tóm tắt lịch sử 10 by đạt văn
Tóm Tắt kiến thức Lịch Sử 10 (Cơ Bản)
Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thuỷ
- Khoảng 6 triệu năm trước đây, loài người do loài Vượn cổ (Hominid) chuyển biến thành.
- Khoảng 4 triệu năm trước đây, Người tối cổ xuất hiện ở một số nơi như Đông Phi, TQ, VN, Inđônêxia.
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy:
+ Sử dụng CCLĐ bằng đá cũ (sơ kỳ)
+ Kiếm sống bằng lao động tập thể, với phương thức hái lượm và săn bắt.
+ Biết dùng lửa và tạo ra lửa.
- Quan hệ xã hội:
+ Quan hệ hợp quần XH: có người đứng đầu phân công LĐ giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.
+ Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 - 7 gia đình
+ Chưa có qui định XH nên gọi là bầy người nguyên thuỷ.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo:
- Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn ra đời. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay nên gọi là người hiện đại.
- óc sáng tạo là sự sáng tạo của NTK trong việc cải tiến công cụ đồ đá và chể tác thêm nhiều công cụ mới: biết ghè, mài nhẵn, ++c lỗ tra cán như rìu, dao, mác... -> cung tên, lao, đan lưới đánh cá, làm đồ gốm.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới.
- 1 vạn năm trước đây thời đá mới bắt đầu.
- Cuộc sống con người có thay đổi lớn lao, đã biết:
+ Con người đã biết mài nhẵn công cụ bằng đá, khoan lỗ để tra cán.
+ Trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy. Như vậy con người đã biết chuyển từ kinh tế thu lượm sang kinh tế sản xuất.
+ Đan lưới đánh cá, làm đồ gốm, làm sạch tấm da thú để che thân cho ấm và “ cho có văn hóa”
+ Làm đồ trang sức, làm nhạc cụ để sinh hoạt nghệ thuật...
+ Biết làm nhà để ở.
Bài 2: Xã hội nguyên thủy
1. Thị tộc - bộ lạc.
- Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
+ Điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc:
( Giống: Cùng chung dòng máu; khác: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc) Mối quan hệ trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau chứ không có quan hệ hợp sức lao động kiếm ăn.
+ Tính cộng đồng thị tộc.
+ Nguyên nhân sự hưởng thụ công bằng: Của cải làm ra chỉ đủ ăn, TLSX thừa, CCLĐ thô sơ, dân ít nên con người không có nhu cầu chiếm giữ đất làm của riêng, do quan hệ huyết thống…
- Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau, có quan hệ họ hàng, có ngôn ngữ, tài sản chung... đứng đầu là tù trưởng.
- Quan hệ XHNT con người cùng “hợp tác LĐ”, hưởng thụ bằng nhau và tính “cộng đồng” rất cao
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
- Con người tìm và sử dụng kim loại: khoảng 5500 năm trước đây - đồng đỏ -> khỏang 4000 năm trước đây - đồng thau -> khoảng 3000 năm trước đây-sắt.
- Ý nghĩa: khai thác thêm đất đai trồng trọt, năng xuất lao động tăng, thêm nhiều ngành nghề mới, tạo ra của dư thừa.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
-Sự phá vỡ của “nguyên tắc vàng” bình đẳng của XHNT: Công cụ bằng kim loại ra đời sản xuất phát triển -> của thừa xuất hiện -> một số người có chức quyền chiếm đoạt của thừa làm của riêng -> tư hữu xuất hiện
-Của thừa tạo cơ hội cho người dùng thủ đoạn chiếm làm của riêng -> xã hội bắt đầu phân chia giàu – nghèo.
-Gia đình thay đổi theo, sản xuất phát triển, vai trò người đàn ông ngày càng tăng trong đời sống kinh tế và gia đình người đàn ông nắm vai trò quyết định
->chế độ phụ quyền thay thế.
-Xã hội nguyên thuỷ tan rã -> con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại mới: thời cổ đại.
- Gia đình phụ hệ thay thế thị tộc.
- Xã hội phân chia giai cấp.
Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế.
- ĐKTN:
+ Hình thành trên các lưu vực dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập. sông Hoàng Hà ở TQ, sông Hằng và sông ấn ở ấn Độ…
+ Có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn, theo mùa.
+ CCLĐ bằng đồng thau, đá, gỗ.
*Thuận lợi: Đất phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
* Khó khăn: lụt lội gây mất mùa và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp tưới nước là gốc
+ Chăn nuôi gia súc.
+ Thủ công nghiệp: Làm gốm, dệt vải. + Trao đổi sản phẩm giữa các vùng.
-> Do nhu cầu sản xuất, trị thủy và làm thủy lợi con người sống quần tụ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhà nước ra đời.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Khoảng thiên niên kỷ thứ IV - III TCN, các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, TQ, Lưỡng Hà, Ấn Độ.
3. Xã hội cổ đại phương Đông.
- Nông dân công xã: Là lực lượng chính sản xuất ra của cải nuôi sống xã hội, phải nộp phần lớn thu hoạch cho nhà nước và làm không công cho quý tộc
- Quý tộc: gồm các quan lại từ trung ương đến địa phương, thủ lĩnh quân sự, phụ trách lễ nghi tôn giáo. Sống sung sướng dựa vào bóc lột nông dân và nhận bổng lộc của nhà nước.
