PHẦN 1. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ SỐNG VÀ TÔN TRỌNG CUỘC ĐỜI CỦA CHÍNH MÌNH

Y học, pháp luật, kinh tế, công nghệ...là những công cụ của đời.
Thơ ca, cái đẹp, sự lãng mạn và tình yêu mới là mục tiêu của đời.
- Dead Poets Society(Câu lạc bộ thi ca)-

***
Những người không tử tế với tôi,
tôi sẽ không tử tế với họ

Ngay khi vừa tốt nghiệp đại học thì tôi đã đi thử việc tại một công ty.
Chủ nhiệm nhóm mà tôi được phân vào làm việc đã đối xử với tôi như một kẻ hầu người hạ phải không? Định nghĩa chính xác của hành động đó là "lộng quyền".
Ngay cả việc di chuyển cái màn hình trước mắt, cách họ có 10cm, họ cũng sai tôi làm.
Dù tôi chỉ mắc một lỗi rất nhỏ thôi, họ cũng sẽ không ngần ngại quở trách:"Cô đùa tôi đấy à?"
Đó là lần đầu tiên tôi bước chân vào đời.
Tôi không biết phải làm gì với thân phận thử việc bụ mọi đối tượng xét nét đủ điều.
Suốt thời gian đó, tôi mới thực sự cảm nhận được tảng băng chìm trong cuộc sống tập thể và trải qua thời kì quá độ của nhân viên thực tập.
Mối quan hệ thử việc rồi cũng kết thúc vào một ngày rất lâu sau đó...
Vừa bừng tỉnh khỏi giấc ngủ, tôi lại nghũ về vị tiền bối đó.
Nhưng điều khiến tôi không thêt chịu đựng nổi không phải là cung cách ứng xử của chị ấy mà là thái độ bất chấp của tôi trong hoàn cảnh đó.
Như thể tôi nắm trong tay quyền lực lớn lao nào đó so với chị tiền bối đó.
Tôi chưa một lần chớp mắt lo sợ.
Chính cái thái độ đó của tôi làm chị ấy ngày càng khó chịu, khinh thường tôi.
Trong tình huống khác,
Ta sẽ gọi đó là người mang tư tưởng của phong trào dân chủ hóa.
Khi quá khứ hiện về trong tâm trí, điều đau đớn nhất với tôi không phải tình cảnh khổ sở mà là sự nhu nhược, không cho những cố vấn viên thấy được mặt tốt của mình.
Tất nhiên đó khôbg không hoàn toàn là lỗi của tôi nhưng là đòn chí mạng giáng vào lòng tự trọng của mỗi người.
Vì vậy, đối với những người không tử tế với chúng ta, không tôn trọng chúng ta thì đừng cố gắng tử tế với họ làm gì.
Mặc dù không thể thay đổi được hòa cảnh thù ít nhất cũng đừng nhu nhược với những kẻ đã đối xử với bạn như thế.

[Để giữ tôn nghiêm của bản thân trước những con người hèn hạ đó thì chúng ta cũng cần sự phản kháng tối thiểu]

Cái được gọi là lộng quyền,
Ngay cả cung cách ứng xử cơ bản giữa người với người cũng không có.
Sự hạ tiện của đối phương cũng không ai đoái hoài.
Đó là tình cảnh chung của phe yếu thế.

Tôi và bạn
Hãy tốt với nhau nhé
______________________________________
Tôi sẽ không gồng mình chịu đau
nữa
Khi tôi bước chân vào thế giới mới có tên Instagram
Nơi những bức ảnh ngẫu nhiên được đăng lên
Nói cường điệu một chút là nơi những bức ảnh "show" từ ngực đến eo tất thu hút người xem.
Mở trang Instagram củ những cô gái đó ra, bạn sẽ thấy chúng chính là mạng xã hội sang chảnh mà bạn hay nghe nói:
Một cô gái xinh xắn, mặc đồ hiệu và đang tận hưởng những chuyến du lịch nước ngoài.
Nhưng cú sốc văn hóa với tôi không phải vì cuộc sống của cô gái đó khác tôi mà là số lượt follow của tài khoản đó.
Rốt cuộc thì tại sao nhiều người lại hứng thú theo dõi cuộc sống của cô gái này đến vậy?
Tôi khá là băn khoăn và tiếp tục tìm hiểu
Đôi khi chỉ là hình ảnh miếng cơm cuộn tam giác trông thật ngon trong bữa sáng, ngay lập tức bài đăng đạt 8.900 lượt like kèm các comment xoàng xĩnh đại loại như OMG.
Các phương tiện truyền thông khiến chúng ta dễ săm soi cuộc sống của người khác.
Nếu như trước đây chẳng ai buết cuộc sống thường ngày của ai như thế nào thì bây giờ chúng ta tha hồ tưởng tượng về cuộc sống hoàn hảo mà họ "show" cho chúng ta thấy.
Nhưng sự tò mò đó có thực sự miễn phí không?
Trong một cuốn sách có nhan đề Tự chuốc khổ vào thân
Có viết rằng cách dễ nhất để tự chuốc khổ vào thân là
Ngó nghiêng cuộc sống của người khác và so sánh với cuộc sống của mình.
Đúng là thi thoảng chúng ta thỏa mãn tính hiếu kì của mình bằng cách nhìn vào cuộc sống của người khác mà không biết chúng ta đang phải trả giá vì tự chuốc khổ vào thân.
Nhưng bạn không hưởng lợi gì nếu thỏa mãn tính hiếu kì theo cách đó. Bạn nên giành thời gian và công sức mà chăm sóc cho cuộc sống của chính mình thì hơn.
Chính vì vậy, hãy là bạn bè thật sự chứ đừng là khán giả theo dõi cuộc sống của người khác.
Thay vì ngưỡng mộ một cộc sống chỉ gói gọn trong vài bức ảnh
Hãy nhớ rằng cuộc sống của chính chúng ta quan trọng hơn nhiều.
Vì vậy, nhất định đừng cố gắng chịu đựng đau khổ.
Sự đố kỵ là con rắn độc bởi
Bạn đang tự phủ nhận giá trị của những thứ bạn đang có.

_____________________________________
Cảm giác tự hào về bản thân

Hồi còn bé, tôi nhớ trên ti vi có một chương trình tên là Thời đại thành công.
Đó là một chương trình truyền hình kể về cuộc đời của những người thành công, mỗi tuần họ mời một nhân vật khác nhau nhưng các câu chuyện thì thống nhất về format.
Chương trình tạo ra một không gian đong đầy ý chí bất khuất và nỗ lực hết sức, so sánh giữa thành công hiện tại với quá khứ gian khổ của nhân vật chính.
Điều đó khiến người xem cảm thấy dù gặp phảu bất cứa khó khăn, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người đều có thể vượt qua và thành công nếu luôn nỗ lực.
Khi tôi trưởng thành và nghĩ lại thì thấy chương trình đó như là bước khởi đầu của chế độ nhân tài vậy.
Những câu chuyện đó giống như cuốn sách Hạt giống tâm hồn hay nói, rằng: "Năng lực đi kèm với nỗ lực thì bất cứ ai cũng có thể thành công."
Nhưng trong cuộc sống hiện tại thì năng lực và nỗ lực không phải là những chiếc chìa khóa vạn năng mở được cánh cửa thành công mà chỉ là một trong những yếu tố dẫn đến thành công mà thôi.
Thêm nữa, khi đó Hàn Quốc vẫn đang trong thời kì cô lập, mọi người đều sống trong cảnh bần hàn nên khác biệt của các cá nhân trong xã hội không quá lớn, những câu chuyện đó như những huyền thoại về thành công vậy.
Bây giờ thì mọi chuyện đã khác.
Việc tìm kiếm cơ hội thay đổi giai cấp, tầng lớp của mỗi cá thể trở nên thật sự khó khăn, chúng ta không thể duy trì một xã hội chỉ tồn tại một chế độ nhân tài công bằng với những cơ hội bình đẳng. Hiện tại là những cuộc chạy tiếp sức của giai cấp, thế lực và tài sản thừa kế từ cha mẹ.
Tất nhiên, không thể xem thường những nỗ lực, phấn đấu nhưng thành công còn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố phi năng lực khác như may mắn, số phận và môi trường. Vì vậy, nếu nói rằng tôi đạt được những thành công lớn chỉ bằng sự nỗ lực không thôi thì không phản ánh được tất cả, ngoại trừ những trường hợp thiểu số.
Dù vậy, đẳng thức của sự thành công vẫn là "Nỗ lực=Năng lực=Thành công", cũng giông như đẳng thức "Lười biếng=Vô năng=Nghèo khổ" vẫn được coi là lẽ đương nhiên vậy. Chính vì vậy để thoát khỏi việc đổ lỗi cho bản thân thiếu nỗ lực dẫn đến nghèo khổ thù người ta lại hợp thức háo người đó bằng phân biệt giai cấp.
Vô vàn cơ hội mở ra mà lại đổ lỗi cho cái nghèo bám đuổi,
Nếu thấy oan ức thì phải vùng lên
Còn không thì những người nghèo khổ lại càng khổ thẹn.
Vù vậy nếu bạn không muốn để người khác thấy sự nghèo hèn đó thì hãy nhẫn nhục chịu đựng
Không phải là việc trèo lên dãy núi Himalaya
Mà là khoác lên mình bộ trang phục leo núi The North Face hay K2 tại trường học.
Để được đánh giá như chung cư cao cấp trong hội những quý bà thì phải diễn kịch ngắn giống như việc đổi tên chung cư thành tiếng Anh vậy.
Mặc dù sẽ không có những cơ hội bình đẳng, không có viễn cảnh viển vông về chế độ nhân tài thì cái gọi là chủ nghĩa năng lực (chế độ nhân tài) bị bóp méo được gieo vào thế hệ thành công và những câu chuyện kiểu Hạt giống tâm hồn kua sẽ được đánh giá thông qua việc trả lời câu hỏi "Chúng ta có phải người giàu hay không?". Khi đó, khoảng cách giữa sự tự kiêu hay xấu hổ sẽ được xóa nhòa theo cách nào đó.
Nhưng nếu nhìn chung quanh, bạn sẽ thấy
Rằng không chỉ có một, hai người giàu do thừa hưởng tài sản từ cha mẹ hay có vận số tốt
Rằng không chỉ có một, hau người hàng xóm của bạn sống cương trực, thẳng thắn nhưng lại nghèo
Nếu chúng ta bỏ qua cả một quá trình thù dù là bóc lột kẻ yếu hay đi đường tắt để thành công,
Những người giàu vẫn ngang nhiên mà sống
Còn những người cương trực, thẳng thắn vẫn sống
Nhưng lại nghèo và mang thêm nỗi hổ thẹn về bản thân
Đó không phải việc lạ lẫm sao?
Dù có sống một cuộc đời nghèo khổ đi chăng nữa, nếu bạn đã sống khảng khái và sống bằng tất cả nỗ lực thì bạn phải cảm thấy tự trọng và tự hào về cuộc sống của mình.
Trên thế giới này giàu có cũng phải hổ thẹn trước khí chất khảng khái của cái nghèo.
Dòng chữ ghi chú ở trên: Chủ nghũa năng lực (chế độ nhân tài) dịch từ thuật ngữ "meritocracy", được sử dụng lần đàu tiên trong cuốn sách The Rise of the Meritocracy (1958) của Michael Young hàm ý chỉ trích xã hội bị cai trị bởi nhóm người tinh hoa tài năng (talent elite). "Đó là lẽ thường (good sense) khi chỉ định công việc cho mỗi cá nhân dựa trên những gì họ xứng đáng (merit)", Young viết như vậy trong một bài tiểu luận gửi cho tờ Guardian. "Ngược lại, những người được đánh giá là có thành tích đặc biệt nào đó sẽ trở thành một tầng lớp xã hội mới, không dung chứa những người khác". Người tạo ra cụm từ này mong rằng chúng ta sẽ ngừng sử dụng nó bởi vì nó bảo vệ huyền thoại rằng những ai có tiền và quyền chắc hẳn phải xứng đáng mới được sở hữu chúng (và gia tăng niềm tin nham hiểm rằng những ai kém may mắn không xứng đáng được hưởng điều tốt đẹp hơn).
______________________________________

