ton giao

Chương X

Vấn đề tôn giáo

trong quá trình xây dựng chủ nghĩa x• hội

(2 tiết giảng, 3 tiết tự học, thảo luận)

Phần I. Nội dung

I. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

          1. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo

          a. Bản chất của tôn giáo

-  Tôn giáo là một hình thái ý thức x• hội phản ánh hoang đường hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, mọi sức mạnh của tự nhiên, của x• hội đều trở nên siêu nhiên thần bí. (Đây là khái niệm thể hiện bản chất tôn giáo từ góc nhìn tôn giáo là một hình thái ý thức x• hội)

- Tôn giáo là một hiện tượng x• hội tiêu cực, phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và x• hội. Tôn giáo hướng con người đến niềm hạnh phúc hư ảo, niềm hy vọng h•o huyền, làm tiêu tan nghị lực, nhụt ý chí đấu tranh hay quá trình vươn lên làm chủ. Về bản chất, thế giới quan tôn giáo hoàn toàn đối lập với thế giới quan Mác - Lênin khoa học và cách mạng.(Đây là bản chất tôn giáo với tư cách là hiện tượng x• hội, một thế giới quan).

- Ngoài quan niệm về bản chất tôn giáo nêu trên, Mác, Ăngghen còn cho rằng tôn giáo là một hiện tượng văn hoá, lịch sử và tôn giáo còn là một lực lượng x• hội.

Lưu ý:  Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan:

+  Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó với một niềm tin mang tính chất tôn giáo.

+ Tôn giáo là một trong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo. Tôn giáo thường có: giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội.

+  Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên dến mức độ mê muội, cuồng tín với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hoá. Mê tín dị đoan thường gây hậu quả tiêu cực đến đời sống x• hội, là hiện tượng cần loại bỏ kiên quyết. Trên thực tế, mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tôn giáo.

b. Nguồn gốc ra đời của tôn giáo

- Nguồn gốc kinh tế - x• hội:

+ Về mặt lịch sử, trong thời kỳ nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn    rất thấp kém, nhận thức con người hạn chế, người nguyên thuỷ chưa giải thích được các hiện tượng thiên nhiên xung quanh họ. Vì vậy, từ sự sợ h•i, sự bất lực của con người trước các hiện tượng tự nhiên dẫn đến sự hình thành các biểu tượng tôn giáo đầu tiên.

+ Khi x• hội có sự phân chia giai cấp,  tính tự phát của các mối quan hệ x• hội và chế độ áp bức bóc lột người đè năng lên đời sống con người. con người (Chủ yếu là QCND) không giải thích được những bất hạnh rủi ro, bất công và áp bức trong x• hội. Bất lực trước sự thống trị của các thế lực x• hội, con người tìm đến thần linh cầu mong sự che chở, tìm đến sự giải thoát tinh thần, niềm an ủi, hạnh phúc ở thiên đường của tôn giáo .

Như vậy, sự thấp kém của trình độ LLSX, sự bần cùng về kinh tế, sự áp bức về chính trị, x• hội và thất vọng trước bất công x• hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

Chủ nghĩa Mác cũng đ• chỉ rõ: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện sự nghèo nàn của hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”

- Nguồn gốc nhận thức:

Sự xuất hiện tôn giáo trong x• hội loài người cũng có cơ sở từ sự nhận thức của con người.

Một là, ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người là có hạn. Có những sự vật hiện tượng con người chưa đủ khả năng giải thích được một cách khoa học thì dễ dẫn đến sự giải thích duy tâm tôn giáo.

Hai là, Đặc điểm nhận thức của con người là trừu tượng hoá,  khái quát hoá để tìm hiểu bản chất sự vật, hiện tượng. Đặc điểm này cũng bao hàm cả khuynh hướng xa rời thực tế, dễ phản ánh sai lệch hiện thực, rơi vào ảo tưởng, thần thánh hoá hiện thực, dẫn đến tôn giáo.

- Nguồn gốc tâm lý:

Sự xuất hiện tôn giáo trong x• hội loài người cũng có cơ sở từ yêú tố tâm lý của con người.

Một là, sự sợ h•i trong tâm lý con người trước sức mạnh mù quáng của tự nhiên, trước thế lực tự phát của x• hội chi phối... dẫn con người đến với tôn giáo. Đây cũng là nguồn gốc sâu sa của tôn giáo.

Hai là, Tôn giáo cũng nảy sinh từ tình cảm biết ơn, kính trọng, tin yêu... giữa con người với tư nhiên và với con người

2. Các tính chất của tôn giáo (sinh viên tự học)

Yêu cầu tìm hiểu:

- Những biểu hiện cụ thể các tính chất của tôn giáo (gồm tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị của tôn giáo.

II. Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH

          1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH

- Nguyên nhân nhận thức: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH nhận thức của con người chưa cao; nhiều hiện tượng tự nhiên và x• hội đến nay khoa học chưa giải thích được; những sức mạnh tự phát của tự nhiên, x• hội còâhtcs động rất nghiêm trọng đến đời sống con người. một bộ phận quần chúng còn trông chờ, còn nhờ cậy tôn giáo.

- Nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đ• tồn tại lâu dài trong đời sống con người, ăn sâu vào tiềm thức, thành nhu cầu, niềm tin, thành lối sống, nếp sống của nhiều người dân, nhiều thế hệ nên chưa thể gạt bỏ ngay được.

- Nguyên nhân chính trị - x• hội:

Một là, trong tôn giáo, có nhiều điểm phù hợp với chủ nghĩa x• hội và đường lối chính sách của nhà nước x• hội chủ nghĩa đó là mặt đạo đức, văn hoá đáp ứng nhu cầu tinh thần nhân dân;

Hai là, tôn giáo có sự biến đổi theo hướng “đồng hành cùng dân tộc” “sống tốt đời đẹp đạo” “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”

 Ba là, cuộc đấu tranh giai cấp dân tộc vẫn diễn ra quyết liệt. Các thế lực chính trị phản động vẫn lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình.

- Nguyên nhân kinh tế: Trong chủ nghĩa x• hội vẫn tồn tại sở hữu riêng, cơ chế kinh tế thị trường, đời sống kinh tế chưa cao, có sự khác nhau về lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân, vẫn còn nhiều bất công, may rủi... nên tôn giáo vẫn là một giải pháp đối với nhiều người dân.

- Nguyên nhân về văn hoá: Tôn giáo có khả năng đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của bộ phận nhân dân. Đa số các tôn giáo gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân, do đó việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá đòi hỏi phải bảo tồn các giá trị tôn giáo ở mức độ nhất định.

- Dưới CNXH, mặc dù tồn tại x• hội đ• có những chuyển biến quan trọng, song tín ngưỡng, tình cảm và tập quán tôn giáo vẫn còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.

2. Những quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa x• hội

1. Khắc phục, xoá bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống x• hội phải gắn liền với cải tạo x• hội cũ và xây dựng x• hội mới. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp, không nóng vội

2. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

3. Thực hiện đoàn kết những người theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

5. Có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo

III. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay (sinh viên tự học)

Yêu cầu tìm hiểu:

          -  Đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam

- Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay (gồm Quan điểm trong Văn kiện ĐH IX và Nghị quyết TW7 khoá IX; một số nội dung cơ bản trong chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước)

---------------------------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: