Tóm Tắt Chapter 2 Semester 2: Static Routing
Tóm Tắt Chapter 2 Semester 2:
Static Routing
Trong bài này, các bạn cần chú ý nắm chắc những phần cơ bản sau:
- Vai trò của router trong 1 hệ thống mạng.
- Giới thiệu về 1 vài kiểu kết nối ( Connection ) của router.
- Cấu hình các Ethernet interface và Serial interface.
- Các mạng kết nối trực tiếp và bảng định tuyến.
- CDP có thể đc sử dụng như thế nào với các mạng kết nối trực tiếp.
- Cấu hình static route đc sử dụng để làm gì và cấu hình như thế nào.
- Các đường summary và default route.
1. Vai trò của router trong 1 hệ thống mạng.
Như trong chapter 1 mình đã nói, router có 2 vai trò chính trong 1 hệ thống mạng, vai trò thứ nhất là khám phá và tìm ra đường đi ngắn nhất để gửi các gói tin trong mạng. Và vai trò thứ 2 là chuyển các gói tin đến đích của nó. Để thực hiện đc điều này, router chủ yếu dựa vào nền tảng hoạt động là các thông tin ở lớp 3, hay còn gọi là lớp Network. Chúng tìm kiếm đường đi dựa trên việc sử dụng các địa chỉ IP đã đc khám phá bằng các giao thức định tuyến và đc lưu ở trong routing table. Có rất nhiều giao thức định tuyến khác nhau, và ở trong bài học này, phần sau, mình sẽ giới thiệu về 1 giao thức định tuyến cơ bản nhất, đơn giản nhất, đó chính là giao thức định tuyến tĩnh hay còn có tên là static routing. Các bạn có thể xem ví dụ sẽ được sử dụng xuyên suốt trong bài học này ở trang 67 trong sách giáo khoa.
2. Giới thiệu về 1 vài kiểu kết nối ( Connection ) của router.
Trái với PC, router có rất nhiều loại interface khác nhau để kết nối đến từng loại mạng khác nhau, và mỗi interface lại sử dụng các đầu kết nối ( Connector ) khác nhau. Trong chapter này, mình xin giới thiệu 2 chuẩn kết nối chính đc sử dụng khá phổ biến ở trong 1 hệ thống mạng, đó là Serial Connector và Ethernet Connector.
- Serial Connector:
Các bạn có thể tham khảo hình 2.2 trang 69 sách giáo khoa. Như các bạn thấy trong hình, cùng 1 chuẩn serial những cũng có rất nhiều các loại đầu kết nối serial khác nhau. Các kết nối serial chủ yếu đc sử dụng trong các mạng Wan.
- Ethernet Connector:
Có lẽ đầu kết nối của chuẩn Ethernet khá quen thuộc với các bạn. Đó chính là đầu RJ45 mà các bạn sử dụng hàng ngày để nối mạng cho chiếc máy tính thân yêu của các bạn. Mình xin nhắc lại 1 vài kiến thức cơ bản các bạn đã được học từ học kỳ 1 1 chút. Như các bạn có thể thấy, 1 đầu RJ45 có 8 chân, nhưng nó chỉ sử dụng 4 chân để truyền và nhận dữ liệu. Đó là các chân số 1, 2, 3 và 6. Có 2 cách bấm dây chính, đó là chuẩn A và chuẩn B, và có 2 loại dây được sử dụng trong 1 kết nối Ethernet, đó là dây thẳng ( straight cable ) và dây chéo ( crossover cable ).
2 loại dây này đc sử dụng với mục đích khác nhau, nhằm kết nối các thiết bị khác nhau. Có lẽ sẽ có 1 vài bạn quên mất điều này, nên nhân đây mình cũng xin liệt kê luôn để các bạn nhớ kỹ hơn.
Cable thẳng đc sử dụng cho các kết nối dưới đây:
- Switch to Router.
- Hub to Router.
- Switch to PC/Server.
- Hub to PC/Server.
Cable chéo đc sử dụng cho các kết nối dưới đây:
- Switch to Switch.
- PC/Server to PC/Server.
- Switch to Hub.
- Hub to Hub.
- Router to Router.
- Router to PC/Server.
3. Cấu hình các Ethernet interface và Serial interface.
Mình đã có 1 bài tập hợp tất cả các các câu lệnh được sử dụng để cấu hình router trong toàn bộ semester 2. Các bạn có thể tham khảo ở link dưới đây.