Tôi sẽ không tổn thương bởi những người đi ngang qua cuộc đời mình

Càng có tuổi tôi càng thấu hiểu một điều:
Sự thật là ngay cả những người bạn muốn dành thời gian để cùng ăn cơm
Thù việc gặp được họ quả thực vẫn khó khăn.
Dẫu không đúng lúc hay không vui vẻ gì thì họ cũng đã đi qua cuộc đời tôi. Những người như thế có thể kể đến ông Park phòng tài chính hay cô bjan Eun Kyung ngồi dãy bàn bên ở trường cấp ba
Nhưng chúng ta lại
Ngụy biện cho nỗi bực tức cá nhân bằng việc công
Ngụy biện cho sự xúc phạm bằng những lo lắng
Ngụy biện cho thái độ vô lễ bằng những câu hỏi
Để lòng mình tích tụ ghét bỏ, âu lo và nhận lấy những tổn thương.
Bạn chi tiền triệu mua đồ hiệu - thứ có giá gấp đôi tiền lương của bạn - hay lo lắng cho các idol trên tivi, việc đó không hề lãng phí.
Gửi đến những người sẽ sơm biến mất khỏi cuộc đời ta
Dồn hết tâm huyết vào điều gì mới là lãng phí cảm xúc của bản thân?
Cấp trên ở công ti mà bạn nghỉ việc?
Người họ hàng khó ưa mà bạn chẳng may chạm mặt?
Những người luôm giả lả tươi cười?
Những đông nghiệp "bằng mặt chẳng bằng lòng"?
Hay những thực thể tồn tại vô nghũa trong cuộc đời mình?
Đừng lãng phí cảm xúc thêm nữa.
Dù âu lo, đau đớn, rên rỉ hay ghét bỏ
Thù họ cũng chỉ là những người đi ngang qua cuộc đời ta mà thôi.
______________________________________
Xóa bỏ những con số trong cuộc sống của mình

Dưới đây là tiêu chuẩn xác định tầng lớp trung lưu của một số quốc gia được đăng tải trên mạng xã hội:

Nước Anh (Điều kiện của tầng lớp trung lưu tại đại học Oxford)
- Chơi đẹp
- Có niềm tin và kiên định với lập trường của bản thân
- Không độc đoán
- Bênh vực kẻ yếu và chống lại kẻ mạnh
- Kiên quyết chống lại những việc bất nghĩa, bất bình và bất hợp pháp

Nước Pháp (Tiêu chí của tầng lớp trung lưu mà Tổng thống Georges Pompidu đưa ra trong Chất lượng cuộc sống)
- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ để trải nghiệm thế giới rộng lớn hơn
- Tham gia ít nhất một môn thể thao hoặc chơi ít nhất một nhạc cụ
- Chiêu đãi bằng một món ăn có hương vị độc đáo
- Tham gia hoạt động của các tổ chức từ thiện xã hội
- Bảo ban những đứa trẻ khác như con mình

Hàn Quốc (Cuộc khảo sát công nhân viên tại cổng thông tin điện tử hàng năm)
- Diện tích căn hộ chung cư (mua đứt, không phải vay) là 30 pyeong (1 pyeong=3.3 m vuông)
- Lương tháng từ 5 triệu won trở lên (xấp xỉ 4.452 đô la)
- Động cơ xe phân phối hạng trung 2.000 cc
- Số dư tiền gửi trên 100 triệu won (xấp xỉ 89.050 đô la)
- Du lịch nước ngoài một năm vài lần

Khi so sánh với Anh và Pháp thì tiêu chuẩn của nước ta không thiếu sót gì.
Điều đó thể hiện ở những con số
Chỉ cần lướt mạng một lần là biết.
Tôi từng thấy biểu ngữ quảng cáo với nội dung "Điểm số đánh gúa khả năng kết hôn".
Lúc đầu tôi tưởng đó là trang bói toán điện tử nhưng thực chất lại là trang wed của một công ty môi giới hôn nhân.
Sau khi nhập rất nhiều con số cung cấp thông tin về tuổi tác, chiều cao, cân nặng, tài sản và lương bổng thì trang wed cho bạn điểm số đánh giá khả năng kết hôn của bạn như việc xếp hạng thịt bò vậy. Tôi tự hỏi liệu đay có phải thuật toán AlphaGo đúng nghĩa theo kiểu Hàn Quốc không ?
Chúng ta có vẻ rất thích định lượng bất kể điều gì bằng con số nên cũng vui vẻ tự chói mình vào các thước đo.
Trong cuộc sống của những con số,
Mỗi cá nhân tự phấn đấu có được những con số để viết vào sơ yếu lí lịch
Xác định diện tích của ngôi nhà.
Nếu có đình công hay hệ quả thì đó không phải là hệ của của xung đột của giá trị nào
Mà do người ta đọc được dòng tít về số tiền thiệt hại.
Đó chính là cuộc sống của những con số,
Nhưng cái gọi là con số đó,
Có đặc tính là dễ dàng so sánh và xếp hạng.
Có thể đơn cử như việc bạn không thể so sánh giữa hình tam giác và hình tròn hay xếp cấp bậc nhưng bạn có thể so sánh giữa giá trị 1 và 2, phân chia hay xếp cấp bậc theo giá trị của chúng.
Kết cục thì cái được gọi là cuộc sống của những con số
Đó là cuộc sống của những sự so sánh không ngừng, đánh giá và xếp hạng cao thấp.
Trong đó, chúng ta
Bồn chồn, sốt ruột về những giá trị được đánh giá thấp
Nên không ngừng check vị trí xếp hạng của bản thân
Như vật phải chăng thước đo của cuộc sống chỉ là những con số thôi sao
Chỉ số IQ không thể đo đếm được toàn bộ trí tuệ
Chúng cũng không minh chứng được độ sâu sắc của mối quan hệ bạn bè
Diện tích ngôi nhà cũng không đảm bảo được hòa khí trong gia đình
Lương bổng của một người cũng không phát ngôn được nhân cách của người đó
Giá trị của sự chân thành cũng không thể đong đếm qua những con số
Chính vì vậy, dù bạn không phải là một thực thể tồn tại xuất chúng
Mà muốn trở thành một thực thể tồn tại không bị so sánh
Thì trước hết là hãy xóa đi những con số trong cuộc sống của mình
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mình chính là
Không chứa đựng những con số đó
Tuổi tác - Chiều cao - Thành tích học tập - Cân nặng
Điểm số - Lương bổng - Diện tích căn nhà
Xóa đi những con số thì bạn là ai?
______________________________________
Không dao động bởi lời nói của bất cứ ai

