CHƯƠNG I: TUỔI THƠ
1. Những cái nhìn trong trẻo
Nhà tôi ở một vùng quê nghèo đầy nắng và gió. Nơi đây chỉ có được hai mùa, mùa nắng nóng, và mùa tuy có mưa nhưng vẫn rất nóng. Dân trong làng chỉ sống dựa vào nghề trồng trọt là chính, loại cây trồng thông dụng là Lúa. Loại cây trồng được cho là cao cấp thời ấy chính là Thanh Long. Nhà cách nhà không quá thưa thớt nhưng cũng đủ cho mỗi nhà có một khoảng sân rộng, một khoảng vườn đủ trồng khoai, ngô, đậu bắp, hoặc dựng những giàn cao trồng mướp, bầu...
Lúc tôi bắt đầu biết ghi nhớ, mẹ tôi kể chúng tôi sống ở nhà ông bà ngoại hiện giờ đang ở. Còn ông bà ngoại thì ở trên cái chòi cạnh bờ sông, để trông coi vườn tược. Tôi không có chút ký ức nào về khoảng thời gian sống ở nhà ông bà ngoại dù chỉ một chút. Tôi cũng quên mất dáng vẻ ông ngoại trông như thế nào, hồi trước bà ngoại khi trẻ ra sau. Hay lúc ấy các dì các cậu còn trẻ của chúng tôi như thế nào, tôi hoàn toàn không nhớ được.
Trong khu ấy có vỏn vẹn vài ngôi nhà cách nhau vài chục mét. Về sau Ba mẹ tôi dọn ra bên xóm ngoài cách nhà ông bà ngoại tầm năm trăm mét. Nhưng khu xóm ngoài thì được xem là đông đúc hẳn. Tôi bắt đầu có nhận thức là từ khi bắt đầu sống ở căn nhà mới này, được xem như tuổi thơ của tôi bắt đầu từ đây.
Ngày xưa khi tất cả mọi nhà đều sử dụng đèn dầu để thắp sáng. Mỗi lần trời chập tối là nhà nhà người người sẽ cố gắng thu dọn hết đồ đạt bên ngoài, dùng dây buộc những chú cún con lại sợ chạy lạc trong đêm. Cứ đến tầm 5 giờ là nhà tôi dọn măm cơm chiều ra khu trước sân nhà, trãi manh chiếu cối ra, cả nhà 6 người quay quần. Tuy nơi này chỉ có những ngày nóng nhưng những buổi chiều tà khi mặt trời gần xuống núi, thì khí trời bắt đầu dịu lại, gió thổi nhè nhẹ khiến lòng người dễ thong dong theo gió. Măm cơm khi ấy cũng chẳng phải đồ gì ngon lắm, rau luộc, trứng chiên, mắm tỏi, thêm những câu chuyện nói rôm rả quay quần khiến buổi chiều làng quê yên bình vô cùng.
Có những câu chuyện tôi được Ba mẹ kể đi kể lại rất nhiều lần, nhưng lần nào cũng gây tiếng cười không dứt. Ba kể anh Hai chúng tôi lúc ở cùng ông ngoại, khoảng chừng được ba tuổi, mỗi bữa cơm thấy Ba và ông ngoại ăn ớt hiểm xanh vừa giòn giòn vừa khen ngon, thế là anh Hai cũng lén gắp vội trái ớt cho vào miệng nhai theo, vừa nhai một cái đầu tiên là mặt đỏ, tía tai, nước mắt giàn dụa. Cả nhà ông bà ngoại khi ấy vừa cười vừa vội đem anh tôi đi uống nước, súc miệng. Hay câu chuyện khi xưa anh Hai có tật hay há miệng như kiểu các trai giang hồ trong phim. Ba mẹ tôi cấm kỵ điều đó và nói với chị em tôi nếu ai thấy anh Hai tôi làm trò xấu đó thì sẽ được quyền tát vào mặt. Chị gái tôi là người thật thà, lúc ấy anh chị tôi cùng cưỡi trên lưng Bò, thì thấy anh Hai vừa há mồm ra là chị tôi giáng một bạt tai vào mặt anh Hai ngay lập tức. Đau điếng nhưng không dám phản khán...
Nhà tôi vừa trồng lúa, Ba tôi vừa nuôi Bò cày, loại bò giống đực, thân to, u to dùng để kéo xe, hoặc cày bừa ruộng. Ba tôi thường hay đánh xe bò đi làm thuê mướn cho các hộ xung quanh hoặc làng trên làng dưới vào những mùa thu hoạch, hay mùa cày bừa. Còn những ngày thường thì được anh Hai dắt ra đồng ăn cỏ. Anh Hai thường hay cưỡi trên lưng bò rong ruổi suốt buổi chiều cho đến khi bò căn bụng thì quay về nhà. Lúc ấy anh trai và chị gái lớn hơn chúng tôi nên phải chăn bò ngoài đồng, còn tôi và thằng em út nhỏ thì được đặt cách ở nhà chơi ngoài sân vườn. Thi thoảng chúng tôi cũng muốn theo anh trai chị gái cưỡi bò ra đồng. Hái trộm ổi xoài ở những vườn dọc bờ sông. Hay theo chân các anh lớn tuổi nhìn họ thả câu và đợi những con cá rô đồng nướng lên thơm phức.
1. Tuổi thơ không thiếu bất cứ điều gì
Những ngày lễ tết chúng tôi thường được mẹ mua cho những bộ quần áo mới thơm tho, hoặc những mảnh vải hoa đẹp về để mẹ may váy. Đặc biệt là những đôi guốc gỗ lọc cọc mốt của thời ấy. Phải nhà ai có điều kiện lắm mới được mua cho. Lúc đó trong nhận thức tôi cũng biết nhà mình không phải là có điều kiện. Tuy nhiên cha mẹ tôi luôn dành những thứ tốt đẹp nhất cho chúng tôi, để chúng tôi không phải bị thiệt thòi hay có một tuổi thơ thiếu thốn.
Tôi nhớ tết năm ấy chắc tôi khoảng chừng được 4-5 tuổi. Mẹ mua cho tôi đôi guốc gỗ màu đỏ. Tôi mặc chân váy xanh kèm áo chấm bi cam. Vào nhà Nội chúc mừng năm mới. Sẵn tiện chụp những bộ ảnh xuân cùng gia đình. Thời ấy một người Cậu họ của chúng tôi làm việc ở Trung Tâm Huyện, có một chiếc máy ảnh rất xịn, nên thường chụp miễn phí cho gia đình chúng tôi, chỉ bỏ tiền phim và giấy rửa ảnh là có nhiều hình đẹp rồi. Sau khi được chụp xong, một đứa em họ của tôi nhưng lớn hơn tôi một tuổi, vì thấy đôi guốc đẹp nên mượn để chụp một bức ảnh, tôi nhớ mình một mực không chịu, khóc như mưa như bão gào lên Không. Nhưng mẹ tôi vẫn lấy đôi guốc tôi yêu thích ấy cho đứa em họ mượn chụp ảnh trong sự phản đối kịch liệt của tôi. Tôi khóc đến mắt sưng húp lên. Những bức ảnh sau đó mắt tôi như thể không mở nổi. Những bức ảnh ấy vẫn còn lưu lại đến bây giờ, mỗi lần mở ảnh ra xem là câu chuyện ấy lại được nhắc lại trong tiếng cười của mọi người.