- Nô lệ: chủ yếu là tù binh, thành viên công xã bị nợ, phạm tội. Họ làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Là lực lượng lao động bổ sung cùng nông dân công xã.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
- Nhà nước hình thành từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại
- Chế độ chuyên chế cổ đại do vua đứng đầu. Vua có quyền lực tối cao về chính trị, tôn giáo và bộ máy hành chính quan liêu giúp việc.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông.
* Lịch và thiên văn là ngành khoa học ra đời sớm nhất, xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp
- Thiên văn: biết nghiên cứu hoạt động của mặt trăng, mặt trời và quan sát các ngôi sao di chuyển trên bầu trời để tính chu kỳ thời gian và mùa.
- Lịch: Một năm có 360 ngày, chia thành 12 tháng, tháng có 4 tuần, 1 ngày đêm có 12 giờ.
* Chữ viết: ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý, tượng thanh. Đây là phát minh lớn và cũng là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.
* Toán học:
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học, biết làm 4 phép tính, phân số ( 2/3, 5/6, 3/6) và khai căn bậc 2, bậc 3…
- Người Ai Cập giỏi về hình học, tính được số Pi = 3,16 và biết tính diện tích các hình.
- Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ số 1, 2,3,4 …9, kể cả số 0.
* Kiến trúc:
- Ở Ai Cập có Kim tự tháp, tượng Nhân sư,
- Ở Lưỡng Hà có thành thị cổ Babylon, vườn treo Babilon.
- Thành thị cổ Ha-ráp-pa ở AĐ.
*Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với nền văn minh loài người là chữ viết, vì đây là phát minh lớn, biểu hiện văn minh của loài người.
*Những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người (trong tay chưa có khoa học, công cụ cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những công trình khổng lồ còn lại mãi với thời gian). Hiện nay còn tồn tại một số công trình như: Kim Tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, Cổng thành Isơta, thành Babilon
Bài 4:Các quốc gia cổ đại Phương Tây - Hy Lạp và Rô-ma
1. Thiên nhiên và đời sống của con người
- Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2. Thị quốc Địa Trung Hải
quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,... mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
3. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
a. Lịch và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
c. Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,...
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
Bài 5:Trung Quốc thời phong kiến
1. Chế độ phong kiến thời Tần - Hán
a. Sự hình thành nhà Tần - Hán:
- Năm 221 - TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng.
- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 - 220 TCN.
Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:
- Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn, võ.
- Ở địa phương: Quan thái thú và Huyện lệnh
(tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử)
- Chính sách xâm lược của nhà Tần - Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
a. Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền.
-> Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.
b. Về chính trị:
- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).
- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.
3. Trung Quốc thời Minh - Thanh
a. Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:
- Nhà Minh thành lập (1638 - 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương.
- Nhà Thanh thành lập 1644 - 1911.
b. Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:
+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
c. Về chính trị: Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.
- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.
d. Chính sách của nhà Thanh:
- Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng"
->Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.
4. Văn hóa Trung Quốc
a. Tư tưởng:
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.
b. Sử học: Tư Mã Thiên với bộ sử ký.
c. Văn học:
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh.
d. Khoa học kỹ thuật: Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, và kỹ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến.
Quốc thời phong kiến?
Bài 6:Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên.
- Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa ( khoảng 500 năm TCN ).
- Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất AĐ, tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca
2. Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Quá trình hình thành và vai trò của vương triều Gúpta:
+ Đầu công nguyên, miền Bắc AĐ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thời Gupta 319 - 467.
+ Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung ấn Độ.
- Văn hoá dưới thời Gúp ta:
+ Đạo phật tiếp tục phát triển. Kiến trúc chùa Hang, tượng phật đá.
+ Ấn Độ giáo ( Hin đu giáo), thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo, thần thiện, thần ác. Kiến trúc tháp thờ thần nhiều tầng.
+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn ( sanskrit)
+ Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin đu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.
- Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ bên ngoài:
+ Ảnh hưởng đến các nước ĐNÁ.
+ Yếu tố lảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo ( Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).
Bài 7:Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
1. Sự phát triển của lịch sủ và văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ
- Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, nổi lên vai trò của Pa-la-va ở miền Nam.
- Mỗi nước phát triển sâu rộng hơn văn hoá riêng của mình trên cơ sở văn hoá truyền thống Ấn Độ - chữ viết văn học nghệ thuật Hinđu.
- Văn hoá Ấn Độ thế kỉ VII - XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
2. Vương triều Hồi giáo Đêli 1206-1526:
- Thế kỷ XIII người Thổ ( Tuốc) xâm lược Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Đêli.
- Chính sách thống trị:
+ Truyền bá, áp đặt Hồi giáo,
+ Chiếm đoạt ruộng đất, chia cho quan lại Hồi giáo; bóc lột nông dân đóng nhiều loại thuế vô lý.
-> Mâu thuẫn giữa người Thổ và Ấn Độ ngày càng sâu sắc.
- Văn hoá:
+ Đạo Hồi được nhu nhập vào Ấn Độ làm cho văn hóa Ấn Độ phong phú hơn.
+ Một số công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng, kinh đô Đêli trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
- Vị trí của Vương triều Đêli:Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây; Đạo hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
3. Vương triều Môgôn 1526-1707- Thế kỉ XV người Môgôn tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Môgôn (1526 - 1707).
- Các vị vua đầu xây dựng vương triều theo hướng “Ấn Độ hoá”. đến đời vua Acơba có sự phát triển mới: Xây dựng chính quyền phát triển mạnh mẽ; xây dựng khối hòa hợp dân tộc; hạn chế bóc lột của địa chủ quan lại đối với nông dân; đo đạc lại ruộng đất;định mức thuế hợp lý; thống nhất đơn vị đo lường.
- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.
- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh )
Bài 8:Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Điều kiện tự nhiên: Địa hình rộng lớn, bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi, không có đồng bằng rộng lớn; khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
- Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam á.
+ Đầu công nguyên đã biết sử dụng đồ sắt.
+ Ktế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều văn hoá AĐ
- Khoảng 10 thế kỉ sau công nguyên, các vương quốc nhỏ hình thành: Cham pa ở Trung Bộ Việt Nam. Phù Nam hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và đảo Inđônêxia.
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Từ thế kỉ VII đến X: thời kỳ hình thành một số quốc gia phong kiến “dân tộc”
- Từ nửa sau TK X đến nửa đầu TK XVIII: thời kì phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.
+ In đônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527)
+ Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chăm pavà Campuchia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng co huy hoàng.
+ Từ giữa TK XI, hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma: Pagan
+ Thế kỉ XIII thống nhất lập vương quốc Thái.
+ Giữa thế kỉ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.
- Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt.
+ Kinh tế: có khả năng cung cấp khối lượng lớn lúa, gạo, sản phẩm thủ công vải, đồ sứ, chế phẩm, kim khí...và sản vật thiên nhiên, gỗ quý, hương liệu, đá quý, ngọc trai; nhiều thương nhân thế giới đến buôn bán.
+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ Trung ương đến địa phương.
+ Văn hoá, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình với những nét độc đáo.
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á, bước vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Bài 9:Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào
1. Vương quốc Cam-pu-chia
* Sự hình thành:
- Cư dân đầu tiên là người Khơ Me. Cư trú cao nguyên Cò Rạt
- Thế kỉ VI Vương quốc CPC thành lập.
* Thời kì phát triển (802 -1432) còn gọi thời kỳ Ăngco:
+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp
+ Xây dựng nhiều công trình lớn thờ thần, phật
+ Chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực.
* TK XV CPC bắt đầu suy thoái, 1883 Pháp xâm lược.
2. Vương quốc Lào
* Sự hình thành
- Cư dân cổ là người Lào Thơng. TK XIII người Thái di cư đến sống hoà hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm.
- Năm 1353 Pa Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi)
* Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII thời kì thịnh vượng nhất dưới triều vua Xu-li-nha Vông-xa:
+ Chia đất nước thành các mường, xây dựng quân đội
+ Có nhiều sản vật, buôn bán trao đổi với châu Âu. Là trung tâm Phật giáo.
+ Giữ quan hệ hoà hiếu với CPC và Đại Việt, chống quân xâm lược Miến Điện.
* Cuối thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu, trở thành một tỉnh của Xiêm, sau trở thành thuộc địa của Pháp 1893.
=> Văn hoá Lào và CPC đều chịu ảnh hưởng của văn hoá ấn độ trên các lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song khi tiếp thu mỗi nước đều đem +++g nội dung dung của mình vào, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Bài 10:Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu ( từ TK V đến TK XIV )
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
- Năm 476, CĐPK châu Âu hình thành
- Những biến đổi trong xã hội :
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới.
+ Ruộng đất của chủ nô được chia cho quý tộc và nông dân công xã.
+ Hình thành tầng lớp quý tộc vũ sỹ và tăng lữ
+ Ki-tô giáo dần dần có vai trò ưu thế trong đời sống của nhân dân.
- Các giai cấp mới hình thành: Lãnh chúa phong kiến và Nông nô => QHSX PK ở châu Âu hình thành.
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
- Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền.
- Tổ chức:
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
- Kinh tế lãnh địa đóng kín, mang tín chất tự nhiên, tư cung, tự cấp, tự túc.
- Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, thuế khoá riêng, tiền tệ riêng...
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại
- Nguyên nhân thành thị ra đời:
+ Kinh tế hàng hoá xuất hiện.
+ Thị trường buôn bán tự do.
+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá.
- Hoạt động của thành thị:
+ Phường hội (phường quy)
+ Hội chợ
+ Hội buôn
- Thành thị có vai trò phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển. Góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu
Bài 11:Tây Âu thời hậu kỳ Trung đại
1. Những cuộc phát kiến địa lý
- Nguyên nhân và điều kiện:
+ Tìm nguyên liệu, vàng bạc, thị trường
+ Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây á và Địa Trung Hải bị người ả Rập độc chiếm.
+ Tiến bộ về khoa học kỹ thuật: đóng tàu, la bàn, vẽ được hải đồ...
- Các cuộc phát kiến địa lý:
Thời gian Tên cuộc PKĐL Kết quả
1487 B. Đia xơ Thám hiểm bờ biển phía Tây châu Phi
1492 Cô lôm bô Tìm ra châu Mỹ
1497 Va-xcô-đa Ga-ma Đến Ca-li-cút bờ biển tây nam ấn Độ
1519 -1522 Ma-gien-lăng Đi vòng quanh thế giới
- Hệ quả các cuộc phát kiến địa lý:
+ Văn hoá: tạo nên sự chuyển biến nhận thức của con người: Khẳng định trái đất hình cầu, các dân tộc mới, vùng đất mới.
+ Ktế: Mở ra con đường mới, thị trường mới. Đem về cho Tây Âu nhiều vàng bạc, nguyên liệu.
+ CT-XH: Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ PK và sự ra đời của CNTB. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
- Nguyên nhân: Quá trình tích lũy nguyên thủy TBCN tạo ra vốn và lao động làm thuê.
- Hình thức kinh doanh CNTB:
+ Công trường thủ công: quan hệ chủ với thợ.
+ Nông nghiệp: các trang trại TBCN và công nhân nông nghiệp.
+ Thương nghiệp: công ty thương mại.
- Xã hội Tây Âu biến đổi, các giai cấp mới được hình thành: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê.
3. Văn hoá phục hưng.
- Phong trào văn hoá phục hưng là khôi phục tinh hoa văn hoá cổ đại Hi Lạp - Rôma và xây dựng nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
- Đặc điểm: Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội, đề cao giá trị của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng KHKT.
- Ý nghĩa: Lên án giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân
a. Cải cách tôn giáo.
¬- Nguyên nhân: Giáo hội Kitô chi phối toàn bộ đời sống tinh thần xã hội chân Âu, đến hậu kỳ trung đại bộc lộ sự phản động, cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Diễn biến: Diễn ra khắp các nước Tây Âu, mở đầu là cải cách của Lu - thơ (1483 - 1546) ở Đức và của Can - vanh (1509-1564) người Pháp tại Thuỵ
- Đặc điểm:
+ Trở về giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
+ Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.
- Xây dựng và tổ chức tôn giáo mới: đạo Tin lành.
- Ý nghĩa: Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
b. Chiến tranh nông dân Đức
- Nguyên nhân: Sự lạc hậu về kinh tế, chế độ nông nô còn tồn tại.
- Mục tiêu: Giảm nhẹ thuế, bớt lao dịch, đòi thủ tiêu chế độ phong kiến, cùng tư sản chống phong kiến.
- Ý nghĩa: Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử châu Âu. Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.
Bài 13:Việt Nam thời nguyên thủy
1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam
- Cách ngày nay 30 -> 40 vạn, trên đất nước VN có Người tối cổ sinh sống
- Người tối cổ sống thành bầy, sắn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc.
- Văn hoá Ngườm, Sơn Vi
+ Sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.
+ Sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm.
- Văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, cách đây khoảng 12.000 năm đến 6.000 năm:
+ Sống thành thị tộc, bộ lạc.
+ Ktế săn bắt và hái lượm là chủ yếu, đã biết trồng trọt rau, củ, cây ăn quả.
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.
- Cách nay khoảng 5000 - 6000 năm kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là "cách mạng đá mới"
+ Sử dụng kĩ thuật cưa khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá.
+ Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.
->Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.
3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
- Các ngày nay khoảng 4000 - 3000 năm (TCN) thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động; nghề trồng lúa nước phổ biến -> thời đại sơ kì đồng thau.
- Cư dân Phùng Nguyên mở đầu thời đại đồng thau, nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
- Văn hóa Sa Huỳnh: nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác, làm gốm, dệt vải, rèn sắt.
- Văn hóa Đồng Nai: nông nghiệp trồng lú nước và cây trồng lương thực khác, khai thác sản vật, làm nghề thủ công.
Bài 14:Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.
* Cơ sở hình thành Nhà nước.
+ Đầu thiên niên kỷ thứ I TCN
+ CCLĐ bằng đồng
+ Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. Có sự phân công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Xã hội: Xuất hiện giàu nghèo. Công xã thị tộc tan vỡ -> công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
-> Do nhu cầu trị thuỷ, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm ->Nhà nước
* Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc:
+ Tổ chức nhà nước gồm có 3 cấp:
+ Quốc gia Âu Lạc mở rộng hơn về lãnh thổ, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn ( có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc).
+ Xã hội: có các tầng lớp vua, quí tộc, dân tự do, nô tỳ.
+ Đời sống vật chất - tinh thần:
- Đời sống vật chất: ăn gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ; ở nhà sàn; Nữ mặc váy, nam đóng khố.
- Đời sống tinh thần: Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên, truyền thống lễ hội, hình thành các tục lệ cưới, ma chay; nhuộm răng đen
2. Quốc gia cổ Chămpa.
- Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh, cuối thế kỉ II Khu Liên thành lập quốc gia cổ Lâm ấp, đến thế kỉ VI đổi thành Chămpa, phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.
- Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam -> Đồng Dương - Quảng Nam -> Trà Bàn - Bình Định.
- Tình hình Chămpa từ thế kỉ II đến X:
+ Kinh tế:
* Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
* Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
+ Chính trị - xã hội:
* Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
* Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.
* Xã hội: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.
+ Văn hoá:
- Chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ)
- Tôn giáo Balamôn và Phật giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết.
3. Quốc gia cổ Phù Nam.
- Trên cơ sở văn hoá óc Eo (An Giang), thế kỉ I hình thành quốc gia cổ Phù Nam, thế kỷ III - V phát triển thịnh vượng, cuối thế kỉ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính.