Jung-mi - một cô gái thích dùng mạng xã hội, một độc giả trung thành với toàn bộ tác phẩm của tôi, rất đáng yêu và có trái tim ấm áp.
Cô ấy có một cậu bạn trai rất yêu thương cô ấy.
Thỉnh thoảng, cô ấy ghi lại những cuộc trò chuyện của hai người trên trang cá nhân.
Tôi nghĩ rằng họ là một cặp đôi vô cùng đáng yêu.
Nhưng đến một ngày nọ, một người mà tôi không hề biết đã bình luận dưới bài đăng của cô ấy: "Hãy vừa phải thôi. Những người khác nhìn vào không cảm thấy bất hạnh sao?"
Tất nhiên, có một số người phô trương trên mạng xã hội
Nhưng tôi có thể đảm bảo cô ấy không phải kiểu người đó.
Chỉ là cô ấy muốn ghi lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà bản thân cảm thấy thôi.
Khi đọc được bình luận đó, cô ấy đã nghĩ liệu mình có làm sai không nhưng sai lầm nằm ở chỗ người giải quyết bình luận đó đã không tự giải quyết vấn đề nội tâm.
Thi thoảng, mọi người cũng hiểu nhầm ý tôi.
Tôi gặp không ít người chỉ trích tôi, xuyên tạc về tôi
Những người để lại bình luận ác ý, trái chiều về tin tức trên mạng xã hội và việc đó ngày càng bành trướng sức mạnh của nó.
Tôi sẽ cho bạn một lời khuyên về cách đối phó với những người thích làm thế.
Nếu ai đó phê phán hay cáo buộc bạn
Thì những gì bạn cần biết là:
Thứ nhất, đó là cái nhìn cực kì chủ quan cúa một cá nhân
Người đó không phải là vua Solomon hay nhà phân tâm học Sigmund Freud.
Thứ hai, nếu sự chỉ trích, cáo buộc đó nhắm vào bạn
Việc bạn cần làm không phải là tức giận hay đau buồn
Mà là đánh giá mức độ xác thực của lời cáo buộc đó.
Nếu đó là sự thật và họ chỉ nêu ra thôi thì nhân cơ hội đó bạn hãy sửa chữa khuyết điểm của mình. Nhưng nếu đó là lời cáo buộc xuyên tạc bắt nguồn từ vấn đề nội tâm của đối phương thì bạn cứ coi như gió thoảng bên tai là được.
Thứ ba, nếu những lời vo ve đó vẫn tiếp diễn thù sao?
Bạn đừng chỉ im lặng mà hãy đấu tranh đến cùng
T

ội bôi nhọ danh dự? Không phải. Tội gây ô nhiễm ngôn ngữ (tạp âm).
______________________________________
Đừng sống một cuộc sống xúc phạm

