tóm tắt Liên Xô

A- LIÊN XÔ

_Liên xô tuy là nước thắng trận nhưng phải chiu khá nhiều tổn thất nặng nề sau chiến tranh:

+ Khoảng 27 triệu người bị chết, 1710 thành phố hơn 70 000 làng mạc bị đốt cháy, 32000 nhà máy xí nghiệp bị tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

* Khó khăn: Trong khi đó các nước tư bản phương tây đứng đầu là Mĩ gây ra chiến tranh lạnh, bao vây chồng phá nền kinh tế Liên Xô.

* Thuận lợi:

+ Liên Xô là nước thắng trận nên tinh thần nhân dân rất phấn khởi.

+ Hệ thống CNXH ngày càng được củng cố và mở rộng.

+ Phong trào cách mạng thế giới ngày càng lớn mạnh.

2) Liên Xô trong giai đoạn từ 1945 đến 1970

a) Liên Xô trong những năm 1945 đến năm 1950

* Những thành tựu của Liên Xô trong giai đoạn này:

- Trước những khó khăn và thuận lợi đó Liên Xô tiến hành thực hiện kế hoạch 5 năm( 1946- 1950) và đã thu được những thành tựu to lớn:

+ Hoàn thành kế hoạch chỉ sau 4 năm 3 tháng.

+ Năm 1947 nền công nghiệp phục hồi ngang mức trược chiến tranh.

+ Năm 1950 tổng sản lượng CN tăng 73%, nền nông nghiệp phục hồi ngang mức trước chiến tranh.

- KH- KT: Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

b) Liên Xô trong giai đoạn 1950 đến năm 1970

- Trong giai đoạn này Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và đã đạt được những thành tựu đáng kể:

+ Về công nghiệp: Liên Xô chú trọng phát triển ngành công nghiệp nặng như cơ khí, hoá dầu, điện khí hoá... Đến nữa đầu những năm 70 sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng thứ 2 trên thế giới( chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới, sau Mĩ chiếm 56,4%).

+ Về Nông Nghiệp: trong những năm 60 tăng trung bình 16%/năm.

+ KH-KT: Năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên quỹ đạo.

Năm 1961 Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin đi vào vũ trụ.

+ Xã hội: Có nhiều biến đổi từ 1950-1970, nhìn chung tình hình chính trị Liên Xô ổn định, khối đoàn kết thống nhất giữa đảng và nhà nước, nhân dân và các dân tộc được duy trì.

+ Đối ngoại: Liên xô thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

* Đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, giúp đỡ các nước XHCN về vật chất, tinh thần trong công cuộc xây dựng CNXH.

d) Ý nghĩa:

- Những thành tựu trên có ý nghĩa to lớn về quân sự, chính trị, nó làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu, phản cách mạng của Mĩ và các nước đồng minh, tăng cường củng cố hoà bình và thúc đẩy cách mạng thế giới phát triển.

e) Hạn chế:

- Tuy nhiên trong công cuộc xây dựng CNXH, Liên Xô đã phạm phải một số sai lầm như: nóng vội , chủ quan, đốt cháy giai đoạn, xây dựng nhà nước bao cấp kinh tế và phủ nhận những quy luật khách quan về kinh tế, thiếu dân chủ và vi phạm pháp chế XHCN.

2) Liên Xô khủng hoảng( Từ nữa sau 1970 đến năm 1991 )

a) Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan: 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, thê giới lâm vào khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế tài chính. Vì vậy yêu cầu cần phải cải cách nền kinh tế chính trị xã hội để giao lưu hợp tác quốc tế phát triển.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Liên Xô chậm cải cach mô hình xây dựng CNXH mà vốn đã có nhiều khuyết điểm, cản trở sự phát triển của đất nước.

+ Nền sản xuất của Liên Xô tăng trưởng chậm, năng suất lao động và sản phẩm chất lượng lao động thấp kém => Liên Xô thua kém các nước tư bản phương Tây về KH-KT, nợ nước ngoài, lạm phát tăng nhanh, đời sống nhân dân khó khăn thiếu thốn, xã hội Xô Viết ngày càng thiếu tính dân chủ công bằng, tệ nạn xã hội gia tăng, mức sống nhân dân sa sút, thấp kém so với các nước tư bản phương Tây.

b) Công cuộc cải tổ từ 1985- 1991

- Tháng 3-1985 Goóc ba chốp lên làm lãnh đạo đã đề ra đường lối cải tổ.

- Mục đích: Nhằm đổi mới mọi mặt đời sống xã hội của Liên Xô, sửa chữa những khuyết điểm và sai lầm trước đây để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và xây dựng một CNXH dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó.

- Kinh tế: Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học tiến bộ để đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, đồng thời xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

- Chính trị: Thực hiện chế độ tổng thống, tập trung nắm mọi quyền lực, thực hiện đa nguyên về chính trị, thực hiện dân chủ công khai.

- Xã hội: Mở rộng tính công khai và tự phê bình, bảo đảm nâng cao phúc lợi cho nhân dân và thực hiện chế độ phân phối theo lao động.

* Khó khăn, trở ngại trong công cuộc cải tổ

- Sự suy sụp kinh tế kéo thao những khó khăn về chính trị và những tệ nạn xã hội.

- Sự xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc đã dẫn đến hiện tượng li khai.

- Sự nổi dậy của các thế lực chống CNXH.

c) Hậu quả:

- Tháng 12-1990 công cuộc cải tổ về kinh tế bị thất bại, chính trị chuyển sang chế độ đa Đảng, các mục tiêu đề ra không thực hiện được.

+ Đối với Liên Xô: Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nền chính trị của Liên bang Xô Viết được thành lập năm 1922 đã bị tan vỡ và chế độ CNXH bị sụp đổ. Xã hội không ổn định và rơi vào tình trạng hỗn loạn.

+ Đối với thế giới: Sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô và sự sụp đổ của CNXH ở nước này là một tổn thất lớn chưa từng thấy trong phát triển cộng sản và CN quốc tế . Từ đó làm sụp đổ hệ thống XHCN trên TG và chấm dứt sự tồn tại của trật tự hai cực Ianta.

3) Liên bang Nga(1991-2000) là quốc gia kế tục của Liên Xô.

a) Kinh tế:

- 1992 chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hoá nền kinh tế, từ đó => kinh tế rối loạn, sản xuất công nghiệp giảm còn 20%, mức lương bằng 1/25 mức lương của người Mĩ, tầng lớp tư sản mới được hình thành khá đông đủ trong xã hội.

- Từ 1990-1995 tăng trưởng GDP luôn âm, đến năm 1997 có dấu hiệu phục hồi đạt 0.5% năm 2000 đạt 9%.

b) Chính trị:

- Tháng 12-1993 hiến pháp mới của Liên Bang Nga được ban hành. Dưới thời tổng thỗng En-xin(1992-1999) nước Nga phải đối mặt với 2 thách thức đó là sự bất ổn về chính trị, sự xung đột sắc tộc và phong trào li khai.

- Từ 1992-1993 Nga theo đuổi chính sách đối ngoại: " Định hướng Đại Tây Dương" với hi vọng dành được sự ủng hộ, viện trợ về kinh tế, chính trị nhưng không thành công.

- 1994 Nga thực hiện chính sách đối ngoại " Định hướng Á Âu " nhắm tăng cường quan hệ giữa hai châu lục.

- Dưới thời tổng thống Putin từ năm 2000 => nay. Nga tăng cường phát triển kinh tế, củng cố nhà nước ổn định xã hội và tiếp tục "chính sách cân bằng Á Âu".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: