ chính trị nước ta không đố kỵ với người tài, hoàn toàn có thể là đất dụng võ của người tài, nhân dân ta luôn có truyền thống tôn vinh người tài. Chỉ xin nhớ lại thời Cách mạng Tháng Tám, bao nhiêu người tài đã theo tiếng gọi của Bác Hồ, của đất nước đứng ra giúp nước, rồi đến vai trò của những người tài trong hai cuộc kháng chiến, những người tài trong 20 năm đổi mới vừa qua!...
Nhiệm vụ cần phải làm là khắc phục bệnh "đảng hóa" để nâng cao khả năng lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiền phong chiến đấu của dân tộc trong sự nghiệp chấn hưng đất nước, để cải cách và hoàn thiện hệ thống chính trị và hệ thống quản lý nhà nước cho mục đích xây dựng và bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế thắng lợi.
Đảng phải cung cấp cho hệ thống chính trị và hệ thống quản lý nhà nước những cán bộ đảng viên ưu tú có phẩm chất và năng lực xứng đáng với những đòi hỏi của nhiệm vụ mới, làm thế nào để nâng cao hơn nữa chủ nghĩa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc để nắm bắt lấy thời cơ ngàn năm có một đang đến với đất nước...
Cách đây nhiều năm, khi thủ tướng Nhật lần đầu tiên đi thăm chính thức nước ta, trong diễn văn đáp từ tại tiệc chiêu đãi, ông ta nói đại ý: Trong Quốc Tử Giám có bia ghi rằng người tài là nguyên khí của quốc gia, xin chúc VN giữ được nguyên khí ấy!
Lúc ấy tôi thật sự rùng mình, hỏi đồng nghiệp, hỏi cấp trên: thủ tướng Nhật khen chúng ta hay thủ tướng Nhật nhắc nhở chúng ta? Tôi liên tưởng đến nhiều điều khoản trong Bộ luật Hồng Đức qui định trừng phạt nghiêm khắc những tội như cờ bạc, đánh cờ tướng ăn tiền, làm văn bằng giả..., địa phương nào có người tài mà giấu vua thì quan phụ trách sẽ bị trị tội...
Hàng chục năm đã trôi qua, nhưng lời ông thủ tướng Nhật vẫn canh cánh trong lòng tôi: nếu đấy là lời nhắc nhở thì trời đất ơi, nguy hiểm quá! Lịch sử nước ta cuối thời các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... đã từng dạy: nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến...
Tôi đang thấy, đang tin vào thời cơ vàng của dân tộc, của Đảng..., thế mà lại phải liên tưởng đến, nghĩ đến hiểm họa thời mạt vận hay sao?
Một lỗ thủng nhỏ đã chẳng làm đắm cả con tàu đấy thôi! Mới ngày hôm qua là cả một hệ thống các nước Liên Xô, Đông Âu chìm nghỉm... Cùng với năm tháng, nỗi lo giữ vững nguyên khí quốc gia đưa tôi đi tới biết bao nhiêu suy nghĩ miên man, mãi cho đến hôm nay...
Dân chủ hóa toàn bộ đời sống của đất nước
Trong bài viết của mình, tôi đã nêu: Một trong những thành quả rất quan trọng của 20 năm đổi mới là đã đạt được một bước tiến lớn trên con đường dân chủ hóa toàn bộ đời sống của đất nước - nguyên nhân hàng đầu của mọi thành tựu đã giành được. Tự do dân chủ hiển nhiên là động lực, là mục đích của phát triển, là khát vọng của từng con người muốn và biết làm người.
Còn để hiểu kỹ hơn nữa thế nào là dân chủ, phải quay lại học người thầy vĩ đại của chúng ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu như Người đã nêu trong Tuyên ngôn độc lập, trong Hiến pháp 1946, trong di chúc, trong nhiều trước tác khác của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói vô cùng đơn giản: "Dân chủ có nghĩa là để cho người dân được mở mồm ra nói!".
Trong những ý kiến phản hồi từ phía bạn bè thân thiết của tôi, có câu hỏi: Đảng lấy dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh làm mục tiêu, điều này sớm muộn tất yếu sẽ dẫn tới đa nguyên!
Tôi xin nói ngay suy nghĩ của mình: hệ thống chính trị của ta là một Đảng dù cuộc sống xã hội là đa nguyên, nền kinh tế đa thành phần là đa nguyên. Khỏi phải nói dài dòng về các yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa thiết lập nên vị thế lãnh đạo một đảng của Đảng CSVN trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay.
Dù là hệ thống chính trị chỉ có một đảng, yếu tố bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng không phải là bảo hộ vị thế độc quyền của nó, mà trước hết và duy nhất là nâng cao phẩm chất và năng lực lãnh đạo của nó.
Không có phẩm chất và năng lực ngày một nâng cao này, thì dù có độc quyền tới mức chuyên quyền độc đoán như thế nào chăng nữa, số phận diệt vong của nó đã được cài đặt sẵn như một lẽ tất yếu ngay trong cái chuyên quyền độc đoán này. Nguy cơ nằm trong sự cài đặt này chứ không phải trong nguy cơ đa nguyên.
Chăm lo bảo vệ và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng duy nhất chỉ có nghĩa là thường xuyên chăm lo nâng cao phẩm chất và năng lực lãnh đạo của Đảng sao cho luôn luôn theo kịp với đòi hỏi của nhiệm vụ mà dân tộc đặt lên vai nó. Có phẩm chất tiền phong chiến đấu này nổi trội nhất trong hệ thống chính trị và trong toàn bộ hệ thống xã hội, thì tự do dân chủ có phát triển được đến đâu chăng nữa, Đảng vẫn giữ được vai trò lãnh đạo.
Như vậy sự lựa chọn tối ưu duy nhất cho Đảng ta là chăm lo nâng cao các phẩm chất của mình, lấy dân chủ và phát triển để thường xuyên nâng cao hơn nữa phẩm chất của mình.
Tôi muốn làm một vài con số thống kê các ý kiến phản hồi các loại, để xem tỉ lệ ý kiến thuận/ngược về bài viết "Thời cơ vàng" như thế nào, nhưng thất bại, đơn giản là ngay trong những thư tán thành nhiệt liệt nhất, cũng nêu đôi điều trăn trở, lo lắng. Tôi chỉ có thể đưa ra một nhận xét chung nhất: hầu hết các ý kiến phản hồi đều nặng lòng với đất nước, kể cả những ý kiến ngược.
Tôi nghĩ không gì có quyền cấm tôi vào Đảng CSVN, thì cũng không gì có quyền cấm ai đó nghĩ thuận hay nghĩ trái về Đảng CSVN. Yêu nước có nhiều cách tùy theo chính kiến và không là độc quyền của riêng ai được, vì Tổ quốc là Tổ quốc chung.
Tôi nghĩ rằng truyền thống cách mạng của Đảng ta dù vinh quang đến thế nào chăng nữa cũng không thể mài lịch sử ra mà sống. Công việc đích thực chúng ta phải làm là chiến thắng sự ươn hèn của chính mình để làm được việc lớn: xây dựng nước VN độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh trong thế giới ngày nay.
NGUYỄN TRUNG
- Ý kiến của bạn
Còn "sợ" người tài, đất nước còn hiểm họa...
Tôi rất tâm đắc với câu nói: "Nhược điểm cơ bản của người tài là không tồn tại và không phát huy được trong môi trường thiếu văn hoá". Tôi cũng tâm đắc với ý kiến: "Yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng không phải là bảo hộ vị thế độc quyền của nó, mà trước hết và duy nhất là nâng cao phẩm chất và năng lực lãnh đạo của nó". Mong sao ý kiến của Nguyễn Trung được Đảng lắng nghe.
NGUYEN TRUONG SON
Tôi cũng là 1 cán bộ đảng viên, cũng không dưới 1 lần nhức nhối trăn trở về kỷ cương phép nước bị xem nhẹ đến mức nguy hiểm : dần dần "bình thường hoá" các vi phạm luật lệ và "văn hoá phong bì" trong các giao dịch dân sự đang ở mức độ cao trào. "Sẽ xử lý triệt để", "sẽ xử lý nghiêm", "sẽ xử lý đúng người đúng tội bất kỳ người đó là ai, ở chức vụ nào"... là những khẩu hiệu mà chúng ta đã và đang quen nghe từ các quan chức mỗi khi nói về 1 vụ tham nhũng, tiêu cực nào đó được báo chí phanh phui. Thực tế xử ai và ai xử thì mọi người đều đã rõ.
Tại sao tham nhũng không giảm? Câu hỏi đau lòng này rất dễ trả lời là vì "phép nước chưa nghiêm". Tham nhũng thường có đường dây, có bè có cánh, và do vậy mỗi khi bị phát hiện thường xuất hiện bao che, chạy tội; giơ cao, đánh khẽ... không mang tính răn đe. Hô hào đã nhiều, nhân dân cả nước đang chờ Đảng và nhà nước hành động như thế nào trong những vụ tiêu cực nổi cộm gần đây (chứ không phải chỉ đạo phải truy tố bầu Đức vì 4 phong bì 200 USD - nếu thế thì phép nước nghiêm minh quá rồi). Quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và mất lòng tin đang là nguy cơ lớn nhất cho sự tồn vong của chế độ này.
Cám ơn tác giả Nguyễn Trung, nhiều người nghĩ giống anh nhưng không viết được như anh, những ý nghĩ sâu thẳm từ đáy lòng và do vậy đã đi được vào lòng người với sự logic mang tầm lý luận. Mong sao các lãnh đạo cao cấp của Đảng ta bớt chút thời gian đọc bài của anh.
BÙI VĂN THỊNH
Tôi thực sự tâm đắc khi đọc được bài này. Tác giả đã đưa ra những nhận định thẳng thắn, không e dè. Trong những nhận định đó, xin được nhấn mạnh: căn bệnh cơ cấu, bệnh đảng hoá mà tác giả đưa ra, theo tôi cùng với căn bệnh thành tích bấy lâu nay thực sự là những mối "hiểm hoạ đen". Chúng sẽ làm tiêu "tan thời cơ vàng" mà bài báo trước đã phân tích.
Là một công dân VN, tôi rất bức xúc trước nhữnh vấn đề trên trong khi thực tiễn hàng này diễn ra không đúng như những gì mà đích đến chúng ta đang nhắm tới cho đất nước, cho dân tộc. Vậy thì Đảng ta sẽ có những giải pháp nào để diệt trừ tận gốc những căn bệnh trên? Hãy mạnh dạn thay máu và bồi bổ cho cơ thể hành chánh nhà nước thật mạnh mẽ, tiêu diệt những virus tiềm ẩn và xin nói rằng, những virus này trước kia nó có thể là những men, những tế bào hữu ích nhưng nay đã biến chất theo thời gian.
VINH
Hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước chúng ta luôn phát triển với tỉ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 7% (nhưng tỉ lệ lạm phát cũng không kém) và như thế, đến hôm nay nước ta vẫn bị xếp vào nhóm quốc gia nghèo và mức độ tham nhũng thì quá cao trên thế giới.
Trách nhiệm của Đảng còn quá chung chung, trong khi quyền hạn thì bao trùm. Một số đảng viên biến chất họ không còn là đại diện cho giai cấp tiên phong.Họ luôn có thời cơ vàng trong khi đất nước thì không. Sau bao lần đại hội, chỉ có đại hội này, người dân (trên mạng) mới có cơ hội để bày tỏ quan điểm suy nghĩ của mình về thực tế đất nước, thẳng thắn nhìn nhận sự việc để góp ý cho Đại hội Đảng. Mong rằng sau Đại hội, vấn đề đặt ra sẽ được giải quyết, Việt Nam sẽ phát triển vươn lên đúng với khả năng của mình.
LÝ CHÍNH NHÂN
Quả thật đọc những bài viết của tác giả Nguyễn Trung và ý kiến của mọi người, tôi không thể không cảm thấy xót xa, tôi cứ nghĩ trong đầu: ai sẽ là người trả lời cho những câu hỏi tâm huyết này của các bạn, những câu hỏi luôn là nỗi bức xúc của xã hội. Không phải chúng ta nói ra để thảo luận với nhau, mà cái chúng ta cần là sự phản ứng tích cực từ những từ những nhà lãnh đạo khi nhận những đóng góp này. Tôi không biết quan điểm của các bạn như thế nào, còn theo tôi, nếu như không giải quyết được những vấn đề này thì không những chỉ 1,2 hay 5 năm mà thậm chí cả 10 năm sau chúng ta cũng không thể bắt kịp với đà phát triển của thế giới.
huntervninfo@
Đổi mới thành công mà không đổ máu, không gây vỡ như ở một số nước khác, Đảng ta có quyền khiêm tốn mà nhận rằng Đảng ta thật tài! Tuy nhiên tôi rất đồng ý với ông Nguyễn Trung, tác giả bài báo "Thời cơ vàng" rằng: chuyện hôm qua là là của hôm qua, hôm nay là hôm nay. Chúng ta đang đứng trước thách thức và vận hội mới đòi hỏi Đảng phải tự vượt qua cái bóng của chính mình. Do đâu mà hiểm hoạ đen ngày càng lớn? Theo tôi, vấn đề tồn tại lớn nhất nằm ở công tác cán bộ, trong đó cốt lõi là cán bộ công chức trong các cơ quan công quyền của Nhà nước. Với cách sử dụng người của Đảng hiện nay thì người tài không được trọng dụng, người tài khó có cơ hội chiếm lĩnh được một vị trí nào đó để tự thể hiện mình, tự khẳng định tài năng của mình.
Theo qui chế đề bạt cán bộ hiện nay, cấp trưởng đơn vị đề xuất đề bạt cấp phó và những người cộng sự dưới quyền. Để được thủ trưởng để mắt tới thì phải thân cận với thủ trưởng, phải năng đi lại, phải coi người nhà thủ trưởng như người nhà của mình, phải coi việc riêng của thủ trưởng như việc riêng của chính nhà mình! Mà người tài thì không làm được những việc đó. Làm việc đó người tài tự cảm thấy hổ thẹn với lương tâm của chính mình! Mặt khác, thủ trưởng không muốn người tài lại gần cái ghế của mình vì sợ đến một ngày nào đó tài năng của người tài phát lộ thì đó là mối hiểm hoạ cho cái ghế của chính mình.
Người tài thường nhìn ra những góc khuất mà người khác không nhìn thấu, vì vậy hay có những ý kiến phản biện nhiều khi là trái ngược với sếp - là loại hay cãi, loại cầm đèn chạy trước ô tô. Mà sếp thì không thích nghe cãi! Làm sao mà sếp quí được, làm sao mà đề bạt được.
Người tài là người như thế nào?
Người tài là người làm được những việc mà người khác không làm được. Những học sinh giải được những bài toán khó mà các bạn khác trong lớp không giải được - là tài hơn các bạn khác. Với một bài toán, có học sinh đưa ra cách giải đúng, ngắn gọn hơn các bạn khác cũng là tài. Với cùng một tình huống trong cuộc sống, người tài sẽ đưa ra cách giải quyết kịp thời, chính xác, hiệu quả hơn những người khác! Bản chất của tài năng là sự thông minh hơn người. Lê Quí Đôn đã khẳng định: "Trong công việc, cần nhất sự thông minh". Người thông minh sẽ biết cách vượt qua những khó khăn trở ngại mà người khác không vượt qua được.
Trong công tác cán bộ, ngày nay chúng ta quan tâm đến bằng cấp và không để ý đến sự thông minh, sử dụng người thông qua bằng cấp.
Người có bằng cấp chưa chắc đã thông minh, chưa chắc đã làm tốt được việc gì. Người thông minh, có tài có khi chẳng có bằng cấp gì cũng làm nên được việc lớn. Ông nông dân Nguyễn Văn Sành ở Nam Sách Hải Dương - người thiết kế ra máy thái hành - là một ví dụ. Thế hệ lãnh đạo trước kia của nước ta nhiều người không có điều kiện học hành tử tế nhưng rõ ràng rằng đó là thế hệ lãnh đạo tài năng đã lãnh đạo đất nước làm nên nhiều kỳ tích.
Chính sự dùng người thông qua bằng cấp đã dẫn đến đến nạn bằng giả, dẫn đến có nhiều "học giả" trong xã hội và nhiều tệ nạn khác trong Giáo dục!
Đương nhiên trong thời đại ngày nay người thông minh, có học mới thực là tài.
Có tài chỉ là điều kiện cần. Có đức là điều kiện đủ. Người lãnh đạo ngày nay phải là người có đức, có tài!
Vì là ý kiến cá nhân nên bản thân nó mang đầy tính chủ quan, phiến diện, "ếch ngồi đáy giếng" nhưng với cái tâm mong muốn đóng góp một tiếng nói cho Đảng để Đảng đủ sức vượt qua thách thức dẫn dắt dân tộc, tôi mạnh dạn viết bài này. Mong nhận được ý kiến phê bình của quí bạn đọc để có được cái nhìn tổng quát hơn, đúng đắn hơn.
TRẦN QUẢNG HOAN
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
Việc xây dựng đất nước phải bắt đầu bằng những chính sách cụ thể...
Tags: Những Virus, Tư Bản, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Ông Trung, Nguyễn Trung, xây dựng đất nước, chính sách cụ thể, với tư cách là, ý thức hệ, việc xây dựng, nước Việt Nam, người lao động, phát sinh, dân chủ, nóiĐọc bài "Người tài chưa được trọng dụng hay bị đố kỵ" của ông Nguyễn Trung tôi thấy hiện ra một thứ lý luận rối rắm để che đậy ý đồ thực sự ở đằng sau: Nói"La bàn trong công cuộc đổi mới" chỉ muốn nói lên là Đảng nên chia quyền lãnh đạo cho "các người" mà ông Trung cho là tài. Thực sự là đòi đa nguyên. Ông Trung cho Đảng ta là cố thủ trong "ý thức hệ" và "tha hoá" và thục chất là tha hoá. Thử hỏi "ý thức hệ" là "ý thức hệ" nào?. Nếu không cố thủ thì không còn là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM nữa. Vẫn biết sự tha hoá có thể đã xảy ra ở một số đảng viên. Nhưng không thể nói "ý thức hệ " được. Bài học về chủ nghĩa "MÁC" đến nay vẫn còn sáng ngời về sự bóc lột của Tư Bản với người Lao động.Cái định hứơng XHCN nhằm bảo vệ người lao động và không nên di vào vết của chủ nghĩa tư bản toàn trị(kiểu Mỹ) và chủ nghĩa giả dân chủ "đa nguyên" (kiểu Âu châu).Đảng ta đã đúng hướng Cách mạng từ chống PHÁP, chống MỸ ,rồi 20 năm đổi mới, tại sao lại nói người tài bị đố kỵ..v..v..?. Mọi xuất phát điểm phải tuân theo quy luật biện chứng duy vật.Bài học duy ý chí chúng ta đã có . Xin đừng duy ý chí cho xã hội nước ta đã có trình độ cao để đòi hỏi phải như các nước đã phát triển . Đòi hỏi đúng chuẩn mực của văn minh, dân chủ, công bằng là ảo tưởng. Xin hỏi cái gọi là chuẩn mực ấy nó thế nào?. Những Virus gây bệnh đang làm cho xã hội ta xuống cấp không phải trong bệnh cố thủ quyền lực, cơ cấu, đảng hoá, mà chính là đã buông lỏng cái định hướng XHCN.Vì áp lực nào đó nên đã có những nhượng bộ: Về kinh tế (phát sinh các doanh nghiệp ma mãnh cả lĩnh vực nhà nước tư nhân, vốn trong nước và vốn nứơc ngoài), về tôn giáo (phát sinh mê tín dị đoan), về văn hoá (phát sinh văn hoá lai căng, đồi truỵ, văn hoá cổ mà hủ), về pháp luật (phát sinh luật lệ chồng chéo).
Vậy công việc phải làm là (trái lại với ông Trung):Tăng cường Đảng hoá với lý tưởng vì dân, vì người lao động, vì dân tộc với tư cách là đội tiền phong chiến đấu vì ngày mai của nước VIỆT NAM. Đảng ta, chúng ta không "ươn hèn" và việc xây dựng đất nước VIỆT NAM hiện nay phải bắt đầu bằng những sách lược, chiến lược cụ thể của từng lĩnh vực, chứ không thể nói phải dân chủ , phải trọng dụng người tài, phải thế này ,thế nọ một cách chung chung. Đó chính lại sa vào bệnh "giáo điều" sặc mùi "thế giới tự do".
Vũ Linh (Pháp, [email protected]Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
Việt Báo (Theo_VnMedia)
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Tags: Nông Đức Mạnh, ban chấp hành trung ương, Phương Thức Lãnh Đạo, lãnh đạo của đảng, hội nghị toàn thể, tổng bí thư, tại Hà Nội, ngày làm việc, đổi mới, tiếp tục, bế mạc, thực hiện, quốc hội, hoạt động, quanBế mạc Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành T.Ư Đảng (khóa X):
+ Xem xét cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII
Hôm qua (14-7) tại Hà Nội, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã bế mạc sau 10 ngày làm việc. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu bế mạc hội nghị.
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nghe báo cáo và thảo luận các đề án: công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước để Quốc hội bầu và phê chuẩn...
Trong những năm tới, công tác tư tưởng, lý luận, báo chí cần phải chủ động, tích cực, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao tính định hướng chính trị, tính thuyết phục, tính hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội X của Đảng. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, các tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; phản bác kịp thời các thông tin, quan điểm sai trái, phản động, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị thực hiện theo các quan điểm: nhiệm vụ này phải đặt trong tổng thể của nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng, đổi mới tổ chức hoạt động của cả hệ thống chính trị, đồng bộ với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là của người đứng đầu.
Thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, trong những năm tới công tác cải cách hành chính phải được tiếp tục thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: cải cách thể chế, luật pháp và thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính.
Ban chấp hành trung ương đã xem xét cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và quyết định việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước để Quốc hội bầu và phê chuẩn; xem xét báo cáo những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị trung ương 4 đến Hội nghị trung ương 5.
TTXVN
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn và "Làm chủ tập thể"...
Tags: Lê Duẩn, Cố Tổng, TBT Lê Duẩn, Lê Kiên Thành, Cố TBT Lê Duẩn, Chuyên Chính Vô Sản, tổng bí thư, Người cộng sản, lòng yêu nước, duy ý chí, làm chủ, hạnh phúc, tập thể, có thể, đất nước, cha- Cuộc trò chuyện với ông Lê Kiên Thành về quan điểm "làm chủ tập thể" của cố TBT Lê Duẩn. Kỷ niệm 20 năm ngày mất của ba mình ông Thành nói: Tôi luôn nhớ lời cha tôi thường nói với đồng chí của Người và các con: "Là người cộng sản, mỗi ngày hãy tự kết nạp lại mình vào Đảng".
1. Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn
2. Ông có hiểu cha mình không?
3. Cố TBT Lê Duẩn và đêm trước đổi mới
Cố TBT Lê Duẩn và các con trai năm 1983. Anh Lê Kiên Thành đứng thứ 2 từ phải sang. Ảnh tư liệu gia đình.
Anh có muốn tránh xa khỏi con đường chính trị không?
Không, làm sao tránh được. Trong gia đình tôi, bất kể làm gì thì khi gặp nhau thì chỉ nói chuyện chính trị thôi, như lẽ sống vậy.
Lần đầu tiên nhận được thư của ba tôi, trong đó có một câu khiến tôi nhớ mãi: Ba cũng rất muốn sau này con đi theo con đường của ba...
Thế rồi, vì sao anh và những người trong gia đình không ai đi theo con đường chính trị của cha?
Tôi không biết rõ lắm nhưng hình như sau đó, cha tôi lại muốn con cái nên tránh xa "vùng ảnh hưởng" của mình ra.
Hoặc là nhiều người không tạo điều kiện để con cái lãnh đạo có thể tiếp cận với con đường chính trị. Tôi nhớ anh cả mình từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, khi quân đội bắt đầu phong quân hàm thì anh ấy đã là đại úy. Thời điểm đó họ lại chọn một số con cái cán bộ có trí thức đi học một số ngành đặc biệt và họ chọn anh ấy học ngành kỹ thuật hàng không. Trong quân đội, nếu đi theo các ngành kỹ thuật thì khó thăng tiến nhất. Cá nhân tôi cũng ở không quân, kỹ sư hàng không - thiên về kỹ thuật nên sau này đi làm cũng không gần với chính trị được.
Với tôi, cái danh lớn nhất là "con trai ông Duẩn"
Với tất cả những phát ngôn trên báo chí như thế này, anh có bị những bạn bè, đồng chí cũ của cha mình nhắc nhở gì không?
Thực ra bạn bè, đồng chí của cha tôi cũng không còn bao nhiêu. Trước đó, tôi cũng từng tâm sự với các cụ nhiều lần về những ý kiến tâm huyết của mình với đất nước.
Có người nói rằng, sau một thời gian làm doanh nhân, có của ăn, của để, anh bắt đầu quan tâm đến việc lập danh. Đã có bao giờ anh "nhắm" đến một vị trí nào đó trong hệ thống không?
Cũng đã có người băn khoăn về việc lẽ ra tôi có thể có một chỗ đứng nào đấy. Tôi nói: Cháu nói thật với chú, đối với cháu không có cái danh nào cao hơn cháu là con của ba cháu. Cháu mà làm đến thứ trưởng, bộ trưởng chẳng hạn thì đến khi cháu chết đi, người ta cũng chỉ nói là "con ông Duẩn" thôi chứ không nhắc đến tên cháu đâu.
Vừa rồi, trong chuyến sang Hàn Quốc theo lời mời của một ĐBQH nước đó, tôi lại thêm một lần nữa chứng thực chuyện này. Người ta đã rất trọng thị tôi vì là "con trai ông Lê Duẩn". Tôi hiểu, cái danh mà cha tôi để lại là quá lớn, và tôi cũng không định và không thể thoát ra khỏi cái bóng đó.
Tất nhiên, ngay tại thời điểm này, ngẫm lại, tôi vẫn khao khát làm điều gì đó cho đất nước, dù có thể chỉ là việc nhỏ nhoi.
Và việc mà tôi đang làm đây, đối diện với những câu chất vấn của bạn - cũng là một việc có ích cho đất nước. Cha tôi không chỉ là người sinh thành ra chúng tôi mà lớn hơn hết - ông là một nhân vật có ảnh hưởng tới chính trường Việt Nam trong một thời gian dài. Những gì mà hôm qua cha tôi từng tâm đắc như "xây dựng cấp huyện" và "tinh thần làm chủ tập thể" mà hôm nay không ai nhắc lại, đối với chúng tôi, đó là niềm tự hào bởi vì lịch sử mãi mãi sẽ nói rằng đó là ý kiến riêng của cha tôi. Nhưng mặt khác, tôi không muốn những tư tưởng của ông bị lớp trẻ hôm nay nhìn lại một cách không công bằng.
"...Cổ phần hóa là làm chủ tập thể"
Vâng, "Làm chủ tập thể" - một cụm từ quen thuộc một thời sau này đã bị nhiều người cho rằng nó đã thủ tiêu tinh thần trách nhiệm cá nhân của mỗi người trước tập thể. Nói tóm lại, không ít người nói rằng Tổng bí thư Lê Duẩn đã duy ý chí khi kêu gọi tinh thần "Làm chủ tập thể"?
Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước không duy ý chí à? Tại sao một người ở Lạng Sơn có thể thanh thản hi sinh ở tận Cà Mau, Củ Chi. Họ đâu có chờ đợi để được chia cho họ một mảnh đất ở trong đó. Họ hiểu rằng cả đất nước này là của chung và khi có giặc là phải chết, chết chung với nhau, sống chung với nhau. Bản chất của lòng yêu nước đã là làm chủ tập thể rồi.
Và khái niệm làm chủ tập thể có thể áp dụng trên mọi phương diện chứ không chỉ trên lòng yêu nước. Trong một quan hệ về mặt tư liệu sản xuất, về quản lý văn hóa... có khái niệm làm chủ tập thể. Nhiều người cứ nói rằng chuyện đó như là cái gì ảo tưởng, cái gì đó hơi duy ý chí. Không, tôi hiểu rằng cha tôi đã nhìn thấy đó là phương cách để chúng ta thực hiện một xã hội dân chủ kiểu mới.
Khi là một doanh nhân rồi, anh có nói với những công nhân mình về tinh thần "làm chủ tập thể" và anh hi vọng quản lý tốt doanh nghiệp của mình chỉ với việc kêu gọi tinh thần làm chủ tập thể không?
Không phải là kêu gọi mà là phải tạo ra thể chế để mọi người có cơ hội làm chủ tập thể. Cổ phần hóa thực chất là đang làm chủ tập thể. Bình thường không thể giáo dục người công nhân được rằng anh là chủ cái nhà máy đó nhưng khi chia cổ phần thì từng người công nhân hiểu rằng họ sẽ cùng những người khác làm chủ nhà máy đó. Có nhiều người Nhật khi gặp cha tôi đã nói với ông là "trong tất cả luận thuyết XHCN chúng tôi phục nhất cái ý kiến của đồng chí là làm chủ tập thể".
Tôi còn nhớ một ông tỷ phú người Nhật nói một trong bí quyết làm giàu của mình là nhờ đọc Mác và khắc phục toàn bộ những điểm yếu của chủ nghĩa tư bản mà Mác chỉ ra. Họ nói ở nước Nhật bây giờ không có khái niệm đình công nữa vì công nhân đã tìm thấy lợi ích của mình trong những công ty, nhà máy được cổ phần hóa.. Khái niệm làm chủ tập thể thông qua việc bán cổ phần, cổ phiếu đã được họ thực hiện từ rất lâu rồi. Khi ở giai đoạn đất nước rất sơ khai, chúng ta đã tìm ra được khái niệm "làm chủ tập thể" để khắc phục việc xung đột lợi ích.
Có một số người nói với tôi rằng: Anh đã thần tượng cha mình như thần thánh. Với lại, con không thể nói khác đi về những gì cha mình đã làm. Có lúc nào anh có ý nghĩ rằng mình luôn nhìn cha bằng đôi mắt của con trẻ kể cả khi đã lớn, nhất là đối với chuyện "làm chủ tập thể" này?
Không! Có rất nhiều điều cha tôi nói nhưng đến khi ông qua đời, và tôi đã trải qua nhiều năm tháng sống, tôi mới thấu hiểu và chia sẻ được.
Ví dụ, cha tôi có nói một câu nói mà hồi còn nhỏ tôi giật mình vì khác với những điều mình học: "Ba không thích dùng chữ chuyên chính vô sản vì chuyên chính vô sản bản chất chỉ là thay áp bức này bằng áp bức khác. Làm chủ tập thể là không phân biệt giai cấp, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt gì cả. Đó là một khái niệm văn minh". Và ông nói chuyên chính vô sản là công cụ trong một giai đoạn thôi, chưa bao giờ là mục đích của cách mạng, còn làm chủ tập thể vừa là công cụ, vừa là mục đích. Anh dùng nó để vận động xã hội thì đó là công cụ, đến khi anh hướng về nó, hoàn thiện nó thì đó là mục đích.
Nhưng, ở thời điểm đó, khi đã học quá nhiều thuyết lý, nghe vậy, tôi đã hoang mang.
Đến bây giờ, khi đã có dịp kiểm nghiệm, tôi rất tự hào là mình có người cha đã nhìn ra điều đó.
Hạnh phúc ư - có lẽ cha tôi là người khác thường
Cố TBT Lê Duẩn và gia đình (hàng sau từ trái sang: con trai Lê Kiên Thành, con gái Lê Tuyết Hồng, con dâu Tú Khanh và cháu nội (bên phải) cháu ngoại (bên trái). Ảnh tư liệu
Sống bên cạnh một người cha mà "mỗi ngày, mở mắt ra đã nhìn thấy đất nước, nhắm mắt lại cũng nhìn thấy đất nước", anh có cảm thấy cô đơn không?
Cô đơn. Vâng! Vâng, tôi từng đối diện với cảm giác đó khi còn rất nhỏ. Khi còn ở bộ đội, trong một bức thư gửi cho ba, tôi đã viết: "Có lẽ con là người ít cảm nhận được tình cảm gia đình nhất..."
Mẹ trở lại miền Nam năm 1964 khi tôi mới 9 tuổi. Ba thì luôn luôn nghĩ về việc lớn, thỉnh thoảng lại giật mình, hỏi: "Con học lớp mấy rồi". Ba tôi có đặc điểm là coi con như bạn, như đồng chí, không có xoa đầu... ngay từ khi con còn nhỏ cũng chỉ nói chuyện chính trị với con thôi. Tôi nhớ là không bao giờ ông đùa với trẻ con trong nhà. Sự quan tâm hỏi han của ông cũng chỉ là: Trong lớp con có bạn nào nghèo không?...
Có khi nào anh đặt câu hỏi: với vị trí của mình, tại sao cha anh lại đành để mẹ anh phải vào Nam chiến đấu, trong khi ba con nhỏ dại?
Lớn hơn tất cả là niềm tự hào vô cùng của chúng tôi đối với người cha với tất cả những gì ông đã làm cho đất nước này. Và sự thấu hiểu, thông cảm sâu sắc về đời sống riêng tư của gia đình. Số phận của gia đình tôi nằm trong số phận của đất nước trong thời kỳ đó. Nếu không phải là con của hai người cộng sản chân chính, có lẽ tôi đã không thể có niềm tin tuyệt đối như thế khi mà hàng ngày, trong công việc của mình là một doanh nhân, tôi đã phải đối diện với bao nhiêu chuyện chướng tai gai mắt...
Khi đọc xong bài viết trên Tiền phong về "Người vợ miền Nam của cố Tổng bí thư Lê Duẩn", tôi thấy cha anh có cuộc đời riêng đầy trắc ẩn...Có phải vậy không?
Cũng như những người cộng sản chân chính khác, cha tôi coi hạnh phúc của mình hòa trong hạnh phúc chung của dân tộc. Còn nếu khi xảy ra sự không đồng thuận nào đó thì một lãnh tụ như cha tôi phải đặt quyền lợi đất nước lên trên hết.
Hơn nữa, cha tôi là một người đặc biệt. Có thể, ông hiểu được nhu cầu hạnh phúc của nhân dân và cả đời nỗ lực vì điều đó nhưng cá nhân ông cũng không cắt nghĩa nổi thế nào là hạnh phúc. Ông loay hoay với nó và nhiều khi ông cứ hỏi chúng tôi là: "Khi ba đang ở tù, bị đánh đập nhưng ba nghĩ đang tham gia vào một việc lớn của đất nước, ba thấy hạnh phúc tràn ngập, không thấy tù đày là tù đày nữa. Thế nhưng khi ở cương vị Tổng Bí thư, ngồi trên xe hơi, thấy ông già kéo xe đi qua, ba thấy vô cùng đau khổ".
Cho nên hạnh phúc là gì, đau khổ là gì khó mà cắt nghĩa nổi một cách rạch ròi. Hạnh phúc có phải là vật chất người ta đang có, có phải là quyền lực người ta muốn có? Có phải tất cả những điều đó mang đến cho người ta hạnh phúc không? Hạnh phúc thật sự của mỗi con người là khi người ta dung hòa được giữa mong muốn cá nhân và hiện thực xã hội...
