SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI TRẦM CẢM SẼ TRÔI THEO DÒNG CHẢY CỦA BÓNG TỐI
CHỨNG TRẦM CẢM
Đặc tính củacủa nước là chảy theo dòng. Nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, nước hợp sức lại với nhau để đào mặt đất lên, tạo ra đòng chảy cho riêng nó. Những dòng nước này tụ hợp lại một nơi, để biến thành suối, thành sông. Một khi dòng sông xuất hiện, những dòng nước nhỏ khác đâu cần phải suy nghĩ, cứ thế chảy theo dòng sông đã được hình thành.
Dòng chảy của sông một khi đã được hình thành, thì thay đổi nó không phải là điều đơn giản. Dòng sông đã được tạo ra sẽ không dễ dàng thay đổi, sẽ tiếp tục hút những dòng nước khác chảy theo mình. Cách tư duy của chúng ta cũng không khác gì dòng nước ấy. Tư duy cũng là dòng chảy liên tục. Khi có một kích thích nào đó tác động đến bộ não của chúng ta, cách chúng ta hiểu và đón nhận kích thích đó sẽ ảnh hưởng đến hướng đi của những suy nghĩ liên quan đến nó. Và những trải nghiệm ta thu thập được từ nhỏ đến giờ dù có ý thức hay không sẽ là một loại kho chứa quyết định phương hướng tư duy. Tức là, những trải nghiệm lặp đi lặp lại mà ta thu thập được trong cuộc đời mình sẽ trở thành một chỉ tiêu quan trọng quyết định ccáchta nhìn nhận thế giới và sự vật sự việc xung quanh mình.
Rất may mắn kà những người học được cách hiểu thế giới và bản thân mình một cách tích cực và ấm áp sẽ biết cách hướng dòng chảy tư duy của mình theo hướng tích cực, dù có bi tác động cách nào đi chăng nữa. Tuy nhiên những người từ bé đã phải trãi qua nhiều tổn thương lớn nhỏ kahsc nhau sẽ bắt đầu nhìn thế giới bằng con mắt tiêu cực, và dù có gặp phải biến cố gì đi nữa cũng sẽ cho rằng cả cuộc đời mình chỉ toàn một màu đen. Bởi những ký ức về tuổi thơ vô vọng, bất lực khiến học tự cho rằng hiện tại cũng sẽ chẳng có gì khác biệt. Vì thế mà thế giới, tương lai của họ tăm tôi, âm u. Trong thế giới bi quan vô vọng ấy, họ vẫn bất lực y như những ngày tháng ấu thơ cùng cực, và chẳng còn cách nào khác là chìm vào trầm uất.
CÔ JIN YOUNG CHO RẰNG MÌNH PHẢI CHẾT VÌ LỠ ĐI LÀM MUỘN
Jin Young, nhân viên văn phòng năm thứ 5, hôm nay lại miễn cưỡng thức dậy. Nhìn đồng hồ, còn mười lăm phút nữa là đến giờ làm. Cô vội vàng rửa mặt qua loa rồi lao ra đường địng bắt taxi, nhưng không hiểu sao hôm nay không thấy bóng dáng chiếc taxi nào. “Mình đúng là đen như chó mực!” cô tự lẩm bẩm trong khi cố gắng bắt một chiếc taxi. Khó khăn lắm mới bắt được một chiếc xe thì cô bắt đầu nghĩ đến cơn thịng nộ đáng sợ của trưởng phòng, “Công ty là cái chợ nhà cô đấy hả? Suốt ngày đi muộn!”. Cô hoang mang không biết ngày hôm nay của mình sẽ diễn ra như thế nào. Đúng lúc đó, cô phát hiện ra tài xế taxi đang cau mày mình qua gương chiếu hậu, tỏ vẻ không hài lòng. Rốt cuộ, Jing Young vừa rầu rĩ, vừa mất hết nhuệ khí, so vai lại buồn bã.
“Mình đúng là chẳng ra gì! Hôm qua đã không xử lý xong việc rồi, hôm nay lại còn đi muộn, lát nữa lại được một phen mất mặt trước tất cả mọi người. Mọi người sẽ cười vào mặt mình mất. Chắc họ sẽ mong mình nghỉ việc quách đi cho rồi. Vì mình chỉ khiến đồng nghiệp cảm thấy phiền phức thêm mà thôi.”
Nỗi rầu rĩ của Jing Young một khi đã bùng nổ thì không cách nào khiến cô ngừng lại được những suy nghĩ bi quan.
“Trên đời này không có lấy một người thích mình. Mình khó chịu đến mức nào mà khiến cả tài xế taxi cũng phải bực bội chứ? SAo mình lại thế này nhỉ? Mình là kẻ lười biếng, vô dụng. Kẻ thất bại như mình không có đủ tư cách sống trên cuộc đời này. Mình sẽ chỉ trở thành gánh nặng cho gia đình mà thôi. Biết đâu mình biến mất thì gia đình mình sẽ sống tốt hơn chăng.”
Nghĩ đến đây, Jin Young bỗng thấy phía trước tăm tối đến mức nghẹt thở. Tương lai của cô không còn chút hy vọng nào nữa. Ý nghĩ sống như thế này thì thà chết quách đi cho rồi bỗng biến thành sự thôi thúc xui khiến cô nhảy khỏi xe. May sao đúng lúc đó taxi đến trước cửa công ty, khiến Jin Young trấn tĩnh lại được đôi chút.
Đi làm muộn - một điều rất nhỏ nhặt đối với bất cứ ai – tại sao lại trở thành tội lỗi nặng nề khổ sở đến mức khiến Jin Young muốn chết? Có thể thấy tư duy Jin Young chảy theo quy luật nhát quán, khiến cô càng ngày càng trở nên sầu não. Đầu tiên, Jin Young nhìn nhận sự việc theo logic đúng sai quá cực đoan. Đối với Jin Young, không có điều gù nằm ở vị trí trung gian. Mọi việc đều hoặc là thành công hoặc là thất bạn (all or nothing). Cô cho rằng bản thân mình chỉ có thể là thành công hoặc thất bại, nên mọi người cũng sẽ chỉ có thể hoặc là thích, hoặc là ghét cô mà thôi.
Phần lớn những người giống Jin Young đều có khuynh hướng cầu toàn. Vì thế nên họ không thể chịu đưng được sai lầm hay thất bại dù là nhỏ nhất. Thực ra gần đây chuyện làm thêm giờ ở công ty Jin Young xảy ra như cơm bữa. Mọi người ai cũng mệt mỏi nên nếu có muộn một chút công ty cũng qua. Thế nhưng đối với Jin Young, người khác đi muộn là do “mệt quá nên thế”, còn mình đi muộn thì dứt khoát là do “lười biếng và vô tích sự”.
Những người thuộc trường hợp này cho rằng mối quan hệ giữa người với người chỉ có thích và ghét, chứ không có kiểu “lửng lơ” nào hết. Dù thực tế thì phần lướn các mối quan hệ đều là không thích và cũng chảng ghét. Thế nhưng Jin Young cho rằng chỉ có thích và không thích, nên nếu thấy bất cứ ai không tỏ ra thân thiện hay yêu quý mình, cô đều cho rằng họ ghét mình. Nhận thức sai lầm này khiến cô đưa ra kết luận rằng mọi người ghét mình vì mình “ lười biếng và vô tích sự", hay vì mình “xấu xí”. Không ngoa nếu nói chính xu hướng này là thứ kích động cơn trầm uất trong Jin Young. Hãy thử suy nghĩ xem. Có ai liên tục nghĩ rằng mình lười biếng và vô dụng, không một ai thích nổi mình mà lại không rơi vào trầm cảm?
Thêm vào đó, Jin Young lấy một sự kiện ra để phản ứng như thể nó là nguyên nhân dẫn đến tất cả mọi việc. Điều này cũng giống như việc một sinh luôn đứng đầu lớp bỗng nhiên tụt xuống hạng 5 và lập tức đưa ra kết luận “mình là kẻ thất bại”. Học sinh này bỏ qua sự thật rằng midnh đã đứng đầu năm lần, và coi một làn tụt hạng là căn cứ đánh giá tất cả. Jin Young cũng vậy. Cô là người nổi tiếng chăm chỉ và trung thực. Thế nhưng chỉ vì một lần đi muộn mà cô cho rằng “mình là kẻ lười biếng, gây ảnh hưởng đến công ty”.
Khi dòng chảy tư duy trôi theo hướng tiêu cực như thế này, bộ lọc tinh thần của chúng ta sẽ vướng phải đặc tính lọc bỏ tất cả những điều tốt đẹp, chỉ giữ lại những điều xấu xí mà thôi. Và rồi những điều xấu xí ấy sẽ trở thành đại diên cho toàn bộ sự việc.
Thường ngày, Jing Young luôn phát huy được năng lực vượt trội của mình trong công việc. Tuy nhiên gần đây, chứng đau đầu khiến cô không tập trung được và để xảy ra một vài lỗi sai. Vốn cẩn thận, tỉ mỉ và cầu toàn, những lỗi sai ấy ngược lại còn khiến đồng nghiệp vui hơn vì nhận ra cô vẫn là con người chứ không phải cái máy. Có người vui vẻ nói với cô: “Người ta nói con khỉ còn có ngày ngã cây cũng phải nhỉ, Jin Young hôm nay sao thế?”. Ấy vậy mà Jin Young lại cho rằng họ đang mỉa mai cô, chờ đợi đến ngày cô thất bại.
Nếu ta lọc bỏ hết tổng thể, chỉ để lại một vài điều không tốt đẹp để phán đoán tình hình thì chẳng mấy chốc sẽ bị giam cầm trong thế giới âm u toàn một màu đen của những điều tiêu cực.
“CHỨNG TRẦM UẤT" CHO KẾT QUẢ TỐT LÀ DO TÌNH CỜ, KẾT QUẢ XẤU LÀ DO LỖI CỦA MÌNH
Người hay u sầu cho rằng trên đời có hai loại thước đo. Một cái có tính co giãn nên ta có thể đo bất cứ thứ gì tùy vào khả năng quyết tâm của mình. Cái còn lại làm bằng sắt với những vạch chia nhỏ xíu san sát bên trên, sẽ rất mệt mỏi nếu dùng cái thước đó để đo lường sự vật.
Khi đo người khác, họ sẽ rút cái thước co giãn. Và nếu người khác phạm lỗi, họ sẽ rộng lượng cho rằng “chắc hẳn người ta có lý do của riêng mình”. Vậy nhưng khi đo lường bản thân mình, họ sẽ dùng cái thước sắc với những vạch chia tỉ mỉ để đưa ra kết luận sắc đá “Mình đúng là vô tích sự”.
“Từ trước đến giờ tôi hoàn thành nhiệm vụ toàn là do may mắn. Cứ nhìn lỗi sai lần này làm mọi việc hỏng bét thì biết. Đấy mới là hình ảnh thật sự của tôi.”
Jin Young phóng đại ý nghĩa của những điều tiêu cực và thu nhỏ lại những điều tích cực. Nếu được ai đó khen ngợi, cô cho rằng người ta chỉ nói cho vui miệng thế thôi, còn nếu bị trách móc nhẹ nhàng một vài câu về lỗi sai của mình, cô sẽ phóng đại lên, cho rằng vốn dĩ họ đã ghét mình. Nếu cứ nhìn mình bằng con mắt tiêu cực và thước đo tàn nhẫn như vậy, không ai có thể thoát khỏi buồn phiền.
Ngoài ra, người hay u sầu cũng thường vội vàng đưa ra kết luận chỉ bằng một hai lần trải nghiệm. Cho rằng mình sẽ đi làm muộn, Jin Young đã định gọi điện cho đồng nghiệp thông báo, những người đồng nghiệp ấy đúng lúc đó lại đang nói chuyện dở với nhân viên một nhóm khác nên không kịp nghe máy. Jin Young không thấy đồng nghiệp bắt máy liền lập tức cho rằng người đó đang cố tình tránh mặt mình.
“Làm sao bây giờ? Mọi người sợ dính đến mình sẽ chỉ bị ghét thêm nên cố tình tránh mình đây mà. Thế thì mình làm sao mà chịu nổi cuộc sống trong công ty này nữa đây, rồi cuối cùng mình cũng sẽ bị tống cổ ra ngoài vì đủ thứ lý do này nọ. Đứa như mình còn nơi nào chịu nhận. Mình sẽ sống cuộc đời bi thảm như rác rưởi và chết mất thôi.” Suy nghĩ cứ nối đuôi nhau phình ra, đến đoạn này thì Jin Young quyết địng rằng có lẽ mình nên chết quách đi cho rồi.
Đặc điểm của quá trình tư duy ta nhìn thấy ở Jin Young chính là suy diễn và bói toán (fortune telling). Suy nghĩ chính là cách tư duy lệch lạc, tự phán đoán và khẳng định suy nghĩ của người khác mà
không có căn cứ đầy đủ. Lối suy nghĩ sai lầm này dùng những đầu mối vô cùng mơ hồ và nhỏ nhặt để tự động phán quyết cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Jin Young vừa nhìn thấy tài xế taxi cau mày đã vội vã cho rằng anh ta ghét mình. Sự thật chỉ là vì anh ta đau bụng nên khẽ nhăn mặt thôi. Đồng nghiệp không nghe điện thoại, Jin Young cũng lập tức cho rằng người đó cố tình tránh mặt mình. Từ đây, chỉ cần bước thêm một bước nữa thôi, Jin Young đã dự đoán rằng cuộc đời mình đang dần trở nên thê thảm. Dự đoán và phán quyết tương lai của mình không dựa trên bất kì một căn cứ nào xác đáng thì chẳng khác gì việc bói toán mê tính dị đoan.
Người tự cho rằng mình vô dụng sẽ buồn rầu đến mức nào? Jin Young là một ví dụ. Chỉ một lỗi lầm trong công việc cùng một lần đi làm muộn đã khiến cô cảm thấy mình là kẻ thất bại, vô dụng. Thay vì nghĩ rằng “À, hóa ra mình nhầm rồi, dạo này hình như mình mệt mỏi quá, chắc phải nghỉ ngơi một chút để sạc thêm năng lượng”, thì cô lại đóng cộp luôn lên cuộc đời mình một con dấu “mình sinh ra đã là kẻ thất bại”. Vì thế cơ hội để cô cứu vãn sai lầm của mình cũng biến mất. Bởi kẻ sinh ra đã thất bại thì rõ ràng làm việc gì cũng hỏng mà thôi.
Thật ra sai lầm trong công việc lần này xảy ra là do một nhân viên mới trong nhóm của Jin Young. Nhân viên ấy làm sai ngay từ công việc mà Jin Young giao cho. Vậy nên cô cho rằng mình là “cấp trên vô dụng nên mới không chỉ dạy được nhân viên". Hành động ôm lấy trách nhiệm không liên quan đến mình như vậy được gọi là nhân cách hóa (personalization). Hành động cá nhân hóa này sinh ra mặc cảm tội lỗi, và thứ mặc cảm này trói buộc khiến cô không thể vùng vẫy thoát ra được.
Jin Young vơ hết sai lầm của những người xung quanh vào người mình. Cảm giác như cô là Prometheus bị Chúa trừng phạt bằng cách trói cơ thể vào tảng đá để đám đại bàng ngày ngày rỉa sạch hết thịt da. Vì tội lỗi mà mình gây ra!
Thực ra, Jin Young không bao giờ cố tình có những suy nghĩ như vậy để đẩy mình vào cơn trầm uất. Cô cũng muốn hạnh phúc, cũng muốn thoát ra khỏi cơn muộn phiền dai dẳng giày vò mình. Nhưng cô cảm thấy bản thân không đủ tư cách để có được những điều tốt đẹp. Cô cho rằng mình là kẻ thất bại từ khi cha sinh mẹ đẻ, là kẻ đáng ghét đến mức không xứng được nhận tình yêu từ bất kỳ ai, vì thế nên bất hạnh là điều đương nhiên mà cô phải hứng chịu.
TÔI CẦN ĐÔI KÍNH MÀU HỒNG CỦA SỰ TÍCH CỰC
Cách chúng ta nhìn thế giới sẽ phụ thuộc vào cách thức thế giới nội tâm của ta vận hành. Mối quan hệ hình thành từ nhỏ giữa chúng ta với bố mẹ hay những người quan trọng xung quanh sẽ tạo thành chiếc khung sườn quy định cách chúng ta nhìn nhận và trải nghiệm thế giới. Jin Young cũng vậy, quá khứ trở thành nguyên nhân khiến cô hình thành nhận thức tiêu cực về bản thân, vì thế mà tư duy của cô cứ trôi mãi theo con sông của sự u uất tối tăm.