- Tình hình Phù Nam:
+ Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
+ Văn hoá: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
+ Xã hội: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
Bài 15+16:Thời kỳ Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và những chuyển biến trong xã hội Việt Nam.
1. Chế độ cai trị.
a. Tổ chức bộ máy cai trị.
- Chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
- Mục đích: sáp nhập đất Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của chúng.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá:
- Kinh tế: chính sách bóc lột cống nạp nặng nề; Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân cày cấy; Nắm độc quyền muối và sắt.
Nhằm đồng hoá dân tộc ta.®- Văn hoá, xã hội: Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho; bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán; đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt
- Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
2. Những chuyển biến xã hội.
a. Về kinh tế:
- Trong nông nghiệp: Công cụ sắt được sử dụng phổ biến; Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh; Thuỷ lợi mở mang.
->Năng suất lúa tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại:
+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh...
- Đường giao thông thuỷ bộ giữa các vùng, quận hình thành.
b. Về văn hoá - xã hội:
- Về văn hoá:
+ Tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa thời Hán - Đường như: Ngôn ngữ, văn tự.
+ Nhân dân vẫn giữ được phong tục, tập quán: Nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ .
- Xã hội có chuyển biến:
+ Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (Thường xuyên căng thẳng)
+ Đấu tranh chống đô hộ.
+ ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hoá, bị bóc lột theo kiểu địa tô PK
II. Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I - đầu thế kỉ X).
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỉ X.
- Từ năm 40 đến thế kỷ X nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở 3 quận.
- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân.
- Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Bài 17:Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến
I. Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập thế kỉ X.
- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa.
- Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Dời đô về Hoa Lư, Ninh Bình.
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, tiền Lê: chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn, Ban võ, Tăng ban.
+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.
+ Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ư nông.
-> Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỉ XI - XV.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054 đặt quốc hiệu là Đại Việt.
- Bộ máy nhà nước thời Lý - Trần -Hồ:
+ Trung ương: Vua -> Tể tướng - Các đại thần -> Sảnh, Viện, Đài.
+ Địa phương: Lộ, Trấn -> Phủ -> Huyện, Châu -> Xã.
- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
+ Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ)
+ Những năm 60 của thế kỷ XV, nhà Lê tiến hành cải cách hành chính lớn: quyền hành tập trung vào tay vua, bỏ chức Tể tướng và trung gian, thành lập 6 bộ
+ Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti). Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã.
2. Luật pháp và quân đội.
* Luật pháp:
- 1042 bộ Hình thư (bộ luật đầu tiên)
- Thời Trần: bộ Hình luật
- Thời Lê sơ: Quốc triều hình luật (bộ luật Hồng Đức).
* Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm quân chính quy và quân các lộ. Ngoại binh: Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.
3. Hoạt động đối nội và đối ngoại.
* Đối nội: Quan tâm đến đời sống nhân dân. Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
* Đối ngoại:
- Với phương Bắc, quan hệ hoà hiếu, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Với Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
Bài 18:Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
1. Mở rộng phát triển nông nghiệp.
- Khai hoang mở rộng diện tích ruộng đất
- Thực hiện chính sách ruộng đất “ lộc điền” và “ quân điền”.
- Xây dựng các công trình thủy lợi lớn
- Bảo vệ sức kéo, chăn nuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh.
- Phát triển các giống cây công nghiệp.
-> Nông nghiệp phát triển làm cho chế độ PK củng cố và phát triển, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, xã hội ổn định.
2. Phát triển thủ công nghiệp.
* Thủ công nghiệp trong nhân dân:
- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các làng nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng.
- Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
* Thủ công nghiệp nhà nước
- Thành lập các quan xưởng (Cục Bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan,
- Chế tạo được một số sản phẩm có kỹ thuật cao: súng thần cơ, thuyền chến có lầu.
3. Mở rộng thương nghiệp.
* Nội thương :
- Các chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường), là Trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
* Ngoại thương:
- Nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài: Vân Đồn, Lạch Trường, Thị Nại...
- Vùng biên giới Việt - Trung cũng hình thành các điểm buôn bán và trao đổi hàng hóa.
- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
4. Tình hình phân hóa xã hôị và cuộc đấu tranh của nông dân.
- Sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc:
+ Ruộng đất ngày càng tập trung địa chủ, quý tộc quan lại.
+ Thiên tai gây mất mùa đói kém làm nhân dân cực khổ phải đi phiêu tán.
- Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.
- Cải cách của Hồ Quý Ly nhằm ổn định đời sống xã hội.
Bài 19:Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV
I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
- Năm 980, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vì sự nghiệp bảo vệ nền ĐLDT, Thái hậu họ Dương đã chấp nhận ý kiến của các tướng sỹ tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Đây là thắng lợi rất nhanh, rất lớn đè bẹp ý chí xâm lược của quuan Tống.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077).
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt.
- Nhà Lý đã tổ chức kháng chiến:
+ Giai đoạn 1: thực hiện chiến lược đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. Năm 1075, đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu sau đó rút về phòng thủ.
+ Giai đoạn 2: chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.ÞNăm 1077, 30 vạn quân Tống bị đánh bại tại bến bờ Bắc của sông Như Nguyệt
II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỷ XIII.
- Năm 1285 - 1288 quân Mông nguyên 3 lần xâm lược nước ta giặc rất mạnh và hung bạo.
- Các vua Trần cùng đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước:
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
+ Lần 3: trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Nhà Trần có vua hiền tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình ->nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.
- Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta bị rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418: Khởi nghĩa lam Sơn bùng nổ, thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
Bài 20:Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV
I. Tư tưởng, tôn giáo.
- Thế kỷ X-XV đạo Phật, đạo Nho, đạo Giáo truyền vào nước ta có điều kiện phát triển mạnh.
- Thế kỷ X-XIV Phật giáo được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông.
- Cuối thế kỷ XIV Phật giáo và Đạo giáo suy yếu.
- Thế kỷ XV, thời Lê sơ Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.
1. Giáo dục.
- Để phát triển giáo dục: 1070 lập Văn Miếu, 1075 mở kỳ thi Nho học
- 1484 dựng bia tiến sỹ.
- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không quan tâm đến KHKT và phát triển kinh tế.
2. Văn học.
- Văn học chữ Hán: Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo...
- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với nội dung ca ngợi đất nước.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Cá ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
3. Nghệ thuật.
+ Kiến trúc phát triển chủ yếu thời Lý - Trần - Hồ theo hướng phật giáo gồm chùa, tháp, đền.
+ Kiến trúc ảnh hưởng của Nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.
+ Điêu khắc: Trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
+ Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, múa rối nước;
+ Âm nhạc; Trống, sáo, diều, đàn bầu, đàn tranh...
+ Trò chơi dân gian: Đấu vật, đua thuyền, đá cầu...mang tính đậm tính dân gian truyền thống.
- Nhận xét: Văn hóa Đại Việt thế kỷ X-XV phát triển phong phú đa dạng. Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài xong vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.
4. Khoa học - kỹ thuật.
- Thời Trần có bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục
- Địa lý; Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ
- Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu
- Thành nhà Hồ, Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng, Thuyền chiến có lầu.
Bài 21:Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII
1. Sự sụp đổ của nhà Lê, nhà Mạc thành lập.
* Sự sụp đổ của nhà Lê, nhà Mạc thành lập.
- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
- Biểu hiện:
+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
- Năm 1527 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
* Chính sách của nhà Mạc:
- Chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn.
- Xây dựng quân đội mạnh.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Những chính sách của Nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
- Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và do chính sách cắt đất, thần phục nhà Minh => nhân dân phản đối. Nhà mạc bị cô lập.
2. Đất nước bị chia cắt.
- Chiến tranh Nam - Bắc triều.
Thành lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với Nhà Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.®+ Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc "Phù Lê diệt Mạc"
+ 1545 - 1592 chién tranh Nam Bắc triều bùng nổ => nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
+ ở Thanh Hoá, Nam triều vẫn tồn tại nhưng quyền lực nằm trong tay họ Trịnh.
+ ở mạn Nam: Họ Nguyễn cát cứ xây dựng chính quyền riêng.
+ 1627 họ Trịnh đém quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Kết quả: 1672 hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến => đất nước bị chia cắt.
3. Nhà nước phong kiến Đàng ngoài.
- Cuối XVI Nam Triều chuyển về Thăng Long.
- Chính quyền Trung uơng gồm:
- Chính quyền địa phương: Chia thành các trấn, phủ, huyện châu xã như cũ.
- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
- Luật pháp: Tiếp tục dùng quốc triều hình luật (có bổ sung).
- Quân đội gồm:
+ Quân thường trực (Tam Phủ) tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa.
+ Ngoại binh: Tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.
4. Chính quyền ỏ Đàng Trong.
- Thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng trong được mở rộng từ nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
- Địa phương chia làm 12 dinh, phủ chúa (Phú Xuân) là dinh chính, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản.
- Dưới dinh là: phủ, huyện, thuộc, ấp
- Quân đội là quân thường trực.
-Tuyển chọn quan lại: Theo dòng dõi, đề cử, học hành.
- 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền Trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
Bài 22:Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI - XVIII
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII.
- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.
- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.
+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
+ Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm...
- Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng
3. Sự phát triển của thương nghiệp.
* Nội thương: ở các thế kỷ XVI-XVIII buôn bán trong nước phát triển:
- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn.
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
* Ngoại thương phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán ngày càng tấp nập.
+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng.
+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thượng suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.
4. Sự hưng khởi của các đô thị.
- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển: Thăng Long - Kẻ chợ, Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)
- Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.
Bài 23:Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước,bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII
I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỷ XVIII).
- Giữa TK XVIII CĐPK suy yếu, khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng nổ.
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn-Bình Định. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành PT lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Từ 1786 đến 1788 PT Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn PK Trịnh - Lê, thống nhất đất nước.
II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII.
1. Kháng chiến chống Xiêm (1785).
- Nguyễn Ánh cầu viện, 5 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta.
- 1785 trận Rạch Gầm - Xoài Mút: đánh tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của PT Tây Sơn.
2. Kháng chiến chống Thanh: (1789)
- Vua Lê chiêu Thống cầu viện, quân Thanh sang xâm lược nước ta.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Mùng 5 tết 1789, nghĩa quân giành chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, sau đó tiến vào Thăng Long đánh bại quân Thanh xâm lược.