Anh có "nối" định nghĩa về hạnh phúc của cha mình với cuộc sống hôm nay không?
Tôi muốn nói về hạnh phúc của cả dân tộc. Mỗi dân tộc phải tìm con đường hạnh phúc riêng của mình. Không thể có mô hình hạnh phúc chung cho số đông.
Nếu bây giờ chúng ta quay lại CNTB có nghĩa là chấp nhận mãi mãi đi sau thế giới còn nếu tìm được một con đường riêng thì có thể đến được một cái đích hạnh phúc theo cách của mình. Có thể lúc đó, có thể nói rằng chúng ta chỉ có 1000 đô la/ đầu người thôi nhưng mà cuộc sống của người VN tràn ngập hạnh phúc.
Có thể anh lại duy ý chí khi "khuyên" mọi người chấp nhận cuộc sống tạm đủ?
Ông cha ta từng nói: "Đuôi tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon". Nhìn ở một góc độ nào đó, ông cha ta đã ca ngợi cách tổ chức tổ chức cuộc sống tốt trong điều kiện có thể .
Tôi hiểu rằng chỉ có thể cảm nhận được cốt lõi của hai chữ hạnh phúc nếu cân bằng được nhu cầu vật chất với giá trị tinh thần và hướng đến những giá trị thực của cuộc sống. Ví dụ ngay trong gia đình, trước đây chỉ có 2 chiếc xe đạp nhưng hai vợ chồng cảm thấy hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn. Còn có thể khi đã cố gắng để có xe máy, rồi xe hơi nhưng con bị nghiện, vợ chồng hục hặc. Như vậy người khi chỉ có 2 chiếc xe đạp kia không phải tự huyễn hoặc mà họ có hạnh phúc thật sự. Nếu người ta cố quá sức mình, cố bằng bất cứ gía nào cho bằng người khác, thì cũng là đồng nghĩa với bất hạnh.
Hai mươi năm ngày mất của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, anh nhớ điều gì nhất ở cha mình?
Cha tôi là một người cộng sản. 20 năm đã qua, cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp hơn nhưng cũng có quá nhiều giá trị "cộng sản" bị phai nhòa. Nhưng tôi luôn tin ở chân lý và lý tưởng mà hàng triệu người như cha tôi đã vì nó mà sống và chết. Để vượt qua những khó khăn, cám dỗ trong cuộc sống hiện tại, tôi luôn nhớ lời cha tôi thường nói với đồng chí của Người và các con: "Là người cộng sản, mỗi ngày hãy tự kết nạp lại mình vào Đảng".
Lương Bích Ngọc (thực hiện)
Thời kỳ quá độ lên CNXH?
Tags: Liên Xô, Việt Nam, Vũ Minh Trực, Vậy Thời, GS Nguyễn Đức Bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ, nhà lý luận, chủ nghĩa Mác, duy ý chí, thể khẳng định, chúng ta, có thể, cách mạng, học thuyết, làm"Đảng ta đã xác định: Cách mạng Việt nam bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy Thời kỳ quá độ là gì?" Bài viết của cựu chiến binh Vũ Minh Trực. Với tinh thần "tôn trọng ý kiến khác biệt", chúng tôi đăng tải bài viết này. Đây không phải là ý kiến TS, mời bạn đọc tham gia tranh luận.
Sau khi đọc bài của GS Nguyễn Đức Bình tôi thật sự cảm ơn GS đã nói đúng những trăn trở về tinh thần của hàng triệu đảng viên, của cả những người không còn sinh hoạt Đảng như tôi, cũng như 80 triệu dân Việt Nam trong và ngoài nước (Có quốc tịch hoặc không có quốc tịch). Đó là:
1) Chúng ta có nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa nữa hay không? Có thể có con đường nào khác phù hợp hơn?
2) Bản chất Đảng có gì thay đổi?
3) Có nên cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, cho phép kết nạp cả những nhà tư bản tư nhân vào Đảng hay không?
GS gọi 3 vấn đề trên là "then chốt". Theo tôi, câu hỏi đầu tiên còn có ý nghĩa bao quát cho hai câu dưới. Tôi không phải nhà lý luận, nhưng cũng xin trao đổi với giáo sư một vài suy nghĩ nông cạn về câu hỏi này:
Đảng ta đã xác định: Cách mạng Việt nam bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy Thời kỳ quá độ là gì? (Sau đây được viết tắt TKQĐ).
Bản chất của TKQĐ là Chuyên chính vô sản! Nghĩa là giai đoạn giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền sẽ tước đoạt toàn bộ tư liệu sản xuất từ giai cấp tư sản, xoá bỏ triệt để tàn dư phong kiến, tích luỹ cơ sơ vật chất để xây dựng XHCN bằng những biện pháp chuyên chính vô sản! (Bản chất là: Dùng bộ máy chính quyền cưỡng bức.)
TKQĐ chính là sự khác biệt giữa học thuyết của C. Mác và của V. Lê-nin.
Có thể khẳng định TKQĐ không có trong học thuyết C. Mác!
Không ai có thể khẳng định được: Nếu C. Mác sống đến thời V. Lê-nin thì ông có đồng ý luận điểm đó không? Và có đồng ý ghép học thuyết của mình vào với học thuyết của Lê nin để gọi chung là học thuyết Mác - Lê nin, để trở thành Chủ nghĩa Mác - Lê nin?
Còn TKQĐ đã được thực hiện ở nước ta từ năm 1975 ra sao?
Sau 1975, Đảng ta xác định Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chúng ta đã tuyên bố với mọi người rằng: Việt nam bắt đầu "Thời kỳ quá độ" thông qua việc đổi tên Đảng, đổi tên nước mà chính Bác Hồ đã đặt!
Suốt 2 kỳ Đại hội Đảng (IV và V), chúng ta đã làm đúng theo luận điểm của Lê-nin về Thời kỳ quá độ! Kết quả 10 năm ra sao thì không cần nêu lại, chúng ta đều đã biết.
Có thể khẳng định: Đó là thất bại của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đất nước thời kỳ từ 1975-1985!
Thời kỳ này có thể nói gọn trong tổng kết của Đại hội Đảng VI bằng 3 từ "Duy ý chí" (Thực chất là sai lầm).
Sau Đại hội VI, công cuộc "Đổi mới" bắt đầu. Đất nước ta giống như cánh đồng hạn gặp mưa. Đổi thay từng giờ, từng phút và có thể nói cả từng giây. Những ngày tháng của thời "Duy ý chí" gần như chỉ còn trong truyện cổ tích nào đó...
Chúng ta đã làm gì mà "kỳ diệu" vậy? (Tôi dùng từ này không quá!)
Có một sự thật trớ trêu là:
Những việc làm "Đổi mới" của Đảng ta lại khác hẳn với học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ, thậm chí đi ngược hẳn!
Ví dụ: Trong nông nghiệp: hầu như các HTX nông nghiệp và nông trường quốc doanh tan rã, trả lại ruộng cho nông dân. Trong công nghiệp: cổ phần hoá các nhà máy và công ty nhà nước, khuyến khích tư nhân làm giầu không giới hạn, bắt tay với tư bản nước ngoài...
Có thể tổng kết Cách mạng Việt Nam từ sau khi thống nhất năm 1975 đã xuất hiện một vấn đề rất lớn là:
1)Thời kỳ từ 1975 - 1985: Thời kỳ "Duy ý chí"
Đảng ta thực hiện đúng học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ. Kết quả: Đất nước chậm phát triển, dân đói khổ...!
2)Thời kỳ từ 1985 đến nay: Thời kỳ "Đổi mới"
Đảng ta thực hiện không đúng học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ. Kết quả: Đất nước phát triển, dân giầu lên...!
Rõ ràng: Thực tiễn Cách mạng Việt Nam đã xuất hiện mâu thuẫn rất lớn:
Lý luận Cách mạng mâu thuần với Thực tiễn Cách mạng.
Cùng lúc đó "Thành trì chủ nghĩa xã hội sụp đổ!"
Những người đảng viên chúng tôi làm sao mà không dao động trước sự kiện "kinh thiên động địa" đó? Sự dao động là có cơ sở vì:
1) Theo học thuyết của C. Mác thì những nước lạc hậu như chúng ta không thể tiến lên CNXH được mà phải qua giai đoạn phát triển Tư bản!
2) Theo Lê-nin thì những nước như chúng ta sẽ tiến lên CNXH không qua con đường phát triển Tư bản mà bằng TKQĐ! Với điều kiện có phe XHCN làm hậu thuẫn! (Lê-nin đã tạo ra điều kiện này cho chúng ta!)
3) Những ai đã tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác - Lê nin, vào con đường đi lên CNXH không phải vì học thuyết đó viết hay mà chính vì: Có cái để mà tin là nó đã đúng (Và có thể sẽ đúng) bằng thực tiễn tồn tại của Liên Xô hùng cường. Trước khi Liên Xô sụp đổ, nếu có ai đó còn hoài nghi về đường lối, chúng ta chỉ việc dùng Liên Xô làm "bằng chứng" là xong...!
Tôi nghĩ: GS. Nguyễn Đức Bình chắc đã không biết bao nhiêu lần giảng và tâm đắc bởi điều này?
Mâu thuẫn lớn nói trên và Liên Xô sụp đổ là nguyên nhân chính gây ra mọi "rắc rối". Bởi khi lý thuyết không đúng thực tiễn thì chắc chắn phải "Nói một đàng, làm một nẻo".
Lý luận đã mâu thuẫn thực tiễn! Và sự vận động của thực tiễn đã vượt quá tầm của các nhà lý luận của Đảng ta. Họ đã không thể đưa ra được một lý giải nào thỏa đáng cho sự biến đổi của thực tiễn.
Đáng lẽ các nhà lãnh đạo và các nhà lý luận phải làm nổi việc giải thích đó một cách cặn kẽ, hết sức khoa học, bằng những cuộc sinh hoạt (Tranh luận một cách dân chủ) về sự kiện "kinh thiên động địa" đó, thì họ lại im lặng "đáng sợ" hoặc giải thích một cách phiến diện, mơ hồ, hầu như đó chỉ là "một tai nạn" nhỏ nào đó... (Có thể do trình độ, có thể do chủ nghĩa bảo thủ, giáo điều, hoặc sự né tránh để đạt mục đích cá nhân...)
Rõ ràng chúng ta đã một lần nữa không dám nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết thấu đáo những vướng mắc về tư tưởng trong Đảng ta!
(Tôi nói một lần nữa bởi: Chúng ta đều đã tôn vinh hết lời nào là "đúng đắn" "sáng suốt"... sau Đại hội IV, Đại hội V, vậy mà đến Đại hội VI chúng ta cho là "Duy ý chí".)
Lý luận mâu thuẫn thực tiễn thì chắc chắn không chỉ dẫn đến "nói một đàng,làm một nẻo" và còn đến những hiện tượng như GS. Nguyễn Đức Bình đã nêu: "... Một số cán bộ, thậm chí trung cao cấp, xem ra có mặc cảm, ngượng ngùng khi phải nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lê nin..." hoặc "... Khi không thể không nói chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lê nin, họ nó nhưng thực ra trong bụng không tin..." LÀ TẤT YẾU! Bởi GS hiểu hơn ai hết: Thực tiễn là chân lý!
Theo tôi thấy: GS nói "một số" là chưa thật đúng! Phải nói "rất nhiều" mới đúng!
Tôi nghĩ GS Nguyễn Đức Bình trách họ cũng là để tự trấn an mình thôi? Một nhà lý luận lớn như GS làm sao không giật mình khi thấy "lý thuyết đúng" mà bị thực tiễn chối bỏ phũ phàng như vậy? Cho đến bây giờ GS vẫn né tránh vấn đề này trong bài viết của mình! Bởi tại sao GS chỉ nói nguyên nhân "trực tiếp" việc Liên Xô sụp đổ mà không nói "nguyên nhân cơ bản" (Thứ mà đảng viên cần).