Tôi từ nhỏ vốn đã thích cái đẹp mê âm nhạc, và tâm hồn bay bỏng.
Những bài tập làm văn do tôi viết lúc ấy khi nào cũng dài, mặc dù có thể không đi vào trọng tâm nào cả, nhưng dài thường thược. Có khi lạc đề nhưng viết mãi không thôi. Tôi yêu thích âm nhạc đến độ khi nào cũng mè nheo Ba mình vào nhà Nội mượn cái máy cassette về nghe. Thời đó đến máy cassette còn không có chứ đừng nói đến ti vi để xem. Nhà Ba tôi cũng đông anh xem, thường thay phiên nhau mượn máy cassette nghe vài ngày hoặc một tuần. Mỗi sáng sáng tôi đều hồi hợp chờ đợi tiếng bước chân Ba tôi từ ngoài vào nhà, và lắng tai nghe xem Ba có xách vận dụng gì kèm theo hay không, tôi chỉ cần lắng nghe tiếng đặt đồ vật đó xuống bàn là biết được có phải máy cassette hay không. Những cuốn băng cassette đã cũ kỹ, mỗi lần mượn máy cassette là nghe đi nghe lại những cuốn bang cũ kỹ ấy.
Đến năm tôi học lớp một, lúc này những chú bò cày nhà tôi đã già đi, Ba mẹ bàn nhau bán chúng, bán cả chiếc xe bò mà Ba tôi hay chở hàng. Tôi không nhớ số tiền bán được là bao nhiêu nhưng Ba mẹ mua cho tôi một cái máy cassette Sony. Máy loại có hai loa rất to, giá cũng phải tầm sáu trăm ngàn. Một số tiền phải nói khá nhiều so với thời đó. Từ sau đó tôi dành toàn bộ tiền tiêu vặt của mình để mua những cuốn băng, mỗi cuốn cũng tầm mười ngàn. Cho đến năm tôi lên lớp 12 thì số lượng băng nghe phải nói là rất rất nhiều.
Ba tôi là một người rất thương con cái, dù có cực nhọc mấy đi chăng nữa luôn dành rất nhiều thứ tốt đẹp cho chúng tôi. Lúc ấy tôi không nhận ra điều này, cho đến khi đủ lớn, đủ trưởng thành tôi mới nhận ra được sự hy sinh ấy vô cùng to lớn.
Tuổi thơ trôi qua với tôi vô cùng êm đẹp và hạnh phúc. Tôi có đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ, và trong ký ức của tôi tôi không hề thiếu thốn bất cứ thứ gì.
Tôi nhớ chiếc xe đạp của Ba tôi có thể chở cùng lúc hai chị em chúng tôi rong ruổi những buổi chiều. Anh trai tôi là người thích hoạt động thể thao nên mỗi năm vào các dịp Xã hay Huyện tổ chức giải đá bóng, anh tôi thường làm thủ môn. Vì vậy nhà chúng tôi luôn đi xem các trận đấu để cỗ vũ cho anh trai và cho Xã của mình. Tôi nhớ hôm ấy hai giờ chiều nắng cháy, Ba mặc cho chúng tôi những chiếc áo khoác đủ để che nắng, và một cái nón vành khá rộng. Tôi và em trai ngồi trên chiếc xe đạp và được Ba chở đến sân vận động cách nhà chừng hơn một km. Tôi lúc ấy cũng không hiểu về bóng đá, nhưng thấy mọi người hò reo tôi cũng hò reo thôi. Ba tôi thường để chị em tôi ngồi trong bong râm, rồi Ba tiến lại gần cầu môn chỗ anh tôi đang bắt bóng, để xem cho gần và để ủng hộ tinh thần anh trai tôi được nồng nhiệt hơn. Lúc đó tôi nhớ có mấy thanh niên to con có chê bai " Sao ông già kia lại gần đó như vậy, bóng trúng người thì lại mang họa".
Lúc đó tôi nghe được rất tức tối, liếc mắt nhìn không chớp mắt đám thanh niên đó. Phải nói tôi cũng khá đanh đá, hễ ai động vào tôi hay người nhà tôi liên cong môi lên để thách thức. Tôi nắm tay em tôi chạy né xa đám thanh niên ấy vài met, liếc họ cho tới khi xa dần mới thôi.
Mỗi trận thắng những nhà nào có điều kiện nhất trong xã hay mua gà vịt, hoặc bia để cho đội bóng liên hoan. Có lần liên hoan ở nhà chúng tôi, phía trước có sân khá rộng đủ để chứa vài chục người. Những tiếng cười giòn giã, những tiếng gõ nồi khua chén đĩa kèm tiếng hát vang, vào một buổi chiều mặt trời xuống núi. Trẻ con chạy lanh quanh sân hò reo. Tình làng xóm khắn khít, đoàn kết ấy. Thật khó mà quên đi.
Đến khi tôi lớn thêm một chút, nhà chúng tôi được xây mới. Không biết tính tôi có phải tính công chúa không nhưng tôi nhớ khi ấy mình chả phụ giúp được gì, chỉ suốt ngày đi học, rồi lại học thêm. Chỉ có anh trai chị gái, thi thoảng thằng em còn phụ khiên gạch cho Ba mẹ. Thằng em tôi còn giành " Sau này khi nào nhà xây xong mỗi ngày con đều lau nhà sạch bóng". Lời tuyên bố của nó không bao giờ thấy thực hiện. Chỉ có mẹ và chị gái tôi quét quét lau lau hằng ngày.
Lúc đó tôi và chị gái ở cùng phòng. Những quyển báo có poster nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và nước ngoài được tôi cắt dán đầy tường, đầy tủ.
Tôi thường nghe nhạc bằng cassette cho đến lúc ngủ mà quên tắt. Ba tôi thường vào vừa tắt vừa la tôi. Ba tôi cấm kỵ không được để bất cứ vật dụng điện nào gần chỗ ngủ. Nên trước khi đi ngủ Ba thường đi một vòng để kiểm tra chị em tôi đã dẹp bỏ hết chưa.
Tôi không biết lý do gì mà tôi rất sợ bóng tối. Khi không thấy bất cứ một ánh sáng nhỏ nhoi nào xung quanh mình tôi thường không thể thở được bình thường. Cảm thấy như không có ánh sáng là không có không khí. Những anh chị khác thì vẫn ngủ bình thường, nhưng hễ mỗi khi điện cúp là Ba tôi lại lật đật bước xuống giường, châm đèn dầu cho tôi ngủ. Có hôm Ba mệt không hay biết thì lại nghe tiếng kêu của tôi trong sợ hãi "Ba, Ba, Ba ơi!!!". Sau đó Ba mới vội nói vọng lại: "Ừ ừ, ba đang thắp đèn". Sau này mỗi lần điện mật chỉ cần tôi gọi 1 tiếng thôi là đèn đã được thắp để trên đầu tủ trong phòng tôi rồi.
Mỗi lần nhà có Thịt gà luộc nấu cháo, thì tôi được 1 phần đùi, em trai tôi 1 phần đùi. Chị gái và anh trai thì mỗi người được một phần cánh. Mẹ thôi thì chỉ thít ăn thịt nạt thì ăn phần thịt ở sườn. Còn lại chân, đầu, cổ, và chóp cánh, phao câu là phần của Ba. Tôi lúc đó chỉ có nhận thức được rằng người lớn không thích ăn thịt, chỉ thích ăn những phần có xương nhiều hơn, nên dù có được cho tất cả phần thịt thì vẫn ăn mà không bao giờ thấy có lỗi. Cứ thế, tôi sống trong ấm no đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần cho tới khi trưởng thành. Tôi luôn tự nhận mình khá may mắn vì có một tuổi thơ trọn vẹn cho đến tận bây giờ. Mặc dù sau này cuộc sống đã có nhiều chuyển biến khác đi.
2 -Năm chúng tôi đi học
Tôi đã quên mất ngày đầu tiên đi học của mình như thế nào. Là ai dẫn tay tôi những ngày đầu đến lớp. Tôi không thể nhớ hết được toàn bộ ký ức tuổi thơ. Tôi chỉ nhớ được một vài khoảng khắc mà bản thân cho là ấn tượng. Nếu như thời gian có trở lại, tôi ước mình có thể dành thời gian viết nhật ký. Viết lại những câu chuyện trãi qua hằng ngày, tuy bình thường nhưng có lúc làm lòng ta bình an khi nhớ lại. Những kỷ niệm mà theo thời gian trôi nó sẽ bay màu. Bởi vậy, bây giờ lúc đầu óc tôi còn minh mẫn, tôi muốn ghi chép lại những điều mà tôi còn nhớ ấy. Để biết đâu khi tôi 40 tuổi, hay 50 tuổi thì đã không còn nhớ gì về tuổi thơ. Khi ấy, vào những buổi chiều mưa yên ả, có thể tựa ghế đọc lại những dòng này.
Những ngày tôi học mẫu giáo. Những bài học lúc ấy chỉ là tô màu, cắt hình, hát múa và chơi trò chơi. Không có những bài học chữ cái như bây giờ. Ngay từ nhỏ tôi đã là thấy bản thân mình khá khép kín. Tôi ít cởi mở, ít tự kết bạn. Đi học chỉ ngồi một chỗ, thụ động theo lời giao viên. Cố sắp xếp chỗ nào thì ngoan ngoãn ngồi theo số của chiếc ghế ấy không trật bao giờ.
Hôm ấy, chắc có lẽ vì đến muộn, và lớp học nhận thêm một vài bạn trẻ mới nên cô giáo chưa kịp sắp xếp chỗ ngồi. Vị trí của tôi thường ở cạnh các bạn gái khác xinh đẹp. Hôm ấy ngay chỗ của tôi đã bị một thằng oắt con chiếm chỗ. Đuổi mãi không chịu đi. Tôi nhất quyết không sang chỗ khác ngồi. Đừng cạnh nó kéo áo nó, kéo tay nó đuổi nó sang chỗ khác. Thằng nhóc ấy khá lỳ đòn, dù thế nào cũng không chịu rời đi. Chắc nó cũng được thích được ngồi bên các bé khác xinh xắn thì phải.
Hai bên giằng co mãi tới lúc cô giáo vào lớp tôi cũng chưa có chỗ ngồi. Vậy mà cô cũng không thèm quen tâm đến con bé ôm o đen đúa như tôi làm gì cả. Cả ngày hôm ấy tôi chỉ có đứng và ngồi xuống đất chứ chẳng còn ghế đâu mà ngồi. Từ dạo đó tôi rất ghé cô giáo. Tôi hay lầm lì và cứng đầu, không nghe theo chỉ đạo của các cô nữa. Và tôi cực kỳ ghét những đứa con trai nghịch ngợm. Khi chơi các trò chơi cần phải phân chia theo đội nhóm trai gái, hoặc nắm tay tạo thành vòng tròn, tôi thường chỉ chơi với bọn con gái. Thật sự muốn cho bọn con trai ấy cách xa vạn mét.
Học 1 năm tại lớp mẫu giáo. Tuy chưa đủ tuổi vào lớp 1, nhưng cha mẹ tôi xin nhà trường và cô giáo chủ nhiệm nhận thêm tôi vào lớp 1 theo diện gửi gắm. Tôi chỉ cần đi học đúng giờ, đầy đủ ngày, làm quen với các chữ cái và chữ số. Không có bài tập về nhà, cũng không cần học bài, hay thi cử. Mỗi lần lớp có tiết dự giờ, cô giáo thường cho tôi đi về sớm. Vì tôi không có mặt trong danh sách của lớp. Ban đầu tôi không hiểu học gửi là gì, mỗi khi bị cô giáo cho về là tôi lại run sợ, sợ về bị cha mẹ nói ham chơi bỏ học. Nên đợt nào cô cho về sớm tôi cũng lang thang sân trường một mình cho hết buổi, rồi mới dám tan học về cùng các bạn. Có hôm một mình ngồi nhặt lá, có hôm trời mưa ngồi bên hiên lớp học, nghe cô giáo giảng bài văng vẳng bên tai, tay ngờ nghệch vẽ trên đất, mong sau cho mau đến giờ tan học.
Thời gian học lớp 1 gửi ấy tôi chơi là chính, học là phụ. Những lúc ra chơi giữa giờ, tôi thường chạy sang lớp của chị gái, xem chị gái và các bạn chị ấy chơi nhảy dây. Lớp học được xây cao hơn so với sân trường, đi 5 bậc thang mới lên lớp học. Các chị lớn tuổi thường tận dụng nó để chơi nhảy dây. Hai học sinh nắm dây chun bên dưới, những người còn lại nhảy từ trên bậc thang xuống, làm sao cho không chạm vào dây. Lúc đó trong mắt tôi khoảng cách từ bậc thang xuống đất rất là cao và ghê gớm. Tôi sẽ không bao giờ dám nhảy, nhưng nhìn mọi người nhảy xuống tôi thấy thật sảng khoái, tự do như những chiếc lá rơi từ cành cây xuống đất vậy.
Có lần tôi đang xem, chứng kiến một người bạn của chị gái, hình như học lớp 3 lớp 4 gì đấy. Trong lúc nhảy từ trên bậc thang xuống bị ngã gẫy tay, hôm sau phải bó bột. Từ đó nhà trường cấm chơi nhảy kiểu đấy nữa. Mọi người chuyển sang nhảy dây thông thường. Cho một chiếc dép vào dây chun rồi hai người đưa qua đưa lại, các bạn còn lại thay phiên nhau nhảy qua dây làm sao không để chân chạm vào dây và dép. Hoặc chơi nhảy dây bật cao. Những bạn nào chân dài, bật cao lên thì là một lợi thế. Những bạn lùn lùn thường không được nhảy, nhỉ lẹt đẹt nhảy được mức ngang vai, rồi lại thua, lại làm người giữ dây và nhìn những bạn còn lại nhảy trong vui vẻ.