Một số bài viết đăng tải trên mạng xã hội cố tình viết sai chính tả, ngữ pháp
Và ngay lập tức, bên dưới nài đăng xuất hiện những bình luận kiểu "Chết tiệt".
"Chết tiệt" là một từ cực đoan, biểu thị sự khinh bỉ cực độ.
Tôi không hiểu nổi tại sao mọi người có thể tỏ thái độ gay gắt với việc biến tấu cách viết như vậy.
Mặc dù không biết hay không đọc được ẩn ý trong cách biến tấu bảng chữ do vua Sejong đặt ra nhưng phạm vi sử dụng biến tấu đó liệu có sai hay không?
Hàng loạt từ chửi rủa như: Chết tiệt, Đồ côn trùng, Đồ sâu bọ, Đồ rác rưởi,...thi nhau xuất hiện dưới các bài viết.
Và ý nghĩa của những ngôn từ đó thì thực sự rất dễ làm chúng ta thêm chán ghét nhau.
Chủ nghĩa chán ghét chủ yếu bắt nguồn từ sự sụp đổ của tầng lớp trung lưu.
Họ cố gắng tìm lại vị thế trong nền kinh tế - xã hội bằng cách tống cổ bất cứ ai mà họ cảm thấy đe dọa đến vị thế của họ.
Nhưng phải chăng câu chuyện chỉ có thế?
Xét kĩ ra thì phạm vi đối tượng rất rộng và không loại trừ ai.
Thậm chí không chỉ riếng tôi mà phụ nữ xứ Hàn Quốc đa phần sinh ra đã gắn liền với cái tên "Phụ nữ xứ Kim Chi", kết hôn xong là trở thành một bà nội trợ thực thụ, thay vì tìm việc thì vun vén gia đình, sinh con đẻ cái rồi trở thành tầng lớp mắc nhiều hội chứng như: hội chứng những bà mẹ, hội chứng thích suy diễn, hội chứng quá thận trọng. Để sống như một con người chứ không phải như một loài nào khác, thật sự rất khó khăn.
Giáo sư Kim Chan Ho - tác giả cuốn Sự khinh b, viết về nỗi chán ghét thường ngày - nói rằng cách dễ nhất để lấp đầy cảm giác hư vô trong thế giới không công nhận sự hiện diện của bản thân là khinh thường kẻ khác.
Chính vì vậy, khi bạn cảm nhận được trạng tháu tồn tại mờ nhạt của bản thân thù việc cou thường người khác là để nếm thử vị tỏa sáng hời hợt, nhận chút bồi thường cho cảm giác thua kém mà thôi.
Đáng thương biết bao.
Những kẻ thua cuộc hèn hạ tự chói mình trong mối quan hệ "không ưa".
Nếu bạn chỉ muốn che giấu sự kém cỏi, vô tình hay cố ý
Bhan chỉ cần dùng những thông tin mà bạn muốn và nhấn mạnh vào hình ảnh tương phản của đối phương.
Họ sẽ cảm nhận được sự coi thường và chán ghét của bạn.
Bạn phản hồi thái độ đó là bạn đang nhân bản nó.
Kết quả là cuộc cạnh tranh vô tận về việc ai khó chịu, chán ghét hơn.
Nhưng rốt cục thì
Sau khi nói: "Mọi người đều đáng ghét", trong lòng bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn à?
Sự bất tín của những con người đáng chán ghét đó được rải khắp mọi nơi
Dù chúng có lệch lạc thì tôi cũng chẳng màng, tôi chỉ lo cho những gì trở tjafnh đối tượng của sự chán ghét và mỉa mai đó.
Chỉ là nội tâm của nhúng ta cần thận trọng thêm chút nữa, sắc bén thêm chút nữa.
Tôu cam đoan rằng bất cứ ai làm tổm thương người khác trong thế giới này đều không thể hạnh phúc.
Những người có thú vui lớn nhất là nói móc, chửi xéo người khác
Gọi là "loser" - kẻ thua cuộc.
Ở trong thang máy của khu mua sắm thương mại
Một đứa trẻ đang được mẹ bế bỗng nhiên óa khóc.
Tôi thấy mẹ đứa trẻ hốt hoảng và lo lắng, dỗ dành nó nhưng nó vẫn không nín. Tôi nói với cô ấy rằng: "Không sao đâu. Tôi không phiền gì đâu."
Câu nói "Không sao đâu" ấy có nghĩa là "Tôi không tùy tiện đánh giá chị đâu."
Thật sự là không sao đâu.
___________________________
Còn tiếp...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tanvan