Quá khứ tăm tối khiến dòng chảy tư duy trôi mãi theo hướng đi tăm tối. Quá trình tư duy này chính là thử phạm khiến chúng ta có cái nhìn bi quan về hiện thực và trầm uất vì những điều nhỏ nhặt. Thử lấy một ví dụ như sau: khi nhìn thấy chiếc cốc chứa một nửa nước, người tích cực sẽ vui vẻ nói, "Vẫn còn nửa cốc nước, phải uống tiết kiệm mới được”, còn người tiêu cực sẽ không ngừng lo lắng, “Chỉ còn mỗi một nửa cốc nước, phải làm thế nào nhỉ , nguy quá”. Suy nghĩ gây ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta chính bằng cách này. Cảm xúc quyết định phương hướng của suy nghĩ, rồi dòng chảy
5 / 5
tư duy lại khiến cảm xúc mạnh mẽ hơn. Vòng xoay ác tính ấy cứ thế nối đuôi nhau không lúc nào ngừng.
Khi trải nghiệm trong quá khứ không thể thay đổi được nữa, chúng ta cần làm gì để cứu lấy bản thân ở hiện tại? Hay ta chỉ có thể sống theo số mệnh mà cuộc đời định sẵn? Câu trả lời rõ ràng là “không”. Đương nhiên không ai có thể quay về quá khứ. Chuyện buồn trong quá khứ ràng khiến trái tim ta đau đớn, nuối tiếc. Nhưng không phải vì thế mà nó kéo dài đến tận hiện tại và tương lai. Điêu đó chỉ khiến phần vô thức trong ta cứ mãi buồn đau, lạc lối trên con đường đời đầy gian nan vất vả này mà thôi.
Nếu hiểu rõ mình đang nghĩ gì, làm gì, ta sẽ biết cách đứt vòng xoay suy nghĩ và hành động Nếu hiểu rõ mình đang nghĩ gì, làm gì, ta sẽ biết cách đứt vòng xoay suy nghĩ và hành động lặp đi lặp lại. Ta phải trả quá khứ về lại cho quá khứ, trở thành chủ nhân cuộc đời mình, và tiếp tục sống cho hiện tại và tương lai. Tức là, ta cần tìm ra con người thật sự của mình bấy lâu nay bị chôn vùi trong những ký ức khổ đau, và phơi mình dưới ánh nắng mặt trời rạng rõ cùng không khí trong lành.
Tất nhiên quá trình đó không hề dễ àng. Nhưng nếu ta không đánh mất hy vọng dành cho cuộc sống. Bước đi đàu tiên để đạt được niềm hy vọng đó chính là “tích tích cực”. Nếu ta cố gắng suy nghĩ một cách tích cực, cảm nhận một cáhc tích cực, ta sẽ bắt đàu có thể đánh giá mặt tiêu cực của bản thân mình một cách khách quan hơn. Suy nghĩ một cách tích cực không phải là lờ đi mặt tiêu cực. Mặc dù thế giới này vẫn cfn nhiều điều mệt mỏi và đáng thất vọng, nhưng nếu ta giữ trong lòng niềm tin hướng tới thiện lành và hạnh phúc thì niềm tin ấy chính là tính tích cực.
Schopenhauer từng nói, “Hạnh phúc hay bất hạnh không phải là một sự vật khách quan và thực tế, nó là suy nghĩ và cảm nhận của riêng mỗi người." Ông còn nói, “Bi kịch đối với người âu sầu, hài kịch đối với người dễ hưng phấn, chỉ là điều vô nghĩa đối với người bình tĩnh”. Thực tế mỗi chúng ta đều nhìn đời qua một cặp kính sắc màu. Nếu cặp kính đó mang màu tối thì cả thế giới sẽ tối tăm, u ám. Nếu cặp kính ấy có màu hồng, thì cả thế gian cũng trở nên tươi sáng rực rỡ. Màu sắc của cặp kính này chính là tình trạng cảm xúc và phương pháp tư duy của mỗi người.
Mặc dù hôm nay ta đi làm muộn và mắc lỗi trong công việc, nhưng bình thường ta luôn chăm chỉ, có trách nhiệm và năng lực làm việc vượt trội. Chính niềm tin tích cực về bản thân đó sẽ mang lại sức mạnh nhuộm thế gian quanh ta thành một màu hồng tươi đẹp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top