Có hôm giờ ra chơi tôi sẽ theo các anh chị mình đi căng tin mua bánh: bánh hòn làm từ bột mì, hoặc bánh tráng ăn với mắm ruốc, kem que... Chỉ cần 200 đồng là đã có kẹo, bánh ăn. Có 500 đồng đã bao được người khác ăn cùng.
1 năm học trôi qua, khi tôi được ghi tên trong danh sách lớp 1 chính thức, trở thành học sinh chính thức, thì cặp sách của tôi nặng hơn, và trách nhiệm của tôi cũng ghê gớm hơn. Dì tôi là người hoạt động trong hội phụ nữ, năm ấy cũng dẫn thằng nhóc em họ bằng tuổi tôi đi học lớp 1, cùng lớp nhau. Dì tôi khá giỏi ăn nói vì hay giao thiệp với mọi người, nên đứng ra xin cô giáo để tôi làm lớp trưởng. Lý do bởi tôi đã học qua 1 năm lớp 1 gửi rồi. Và tuy học ít chơi nhiều nhưng tôi khá nhanh nhạy, không bỡ ngỡ như những bạn khác học lớp 1 lần đầu, nên đề xuất tôi làm lớp trưởng. Tôi cũng chưa hiểu chức danh đó là gì, phải làm những gì, ban đầu cũng không thích lắm. Nhưng khi nghe cô giáo trả lời tôi lại có vẻ không mấy vui.
Cố bảo: "Em thấy bé khá lanh lợi thông minh, em cũng muốn để bé làm lớp trưởng lắm chị ạ. Nhưng trong lớp em có bạn Phương, là con cô giáo dạy lớp 2 ấy chị. Bạn Phương cũng lanh lợi, tuy nhỏ nhưng được mẹ là cô giáo dạy cho nhiều điều, lại dạn dĩ, nên em phải nể tình để bé làm lớp trưởng rồi chị ạ."
Tôi chẳng biết bạn Phương là bạn nào. Nhưng nghe tới danh là con cô giáo, Dì tôi cũng im lặng không nói thêm. Thời đấy Cô giáo là một nghề danh dự, phải ai học giỏi lắm mới được làm nghề giáo. Cái chưc danh con cô giáo cũng ghê gớm không kém. Bạn bè hầu như ai cũng dè chừng những người bạn là con cô giáo.
Mãi sao tôi mới biết bạn Phương là ai, trông như thế nào. Vì chỉ là lớp 1 nên trẻ con thường thơ ngây, không vui được 3 bữa vì không được làm lớp trưởng thì sau tôi lại quên ngay. Lần này vào lớp một cùng học với nhóc em họ. Mà chị em chúng tôi lại khá thân thiết nhau. Nên hai chị em dính nhau như sam. Nhóc em tôi thường chơi bắn bi với lũ con trai, thì tôi cũng theo nó xem, và giữ bị hộ. Hay chơi bán thun tôi cũng là người giữ hộ thun mỗi khi nó thắng thu về chiến lợi phẩm.
Lúc đấy tự dưng tôi lại có thêm nhiều bạn là con trai, và quên mất mối tư thù với lũ con trai thời mẫu giáo.
Với lại chơi với con gái lại thường hay có việc nghỉ chơi. Đứa nào làm sai gì là bị các bạn khác cô lập, nghỉ chơi.
Người đứng đầu phong trào chính là bạn Phương lớp trưởng. Vì là lớp trưởng, lại con cô giáo, nên các bạn nữ khác hay chạy theo bạn Phương chơi cùng. Giờ ra chơi hay tranh nhau mua đồ ăn về cả nhóm cùng ăn, rồi mời lớp trưởng. Tôi khi ấy đi học cũng không có bao nhiêu tiền, nhiều lắm được 200 đồng, có hôm chả có nỗi đồng nào nên chạy theo chơi nhảy dây với những lớp đàng chị. Hoặc đi theo nhóc em cổ vũ bắn bi, bắn thun.
Ban đầu cũng thích chơi với hội con gái, nhưng chạy theo hoài không kịp. Có hôm Bạn Phương bảo với nhóm: "Bạn Uyên í, mấy nay chỉ ăn cùng mọi người mà chẳng hôm nào mời mọi người cả. Ích kỷ keo kiệt."
Tôi nhớ như in lời xì xào ấy giữa lớp. Nhưng rõ ràng tôi không có nhiều tiền, nhưng tôi thường góp 200 đồng toàn bộ tài sản của tôi vào nhóm, và chỉ ăn đủ phần mình góp thôi mà. Hôm nào không góp tôi thường không ăn. Hoặc những đứa bạn khác của tôi là bạn Thu tổ trưởng, góp cho phần của tôi thì tôi sẽ ăn.
Sau lần bị phê phán ấy, tôi cũng nhục mặt, nên rời nhóm không chơi nhiều. Tôi là thành phần được bị nghỉ chơi nhiều nhất, và lâu nhất.
Đến năm lớp 2. Lần này chúng tôi học ngay lớp mà mẹ của bạn lớp trưởng chủ nhiệm. Phải nói là quyền lực của bạn lớp trưởng lại thêm chắp cánh. Tôi lại vẫn lủi thủi một mình. Đợt nào lớp trưởng vui thì cho tôi vào nhóm chơi cùng. Không thì lại nghỉ chơi, cho tôi ra rìa. Ở quê thì chỉ được vài lớp cùng khối, nên hầu như những người bạn cùng học 1 lớp sẽ theo tôi lên đến tận lớp 5.
Lớp 2 là lớp kinh khủng nhất của tôi. Tôi cũng từng trãi qua "bạo lực học đường". Nhưng tôi không khóc. Tôi cũng từng chán ngán không thích đi học, nhưng tôi không sợ.
Làng của tôi ở vùng xâu vùng xa. Có khá nhiều dân tộc khác ngoài dân tộc Kinh. Những người bạn dân tộc khác thường có màu da và mái tóc khác. Trẻ con dân tộc Kinh thường hay sợ dân tốc khác. Tôi cũng không rõ vì lý do gì. Nhưng theo tôi nhận định lúc đấy, là vì các bạn ấy không hay nghe lời cô giáo, hầu như là nghịch ngợm và hay bắt nạt bạn khác.
Lúc đấy trong lớp tôi có một bạn gái tên Thị Chung, da đen, nét mặt sắc sảo, tóc xoăn nhẹ ngang vai. Chung cũng là một trong những người khá thân thiết với lớp trưởng. Vì thật ra bạn lớp trưởng cũng khá sợ bạn Chung bắt nạt, nên thường hay cho đi cùng, hưởng các lợi lộc chung với mình. Như được ăn bánh chung, được đi chơi chung...
Bạn Chung lúc ấy rất nghịch ngợm. Lúc đấy tôi nhớ bạn Chung ngồi ngay sau lưng tôi. Bên cạnh tôi có một bạn nữ tên Sen. Sen là một học sinh nhút nhát, học khá yếu. Ít bạn bè, không hay cởi mở. Nhưng vì ngồi cùng nhau nên chúng tôi cũng hay trò chuyện chơi cùng. Chung thường hay bắt nạt Sen mọi lúc. Giờ ra chơi thường hay cướp tập vỡ rồi ném lung tung. Có hôm thì dùng kẹo cao su trét vào ghế cho Sen ngồi dính đũng quần. Có hôm còn dùng son móng màu đỏ bôi đầy bàn. Tôi ngồi cạnh cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Và thật sự tôi không mấy hài lòng vì những hành động ấy.
Khi giới hạn chịu đựng không còn cố được nữa, hôm đấy tôi bắt đầu lên tiếng. Sau khi hết 10 phút tự ôn bài đầu giờ, màu đỏ của sơn dính đầy bàn ghế và tập vở của bạn Sen. Tôi đã nhẹ nhàng quay xuống nhắc nhở
"Bạn Chung đừng làm trò đó nữa, bôi màu đỏ khắp bàn nhìn dơ lắm. Sao lại bắt nạt người khác hoài, nếu bạn còn làm vậy nữa mình sẽ mách cô giáo."
Chung lúc đấy trợn mắt nhìn tôi: "
"Mày giỏi mách đi đồ lẻo mép, tao sẽ bôi bàn mày."
Cô giáo chủ nhiệm bước vào, tôi liền đứng dậy thưa cô. Tôi đọc rõ họ và tên của bạn Chung lên và nêu tội trạng.
Ban đầu cả lớp há hốc mồm ra nhìn tôi. Bởi ai cũng sợ Chung thù bạn nào, thì sẽ đánh bạn đó hoặc sẽ bắt nạt bạn đó nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên tôi đã không nhịn được nữa nên đành nhờ cô giáo giải quyết.
Cô phạt Chung viết bản kiểm điểm. Bắt vệ sinh công ích lau chùi bàn thật sạch.
Hôm sau, khi tôi tới lớp, thì ghế của tôi dính đầy sơn móng tay màu đỏ. Lúc đấy tôi trở thành tâm điểm bắt nạt, chứ không phải bạn Sen nữa.
Khi thấy ghế bẩn, tôi không vào ngồi. Mà đứng ngoài cửa sổ chờ cho hết 10 phút. Sau đó cô giáo vào lớp gọi tôi thì tôi lẻo đẻo theo sau. Ghế bẩn thì tôi lót giấy lên ngồi. Trong giờ học Chung còn hay đấm vào lưng tôi, có hôm dùng kéo cắt 1 mảng đuôi tóc của tôi. Nhưng tôi không khóc như bạn Sen. Tôi không trốn tránh sợ sệt như bạn Sen. Nếu Chung cắt tóc tôi, tôi sẽ lấy mớ tóc đấy ném vào chỗ của bạn ấy ngồi. Hôm nào dùng sơn đỏ thì tôi mua sơn xanh quẹt vào ghế bạn ấy lại. Nếu đám vào lưng tôi, tôi sẽ dùng lưng tựa bàn cho rung rinh không thể ghi bài được. Bị bạn Chung bắt nạt, các bạn khác cũng không dám lại gần hay chơi chung với tôi một thời gian dài. Lâu dần, bạn Chung cũng ngán ngẫm, không thể nào chiến đấu dài hạn hoài được. Nên từ từ cũng bớt bớt đi. Cô giáo cũng sợ chúng tôi mất tình đoàn kết, hay kêu bàn trên quay xuống bàn dưới cùng đọc bài, cùng làm bài tập nhóm. Chung là đứa ham chơi có bao giờ học hành, nên bài nào tôi cũng phải chỉ. Có chữ cái nó còn không biết đọc. Tôi phải tập cho nó đánh vần. Dần dần chúng tôi không còn thù hằn đánh đấm nhau nữa, mà trở thành bạn của nhau.
Khi tôi vào năm lớp 3. Năm này là đỉnh điểm hoàng kim của tôi. Cô giáo chủ nhiệm tên Quế, nhà ở xóm dưới của nhà tôi. Có mối quan hệ khá gần với cha mẹ tôi. Thời ấy vì cũng được xem là hàng xóm, cô hay nói chuyện với cha mẹ tôi nên mới biết tôi là đứa thích hát, thích múa. Hát cũng khá hay, người mình dây nên múa cũng khá dẻo. Thế là có một hôm trên lớp cô bảo tôi đứng lên hát cho lớp nghe. Tôi cũng hơi ngại ngùng vì chưa hát giữa đám đông bao giờ, nhưng mấy đứa cùng tổ động viên, vỗ tay ầm ầm. Thế là tôi hát: Ngày đầu tiên đi học.
Sau đó được cả lớp hưởng ứng, tôi như trở thành ngôi sao âm nhạc của lớp. Được lớp bầu làm lớp phó thẩm mỹ. Cô chủ nhiệm còn đăng ký cho tôi tham gia nhóm văn nghệ của trường. Năm đấy ngoài huyện có tổ chức cuộc thi văn nghệ giữa các trường ở trong huyện với nhau. Tôi được đưa vào đội.
Ban đầu tôi không ứng lắm, từ chối với cô. Nhưng sau thấy tiếc nên về nói với mẹ gặp cô giáo thì xin cho tôi tham gia. Thế là đợi cô đạp xe ngang, mẹ tôi vội vàng kêu cô vào nói. Cô cười bảo: "Chị không nói thì em cũng đăng ký cho nó rồi, đang tính vào báo chị thuyết phục bé đây"
Trong đội có một chị lớp trên tôi một khóa, tên là Ngọc Ánh. Chị này cũng nhà xóm trên, cách nhà tôi một bào nước lớn. Chị ấy hát khá hay, những hơi già dặn, rất thích làm điệu, và hay mặc váy ren, óng ánh có kim tuyến.
Lúc đấy trường tôi có 4 tiết mục tham gia. Hai tiết mục đơn ca, 1 song ca, và 1 múa hát.
Tôi và chị Ngọc Ánh được giao cho đơn ca mỗi người một bài, và cùng nhau song ca một bài. Hàng ngày sau khi tan học tôi thường phải tới văn phòng đội trường để tập múa, tập hát. Bài hát song ca là gì tôi không còn nhớ nữa. chỉ nhớ bài đơn ca là bài Ngày đầu tiên đi học. bài hát múa tập thể là bài Bút Măng Non.
Ngày đi tập duyệt ngoài huyện, cô bảo tôi hát hay nhưng lại thiếu diễn xuất. Chị Ngọc Ánh thì lại quá dạn dĩ, bớt nhảy trên sân khấu lại.
Hôm thi, tôi còn chẳng có chuẩn bị dụng cụ gì. Măc váy xanh áo trắng, cặp xách phải đợi cô tổng phụ trách mượn của cô giáo có con học lớp 1 ở gần đấy mang cặp xách sang. Cô duyệt lại cho tôi một lượt, chỉ cách di chuyển đi qua đi lại, đung đưa.