Tôi có thể khẳng định rằng: Chắc GS không thể đủ lý luận làm thầy về chủ nghĩa Mác-Lê nin cho Goóc-ba-chốp; En-xin; và cả Pu-tin được! Vậy tại sao họ lại từ bỏ CNXH?
Tôi nghĩ: Nếu không có "Cải tổ" chắc sẽ không có "Đổi mới". Bởi nếu "Đổi mới" xuất hiện chúng ta sẽ như Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968!
Tôi là một cán bộ trung cấp của quân đội đã nghỉ hưu. Là một đảng viên đã tự động nghỉ sinh hoạt Đảng 16 năm để khỏi mang tiếng "Đảng viên bóc lột". (Bố tôi là cố Thượng tướng Vũ Lập nguyên Ủy viên Trung ương khoá 4, 5, 6 và là một trong 34 chiến sĩ Giải phóng quân đầu tiên. Mẹ tôi cũng là đảng viên, bà còn là một trong 3 nữ chiến sĩ Giải phóng quân đầu tiên). Là con trong một gia đình cách mạng, được đào tạo cơ bản và đã là một người cộng sản, làm sao những người như chúng tôi lại không cảm thấy trăn trở trước vận mệnh của Đảng ta?
Nhưng nghĩ cho cùng thì Đảng cũng chỉ là đứa con của dân tộc Việt nam! Đất nước này,dân tộc này mãi mãi sẽ không quên những cống hiến vĩ đại của Đảng. Nhưng liệu Đảng còn ghi tiếp những chiến công vĩ đại hơn vào lịch sử dân tộc trong tương lai hay không?
Đó thật sự là một câu hỏi mà Đại hội X của Đảng phải trả lời được!
GS Nguyễn Đức Bình nói đó là vấn đề "sống còn" quả là không sai! Một khi đây là vấn đề "sống còn" thì chúng ta không thể để cho một cá nhân hoặc một nhóm người nào trong Đảng quyết định được! Nó phải được coi là chương trình nghị sự chính của Đại hội Đảng X!
Đây là vấn đề đường lối, làm cho đất nước phát triển hay tụt hậu! Nên ta không sợ thiếu thời gian để tranh luận! Nếu chưa đủ thời gian chuẩn bị ta có thể lùi Đại hội lại nhằm tìm ra con đường "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"!
Vũ Minh Trực
Nguyên văn bài báo về các cô dâu Việt trên Chosun
Tags: Hàn Quốc, Việt Nam, người đàn ông, cô gái, cô dâu, bài báo, kết hôn, nguyên văn, văn bài, kim, sen, ngày, hai, mẹBài báo mang tựa đề "Các cô gái Việt Nam tới Hàn Quốc, miền đất hứa" trên nhật báo Chosun của Hàn Quốc đã gây phản ứng mạnh mẽ và khác nhau từ độc giả Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn bài báo này, dịch từ bản tiếng Hàn.
Đeo số một bên ngực, buổi gặp gỡ không mấy tự nhiên với chàng trai người Hàn. Kiểm tra HIV - Kết hôn chóng vánh kết thúc trong 2 ngày. Tới đất khách quê người là xa lạ nhưng để thoát khỏi cái nghèo khó.
Sen, tên cô gái người Việt (20 tuổi) thắp nén hương trên bàn thờ sáng ngày 16. Văn phòng thông tin kết hôn Xích lô tại TP Hồ Chí Minh kiêm nơi cư trú. Cùng với Sen, 10 cô gái khác cũng nuôi hy vọng được kết hôn với người nước ngoài. Sen thắp hương và xin ông bà tổ tiên phù hộ gặp được một người đàn ông tốt. Học muối kim chi, nấu canh đỗ tương, tất cả các cô gái mân mê bộ đồ cô dâu và nuôi "giấc mơ Hàn Quốc" mãnh liệt.
Giữa gian phòng khách kê bộ ghế mây. Một người đàn ông Hàn Quốc ngồi trên ghế. Mười một cô gái Việt Nam đang ao ước thoát khỏi nghèo đói trong tâm trạng căng thẳng. Ánh mắt lạ lẫm của người đàn ông nhìn lướt qua khuôn mặt các cô gái đang ngồi khoanh chân sang một bên. "Ôi. Xin lỗi. Biết chọn ai bây giờ. Thôi không xem mặt ai nữa". Sau 20 phút, người đàn ông Hàn Quốc không muốn tiếp tục gặp mặt nữa.
Kim Jang Ho (35 tuổi, tên giả) không nghề nghiệp, đang sống tại Incheon, có mẹ là chủ quán ăn. Đây là lần đầu tiên Kim tìm bạn đời. Anh đã chia tay người yêu sau khi cô ta biết anh sẽ ở cùng và chăm sóc mẹ. Giờ đây Kim đến Việt Nam tìm vợ.
Ngoài việc gặp mặt 11 cô gái, Kim cũng muốn xem hình ảnh của những cô khác. Anh sang phòng bên mở đĩa CD có ghi "tháng 4-2006", thời lượng 90 phút. Trên màn hình máy tính lần lượt xuất hiện hình ảnh 150 cô gái, mỗi cô đều có đeo số trên ngực. Góc quay đi từ gương mặt rồi dịch chuyển toàn thân. Cũng chỉ sau 20 phút anh ta bỏ cuộc. Kim có vẻ đang cân nhắc 2 trong số 11 cô gái gặp mặt trước đó.
Sen là một trong hai cô gái này. Kim hỏi Sen và một cô gái khác 21 tuổi mà anh thấy hài lòng nhất: "Tôi chưa có việc làm nhưng sẽ sớm tìm việc làm. Mẹ già tôi đang quản lý một quán ăn nhỏ nhưng em có thể phụng dưỡng bà được không?". Cả hai cô gái đều gật đầu. Cuộc đối thoại giữa những cô gái và chàng trai hai nước, thời gian im lặng nhiều hơn cả. Kim cũng như các cô gái Việt Nam không hỏi nhau nhiều. Sau khi đã trở thành đối tượng được lựa chọn, các cô gái cũng có quyền hỏi nhưng ngoài những câu hỏi như tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình. Các cô gái Việt Nam nói "Không có gì cần hỏi thêm".
Ra khỏi phòng đã hết nửa ngày, Sen cảm thấy lo lắng. Cô có ấn tượng người đàn ông Hàn Quốc hiền lành, nhưng cô không biết anh ta có lựa chọn mình không. Sen ở vùng nông thôn hẻo lánh cách TP Hồ Chí Minh 4 tiếng đi ôtô. Cô mơ lấy chồng người nước ngoài từ một năm trước. Cô mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Sen nói: "Con gái của dì lấy chồng Đài Loan 3 năm trước nên mới xây được nhà gạch". Cô nuôi "giấc mơ Hàn Quốc" như vậy. Sau khi đăng ký tại công ty môi giới kết hôn 10 ngày trước đây, cô được tham dự một buổi gặp mặt nhưng chưa được chọn.
Kim đốt thuốc lá, đi lại trong phòng và cuối cùng chọn Sen. Anh nói: "Vì mẹ tôi nhắc đi nhắc lại rằng hãy đưa về một cô gái cao ráo. Muốn có người cơm nước cho mẹ". Đôi lứa ngay sau đó đến bệnh viện để kiểm tra AIDS. Kể từ sau vụ một cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc bị nhiễm AIDS không sang được Hàn Quốc gần đây, trước khi làm lễ thành hôn bắt buộc phải xét nghiệm AIDS. Sau một tiến rưỡi, cả hai đều nhận được kết quả "âm tính".
Một đám cưới Việt Nam diễn ra nhanh chóng trong hai ngày trong theo nghi thức đơn giản với việc trao nhẫn, nâng cốc chúc mừng, chào cha mẹ cô dâu, rồi chụp ảnh dưới ánh nắng chói chang ngoài trời.
Ngoài Kim còn có Jang Chae Ryong (44 tuổi), phụ trách kỹ thuật tại một nhà máy ở Ansan, Kim Won Young (52 tuổi), giám đốc một nhà máy ở Incheon đều tìm được cô dâu Việt Nam 23 tuổi để tái hôn sau 7 ngày 6 đêm, với chi phí 8 triệu won (hơn 8.000 USD). Là người có kinh nghiệm, Kim Wong Yeong đã học tiếng Việt Nam, còn Jang Chae Ryong có một máy tính xách tay cài chương trình hội thoại dịch sang tiếng Việt.
Thế nhưng, khi chỉ còn lại hai người, Kim là người kết hôn lần đầu đã bày tỏ những khó khăn về vấn đề giao tiếp. Trong lúc ăn sáng với Sen, Kim hỏi người hướng dẫn phía Hàn Quốc. "Tôi nghĩ có thể nói chuyện với cô ấy thông qua ngôn ngữ cử chỉ nhưng không phải vậy. Cô ấy liên tục làm thế này mà tôi không hiểu gì cả". Anh ta đưa hai bàn tay lên tai và lắc đầu sang phải và trái. Đó là thể hiện "tôi không biết" theo cách của người Việt Nam. Cô dâu nói "Em không hiểu anh nói gì", nhưng có vẻ như anh ta không hiểu. Anh Kim bực mình nói "Tôi học tiếng Việt còn nhanh hơn".
Đêm đó, trong khách sạn, Sen lấy quyển sách hội thoại vừa tra vừa tập viết thư bằng nét chữ tiếng Hàn nguệch ngoạc. Vài ngày nữa, từ khi chồng về Hàn Quốc làm hộ khẩu và gửi sang cho đến khi nhận được thị thực nhập cảnh mất 2 tháng. Đây là nội dung của bức thư sẽ gửi trong thời gian đó.
"Cho em gửi lời hỏi thăm sức khoẻ cha mẹ. Hãy giữ gìn sức khỏe. Em luôn nhớ anh".
Chae Sung Woo
Xây dựng giải pháp đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới
Tags: Việt Nam, bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục đại học, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, trường đại học, quan tâm đến, soạn chương trình, có khả năng, sinh viên, xây dựng, giảng viên, chuyên môn, cũng như, thiếu
HS Trường PTTH Lê Hồng Phong - những sinh viên ĐH tương lai (ảnh: D.Đ.Minh)
Khi hội nhập vào khu vực ASEAN và thế giới, muốn tồn tại và phát triển bắt buộc chúng ta phải có sức mạnh cạnh tranh. Muốn có sức mạnh cạnh tranh cao và dài hơi, bắt buộc chúng ta phải đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, nhất là giáo dục đại học và phải bắt đầu ngay tức thì để có chất lượng ngày càng cao.
Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương rất đúng đắn: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" và cũng đã có những biện pháp cụ thể cải cách giáo dục. Tại sao ngành giáo dục vẫn loay hoay lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục? Tại sao khi ta cởi trói cho nông dân và cho các nhà doanh nghiệp, thì nông nghiệp và doanh nghiệp phát triển? Tại sao chúng ta không cởi trói cho giáo dục để giáo dục phát triển?
Ai trói buộc và ai sẽ cởi trói cho giáo dục?
Chính là tư tưởng bao cấp, quan liêu và cào bằng, xa rời thực tế, duy ý chí, phân biệt đối xử cũng như việc lẫn lộn chức năng của cơ quan này với cơ quan khác hiện phổ biến ở nhiều nơi đang tự trói buộc chúng ta. Chẳng hạn như chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đang lẫn lộn với chức năng thực hành giáo dục của các cơ sở giáo dục. Như hiện nay Bộ đang làm công tác tuyển sinh thay cho các trường đại học trong khi mỗi trường đại học có những yêu cầu khác nhau, lại có một đội ngũ tri thức lớn, làm sao Bộ thay thế nổi.
Những việc cần làm thì chưa làm, hay làm chưa tốt, trong khi lại lấn sân sang công việc của các cơ sở giáo dục, khiến ách tắc, rối bời, làm cho tê liệt tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, làm tăng gấp bội "tinh thần nặng óc khoa cử, luyện thi trong xã hội", "bệnh thành tích", "bệnh đối phó", "bệnh đấu đá", "bệnh thiếu trung thực" đang tràn lan khắp nơi, ở mọi người kể cả thầy lẫn trò mà hiện tượng quay cóp đang hoành hành, trở thành quốc nạn!