1 số câu lệnh cấu hình cơ bản và cấu hình các giao thức định tuyến trên router.
4. Các mạng kết nối trực tiếp và bảng định tuyến.
Xác thực các thay đổi trong bảng định tuyến. Bảng định tuyến chính là 1 chìa khóa quan trọng trong việc định tuyến. 1 vài các câu lệnh sau có thể đc sử dụng để xác thực và troubleshoot bảng định tuyến.
- Câu lệnh "show ip route":
Câu lệnh này có tác dụng giúp các bạn thấy đc tất cả các đường đi đã đc lưu trong bảng định tuyến ( tham khảo trang 88 sgk ).
- Câu lệnh "debug ip routing":
Câu lệnh này có tác dụng giúp các có thể thấy rõ đc việc router thêm hay loại bỏ 1 tuyến đường nào đó ở trong bảng định tuyến. Để bỏ chế độ này, các bạn có thể dùng câu lệnh "undebug ip routing" hay "undebug all".
Các nạng kết nối trực tiếp ở đây chính là các mạng của 2 con router kết nối với nhau. Các bạn có thể tham khảo ví dụ bắt đầu từ trang 93 đến trang 98 trong sgk. Chúng ta có thể thấy các kết nối giữa R1 và R2, R2 và R3 ở đây chính là các kết nối trực tiếp.
5. CDP có thể đc sử dụng như thế nào với các mạng kết nối trực tiếp.
CDP ở đây là chữ viết tắt của Cisco Discovery Protocol. Nó là 1 công cụ rất hữu hiệu để hiện thị các kết nối trực tiếp cũng như troubleshoot các lỗi xảy ra trong các kết nối đó. Các thiết bị router của Cisco thực chất ko hoạt động độc lập với nhau. Nó có thể nhận ra đc các thiết bị khác và gọi các thiết bị khác là các neighbor trong 1 hệ thống mạng. CDP có thể dùng công cụ discovery để khám phá và giúp bạn xây dựng đc 1 logical topology của mạng. Chúng ta có thể thấy 1 ví dụ rất rõ ràng qua hình 2.8 trong sgk. Để thấy đc các khám phá của CDP, các bạn có thể dùng câu lệnh "show cdp neighbors" hay "show cdp neighbors detail". Nếu các bạn muốn tắt CDP, có thể dùng câu lệnh "no cdp run". Nếu các bạn muốn dùng CDP nhưng ko muốn nó quảng bá ra các cổng trên router, các bạn có thể dùng câu lệnh "no cdp enable".
6. Cấu hình static route đc sử dụng để làm gì và cấu hình như thế nào.
Có lẽ các bạn đều đã biết, router chức năng chính của nó là định tuyến. Vậy static route là gì? Static route hay còn gọi là định tuyến tĩnh, có tác dụng chỉ ra những tuyến đường giữa 2 hay nhiều router với nhau để giúp chúng trao đổi dữ liệu và truyền đc gói tin đến đích. Cách này mình hay gọi là cách thủ công, nghĩa là bạn phải add từng tuyến đường vào bảng định tuyến, khác với định tuyến động mà mình sẽ giới thiệu ở các bài sau. Static route đc dùng phổ biến trong 1 mạng có tên gọi là stub network. 1 mạng stub network là 1 mạng được có duy nhất 1 tuyến đường đến các đích khác nhau. Các bạn có thể hiểu rõ hơn về mạng stub thông qua hình 2.9 trong sgk trang 105.
Có 2 cách cấu hình static route, các bạn có thể tham khảo câu lệnh cấu hình đường static route của mình trong bài viết các câu lệnh cấu hình mình đã để link ở trên.
7. Các đường summary và default route.
Các đường summary route có thể đc dùng để liên kết nhiều đường lại với nhau. Nó giúp bạn tổng các mạng liên tục lại với nhau có cùng exit interface hay next hop ip address, giúp cho việc cấu hình trở nên đơn giản và nhanh hơn.
Để thực hiện đc điều này, các bạn có thể xem ví dụ và 6 bước để thực hiện summary route trong sgk trang 125.
Đường default route giúp các bạn forward tất cả các gói tin mà router nhận đc theo 1 đường đã định trc mà ko cần quan tâm nó gửi đến địa chỉ nào.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top