- PT Tây Sơn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
III. Vương triều Tây Sơn.
- Chính sách:
+ Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
+ Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục
+ Quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, CPC, Chân Lạp, Lào.
- Năm 1772, Quang trung qua đời, 1802 vương triều Tây Sơn sụp đổ.
Bài 24:Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII
I. Tư tưởng tôn giáo
- Nho giáo từng bước suy thoát, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời Lý - Trần.
- Đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt -> Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
II. Phát triển giáo dục và văn hoá
1. Giáo dục
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học tiếp tục phát triển triển.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.
2. Văn học
- Nho giáo suy thoái - > Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoa.
- Dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thế kỷ XVIII chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
III. Nghệ thuật và khoa học kỹ thuật
1. Nghệ thuật
- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
2. Khoa học - Kỹ thuật
+ Về khoa học đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.
+ Về kỹ thuật: Đã tiếp cận với một số thành tựu kỹ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đường thời.
Bài 25:Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX)
1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao.
- Năm 1802 Nguyễn ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn Thành lập, đóng đô tại Phú Xuân (Huế)
- Tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
+ Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng : Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.
+ Năm 1831 - 1832 cải cách hành chính: chia cả nước là 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của Triều đình.
+ Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.
+ Ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.
+ Quân đội: Được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.
- Ngoại giao:
+ Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc)
+ Bắt Lào, Campuchia thần phục.
+ Với phương Tây "đóng cửa không chấp nhận việc đặt quan hệ của họ"
2. Tình hình kinh tế và chính sách của Nhà Nguyễn.
* Nông nghiệp:
- Thực hiện chính sách quân điền
- Khuyến khích khai hoang mở thêm đồn điền.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
-> Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp Nhà nước: Quy mô lớn, nhiều ngành nghề: đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). Đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
* Thương nghiệp:
+ Nội thương phát triển chậm do chính sách thuế của Nhà nước.
+ Ngoài thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, Malai. Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
- Đô thị tàn lụi dần.
3. Tình hình văn hoá - giáo dục.
- Giáo dục: Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước
- Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.
- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển. Tác giả xuất sắc như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí...
- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, Thành luỹ ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.
- Nghệ thuật dân gian: Tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ.
Bài 26:Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh của nhân dân
1. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân.
* Xã hội:
- Xã hội phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
+ Giai cấp thống trị bao gồm: Vua quan, địa chủ, cường hào.
+ Giai cấp bị trị bao gồm: đại đa số là nông dân.
- Tệ tham quan ô lại rất phổ biến.
- Địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.
* Đời sống nhân dân:
+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.
+ Chế độ lao dịch nặng nề.
+ Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.
-> Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước. Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính.
- Nửa đầu thế kỷ XIX, những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa.
- Phong trào tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1821-1827 + Khởi nghĩa Cao Bá Quát 1854 1854
+ Năm 1833 - 1835 cuộc nổi dậy của binh lính do Lê Văn Khôi chỉ huy.
Bài 28:Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam.
- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.
- Thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện: Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hoá của dân tộc, lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).
=> Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập.
*Bối cảnh lịch sử:
- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
- Kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
- Các thế lực Phương Tây chưa từ bỏ âm mưu xâm lược phương Nam.
->Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước càng được phát huy, tôi luyện.
- Biểu hiện:
+ Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hoá đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.
+ Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt Nam.
+ Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
+ Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
- Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Trong đấu tranh chốn giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, đấu tranh dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.
- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
-> Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
Bài 29:Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
1. Cách mạng Hà Lan
* Nguyên nhân:
- Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan có nền kinh tế công thương phát triển nhất châu Âu.
- Lệ thuộc PK Tây Ban Nha.
- XH: Mâu thuẫn dân tộc giữa các tầng lớp XH Nêđéc lan với PK TBN.
* Diễn biến:
- Tháng 8/1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
- 1/ 1579 Hội nghị U-trếch với nhiều quyết sách quan trọng
- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết.
- Năm 1648 TBN công nhận độc lập.
* Kết quả.
- Lật đổ ách thống trị của phong kiến Tây Ban Nha.
- Mở đường cho CNTB phát triển.
- Hạn chế: TS, quý tộc trong nước vẫn áp bức, bóc lột nhân dân.
* Tính chất và ý nghĩa:
+ Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đồng thời là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.
+ Thiết lập nhà nước TS đầu tiên trên thế giới. Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
2. Cách mạng tư sản Anh.
* Tình hình nước Anh trước CM:
- Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu:
+ CTTC chiếm ưu thế. Ngoại thương phát triển mạnh, đẩy nhanh quá trình tích lũy của giai cấp tư sản.
+ CNTB thâm nhập vào nông nghiệp làm cho nông thôn phân hóa mạnh mẽ.
- Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
- Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN.
* Diễn biến của cách mạng:
+ Năm 1642 -1648: Nội chiến (Vua - Quốc hội)
+ Năm 1649: Xử tử vua, thành lập nước cộng hoà.
+ 1653: Nền độc tài được thiết lập.
+ Năm 1688: chế độ Quân chủ lập hiến được xác lập.
* Ý nghĩa:
- Lật đổ CĐPK, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ PK sang chế độ tư bản.
Bài 30:Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển.
- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.