Như một thầy thuốc cần chẩn đoán đúng bệnh và cho đúng thuốc, thuốc đắng giã tật, bệnh nặng đến đâu cũng chữa được! Phải thẳng thắn nhìn vào sự thật những căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam nói trên. Và phải biết trị tận căn, mới mong chất lượng giáo dục của Việt Nam được cải thiện.
Chất lượng giáo dục đại học tùy thuộc vào những yếu tố, thứ tự theo tình trạng thực tế yếu kém nổi trội và trong tầm tay khả thi mà chúng ta cần phải ưu tiên giải quyết như sau:
- Quản trị.
- Phương pháp dạy học và phương tiện dạy học.
- Thầy.
- Trò.
- Chương trình.
- Cơ sở vật chất của trường.
Trong các yếu tố trên thì chỉ có yếu tố cuối cùng: cơ sở vật chất của trường - ở một nước nghèo như Việt Nam còn rất nhiều hạn chế - phải giải quyết từng bước, còn lại đều nằm trong tầm tay, nếu chúng ta quyết tâm, nhất là thực hiện một cuộc cách mạng giáo dục thực sự, chúng ta có khả năng giải quyết.
Dựa vào thực trạng và yêu cầu về chất lượng của các yếu tố trên, đồng thời dựa vào xu thế thời đại ngày càng chuyên môn hóa rất cao, chúng ta xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học phù hợp và hiệu quả.
Trước hết chúng ta cần có chiến lược đem "cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật giáo dục" làm then chốt. Tinh thần khoa học cao nhất, thể hiện nhân cách giáo dục, quan trọng nhất là sự chân xác, sự trung thực. Như thế đồng thời, ta cũng phải xây dựng chiến lược đảm bảo sự trung thực, chân thật gần như tuyệt đối trong giáo dục, tuyệt đối không gian dối để xây dựng một nền văn hóa chất lượng trong sự nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước!
Chiến lược nâng cao chất lượng phải gắn liền với tiến độ của số lượng khi hình thành và phát triển trường. Khi mới hình thành trường, sĩ số sinh viên càng ít càng dễ có chất lượng (Trường ABAC ở Thái Lan, năm 1969 chỉ có 30 sinh viên, tất cả đều được tuyển chọn rất kỹ và hưởng học bổng. Năm 1973, trường mới tuyển sinh và sinh viên mới phải đóng học phí). Khi đã hình thành văn hóa chất lượng, các yếu tố chất lượng đều vững mạnh, mới bắt đầu phát triển số lượng dần dần và tiếp tục sàng lọc rất kỹ (Trường ABAC hiện giờ đã có 20.000 sinh viên mà tỷ lệ sàng lọc chỉ có 20% tốt nghiệp đợt đầu). Vốn là một nhà nghiên cứu giáo dục, sử dụng phương pháp nghiên cứu giáo dục mô tả, bằng cách thâm nhập thực tế vào ngành giáo dục (với tính cách một giảng viên môn phương pháp học tập đại học, tổ trưởng môn giáo học pháp lịch sử, trợ lý hiệu trưởng một trường đại học dân lập về công tác sinh viên và công tác nghiên cứu, kế hoạch, phát triển trường), để thu thập một số thông tin về thực trạng và xử lý thông tin một cách khách quan, xin được trình bày kết quả nghiên cứu cụ thể về chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam như sau:
1/ Thực trạng yếu kém về quản lý giáo dục đại học - Nguyên nhân chủ yếu và những biện pháp khắc phục
1.1/ Thời đại hiện nay, thế kỷ XXI, khoa học quản trị, nhất là quản trị chất lượng trở nên rất hệ trọng cho sự phát triển. Sau một thời gian đổi mới, tư tưởng bao cấp, duy ý chí, quản trị theo cảm tính vẫn còn tàn dư, khoa học quản trị chất lượng chưa thật sự đi vào nền nếp đời sống quản trị giáo dục từ cấp Bộ xuống đến cấp cơ sở giáo dục. Nếp sống văn hóa chất lượng chưa được hình thành. Lãnh đạo Bộ cũng như cấp trường vẫn chưa thật sự quan tâm đến khuyến cáo của các chuyên gia và thực sự chưa xây dựng được một đội ngũ chuyên gia hùng hậu có chuyên môn cao, có khả năng thuyết phục cao, nhất là thích ứng với hoàn cảnh đổi mới, vẫn thường quyết định theo cảm tính hoặc do duy ý chí, nhiều khi không phù hợp, thậm chí trái ngược với chủ trương đổi mới, xã hội hóa giáo dục! Tình trạng ai cũng có thể quản lý được giáo dục, bằng kinh nghiệm hay uy tín, thế lực chính trị chứ không phải do đào tạo chuyên môn quản trị, nhất là chưa được đào tạo chuyên môn quản trị mới: quản trị chất lượng. Những người quản trị giỏi cấp Bộ cũng như cấp trường thực sự vẫn chưa có điều kiện thi thố chuyên môn quản trị của mình, do cơ chế quản trị "bộ tứ" chứa thích ứng với hoàn cảnh đổi mới.
1.2/ Sự lẫn lộn chức năng hoặc chưa làm đúng và làm tốt chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của mỗi trường học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay vẫn còn chưa làm đúng chức năng quản lý nhà nước giáo dục đại học mà lấn sang chức năng thừa hành giáo dục, cụ thể là hiện đang can thiệp quá sâu vào việc tuyển sinh của các trường đại học, đang làm thay cho các trường đại học công lập cũng như dân lập.
1.3/ Trong việc quản lý chất lượng chuyên môn cái cần quản lý lại buông lỏng, không chặt chẽ, không quy định cụ thể, chưa có các biện pháp cụ thể hiệu quả, cái không cần lại trói buộc gây khó dễ cho chuyên môn cũng như sự phát triển của các trường đại học.
Như tại Thái Lan, đối với các trường công lập thì lo quản lý chặt chẽ về tài chánh, chuyên môn thì để trường hoàn toàn lo. Đối với các đại học tư, nhà nước lại không quản lý tài chánh, quản lý nhân sự lãnh đạo, song lại quản lý rất chặt chẽ về chuyên môn. Khi muốn mở một ngành mới, nhà nước quy định cứ 100 sinh viên thì phải có 3 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, 1 cử nhân. Tất cả các trường đều phải tuân thủ, thượng tôn luật pháp!
1.4/ Các khâu định hướng, mục tiêu, kế hoạch, thanh tra, sử dụng, quản lý nhân sự về chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu nhất quán ổn định. Tiêu chí chuyên môn, hiệu quả chưa thật sự được coi trọng. Nhiều biện pháp đổi mới trong dự án giáo dục đại học chậm triển khai trong đó có kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
1.5/ Thực trạng yếu kém trên do đâu? Do tàn dư của cơ chế quản lý bao cấp, cơ cấu nhân sự bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hiệu quả của thời kỳ đổi mới. Do chức năng chồng chéo, lẫn lộn, trách nhiệm không rõ ràng. Do thiếu chuyên môn, thiếu đào tạo, bồi dưỡng khoa học kỹ thuật quản trị mới từ cấp Bộ đến cấp trường đại học.
1.6/ Các biện pháp khắc phục ra sao?
- Đổi mới tư tưởng, cơ chế, cung cách quản trị mới, chuyên môn hóa, lấy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xã hội là mục tiêu, tiêu chí hàng đầu.
- Có kế hoạch cụ thể xây dựng văn hóa chất lượng vào từng trường đại học. Mỗi trường đại học có một hiệu phó phụ trách về chất lượng đào tạo, về kiểm định chất lượng đào tạo.
- Bộ cũng như mỗi trường đại học nhanh chóng xây dựng đội ngũ chuyên gia giáo dục, với học vị tiến sĩ về quản trị giáo dục đại học trong các lĩnh vực quản trị học đường, soạn chương trình, công tác sinh viên, tư vấn sinh viên (counselling & guidance), phương pháp dạy học... Hoặc gửi người đi tu nghiệp tại nước ngoài hoặc chuẩn bị đào tạo tại các trường đại học trong nước. Trước mắt, mời các chuyên gia nước ngoài hợp tác.
2/ Thực trạng yếu kém về phương pháp dạy học ở các đại học Việt Nam - Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
2.1/ Hầu như các giảng viên chỉ quan tâm đến truyền đạt kiến thức và kiểm tra trí nhớ mà không quan tâm đến rèn luyện kỹ năng và nhân cách chuẩn bị vào đời, thường dùng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu, truyền thụ kiến thức một cách thụ động, có nơi còn nạn thầy đọc trò ghi, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu hoặc không có biện pháp cụ thể khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
Không lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học. Khi giảng viên áp dụng phương pháp chủ động, lại gặp quá nhiều khó khăn do hạn chế phương tiện thiết bị giảng dạy hay thư viện còn rất hạn chế hoặc sinh viên lại rất thụ động, có thói quen lười suy nghĩ, không làm theo hướng dẫn của giảng viên.
2.2/ Các trường đại học chưa thật sự quan tâm đến hoặc chưa có quy chế chuyên môn cụ thể, rõ ràng buộc giảng viên phải tuân thủ áp dụng hoặc làm lấy lệ, chưa thật hiệu quả, chưa có được nền nếp chuyên môn tốt như các giảng viên đặt nặng tầm quan trọng của buổi giảng đầu tiên, phổ biến rõ ràng, phát nội dung đề cương môn học (syllabus), ghi rõ mục tiêu môn học, lịch giảng các nội dung, phương pháp giảng dạy, phương thức lượng giá, kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ, tỷ lệ điểm, cách tính điểm môn học, sách báo tham khảo của môn học và phổ biến đề cương bài giảng đến từng sinh viên.
2.3/ Các trường đại học vẫn chưa thật sự quan tâm đến thực hành, thực tập. Nên nhớ môn nào cũng phải có bài tập. Các môn học vẫn coi nhẹ bài tập. Bài tập càng nhiều, kỹ năng càng được rèn luyện, tính thưc hành, thực tiễn càng cao! Ngay giáo trình cũng thiếu vắng các bài tập. Các giảng viên rất ngại cho bài tập vì phải bận chấm bài tập. Cấu trúc chương trình cũng như thời khoá biểu cũng thiếu bố trí người và thời gian làm bài tập cho sinh viên. Thiếu hẳn một hệ thống trợ giảng (giảng viên) hay trợ giáo, kèm cặp (tutoring, sinh viên giỏi đàn anh phụ trách, được cấp tiền bồi dưỡng tượng trưng từng giờ hay từng buổi phụ việc).
2.4/ Các trường đại học ở Việt Nam chưa quan tâm đến phương pháp học nhóm, các thư viện chưa bố trí những phòng học nhóm, chưa có trường nào bố trí rất nhiều bàn ghế để cho bất cứ sinh viên lúc chưa đến giờ học hay giờ trống đến ngồi gặp gỡ nhau. Các giảng viên cũng không bắt buộc những bài tập làm theo nhóm, chấm điểm theo nhóm.
2.5/ Các phòng học ở các đại học ở Việt Nam chưa trang bị sẵn thiết bị giảng dạy hiện đại như máy overhead hay máy computer projector. Đầu tư vào các thiết bị trên không nhiều so với các thiết bị thực hành hay cơ sở trường học khác, không ngoài khả năng của các trường đại học Việt Nam nếu quyết tâm thực hiện.