Lúc đây tôi đứng trên sân khấu ánh đèn rọi vào. Không hề thấy run sợ gì mà chỉ thấy phấn khởi. Tôi hát và diễn xuất khá điêu luyện. Không vấp không sai bất cứ điều gì. Tất cả tiết mục đều trọn vẹn sau 1 ngày thi sáng và chiều.
Chiều tối đấy bắt đầu công bố kết quả. Bài hát đơn ca của tôi đứng giải 3 trong các tiết mục đơn ca. Bài hát song ca thì được giải nhì trong tóp cùng hạng mục. Riêng hát và múa hình như được giải khuyến khích. Tôi được lên nhận bằng khen và tiền thưởng sung sướng tột cùng. Cô Tổng phụ trách lúc ấy cũng mừng cưng tôi như cưng trứng. Số tiền giải được đóng góp vào quỹ của trường, lo chi phí thuê trang phục múa, hát, và ăn uống những ngày tập duyệt. Cô thưởng cho tôi được 5000 đồng. Lúc đấy số tiền ấy cũng quá lớn với tôi. Sau đợt đấy tôi lại càng nổi tiếng. Trở thành hot girl của trường. Mặt đi lúc nào cũng ngẩng cao đầu. Tuy nhiên được đâu khoảng 7 ngày hơn tuần thì đâu lại vào đó. Khi không còn giải văn nghệ nào, thì tôi giống như ca sĩ giải nghệ về quê. Trở thành dân đen như bao người khác.
Giữa năm lớp 3 lúc đây xuất hiện một bạn gái tên rất đẹp: Út Linh. Bạn ấy chuyển từ trường ở nơi khác đến. Một bạn gái khá xinh xắn. Tóc xoăn dài nhưng không phải người dân tộc, da ngâm ngâm màu chứ khóc đen. Mắt rất sâu, lông mi rất dày và dài. Chân mày cũng phỉ nói là đen đều thẳng tấp. Mặt dài cằm nhọn. Đến tôi còn thấy bạn khá xinh xắn. Nên khi bạn ấy tới lớp cũng khiến mấy thằng con trai trong lớp liêu siêu.
Út Linh được xếp ngồi gần Sen và tôi. Ngồi cùng bàn nên sau đó lại trở thành bạn. Nhà Út Linh nghe nói thuộc diện nghèo. Đường đi khá xa xôi. Năm đó cô giáo có tổ chức đi thăm nhà những bạn nghèo vượt khó, lớp trưởng, hay lớp phó, phải đi cùng cô. Tôi là lớp phó thẩm mỹ nên cũng cùng đi. Đường đi phải qua một con suối nhỏ, đi một con đường mòn dành cho người đi bộ một chập lâu mới đến. Căn nhà bằng gỗ khá nhỏ, nhưng lại sạch sẽ tươm tất. Bố mẹ Út Linh mời chúng tôi uống nước. Vì không có nước sạch nên thường lấy nước giếng đun sôi lên, cho một chút trà đậu đen vào, uống lên khá thơm và ấm. Tôi nhớ mãi hương vị ấy đến tận giờ. Út Linh có giọng nói nhẹ nhàn như tính tình của bạn ấy. Đúng chuẩn kiểu mẫu một cô công chúa, nhưng là công chúa lọ lem. Tuy sinh ra trong một gia đình hộ nghèo nhưng nhìn phong thái lại cao quý. Gia đình tôi không phải giàu có nhưng cũng được xem là đầy đủ nhưng nhìn tôi còn lem lúa hơn Út Linh. Út Linh lúc nào đi học cũng bận một cáo áo trắng cổ bèo, màu hơi ngã nhưng lại sạch thơm. Bạn ấy thường mặc váy xanh đi học. Tôi thì lại hay mặc quần để còn nghịch ngợm theo tụi con trai chạy nhảy.
Út Linh cũng hát khá hay. Năm chúng tôi lên lớp 4 là ngay dịp năm 2000. Hồi ấy có rất nhiều bài hát hay về sài gòn năm 2000 nổi như cồn. Trẻ em nhà nhà mở ti vi lên ghi ghi chép chép học thuộc, rồi hát theo. Tôi cũng quên hẳn đi là bài hát gì. (Sau hôm nay tôi sẽ ngồi tra lại xem bài hát vang vọng lúc đó là bài gì)
Tôi cũng cố học thuộc, dự định sáng mai đến lớp sẽ phổ biến và hát cho lớp nghe.
Nhưng sang ngày mai tôi chậm một bước. Út Linh nhanh hơn tôi. Bạn ấy xung phong lên hát trước lớp. Bài hát hay và được bạn hát hay đến nổi cô giáo mê mẩn. Và kêu bạn phổ biến cho cả lớp cùng hát.
Từ đấy, tôi cũng không còn độc quyền là người hát hay nhất lớp nữa. Nếu so sánh độ xinh xắn, thông minh, hát hay, múa dẻo, thì tôi chỉ có xách dép cho Út Linh thôi. Mấy đứa trong lớp mê mẫn Út Linh hát, nên dần dần tôi chán nản, xin cô giáo cho rút khỏi lớp phó văn thẩm mỹ, nhường lại cho Út Linh. Và lui về làm thường dân. Như vậy cũng càng hay, tôi có thường gian đi chơi, chạy nhảy với đám con trai hơn nữa. Không phải cố hát hay, múa dẻo, vẽ đẹp để được lòng cô giáo. Rồi tốn thời gian phổ biến cho lớp.
Vì vẫn học chung với thằng em họ. Nên tôi khá thân với đám bạn là con trai của nó. Thịnh em họ tôi, Thanh Tùng, Đại Ý, Minh Chí là 3 đứa bạn thân của nó, cũng là bạn thân của tôi. 4 đứa nhóc này là top 4 con trai học giỏi trong lớp, lại cao rao, cũng khá bảnh bao, nếu so với hot boy trong các trường cấp 1 như phim ảnh, thì cũng không thua kém là mấy.
Năm lớp 4 đấy lại tiếp tục điệp khúc chơi và nghỉ chơi. Tôi cũng không rõ lý do gì mà suốt ngày tôi bị đám con gái trong lớp cô lập. Có thể do tôi hay chơi cùng tụi con trai nên gây ra ganh ghét. Thân thiết với 4 hot boy của lớp nên cũng nhiều bạn không vừa lòng. Đặc biệt là lớp trưởng. Tôi nhớ cũng phải gần hết cả 1 học kỳ, không một bạn nữ bắt chuyện với tôi. Trừ nhỏ sen và Chung ra ngồi cạnh nên vẫn thường hay nói về bài tập. Trong đó có bạn tên Thu lúc đầu chơi cũng khá thân với tôi, nhưng dần dần cũng xa lánh.
Đỉnh điểm là khi cô giáo phân nhóm học thêm ngoại tiết thì bị thừa tôi ra. Tôi không biết xin vào nhóm nào. Mà bắt buộc phải học riêng biệt Nam và Nữ.