- Chính phủ Anh Ban hành các đạo luật hà khắc -> Cản trở sự phát triển của xã hội Bắc Mĩ => Toàn thể ND Bắc Mĩ >< TD Anh => bùng nổ chiến tranh.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
- Duyên cớ:
+ Sự kiện Bô-xtơn
+ 9/1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất, yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1: 1775 - 1777:
* Tháng 4/ 1775: Chiến tranh bùng nổ.
* Tháng 5/1775 đại hội lục địa lần thứ hai: Quyết định xây dựng quân đội lục địa, tuyên bố tách khỏi nước Anh.
* 4/7/1776Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
- Giai đoạn 2: 1777 - 1783:
* 17/10/1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
* Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
* Năm 1782 chiến tranh kết thúc.
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.
* Kết quả:
- Hoà ước Véc - xai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Hiến pháp 1787
* Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi ách thống trị của TD Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh.
Bài 31 Cách mạng tư sản pháp
I Nước pháp trước Cách mạng
1.Tình hình kinh tế xã hội
a.kinh tế
-Nông nghiệp:duy trì quan hệ sản xuất
-Công cụ sản xuất:thô sơ lạc hậu
-Tư liệu sản xuất:ruộng đất trong tay quí tộc,tăng lữ
->đời sống nhân dân pháp khổ cực
-Công thương nghiệp đang trên đà phát triển
-Các trung tâm Cn xã hội ở vùng ven ĐTH và ĐTD
-Mối quan hệ buôn bán giữa các nước và giữa các vùng phát triển mạnh nhưng sự phát triển của thủ công nghiệp đã gặp sự cản trở do chính sách thuế,thị trường chưa thống nhất
2.Chính trị xã hội
-Chính trị:vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua lu-I XVI nắm quyền
-Xã hội:3 đẳng cấp
+Tăng lữ và quí tộc:được hưởng quyền lợi
+Đẳng cấp thứ 3:tư sản,nông dân,bình dân thành thị phải chịu nghĩa vụ và đóng thuế,ko có quyền lợi chính trị bị lệ thuộc vào đẳng cấp có đặc quyền
->mâu thuẫn
-Vào thế kỉ XVIII nhà văn nhà tư tưởng tiến bộ mông-te-xlư-ơ,Vôn-te,Ru-xô->trào lưu triết học ánh sáng
-Tác dụng:họ là những ngươi đi trước dọn đường cho 1 cuộc cách mạng sắp bùng nổ
II Tiến trình của cách mạng
1.Cách mạng bùng nổ.Nền quân chủ lập hiến
a.Nguyên nhân trực tiếp
b.Nền quân chủ lập hiến thiết lập
-14/7/1789,quần chúng pari người dân pari đã tấn công chiếm ngục ba-xti
-Biểu tượng của chế độ phong kiến bị sụp đổ
-Cuộc cách mạng ở đô thị và cuộc nổi dậy ở nông thôn đã làm cho chính quyền rơi vào tay đại tư sản tài chính nhưng vua vẫn được duy trì
-8/1789,quốc hội lập hiến đã thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
-Nội dung
+Thừa nhận các quyền tự do bình đẳng của con người đè cao nhân quyền
+Quyền sở hữu là quyềnthiêng liêng bất khả xâm phạm
-Ý nghĩa
+Phản ánh tâm tư,nguyện vọng người dân pháp
+Sau đó quốc hội đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển
+9/1791:hiến pháp được thông qua
2.Tư sản chính trị cầm quyền.Nền cộng hòa dc thành lập
a.Hoàn cảnh
b.nền cộng hòa thứ I đc thiết lập
-10/8/1792,nhân dân pari đã tấn công hoàng cung bắt giam vua và hoàng hậu,chính quyền chuyển sang tay công thương(girongdanh)
-21/9/1792,quốc hội công khai tuyên bố thiếp lập nền cộng hòa I
c.Tình hình nước pháp sau nền Cộng hòa I
Đầu năm 1973,nước pháp đứng trước tình hình khó khăn
3.Nền chuyên chính giacôbanh-đỉnh cao của cách mạng
a.những chính sách và biện pháp của phái giacôbanh
-Chính trị
-Quân sự
b.tác dụng của chính sách biện pháp
-Nhờ những chính sách va biện pháo đã đưa nước Pháp ra khỏi tình trạng khó khăn,huy động sức mạnh toàn dân chiến thắng đc thù trong giặc ngoài.Cách mạng pháp đã đạt đến đỉnh cao
4.thời kì thoái trào
Bài 32:Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.
- Cách mạng công nghiệp ở Anh vì::
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền do giai cấp tư sản nắn.
+ Có hệ thống thuộc địa lớn tạo điều kiện cho Gcấp tư sản tích luỹ vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước.
- Những phát minh về máy móc:
+ 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
+ Năm 1769 Các-Crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
+ Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép đầu tiên được xây dựng.
+ GTVT: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa. Tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
- Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
a. Pháp:
- Phát minh:
- Tác động về kinh tế, xã hội:
+ Kinh tế Pháp vươn lên lạnh mẽ thứ 2 thế giới.
+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.
b. Đức:
- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh đạt kỷ lục.
- Trong nông nghiệp: Máy móc cũng thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều. Máy cày, bừa, máy gặt, sử dựng phân bón.
- Đặc điểm: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
- Về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Về xã hội:
+ Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị. Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top