2.6/ Nguyên nhân của thực trạng yếu kém trên: Do ảnh hưởng từ lâu của lối dạy học nặng lý thuyết, mang tính kinh viện. Do ảnh hưởng từ lâu cách kiểm tra, cách thi nặng về kiến thức, cách đánh giá về kết quả hơn về cách đánh giá quá trình học tập. Cách đánh giá, cách thi nào sẽ có cách học đó. Do ảnh hưởng từ lâu lối giáo dục đặt nặng về điểm số, đặt nặng thành tích, không quan tâm đến sự hứng thú và thực tiễn, trò lo học đối phó để kiếm điểm kể cả quay cóp tràn lan.
2.7/ Các biện pháp khắc phục:
- Đổi mới tư tưởng giáo dục, lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, tính chủ động tự học trong học tập và nghiên cứu hầu đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Các trường đại học xây dựng quy chế chuyên môn cụ thể buộc các giảng viên phải đổi mới phương pháp dạy học.
- Quy chế chuyên môn, giảng dạy được quy định rất cụ thể: buộc phải đề cương môn học rất kỹ càng và đề cương bài giảng với những yêu cầu đổi mới cụ thể, quy định rất rõ ràng các biện pháp quản lý, giám sát chuyên môn quy trình triển khai các đề cương môn học và đề cương bài giảng đến từng sinh viên ngay từ buổi giảng đầu tiên. Xây dựng nghiêm túc và có hiệu quả chế độ trợ giảng, trợ giáo, kèm cặp (tutoring với sự cộng tác của các sinh viên giỏi đàn anh). Các giảng viên trẻ buộc phải có chứng chỉ lý luận dạy học đại học và kỹ năng sư phạm mới.
- Cấu trúc chương trình của từng môn học và giáo trình, đề cương bài giảng phải có các bài tập. Một buổi học lý thuyết phải được bố trí 1 buổi bài tập.
- Các trường đại học phải đẩy mạnh kế hoạch học nhóm, lao động nhóm như là biện pháp quản lý chất lượng đào tạo từ dưới cơ sở sinh viên lên trên, thể hiện quản trị chất lượng đồng bộ (TQM) để rèn luyện sinh viên khả năng "leadership" và cách làm việc theo "teamwork" mà Nhật và các nước phát triển đang áp dụng có hiệu quả trong sản xuất, cũng là cách làm của một nước nghèo như Việt Nam khiến sinh viên tự lo, chủ động giải quyết những vấn đề khó khăn của chất lượng đào tạo. Thiếu phương tiện như sách báo, máy móc như vi tính, thiếu cơ sở như địa điểm, thiếu sinh hoạt, từng nhóm sẽ chủ động giải quyết.
- Xây dựng thư viện hiện đại, điện tử, truy cập Internet, có cả phòng học nhóm và phòng multimedia.
- Mỗi phòng học đều được trang bị phương tiện giảng dạy hiện đại như máy overhead, máy computer projecor...
- Chương trình hoạt động ngoại khóa cũng không kém phần quan trọng như chính khóa, ngoài học tập văn thể mỹ, còn có các hoạt động ngoại khóa khác như xê-mi-na, báo cáo chuyên đề, bài tập nghiên cứu khoa học, tham quan, trại tập huấn, thực tế bộ môn, học việc hè, ngày nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và việc làm...
- Đổi mới cách đánh giá, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và đánh giá kết quả học tập bằng nhiều phương pháp khác nhau từ trắc nghiệm khách quan đến luận đề, làm bài tập nghiên cứu... Tính điểm nên có điểm chấm kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và những bài tập nhất là những bài tập nghiên cứu chuyên đề. Cách tính điểm được thông báo trong đề cương môn học ngay từ buổi học đầu tiên.
- Tổ chức thường xuyên hội thảo đổi mới phương pháp dạy học.
- Đẩy mạnh kế hoạch cho đi tu nghiệp hay đào tạo các chuyên gia về phương pháp dạy học hiện đại. Trước mắt mời các chuyên gia nước ngoài đến tập huấn hay bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học.
3/ Thực trạng yếu kém về thầy ở Việt Nam - Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
3.1/ Học vị tiến sĩ là điều kiện chuẩn có khả năng dạy đại học. Hiện nay số lượng giảng viên có học vị này còn quá thấp so với khu vực ASEAN cũng như các nước phát triển trên thế giới.
Dĩ nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ chỉ có bằng cử nhân nhưng vẫn là người giảng viên đại học giỏi, đầu ngành, được phong hàm giáo sư hay phó giáo sư. Đối với các nước trên thế giới, người có học vị cử nhân chỉ có thể làm trợ giảng mà không được phép dạy lý thuyết. Điều này ta chưa làm được, rõ ràng đã phản ánh chất lượng yếu kém của đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam. Đó là chưa kể trong thực tế, những người có học vị tiến sĩ hay phó tiến sĩ vẫn chưa đạt được trình độ dạy học ở đại học, với kiến thức uyên bác, có tinh thần đại học, học vô bờ bến và sáng tạo. Nhiều người chỉ có thể đọc cho sinh viên ghi hay giảng nhiều lỗ hổng kiến thức hay sai kiến thức!
3.2/ Đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam còn rất yếu kém về nghiên cứu sáng tạo, hiện chỉ mang tính đối phó, mang tính phong trào, làm lấy lệ, rất ít người say mê nghiên cứu và giành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu ngay cả những người có khả năng nghiên cứu. Đại học ở Việt Nam thật sự chưa coi trọng công tác nghiên cứu, thiếu sự khuyến khích cả vật chất lẫn tinh thần, khiến nhiều người sợ công tác nghiên cứu, vì quá bạc bẽo! Nhiều cơ quan hỗ trợ tài chánh cho công tác nghiên cứu lại không phải cho đại học và thường thủ tục nhiêu khê, phiền hà, khiến những người có khả năng nghiên cứu thật sự không dám tiếp cận!
3.3/ Rất ít người có khả năng cập nhật những thông tin khoa học mới trên thế giới và có mối quan hệ, giao lưu quốc tế do rất nhiều hạn chế về mặt ngoại ngữ cũng như kiến thức, nhu cầu kiến thức và đặc biệt phương tiện tiếp cận báo chí nước ngoài!
3.4/ Các giảng viên phải lo kiếm sống, nên việc lo tròn trách nhiệm của một người giảng viên bình thường đã là điều rất khó, chứ chưa thể nghĩ tới trách nhiệm nghiên cứu hay đi xa hơn nữa là hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc ngay như những người có tinh thần trách nhiệm cao nhất.
3.5/ Chính sách đãi ngộ, khuyến khích mang tính phong trào, không thiết thực, thiếu thực chất cũng như không thể làm nhúc nhích sức ì ạch hiện nay của đội ngũ giảng viên đổi mới phương pháp hay chất lượng đào tạo!
3.6/ Hiện tượng đấu đá không những phổ biến trong giới lãnh đạo để tranh quyền lực mà ngay trong các cán bộ giảng viên bình thường để tranh giành các danh hiệu thi đua, đã tạo ra một môi trường làm việc không được lành mạnh, làm sao công tác giảng dạy và nghiên cứu có thực chất. Đó là chưa kể địa vị của người thầy chưa thật sự được tôn kính dưới mắt trước hết với cán bộ công nhân viên chứ chưa nói đến sinh viên. Có hiện tượng người ta sợ làm nghề nào có ngày kỷ niệm của ngày đó! Bởi chỉ có một ngày trong năm mới thật sự được coi trọng!
3.7/ Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng như trên? Do lịch sử thời bao cấp và thời chiến tranh để lại. Tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò, trường không ra trường, lớp không ra lớp là chúng ta hiểu được và đành chấp nhận trong hoàn cảnh lịch sử đó, vì yêu cầu của đấu tranh, một mất một còn, không thể nào khác! Mà hiện nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với khu vực và thế giới, yêu cầu hoàn toàn khác, cách làm phải theo quy luật hoàn toàn khác, nếu ta muốn tồn tại và phát triển! Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu của chuyên môn, yêu cầu cao của khoa học kỹ thuật giáo dục chưa phải là yêu cầu hàng đầu!
Do tư tưởng, con người, cách làm của thời bao cấp, thời chiến tranh không dễ gì một sớm một chiều có thể thay đổi ngay được. Do đời sống vật chất của giảng viên quá thấp, không ai sống bằng đồng lương, không ai có thể toàn tâm toàn ý và đủ thời gian hoàn thành trách nhiệm chuyên môn của họ. Không thể đòi hỏi nhiều hơn nữa nơi họ vì họ đã chịu đựng như thế là quá phi thường, quá sức chịu đựng của họ rồi, nhất là đối với những người có khả năng và trách nhiệm cao!
3.8/ Các biện pháp khắc phục ra sao?
- Cần phải làm một cuộc đổi mới tư duy triệt để trong giáo dục đặc biệt trong chiến lược xây dựng đội ngũ người thầy ở đại học, cần có những người có học vị tiến sĩ bước đầu biết nghiên cứu, sáng tạo và phát huy tối đa mặt mạnh nghiên cứu của họ để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- Cấp bách có biện pháp tức thời đi tiên phong trong cải tiến tiền lương, bằng cách tăng thu nhập bổng, tận dụng hết từ quỹ học phí, hơn cả các cơ sở doanh nghiệp quốc doanh làm ăn có lãi hay doanh thu dịch vụ cao như bưu điện, điện lực, ngân hàng. Vì khi ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, sản xuất nguồn nhân lực, vốn quý để phát triển đất nước, thì chính sách bổng lộc cũng phải ưu tiên hàng đầu. Thu được bao nhiêu từ nguồn học phí, lệ phí hay tiền hỗ trợ nghiên cứu, do công sức giảng dạy và nghiên cứu mà có thì trả lại hết cho các giảng viên, để học dốc lòng giảng dạy và nghiên cứu. Trường nào chưa lấy thu bù chi cho bổng của giảng viên thì nhà nước sẽ trợ cấp trong một thời gian. Nếu muốn tồn tại thì quỹ điều hành của trường phải do mỗi trường tự lo. Đây là loại bổng rất đặc biệt, được gọi là "tiền dưỡng giáo phát triển đất nước".
Nhà nước nên rộng rãi cho các trường quyền ấn định học phí, tương ứng với khoản chi của trường. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ học bổng và quỹ vay cho sinh viên nghèo một cách có hiệu quả.
- Nhanh chóng triển khai kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên, mỗi trường ít nhất 40% tiến sĩ, 45% thạc sĩ, 15% cử nhân. Phải để cho mỗi trường hay đúng ra mỗi khoa chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên của từng khoa hay của trường đó.
- Có kế hoạch cho đi du học hoặc du học tại chỗ đào tạo giảng viên đại học.
- Mỗi trường học có kế hoạch trao đổi giảng viên ở trong và ngoài nước.
- Mỗi trường với sự hỗ trợ của nhà nước mời các chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy đến hợp tác, tập huấn của công tác đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu.
4/ Thực trạng yếu kém của trò tại các trường đại học - Nguyên nhân và những biện pháp khắc phục
4.1/ Sinh viên trúng tuyển vào đại học kể cả các học sinh giỏi ở phổ thông gần như bị vắt gần kiệt sức, bị hụt hơi, muốn nghỉ xả hơi, chứ đừng nói đến hứng thú, say mê học tập.
4.2/ Rất ít các sinh viên chọn học được ngành học và trường đại học thích hợp với sở trường và sở thích đích thực của mình và trường cũng không chọn được sinh viên mà mình muốn đào tạo. Vẫn có cái gì gượng ép, mang tính áp đặt, may rủi và không khớp nhau. Học sinh phổ thông thực sự vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho sự lựa chọn ngành nghề, chọn trường đại học mà mình thích cũng như chuẩn bị tốt cách học ở đại học. Chất lượng đào tạo ở phổ thông còn nhiều bất cập.
4.3/ Sinh viên chỉ học đối phó, cốt lấy điểm, học cho qua, trở thành bệnh thành tích, bệnh hình thức, thiếu thực chất, thiếu thực lực, thiếu thực học, thiếu thực tài, ngay cả sinh viên khá giỏi cũng sẵn sàng quay cóp nhất là đối với những môn học khó nhớ, lại quá nhiều giờ học, mà không phải ngành nào cũng như nhau khiến sinh viên không thích học. Ngay cả người lớn cũng thế! Chuyện bình thường!