Em họ tôi khá bức xúc, thế là trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Em trai tôi đã lên tiếng gay gắt, phê phán toàn bộ các bạn nữ trong lớp chi bè chia phái, cô lặp bạn Uyên – chính là tôi. Cô giáo lúc này nghe thì mới hay chuyện, trước giờ cô cũng không ngờ trong lớp có sự phân chia cô lập tới như vậy. Cô yêu cầu lớp tự ngồi kiểm điểm bản thân. Trong tiết sinh hoạt ấy khá căng thẳng. Các bạn Nam khác ra sức bênh vực cho tôi. Các bạn nữ khác thì kể tội lý do tại sao cô lập tôi. Cô giáo thì giảng giải không nền chia bè chia phái.
Lý do các bạn không chơi với tôi bởi vì các bạn nói tôi chảnh chọe. Không đóng góp tiền với nhóm, không nhiệt tình tham gia các hoạt động nhóm. Chỉ chơi với con trai. Không hòa đồng. Tôi không được ai chơi cùng thì sao mà bắt chuyện. Cũng vì chuyện đó mà tôi ít nhiều suy nghĩ, học bài không vào, có hôm cô gọi tôi lên trả bài nhưng không thuộc, bắt quỳ ngay góc lớp suốt giờ ra chơi. Hôm ấy bạn cùng lớp với chị gái tôi tên Giêng, đi chơi ngang thấy tôi bị phạt, lanh chanh về mách ba mẹ tôi. Vậy là hôm đấy tôi về còn bị ăn no đòn. Nên tôi không ưa gì bà chị nhiều chuyện đó. Tôi bắt chị gái mình không được chơi cùng nữa.
Tình hình ngày càng căng thẳng, nên cô đưa ra quy định ai còn chia bè phái, còn cô lập tôi thì cô sẽ có biên pháp xử lý mạnh hơn nữa. Lúc đấy lớp trưởng không dám lên tiếng gì, sợ bị chỉ đích danh cầm đầu phong trào cô lập trong nhóm nên im thin thít.
Nhưng có vẻ lớp trưởng còn ghet tôi hơn, khi tan học còn liếc xéo tôi. Bảo tôi lẻo mép từ xưa giờ. Có gì cũng đi mách cô giáo. Mà tôi nào mách lẻo. Tự khắc đám bạn của tôi thấy bất bình nên lên tiếng hộ. Chứ thật lòng tôi chẳng có bề gì cả. Tôi là vậy, tôi thấy hài lòng vơi bản thân ở mọi lúc mọi nơi, bất cứ việc gì cũng chẳng làm tôi sợ hãi.
Ngày hôm sau đi học tôi nghe đám bạn kể râm rang. Nghe bảo lớp trưởng hôm qua bị ngã bờ kênh. Đường đi học chúng tôi phải đi qua một con kênh nhỏ. Được xây thành bằng bê tông. Nước chạy nhẹ không mạnh, nhưng đủ làm ướt cả người nếu lọt xuống. Tôi cũng không rõ nguyên nhân là gì. Nhưng nghe đứa thì bàn tán bảo do bạn Thanh Tùng xô ngã. Có đứa bảo do tôi sai khiến Thanh Tùng xô lớp trưởng ngã.
Tôi cũng không biết thế nào, cũng không đi giải thích. Cũng không tiện hỏi đám bán con trai lý do gì lớp trưởng bị ngã bờ kênh. Nhưng sau hôm ấy lớp trưởng lại hay cười với tôi. Cũng hay hỏi bắt chuyện không cô lập nữa.
Tôi nghe bạn Thu kể lại rằng hôm qua khi tan học. Thấy lớp trưởng còn chỉ tay mắng tôi mách lẻo, thì bạn Thanh Tùng có đợi lớp trưởng ra về, thì kéo lái nói chuyện với đám bạn con trai. Nội dung cũng giống như là đe dọa. Bảo từ nay còn bắt nạt, cô lập tôi nữa thì sẽ phải trả giá. Đại khái dọa thôi chứ không đánh đập gì. Nhưng lớp trưởng sợ tái mặt, dắt xe loạng choạng bị ngã bờ kênh. Hại mấy bạn Nam vác xe lên vất vả, còn bạn lớp trưởng bị ướt hết cả người.
Sau đợt đó, tôi không còn bị cô lập nữa, và thân với đám bạn con trai hơn. Những hôm ngoài giờ học phải đi lao động công ích, như trồng cây, rào cây, bón phân. Chúng tôi thường mang phân bò ở nhà theo, con trai thì vác dao chặt cây, hoặc xẻng múc đất để đào hố.
Em họ tôi thường sang đón tôi đi. Nó dùng xẻng múc đống phân bò khô vào túi nilon, rồi treo lên xe. Ai có gì góp đó, ai không có gì thì góp sức lao động. Tôi mang nhiều phân bò khô nhất, còn mang cả hoa mười giờ theo để trồng quanh gốc cây, nên tôi không phải lao động bằng tay làm gì. Thích thì làm, không thì ngồi đó trồng hoa mười giờ cho vui. Lúc đó nhóm Đại Ý-Minh Chí-Thanh Tùng vác dao đi chặt tre để rào quanh gốc cây lớp trồng. Lớp chúng tôi trồng 4 cây, 2 cây bàng, và 2 cây phượng. Nhóm bạn rủ tôi đi cùng ra vườn tre cạnh trường để chặt tre, tôi cũng ngồi chán nên leo lên xe của Minh Chí ngồi cho nó chở đi. Hôm đấy Minh Chí chở tôi chạy mấy vòng trường, lũ bạn trong lớp hú theo hò reo. Còn chọc rằng chúng tôi là một cặp. Khi ấy vô tư chả hiểu được là ý gì. Cứ cười hùa theo.
4 thằng bạn bao gồm em họ tôi, cùng tôi ra sức chặt tre. Tụi nó còn mang theo ổi xoài, và muối ớt, làm thì ít mà tụ lại ăn và nói chuyện phím là nhiều. Hôm ấy được bữa cười rôm rã. Về sau tình bạn giữa chúng tôi càng thân thiết hơn. Trong lớp các bạn gái khác thường hay nhìn tôi ngưỡng mộ, bởi xung quanh tôi lúc nào cũng có 4 anh chàng đẹp trai học giỏi nhất lớp vây quanh chơi cùng. Đến đi học nhóm cùng, hay học thêm cũng cùng chở nhau đi.