4.4/ Sinh viên trong thời kỳ đổi mới, mở cửa khác hẳn với sinh viên thời bao cấp, thời kỳ đấu tranh hay chiến tranh có yêu cầu giáo dục khác mới đáp ứng nhu cầu của xã hội, điều khác cơ bản là nhà nước không đương nhiên thâu dụng, mà hầu hết là do các tổ chức ngoài nhà nước kể cả ở nước ngoài thâu dụng họ.
So với yêu cầu hiện nay cũng như trong tương lai của các tổ chức ngoài nhà nước, trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo cũng như năng lực, phẩm chất lao động, tinh thần trách nhiệm, sự trung thực của sinh viên còn quá thấp. Muốn sử dụng thật sự cần phải đào tạo lại hoặc phải chấp nhận vậy.
4.5/ Nguyên nhân từ đâu? Do từ lâu, quan niệm, định hướng giáo dục, mục tiêu giáo dục rất mơ hồ, có thói quen lượng giá, đánh giá, thi, kiểm tra trong các hệ thống giáo dục rất sai lầm, chỉ theo lối đánh giá kết quả bằng điểm số mà chỉ về kiến thức, không đánh giá theo quá trình học tập, ít quan tâm đế những mục tiêu về kỹ năng, thái độ, nhân cách chuẩn bị vào đời, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Ngay cách đánh giá đạo đức của sinh viên vừa mới ban hành cũng nặng về điểm số và không giao trách nhiệm cho các giảng viên đánh giá nhận xét!
Đồng thời do nhà nước áp dụng một hệ thống thi cử, thi đấu, thi đua hết sức nặng nề khắp các cấp, khắp các đối tượng, cán bộ, thầy và trò cùng một số nguyên nhân khác tạo ra tinh thần khoa cử, thi đấu rất nặng nề trong xã hội, tạo áp lực học sinh phải học thêm, học tủ để đạt kết quả trước mắt với bất cứ giá nào kể cả kiệt sức, quay cóp... đưa tới cách dạy đối phó, học đối phó.
Do giáo dục phổ thông chưa chuẩn bị tốt, hướng dẫn rèn luyện để học sinh lựa chọn ngành học, trường học phù hợp và chuẩn bị cách học ở đại học. Do trình độ nhận thức và thông tin về ngành học, trường học của học sinh và phụ huynh học sinh trong xã hội còn rất yếu kém. Do nghịch lý lớn lao giữa đào tạo và sử dụng! Trong thời kỳ đổi mới và xây dựng, yêu cầu rất cao của người sử dụng lao động về chuyên môn, khoa học kỹ thuật, tính hiệu quả cũng rất cần thiết để tồn tại và phát triển mà trong đào tạo chưa thật quan tâm và chưa làm tròn!
4.6/ Các biện pháp khắc phục:
- Cần vận động thay đổi đến gốc rể để xây dựng quan điểm, định hướng, mục tiêu giáo dục mang tính thực tiễn và hiệu quả cao, một nỗ lực dạy học và làm theo định hướng, mục tiêu giáo dục toàn diện, đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng quan trọng của thời đại kiến thức, thông tin bùng nổ như nêu và giải quyết vấn đề, cách làm việc với tập thể, cách ứng xử, cách giao tiếp và phẩm chất lao động, tinh thần trách nhiệm, nhân cách... chuẩn bị vào đời.
- Thay đổi hoàn toàn cách đánh giá theo quá trình công tác và học tập chứ không phải chỉ kết quả và không chỉ bằng điểm số, có những nhận xét của từng giảng viên đối với từng sinh viên cụ thể! Môn nào sẽ phụ trách từ a đến z kể cả coi thi và chấm điểm.
- Cải tổ chế độ thi cử, kiểm tra, bãi bỏ bớt, giảm nhẹ các kỳ thi tập trung nhất là không tổ chức tuyển sinh đại học theo ba chung. Cục khảo thí chỉ nên lo thi cử ở phổ thông. Chất lượng đào tạo kể cả đầu ra đều giao cho từng trường đại học đảm nhiệm.
- Chống luyện thi, không xuê xoa, trị tận gốc quốc nạn quay cóp, thiếu trung thực trong dạy và học, phổ biến rộng rãi, kỹ lưỡng nhắc nhở răn đe. Loại bỏ ngay tức khắc, thông báo khắp nơi về những người vi phạm, gian dối.
- Giảm bớt các cuộc thi đấu, luyện thi đấu có tính cách "gà chọi", kiểu trường chuyên, lớp chọn!
- Đổi mới triệt để phương pháp dạy học ở đại học cũng như ở phổ thông.
- Lấy thực chất, thực học, thực tài làm tiêu chí hàng đầu và tránh điều tối kỵ đối trá, thiếu trung thực, thủ đoạn trong môi trường giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục thật lành mạnh, thật khoa học, thật chuyên môn... Loại trừ triệt để những nhân sự thiếu phẩm chất giáo dục, thiếu trung thực. Dùng mọi biện pháp để chống lại bệnh hình thức, cung cách đối phó!
- Phân hóa và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường đại học. Dùng chính sách quản lý nhà nước cho phép các trường đại học tự quản cao, chủ động năng cao chất lượng đào tạo.
- Xây dựng bộ phận tư vấn học tập, tư vấn tâm lý (guidance, counselling) tại trường học đủ mọi cấp và cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
5/ Thực trạng yếu kém về chương trình đại học - Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
5.1/ Định hướng, mục tiêu, phương pháp dạy học và phương thức lượng giá hầu như không thấy ghi trong chương trình hoặc rất sơ sài, phản ảnh sự thiếu chuyên môn trong việc soạn các chương trình dạy học và dĩ nhiên chất lượng chương trình cũng như sự thực hiện chương trình còn rất thấp.
5.2/ Định hướng, mục tiêu chương trình đại học chưa được thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập vào thế giới còn chịu ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp, duy ý chí.
5.3/ Cấu trúc chương trình nhiều điểm chưa hợp lý, chiếm quá nhiều thời gian lên lớp về lý thuyết, rất ít giờ bài tập, rất ít giờ hoạt động ngoại khoá tự học, tự nghiên cứu. Chương trình niên chế quá cứng nhắc, không còn phù hợp. Không tạo cho sinh viên lựa chọn để đi sâu vào chuyên môn hơn. Phân chia thành quá nhiều môn học, chiếm nhiều thời gian không cần thiết.
5.4/ Nhiều nội dung chương trình lạc hậu hay nặng nề, không còn phù hợp, tạo sự chán nản cho sinh viên, khiến sinh viên không đi sâu vào ngành học, nhất là năm đầu tiên có quá ít môn của ngành học.
5.5/ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém: Do chưa thật mạnh dạn đổi mới, còn ảnh hưởng tư duy giáo dục thời bao cấp. Do người soạn chương trình chưa được đào tạo chính quy tốt về soạn chương trình học, chưa đảm bảo những nguyên tắc về định hướng và mục tiêu, từ đó, nội dung và phương pháp giảng dạy và cách thức lượng giá phải thể hiện. Do Bộ và các trường đại học chưa chuẩn bị tốt, xây dựng, đào tạo đội ngũ các chuyên gia soạn chương trình và triển khai tốt kế hoạch soạn chương trình đào tạo đại học.
5.6/ Biện pháp khắc phục:
- Vận động sự đổi mới tư duy giáo dục một cách sâu rộng.
- Có kế hoạch đào tạo chuyên gia nghiên cứu giáo dục, soạn chương trình đến từng đại học trong nước và cho đi du học hoặc tu nghiệp. Trước mắt mời các chuyên gia quốc tế soạn chương trình, hợp tác trong Dự án cải cách giáo dục đại học, rà soát lại chương trình đại học hiện hành.
- Tổ chức các cuộc hội thảo về soạn chương trình đại học
- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chương trình và việc thực hiện các chương trình đại học hiện hành.
6/ Thực trạng yếu kém về cơ sở vật chất trưởng sở - Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
6.1/ Cơ sở vật chất đại học ở Việt Nam kể cả công lập và dân lập đều rất yếu kém, từ quy mô đến chất lượng, tính hiệu quả phục vụ sự giảng dạy cũng như học tập, nghiên cứu cũng như sinh hoạt cuộc sống của sinh viên cũng như giảng viên..., nhất là các trường đại học dân lập thì hầu như chưa có, bởi một vài trường có rồi chỉ là tạm bợ, chưa có thể là quy mô hay chất lượng của một trường đại học, nếu chưa muốn nói chưa được là một trường trung học phổ thông trung bình. Cũng có thể chỉ ở Việt Nam mới xảy ra tình trạng cơ sở vật chất trường đại học như vậy!
6.2/ Việt Nam chưa có một trường đại học nào xây dựng được cơ ngơi trường sở của một campus mà hầu hết các nước ASEAN đã có. Cơ ngơi của trường đại học Đà Lạt có thể là một campus vào loại trung bình mà vẫn chưa hoàn chỉnh.
6.3/ Ngay cả cơ sở học tập không tốn kém lắm, trong khả năng tài chính của mỗi trường, song rất hiệu quả cho cách giáo dục mới như cơ sở giành cho học nhóm, cũng không chịu xây dựng.
6.4/ Nguyên nhân nào?
- Nhà nước cũng như xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng các trường học, tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu hay tinh thần hiếu học của người Việt Nam
- Có vẻ như đã có thói quen học ở đâu cũng được, không sao!
- Chưa quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ cho phương cách học tập hiện đại như học nhóm, phương pháp dạy và học giao tiếp...
6.5/ Các biện pháp khắc phục:
- Nhà nước phải có kế hoạch, giành ngân sách lớn lao, kể cả quỹ vay hỗ trợ tiền bồi hoàn đất cũng như xây dựng trường sở bao gồm cả các đại học ngoài công lập. Nếu không làm ngay thì không còn các khu đất trống lớn, càng ngày càng gây khó khăn trở ngại, không những các trường khó phát triển mà còn có nguy cơ tiêu vong, để lại cho xã hội nhiều di hại không nhỏ.
- Nhà nước nên phân cấp chính quyền hỗ trợ, ban hành chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp tham gia đóng góp xây dựng trường.
- Có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn: mỗi người dân và phụ huynh hỗ trợ một viên gạch, một thước vuông đất hay thước vuông xây dựng, mỗi doanh nghiệp một phòng học, một công trình xây dựng trường sở cho trường đại học, sẽ được dựng bia, đặt tên ghi công... Toàn dân cùng làm giáo dục!
- Tổ chức cho cán bộ, các doanh nghiệp đi tham quan học hỏi các trường sở đại học nước ngoài, trước hết tại các nước Asian để gây cảm xúc, ấn tượng về sự nhục nhã về trường sở của một đất nước có tinh thần hiếu học, và có bề dày 4.000 năm văn hiến!
Trong thời kỳ vong quốc, toàn dân ta đã thấy được cái nhục vong quốc, đã nỗ lực hết mình dù qua bao gian khổ, hy sinh, cuối cùng đã thành công, giành lại độc lập cho đất nước!...
Trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước, ta phải làm cho toàn dân nhất là thế hệ trẻ thấy được cái nhục của nghèo nàn, lạc hậu vào hàng đầu thế giới.
Hãy nhìn thẳng vào thực trạng yếu kém của đại học Việt Nam, thực hiện những biện pháp trên từng bước khắc phục được những yếu kém của đại học, tức là đã làm một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật giáo dục, thực hiện chiến lược xây dựng sự trung thực, chân thật, nhân cách giáo dục, chiến lược chuyên môn hoá giáo dục, hiện đại hoá giáo dục đại học, xây dựng nền văn hoá giáo dục đại học hầu góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập vào thế giới, khiến nước ta sớm trở thành một con rồng châu Á.
TS Nguyễn Nhã
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top