Năm đó chúng tôi lên lớp 5, cô chủ nhiệm lại là cô Tổng Phụ Trách đội. Cô cũng khá cưng tôi. Ngay dịp 20/11 chúng tôi tặng quà cho các thầy cô, thường là một hộp xà phòng cục. Không thì một quyển sổ. Có khi là một xấp vả may áo dài. Chúng tôi đã tặng hết cho các thầy cô khác, nhưng riêng cô chủ nhiệm thì chúng tôi muốn đến tận nhà để tặng. Lúc đó tôi thì không biết nhà cô ở đâu, cách bao xa. Có bạn Thanh Tùng, nghe đâu có dòng họ xa với cô chủ nhiệm nên biết địa chỉ. Nó rủ chúng tôi cùng đi. Nó bảo nhà cô không xa đâu. Thời học lớp một có đứa có xe đạp, đứa thì không có xe. Đứa không có xe nhiều hơn đứa có xe, nên cả nhóm thống nhất nhau đi bộ. Lúc này Thanh Tùng mới la làng bảo nhà xa lắm, đi bộ không được đâu. Nhưng chúng tôi đã quyết tâm đi cho bằng được. Khi đấy nhà cô cách chúng tôi hơn 6km. Một khoảng cách xa vời mà chúng tôi đi từ sáng sớm, la cà, nhảy múa, ca hát, bắt bướm hái hoa mãi cũng không đến. Thanh Tùng thấy vậy lấy xe đạp nhà người quen chạy một mạch tới nhà cô giáo rồi nói với cô là chúng tôi đang đi bộ tới nhà cô. Báo hại nhà cô đang có khách phải bỏ khách nhờ người quen lấy xe máy đi chở bọn tôi đến nhà. Cả nhóm chỉ tặng được một mảnh vải may áo dài, mà làm cho cô hết công hết sức. Cơm phải chuẩn bị cho chúng tôi ăn đầy đủ vì đã quá giờ cơm trưa. Chiều thì phải chở chúng tôi về tận nhà. Sau vụ đấy chúng tôi trách Thanh Tùng, vì là người khởi xướng rủ chúng tôi đi đến nhà cô.
Có hôm chúng tôi vào nhà bạn Phương lớp trưởng cùng chơi trò nấu cơm. Nhà bạn lớp trưởng khi ấy đã giàu có tiếng trong làng. Nhà 2 tầng mới xây rất đẹp. Sân vườn lại rộng. Trong phòng bạn ấy chứa rất nhiều truyện tranh để chúng tôi đọc cả buổi không hết. Từ sau khi biết nhà bạn lớp trưởng có nhiều truyện tranh thì đứa nào cũng muốn đến chơi cả. Tôi thì khi nào có đủ 4 thằng bạn chí cốt thì mới đi theo, chứ xưa giờ cũng không được gọi là thân thiết với bạn lớp trưởng cho lắm.
Cuối cùng chúng tôi cũng rời khỏi trường cấp 1 thôn quê. Con đường đi học dọc bờ kênh rợp bóng mát quen thuộc ấy, có lần chỉ một cơn gió nhẹ cũng có thể thổi mấy đứa bạn ốm o rơi xuốt kênh rách quần. Tôi có lần vừa đi vừa nhảy trượt té xuống, làm rách đầu gối một lỗ, chiếc quần ấy vừa mới mua xong. Có hôm muốn được cưỡi trên lưng bò nên đi vòng ra phía đường bờ ruộng, đi con đường này xa gần gấp đôi đường thường. Nhưng tôi thích được cưỡi bò nên theo anh trai đi đường vòng. Có hôm cả bọn ngồi trên xe bò người quen đi đến trường. Mà tốc độ của bò đi thì sao bằng người đi được, song chúng tôi vẫn thích được ngồi ăn vặt, tám chuyện để đến lớp. Con đường ấy bây giờ không còn đi nữa. Chúng tôi kết thúc cấp 1, chuẩn bị trưởng thành thêm một chút, chuẩn bị đi học xa hơn, bước ra một thế giới khác và to hơn. Trước khi rời cấp 1, tôi muốn tặng quà cho những thằng bạn thân chí cốt của tôi. Tôi đã phải suy nghĩ khá lâu, chuẩn bị kỹ lưỡng để tặng quà. Tôi còn ngại nên nhờ đứa bạn tên Kim Thanh ra mặt thay để tặng. Quà tôi chuẩn bị có 3 món cho Thanh Tùng, Đại Ý, và Minh Chí. Tôi chọn 3 bức vẽ hình nhân vật nữ hoàng, công chúa đẹp nhất trong mấy bức vẽ tôi xin được từ đứa em họ lớn tuổi hơn tôi vẽ ra.
Lúc đấy bản thân tôi thích và quý 3 bức vẽ đó nhất, đương nhiên tôi cũng nghĩ các bạn khác cũng sẽ thích giống như tôi bất kể là trai hay gái. Tôi gói trong 3 hộp quà khá đẹp. Của Thanh Tùng, Đại Ý thì tôi còn cho mấy viên kẹo vào. Riêng của Minh Chí là người bạn thân với tôi hơn, nên tôi còn lấy cả vòng cổ chuỗi ngọc của tôi để tặng. Tôi dặn Kim Thanh chỉ cần đưa thôi, khỏi nói ai tặng hết, đặng sau khi tụi nó nhận quà thì tôi sẽ giả vờ điều tra, hỏi tụi nó có thích có vui hay không. Kế buổi học cuối cùng Kim Thanh tặng thay tôi. Sang buổi học cuối cùng tôi tò mò muốn biết mấy thằng bạn có ngạc nhiên về độ biết quan tâm như tôi không. Thì mới tá hỏa lên. Ba thằng bạn nói trong lớp có đứa nào thù ghét tụi nó, còn cho bức hình ma quái, như là bùa chú, trù ám. Thanh Tùng bảo cầm quà về nữa đường mở ra xem ám ảnh quá ném vào bụi rồi, kẹo thì sợ bỏ bùa ngãi nên cũng vứt luôn. Đại Ý thì kể về mở ra cũng thấy chả có gì đẹp, hình như phù thủy, thấy ghê sợ nên vứt xọt rác rồi. Tôi vừa cười ngoài mặt vừa méo trong lòng, quay sang nhìn Minh Chí xem nó có khả thi hơn không thì nó bảo, lúc tan học nó mở ra xem, của nó còn ghê gớm hơn, có một vòng cổ như của người chết ấy. Loang lỗ bẩn thỉu, cũ kỹ, nó sợ nên cũng vứt vào bụi tre. Tới đây tôi không thốt ra lời được, 3 thằng bạn được tôi yêu quý, được tôi lựa chọn 3 đồ vật mà tôi thích nhất thì lại đối xử với tôi như vậy. Tôi chỉ biết cười trừ, sợ tin đồn đồn xa là tôi tặng. Nên nhắc tụi nó đem chuyện này lấy làm bí mật, kể ra coi chừng bị phù thủy trong hình vẽ ám cho bệnh nặng đấy. Tụi nó nghe thấy cũng sợ không dám nói ai. Lúc đó Kim Thanh là đứa bạn thơ ngây nên nó cũng không để bụng chuyện tôi gửi quà tặng dùm. May mà chuyện đấy trở thành bí mật, chứ không hình tượng cấp 1 đầy kiêu ngạo của tôi, bị chính lũ bạn thân của mình vùi dập, xém chút mang danh dùng bùa chú ám hại người khác. Đây được xem là cú Chót đời học sinh cấp 1 của tôi làm tôi nhớ mãi không quên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top